Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 5

Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 5

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với cơng nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

 - Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Tranh phóng to (SGK), tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.

 - Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi.

 + Hình ảnh của trái đất có gì đẹp?

 + Chúng ta phải làm gì để giữ gìn bình yên cho trái đất?

 + Nêu nội dung của bài?

 - GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
 - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với cơng nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
 - Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Tranh phóng to (SGK), tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. 
 - Viết đoạn đọc diễn cảm vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi.
 + Hình ảnh của trái đất có gì đẹp? 
 + Chúng ta phải làm gì để giữ gìn bình yên cho trái đất? 
 + Nêu nội dung của bài? 
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh và ghi đề lên bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài:
HD luyện độc va tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
+ Gọi HS đọc cả bài trước lớp.
+ Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài văn (Chia bài thành 4 phần: mỗi lần xuống dòng là một đoạn, đoạn cuối từ A-lếch-xây nhìn tơi đến hết.) 
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) và kết hợp cho HS nêu cách hiểu nghĩa khó. 
- Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi và thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt).
- Gọi HS đọc toàn bài.
+ GV đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu nội dung bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2.
Câu 1: Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
Câu 2: Dáng vẻ của A-lếch-xây có những nét gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
? Đoạn 1 và 2 ý nói gì?
- GV nhận xét rút ý 1: 
-Yêu cầu HS đọc thầm phần còn lại.
? Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
? Phần cuối của bài nói lên điều gì?
GV nhận xét rút ý 2: 
? Nội dung của bài nói lên điều gì?
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 trả lời.
- GV nhận xét và rút nội dung của bài.
* Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn, HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn.
 - GV h/dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
* Tổ chức đọc diễn cảm đoạn 4
- Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý ngắt hơi: Thế là/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy...lắc mạnh và nói.
- GV đọc mẫu đoạn 4. 
- Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
 * Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn ( trả lời câu hỏi).
- 1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
 công trường, hồ sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp
 - HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 em đọc toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2, và TLCH.
- Hai gặp nhau ở một cơng trường xây dựng.
- Vóc người cao lớn, mái tóc vàng, thân hình chắc, khỏe trong bộ quần áo xanh ...
 + Dáng vẻ chắc, khoẻ và thân mật, giản dị của A-lếch-xây. 
- HS kể.
- HS đọc thầm phần còn lại.
 + Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với cơng nhân Việt Nam.
- HS hoạt động theo nhóm 2
- Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- HS nhắc lại.
- HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. 
- Lớp n/xét cách đọc.
- Theo dõi nắm bắt cách đọc.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
 4. Củng cố: 
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài, nêu nội dung. GV kết hợp giáo dục HS.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài mới.
CHÍNH TẢ
 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC (nghe – viết)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 - Viết đúng bài CT, biết trình bày đúng đoạn văn. 
 - Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm đước cách đánh dấu thanh: trong các tiến có uô, ua ( BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô, ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở (BT3). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Phiếu bài tập bài 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Mỹ Phương, Thị Nhi
 Gọi 1 HS nêu lại mơ hình cấu tạo tiếng và quy tắc viết dấu thanh cho các âm tiết như: biển, việt, bìa.
 3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng.
b. Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
- Gọi 1 HS đọc bài: Một chuyên gia máy xúc 
( từ”Qua khung cửa giản dị, thân mật”) .
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả và đọc kĩ các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác.
