Giáo án dạy tuần 24 - Trường tiểu học Giai Xuân

Giáo án dạy tuần 24 - Trường tiểu học Giai Xuân

KHOA HỌC:

ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.

Nêu ví dụ mỗi loại thực vật có nhu cầu ánh sáng k.nhau và ứng dụng của kỹ thuật đó trong trồng trọt.

- Rèn quan sát chỉ hình đúng chính xác.

- Có ý thức tìm hiểu khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Hình trang 94 – 95 ; Phiếu học tập.

 

doc 16 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy tuần 24 - Trường tiểu học Giai Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24: Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2011
KHOA HỌC:
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.
Nêu ví dụ mỗi loại thực vật có nhu cầu ánh sáng k.nhau và ứng dụng của kỹ thuật đó trong trồng trọt.
- Rèn quan sát chỉ hình đúng chính xác.
- Có ý thức tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Hình trang 94 – 95 ; Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4’
- Bóng của vật xuất hiện ở đâu và thay đổi như thế nào ?
2. Bài mới: Giới thiệu: 
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
+ Em có nhận xét gì về cách mọc của những cây trong H1 ?
+ Tại sao những bông hoa trong H2 lại gọi là hoa hướng dương ?
+ Dự đoán xem cây nào mọc xanh tốt hơn ? Vì sao ?
+ Điều gì sẽ sảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng ?
- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
=> Kết luận (SGK mục “Bạn cần biết”).
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật.
- GV đặt vấn đề: Cây xanh không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời. Nhưng có phải mọi loài cây đều cần 1 thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không?
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
? Tại sao có 1 số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng  được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được trong rừng rậm, trong hang động
? Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng
? Nêu 1 số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt
=> Kết luận: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kỹ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài.
2 em thực hiện
- Nhắc lại đầu bài 
HS: Các nhóm quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK.
- Thư ký ghi lại các ý kiến.
- Các cây này mọc đều hướng về phía mặt trời.
- Vì những bông hoa này đều hướng về phía mặt trời mọc.
- Cây ở H3 sẽ xanh tốt hơn vì có đủ ánh sáng. ánh sáng, ngoài vai trò giúp cây quang hợp còn ảnh hưởng đến quá trình khác của thực vật như : Hút nước, thoát hơi nước, hô hấpp...
- Nếu không có ánh sáng thì cây sẽ chết...
- HS: Thảo luận cả lớp.
- Vì mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh yếu khác nhau.
- Cây lúa, cây ngô, cây đỗ, cây lạc, cây hoa hướng dương.
- Khi trồng những loại cây đó người ta phải chú ý đến khoảng cách giữa các cây vừa đủ để cây này không che mất ánh sáng của cây kia.
- Để tận dụng đất trồng và giúp cho cây phát triển tốt người ta thường hay trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng 1 thửa ruộng.
THỂ DỤC: 
PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY VÀ CHẠY MANG VÁC
TRÒ CHƠI ”KIỆU NGƯỜI”
I. MỤC TIÊU:
 - ¤n phối hợp chạy,nhảy và học chạy ,mang ,vác.
 - Trò chơi “Kiệu người”. 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm :Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập,đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi,dung cụ phục vụ tập luyện phối hợp chạy nhảy mang vác.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
PP và hìmh thức tổ chức 
1. Phần mở đầu: 6 - 10'
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm quanh sân trường.
Cho hs khởi động các khớp.
Trò chơi”Kết bạn”
2. Phần cơ bản: 18 - 22'
a. Bài tập RLTTCB:
 Ôn bật xa:
+ Chia tổ tập luyện.
Tập phối hợp chạy nhảy.
+ GV nhắc lại cách tập luyện phối hợp, làm mẫu cho hs tập .
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi”Kiệu người”.
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, cho hs chơi thử, chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 4 - 6'
- Đi thường theo nhịp và hát.
- Đứng thả lỏng.
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- GV nhận xét, đ.giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * *
 ^
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 &
* * * / / ----------------/ 
 cb xp 
* * * / / -----------------/
 cb xp gh 
 * * * * * * * * 
 * * * * * * * * 
 * * * * * * * * 
 &
LỊCH SỬ:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu
 Lê( thế kỉ XV) ( tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện) .
Bốn giai đoạn: Buổi đầu đọc lập, nước Đại Việt thời lý, nước đại việt thời trần và nước đại việt thời
 hậu lê.
- Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê ( thế kỉ XV).
- Có ý thức tìm hiểu lịch sử nước nhà. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Các tranh ảnh từ bài 17-19
- HS : Ôn những bài đã học từ tuần 19 đến tuần 23
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Bài cũ: 4’
-Kể tên tác giả, tác phẩm lớn của thời hậu lê?
và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938.
- Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 
b. Nội dung bài. 
1. Các giai đoạn lịch sử và sự kiện đến thế kỷ XV. 14’
a, Các giai đoạn lịch sử từ 938- thế kỷ XV
b, Các triều đại VN từ 938- thế kỷ XV
c, Các sự kiện tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
- GV chốt lại
2.Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. 13’
- Giới thiệu chủ đề cuộc thi.
- Gọi HS xung phong thi kể về các sự kiện các nhân vật lịch sử mà mình đã chọn
-TK cuộc thi kể chuyện tuyên dương những HS kể tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng.
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
+ các giai đoạn lịch sử từ năm 938- thế kỉ XV ?
+ Nhắc lại ND bài 
- Về học bài
- Nhận xét tiết học- cb bài sau.
- 2 em thực hiện YC
- HS thảo luận nêu các giai đoạn lịch sử từ 938- thế kỷ XV
-938-1006: Buổi đầu độc lập
-1006-1226: Nước Đại Việt thời lý.
-1226-1400: Nước Đại Việt thời Trần. thế kỷ XV Nước Đại việt buổi đầu thời hậu Lê.
-968-980 Nhà Đinh- Đại cồ Việt- Hoa Lư
-980-1009: Nhà tiền Lê- Đại Cồ Việt-Hoa Lư.
-1009-1225: Nhà Lý - Đại việt - Thăng Long
-1226-1400: Nhà Trần - Đại Việt-Thăng Long
-1400-1406: Nhà Hồ - Đại ngu - Tây Đô.
-1428-1527: Nhà Hậu Lê- Đại Việt - Thăng Long
-968: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
-981: Cuộc K/C ch.quân Tống xâm lược lần nhất.
-1010: Nhà Lý dời đô ra thăng long
-1075-1077: K/C chống quân Tống Xâm lược lần hai.
-1226: nhà Trần Thành lập
-1226-1400: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.
-1428: Chiến thắng Chi Lăng.
- HS nhận xét và chữa
- Kể trước lớp theo tinh thần xung phong.
+Kể về sự kiện lịch sử: chiến thắng Bạch Đằng, Chiến thắng Chi Lăng
+Kể về nhân vật lịch sử: lê Lợi, Trần Quốc Toản, Trần Hưng Đạo
 Thứ ba ngày 15 tháng 02 năm 2011
KHOA HỌC:
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG ( tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được vai trò của ánh sáng: + Đối với đời sống của con người: có thứcăn, sưởi ấm, sức khoẻ.
 + Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
 + Nêu ví dụ chứng tỏ ánh sáng rất cần thiết cho sự sống của con người và động vật, ứng dụng kiến thức đó trong cuộc sống.
- Chỉ tranh đúng chính xác.
- Có ý thức tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Khăn tay, bảng phụ ghi sẵn câu hỏi thảo luận
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Bài cũ: 4’
- Nêu nhu cầu về ánh sáng của thực vật ?
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài. 1’
b. Nội dung bài:
Hoạt động 1 Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người. 14’
+ Tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người ?
* GV: Tất cả các sinh vật trên trái đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời
- Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng mặt trời?
- Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
GV: Con người không thể sống được nếu không có ánh sáng, cò động vật thì sao ? các em cùng tìm hiểu tiếp bài.
 Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. 13’
- Gv treo bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận.
+ Kể tên các loài động vật mà em biết. Chúng cần ánh sáng để làm gì ?
+ Kể tên một số loài động vật kiếm ăn vào buổi tối, ban ngày ? 
+ Nêu nhu cầu về ánh sáng của động vật ?
+ Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều , chóng tăng cân và đe nhiều trứng?
GV: Loài vật cần ánh sáng để di chuyển , tìm thức ăn phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh,
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ?
- Ánh sáng cần cho đời sống đ.vật như thế nào?
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS
- Nhắc lại đầu bài.
- HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi:
- HS viết ý kiến của mình vào 1 tấm bìa
- Dán lên bảng.
+ Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới màu sắc, hình ảnh.
+ Vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ của con người.
- Trái đất sẽ tối đen , con người sẽ không nhìn thấy mọi vật, không tìm được thức ăn nước uống , động vật sẽ tấn công con người, bệnh tật , sẽ làm cho con người yếu đuối và có thể chết
- Ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suất cả cuộc đòi. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ámm và cho ta sức khoẻ. Nhờ có ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cr vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kỹ thuật đó trong chăn nuôi.
- Chó, mèo, trâu, bò, ngựa, dê chúng cần ánh sáng để di chuyển, kiếm ăn và tránh né kẻ thù.
+ Ban đêm: Chuột, mèo, cú, chó sói, hổ, báo
+ Ban ngày: Gà, vịt, trâu, bò
- Mỗi loài động vật có nhu cầu về áng sáng để phát triển và sinh sản.
* Mắt của ĐV kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình ảnh, kích thước, màu sắc,. Vì vậy chúng cần ấnh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện nguy hiểm cần tránh.
* Mắt của ĐV kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc chỉ phân biệt được sáng tối để phát hiện con mồi trong bóng tối.
- Dùng ánh điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
- 2 em đọc phần bóng đèn toả sáng
ĐỊA LÍ:
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh : Vị trí nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn, thành phố lớn nhất cả nước. Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm của công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển
HS khá, giỏi: Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích và dân số Thành phố Hồ Chí Minh với các Thành phố khác. Biết các loại đường giao thông từ Thành phố Hồ Chí Minh đi tới các tỉnh khác.
- Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh ... ắm điện bị ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị điện giật .
+ Nghịch ổ lấy điện hoặc dây điện , như cắm các vật vào ổ điện cũng có thể bị điện giật .
- Các biện pháp để phòng điện giật:
+ Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện. không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.
- Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết.
- Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi cách như cắt cầu giao, cầu chì hoặc dùng vật khô không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa,  gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
- HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:
- Nếu sử dụng nguồn điện 12Vcho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6Vthì có thể làm hỏng dụng cụ đó.
+ Cầu chì dùng để đóng và mở điện.
+ Công tơ điện dùng để đo số điện đã dùng (đã tiêu thụ)
- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn, quan sát cầu chì.
- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+Vì năng lượng điện có hạn, nếu dùng quá tải sẽ không đủ.
+ Không dùng điện bừa bãi 
+ Tắt đèn khi không sử dụng nữa.
+ Tắt quạt khi không sử dụng nữa.
- HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà và nêu:
- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo - vì những việc này dùng nhiều năng lượng điện.
THỂ DỤC:
PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY
TRÒ CHƠI : “QUA CẦU TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được động tác phối hợp chạy và bật nhảy (chạy chậm sau đó kết hợp với bật nhảy nhẹ nhàng lên cao hoặc đi xa).
- Biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy - nhảy - mang vác - bật cao (chạy nhẹ nhàng kết hợp bật nhảy sau đó thể hiện mang vật nhẹ và bật cao lên).