- GV nhận xét các từ HS viết.
c. Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày đoạn văn xuôi và chú ý các chữ mà mình dễ viết sai.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
- GV đọc từng câu cho HS viết, mỗi câu (hoặc cụm từ).
- GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để - HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
- Yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài của tổ 1, n/xét cách trình bày và sửa sai.
d. Làm bài tập chính tả.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập và gạch dưới các tiếng có chứ uô, ua ở đoạn văn.
- GV tổ chức cho các em hoạt động nhóm 2 em chia các từ gạch dưới thành 2 nhóm (nhóm có âm cuối và nhóm không có âm cuối) và nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- Gọi HS nêu nhận xét của mình, GV n/xét và chốt lại
Bài 3:
- GV treo bảng phụ có ghi bài 3, yêu cầu HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét bài HS và chốt lại thứ tự các từ cần điền. 
- Yêu cầu HS nêu cách hiểu các thành ngữ.
- 1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm bài chính tả.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác.
- HS đọc thầm bài chính tả.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
- HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài.
- HS trình bày nhận xét của mình.
 * Tiếng chứa ua: của, mía. 
 * Tiếng chứa uô: cuốn, cuôc, buôn, muôn.
 * Cách đánh dấu thanh: 
 +Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u.
 +Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô.
- HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
 + muôn, rùa, cua, cuốc
 4. Củng cố: Lệ Huyền
 - HS nêu lại quy tắc viết dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ua, uô.
 5. Dặn dò:
 -Về nhà viết lại các chữ sai, chuẩn bị bài: “Ê – mi – li, con...”. 
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu nghĩa của từ hòa bình ( BT1), tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2). 
 - Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền hoặc thành phố ( BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
	Bảng phụ chép bài tập 1; 2. 	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Anh Kiệt, Đình Triêm
 - Tìm từ trái nghĩa tả hình dáng, đặt câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa vừa tìm được? 
 - Tìm từ trái nghĩa tả phẩm chất, đặt câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa vừa tìm được? 
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. HD làm bài tập:
Bài 1:
-YC HS đọc bài tập 1, nêu yêu cầu đề bài.
- GV HS thảo luận nhóm 2
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- GV chốt lại. 
Bài tập 2.
-YCHS đọc bài tập 2, nêu yêu cầu đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài: Tìm từ đồng nghĩa với từ: hòa bình trong các từ đã cho.
- GV nhận xét và chốt lại:
Bài tập 3.
-Yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu bài tập, xác định yêu cầu đề bài: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết.
-Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở, 1em lên bảng viết đoạn văn.
- GV gợi ý: Có thể viết cảnh thanh bình ở địa phương em, hoặc các làng quê, thành phố khác em thấy trên ti vi. Điều gì đã làm nên vẻ đẹp thanh bình của nơi đó?
- GV hướng dẫn HS nhận xét đánh giá bài bạn, tuyên dương những em viết hay đúng yêu cầu đề bài.
- HS đọc bài tập 1, nêu yêu cầu đề bài.
- HS TLN2
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
 (trạng thái không có chiến tranh)
- HS đọc bài tập 2, nêu yêu cầu đề bài.
- HS TLN4, Đại diện nhóm nêu KQ.
- Lớp nhận xét bổ sung.
 Các từ đồng nghĩa với từ hòa bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
- HS đọc kĩ yêu cầu bài tập, xác định yêu cầu đề bài.
- HS viết đoạn văn vào vở, 1em lên bảng viết đoạn văn.
- HS nhận xét đánh giá bài bạn
 4. Củng cố: Ngọc Trâm, Đa Vít.
 - Gọi HS đọc các từ đồng nghĩa với từ hòa bình.
 5. Dặn dò: 
 -Yêu cầu các em về nhà viết lại đoạn văn chưa hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau 
 - GV nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
GV và HS: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hòa bình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra: Mỹ Diệp, Thị Vỹ
 -Gọi HS kể lại 2-3 đoạn của câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 a. Giới thiệu bài:
- GV ghi đề lên bảng.
 b. Tìm hiểu đề:
- Gọi 1 em đọc đề bài.
 + Đề bài yêu cầu gì? Câu chuyện đó ở đâu? Câu chuyện nói về điều gì?
- GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài 
c. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/ 48, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn 
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời:
? Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện? 
- GV chốt.
- GV yêu cầu nhóm đôi kể chuyện cho nhau nghe sau đó trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- Tổ chức cho đại diện nhóm thi kể trước lớp 