- Chơi trò chơi : Qua cầu tiếp sức. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 Địa điểm: Trên sân trường
Phương tiện: Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi và 4 quả bóng chuyền.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Phần mở dầu: 6 - 10’
- Tập hợp lớp GV phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu tiết học:
-Cho hs chạy chậm theo một hàng dọc quanh sân 
- Cho hs ôn các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 nhân 8 nhịp.
- Cho HS chơi trò chơi : Hoàng Anh Hoàng Yến.
- Kiểm tra bài cũ : 5 HS tập động tác toàn thân và nhảy
- GV và HS nhận xét 5 bạn tập
2. Phần cơ bản : 18 - 22’
- Cho hs ôn phối hợp chạy - mang vác.
+ Cho hs tập luyện theo tổ ,do cán sự điều khiển.
- Ôn bật cao - Mỗi đợt bật liên tục 2 – 3 lần.
- GV quan sát nhận xét, bổ sung cho hs.
- Cho hs học phối hợp chạy và nhảy.
- GV nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các bài học trên sân, sau đó GV làm mẫu chậm 1 - 2 lần, rồi HS lần lượt thực hiện chậm 2 - 3 lần (chưa yêu cầu nhanh). Khi HS tập, GV đứng ở chỗ các em bật cao để quan sát.
- Chơi trò chơi: “Qua cầu tiếp sức”:
- Chia số HS trong lớp thành 2đội - GV phổ biến cách chơi, cử HS đứng bảo hiểm, sau đó cho các em chơi theo sự điều khiển của GV hoặc cán sự. Trong quá trình chơi, GV giám sát chặt chẽ, động viên các em và nhắc nhở về tổ chức kỉ luật và vấn đề bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho HS.
3. Phần kết thúc: 4 - 6’
- Cho HS đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát
- GV cùng HS hệ thống lại bài học
- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà bật cao.
- Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc.
- Chạy chậm theo một hàng dọc quanh sân
- Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 nhân 8 nhịp
- HS chơi trò chơi : Hoàng Anh Hoàng Yến.
- Ôn phối hợp chạy - mang
- Tập luyện theo tổ do cán sự điều khiển.
- Ôn bật cao 
- Mỗi đợt bật liên tục 2 – 3 lần.
- Tập theo lớp theo lệnh của GV.
- Hs học phối hợp chạy và nhảy
- HS thực hành phối hợp chạy và nhảy.
- Chơi trò chơi: “Qua cầu tiếp sức”:
- Chơi theo 2 đội
- HS đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát
- HS hệ thống lại bài học
ĐỊA LÝ:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, dân cư, hoạt động kinh tế.
- GDHS yêu thích học tập bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu Á, châu Âu.
- Bản đồ Tự nhiên Thế giới .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Bài cũ: 5’
- Gọi 3HS lên bảng trả lời câu hỏi:
HS 1: Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của Liên Bang Nga.
HS 2: Vì sao Pháp sản xuất được nhiều nông sản ?
HS 3: Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 30’ Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Trò chơi: “Đối đáp nhanh’’14’
- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới.
-Hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi: 
+ Đội 1 ra một câu hỏi về một trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu Á, hoặc châu Âu.
+ Đội 2 nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ tự nhiên thế giới để trả lời đội 1. Nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi.
+ Sau đó đội 2 ra câu hỏi cho đội 1 và đội 1 trả lời.
+ Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi 
+ Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội đó thắng cuộc.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu. 16’
- GV y.cầu HS kẻ bảng như bài 2 trang 115 - SGK vào vở và tự làm bài tập này. 
- GV nhận xét và kết luận phiếu làm đúng.
3. Củng cố - Dặn dò: 5’
- GV tổng kết nội dung về châu Á và châu Âu.
- Dặn HS về nhà ôn các kiến thức, kĩ năng đã học về châu Á và châu Âu. 
- Nằm ở Đông Âu, Bắc Á. S lớn nhất thế giới: 17 triệu km2. khí hậu ôn đới lục địa (chủ yếu). Rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt. Sản xuất máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông: lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
- Gần biển, biển không đóng băng, ấm áp hơn LB Nga, phần lớn lãnh thổ là đồng bằng.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm.
- Các đội chơi.
- Các câu hỏi có thể là:
+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn châu Á, châu Âu.
+ Kể tên các dãy núi lớn ở châu Á, châu Âu.
+ Kể tên các đồng bằng lớn ở châu Á, châu Âu.
+ Kể tên các sông lớn ở châu Á, châu Âu.
+ Nêu đặc điểm về địa hình châu Á, châu Âu.
-Cả lớp theo dõi cuộc chơi và nhận xét.
-1HS lên bảng làm bài trên bảng lớp.
Tiêu chí
Châu Á
Châu Âu
Diện tích 
b
a
Khí hậu 
c
d
Địa hình 
e
g
Chủng tộc
i
h
HĐ kinh tế
k
l
 Thứ sáu ngày 18 tháng 02 năm2011
KĨ THUẬT:
LẮP XE BEN
I. MỤC TIÊU: 
- Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
- HS khéo tay lắp được xe ben theo mẫu xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của hs.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
HĐ 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Cho hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận
H: Để lắp được xe ben theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó.
HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- Gọi 2 hs lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng ở sgk
- Nhận xét, bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào trong hộp theo từng loại chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận.
* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2-sgk)
- YCHS quan sát kĩ hình 2 sgk để trả lời các câu hỏi:
- Để lắp khung sàn và các giá đỡ, em cần phải chọn các chi tiết nào ?
- Gọi một em trả lời câu hỏi và chọn các chi tiết.
- Gọi 1 em khác lên lắp khung sàn xe.
* GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L vào hai thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào hai lỗ cuối của hai thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ H3-SGK
H: Để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở hình 2 em còn phải chọn thêm các chi tiết nào?
*GV tiến hành lắp tấm chữ L vào đầu của hai thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài
*Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H.4-SGK)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình, sau đó gọi 1 hs lên bảng thực hiện:
- Dựa vào hình 4, em hãy lắp bánh xe, trục dài trục ngắn1, vòng hãm vào thanh thẳng 7 lỗ theo đúng thứ tự.
- GV nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau. Lưu ý cho hs biết vị trí, số lượng vòng hãm ở mỗi trục bánh xe
* Lắp trục bánh xe trước (H.5a-SGK)
- Gọi 1 hs lên lắp trục bánh xe trước
- Nhận xét, bổ sung.
* Lắp ca bin (H.5b-SGK)
- Gọi 1 -2 hs lên lắp
c. Lắp ráp xe ben. (H.1-SGK)
- GV tiến hành lắp ráp xe ben theo các bước ở SGK
*Lắp ca bin:
+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- Gọi hs lên lắp tiếp các bước còn lại.
- Kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
*Lưu ý : Dặn dò hs mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ lắp được ở cuối tiết 2.
3. Dặn dò:
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau học tiếp.
- Nhận xét tiết học.
- Hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Cần lắp 5 bộ phận : khung sàn xe và các giá đỡ, sàn ca bin và các thanh đỡ ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau, trục bánh xe trước, ca bin.
- 2 hs lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng ở sgk.
- Hs quan sát kĩ hình 2 sgk để trả lời các câu hỏi:
- 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài
- 1 em khác lên lắp khung sàn xe.
- Cả lớp quan sát.
- Quan sát gv lắp.
- Thêm 1 tấm lớn, một thanh chữ U dài
- Quan sát gv lắp.
- Quan sát và xung phong lên bảng lắp.
- 1 hs lên lắp.
- Lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
- 1 hs lên lắp trục bánh xe trước, dưới lớp quan sát, nhận xét.
- 2 hs lên lắp
- Lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
-HS quan sát.
- HS lên lắp tiếp các bước còn lại.
- HS quan sát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 lop 45 KHOA SU DIA THE Hong 1011.doc