- GV định hướng cho HS nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn:
 + Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không?
 + Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
 + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Khi mỗi HS kể xong chuyện, GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn bằng cách: đặt câu hỏi cho bạn trả lời hay trả lời câu hỏi của bạn, hay câu hỏi của cơ ... o đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm, thậm chí vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma túy. 
 Trò chơi cũng giúp chúng ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm.
 4. Củng cố : Đình Tịnh
 - Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết SGK / 23.
 5. Dặn dò: 
 - Dặn HS luôn tránh xa: rượu, bia, thuốc lá, ma tuý, chuẩn bị bài: “Dùng thuốc an toàn”.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài tốt.
LỊCH SỬ
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. MỤC TIÊU:
 - Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
 +Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc,
 +Từ năm 1905-7908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học đề trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản), phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Mỹ Phương, Xuân Trầm.
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
 + Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam óĩ những chuyển biến gì về kinh tế? 
 + Những chuyển biến kinh tế đã tạo ra những chuyển biến gì về xã hội Việt Nam ? 
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu về cụ Phan Bội Châu: 
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung SGK và trả lời cá nhân:
 + Phan Bội Châu là người như thế nào ? 
 +Tại sao Phan Bội Châu lại dựa vào Nhật đánh Pháp ?
c. Tìm hiểu về: Phong trào Đông Du.
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và thảo luận nhóm, trả lời các yêu cầu sau: 
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trao Đông du nhằm mục đích gì?
+ Thuật lại phong trào Đông Du ? 
 + Phong trào Đông du kết thúc như thế nào? Vì sao?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày từng nội dung
- GV bổ sung và chốt lại: 
+ Mặc dù phong trào Đống du thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
e. Rút ra bài học. 
- GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài học - rút ra ghi nhớ. 
 4. Củng cố: Đình Triêm
- Ở địa phương em có nơi nào được mang tên cụ Phan Bội Châu?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực, nhắc nhở thêm HS.
- HS nghe và nhắc lại đề bài.
- HS đọc nội dung SGK, thực hiện trả lời trước lớp.
- Nhóm bàn thảo luận nội dung GV nêu , cử thư ký ghi.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Phan Bội Châu tổ chức phong trao Đông du nhằm mục đích đào tạo nhân tài cứu nước.
- Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu năm 1905 kết thúc năm1908. Ông cho thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập: khoa học, quân sự để sau này giúp cho nước nhà. Ngoài giờ học, họ làm đủ nghề, cuộc sống hết sức cực khổ, thiếu thốn. Phan Bội Châu ra sức tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông du. Vì vậy được nhân dân trong nước ủng hộ, thanh niên sang Nhật học càng đông.
- Trước sự phát triển của phong trào Đông du thực dân Pháp lo sợ nên đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào Đông du. Năm1908 Nhật trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản, phong trào Đông du thất bại.
(Đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.)
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- 3 em đọc phần ghi nhớ.
ĐỊA LÍ: 
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số đặc điểm và vai trị của vùng biển nước ta:
 +Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
 +Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
 +Biển có vai trị điều hịa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
 - Chỉ được một số điểm du lịch,nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tầu, trên bản đồ (lược đồ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Lược đồ hình 1 SGK, phiếu học tập.
 - HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về du lịch, bãi tắm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiển tra bài cũ: Kiều Hoanh, Đa Vít.
 + Nêu đặc điểm sông ngòi nước ta?
 + Chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sơng ở nước ta?
 + Em biết gì về tình trạng nước sông hiện nay? Ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước sông?
 3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu của tiết học.
b. Tìm hiểu ND: Vùng biển nước ta.
- GV cho HS quan sát lược đồ hình 1 và hoàn thành các gợi ý sau:
 + Chỉ vùng biển nước ta và cho biết biển nước ta tên gọi là gì?
 + Biển Đông bao bọc phần đất liền nước ta ở những phía nào?
- Gọi HS trả lời, yêu cầu một số HS khác bổ sung 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
c.Tìm hiểu ND: Đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc mục 2 SGK trả lời câu hỏi:
? Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta?
- Gọi HS trả lời, yêu cầu một số HS khác bổ sung 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 em hoàn thành nội dung ở phiếu bài tập:
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung – GV sửa chữa và giúp HS hòa thiện phần trình bày.
GV: Thủy triều có sự khác nhau giữa các vùng: có vùng thủy triều mỗi ngày nước lên xuống 1 lần, có vùng thủy triều mỗi ngày lên xuống 2 lần.
d. Tìm hiểu về ND: Vai trò của biển.
-Yêu cầu HS đọc nội dung SGK mục 3, kết hợp sự hiểu biết của mình trả lời câu hỏi:
 + Biển có vai trị như thế nào đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
-Yêu cầu HS trả lời, HS khác nhận xét và GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV chia HS thành 4 nhóm trưng bày tranh ảnh mình sưu tầm được về biển và thuyết trình về những bức tranh đó (ví dụ: tranh chụp cảnh gì? Ở đâu? Đó là một nơi như thế nào?...
- GV tổ chức cho HS nhận xét bình chọn nhóm sưu tầm nhiều ảnh và thuyết trình hay.
- HS chỉ vùng biển nước ta và trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
 + Biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, bao bọc phần đất liền nước ta ở những phía đông, nam.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS hoạt động theo nhóm 2 em hoàn thành nội dung ở phiếu bài tập.
Đặc điểm của biển nước ta
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống sản xuất
Nước không bao giờ đóng băng
Miền Bắc và miền Trung hay có bảo
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 + Nước không bao giờ đóng băng: thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản.
Miền Bắc và miền Trung hay có bảo: gây thiệt hại cho tàu thuyền và vùng ven biển.
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống: lấy nước làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
4. Củng cố : Văn Trang
 - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
KĨ THUẬT
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN 
VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu dạy học:
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
- Biết giữ vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
II. Thiết bị dạy và học:
-1 số dụng cụ đun,nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình(nếu có)
-Tranh 1 số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường
-1 số loại phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài:GV giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu.
* Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun,nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình.
-Quan sát hình 1, em hãy kể tên những loại bếp đun được sử dụng nấu ăn trong gia đình.
- Quan sát hình 2, em hãy nêu tác dụng của những dụng cụ nấu ăn trong gia đình.
-Hãy kể tên 1 số dụng cụ nấu, ăn thường dùng trong gia đình.
- Quan sát hình 3, em hãy kể tên những dụng cụ thường dùng để bày thức ăn và ăn uống trong gia đình.
-GV ghi tên các dụng cụ HS kể theo từng nhóm lên bảng
-Cho HS nhắc lại
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng,bảo quản 1 số dụng cụ đun,nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình
-Cho HS thảo luận nhóm-Điền vào phiếu học tập
Loại dụng cụ
Tên các dcụ cùng loại
Tác dụng
Sử dụng, bảo quản
Bếp đun
Dụng cụ nấu
Dcụ dùng để bày thức ăn,ăn uống
Dcụ cắt, thái thực phẩm
Dcụ khác
* Hoạt động 3:Đánh giá kết quả học tập
-Cho các nhóm trình bày
-GV kết luận
*Củng cố-Dặn dò:GV nêu câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành
-Dặn chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau.
-Lắng nghe
-HS quan sát-Trả lời
-Nhận xét , bổ sung
-Hs nhắc lại
-Thảo luận nhóm 4-Ghi vào phiếu học tập
-Đại diện nhóm trình bày
-Nhận xét
-HS trả lời
-Lắng nghe
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới, có thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 5:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên .
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
 - GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, 
 b)Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, không có hiện tượng gây mất đòan kết, biết giúp đỡ bạn yếu.
 c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “ điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả.
 d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, làm tốt công tác trực nhật.
 2 .Kế hoạch tuần 6:
 - Học chương trình tuần 6.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Đại biểu tham dự Đại hội Liên đội.
 - Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tham gia dọn vệ theo sự phân công.
 - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc