Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 34, 35

Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 34, 35

I. Môc tiªu:

Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi). Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.

HS có ý thức rèn đọc tốt. GD niềm say mê học tập

KNS: Hợp tác, giao tiếp

 

doc 45 trang Người đăng huong21 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 34, 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
MÔN : Tập đọc
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Môc tiªu: 
Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi). Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.	
HS có ý thức rèn đọc tốt. GD niềm say mê học tập
KNS: Hợp tác, giao tiếp
II. §å dïng d¹y häc: 
PhÊn mµu, b¶ng phô viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. SGK. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KT bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
2. Bài mới: -Giới thiệu bài: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ Lớp học trên đường. 
- Nêu nội dung tranh ?
Hoạt động 1 : HDHS luyện đọc.
- Mời 2 học sinh đọc toàn bài.
- Mời 1 học sinh đọc xuất xứ (sau bài đọc)
- Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài : Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
- GV chia truyện thành 3 đoạn, mời học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
- Hướng dẫn HS phát âm đúng các tiếng các em phát âm sai.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1học sinh đọc toàn bài.
- Mời 1 học sinh đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải trong bài.
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê- mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu) ; lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu bài.
- YC học sinh thảo luận theo cặp về câu hỏi sau bài.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc lướt bài văn.
+Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
-Nội dung bài này nói lên điều gì ?
Hoạt động 3 : HDHS luyện đọc diễn cảm.
- Mời 3 học sinh đọc nối tiếp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm đoạn văn sau:
Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: //
- Bây giờ / con có muốn học nhạc không? //
- Đây là điều con thích nhất. // Nghe thầy hát, / có lúc con muốn cười, / có lúc lại muốn khóc. // Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con / và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. //
	Bằng một giọng cảm động, / thầy bảo tôi: //
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. //
- Yêu cầu học sinh luyện đọc, thi đọc.
- 3 học sinh đọc. Cả lớp lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn.
Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh nói về tranh: một bãi đất rải những mảnh gỗ vuông, mỗi mảnh khắc một chữ cái. cụ Va-ta-li - trên tay có một chú khỉ - đang hướng dẫn Rê-mi và con chó Ca-pi. Rê-mi đang ghép chữ “Rê-mi”. ca-pi nhìn cụ Vi-ta-li, vẻ phấn chấn.
- 2 học sinh đọc bài.
- 1 học sinh đọc.
- HS luyện đọc Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu ...Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
+ Đoạn 2: tiếp theo ... Con chó có lẽ hiểu nên đác chí vẫy vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Luyện đọc đúng: nghĩ rằng, lấy ra, rồi, quên, 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc bài.
- HS đọc mục chú giải.
- HS lắng nghe.
- Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
- Cả lớp đọc lướt bài văn.
- Lớp học rất đặc biệt.
+ Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi.
+ Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.
+ Lớp học ở trên đường đi.
- Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
- Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
- Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
- Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
- Khi thầy hỏi có thích học hát không, đã trả lời : Đấy là điều con thích nhất 
- Học sinh phát biểu tự do.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
+ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
*Nội dung : Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
- 3 học sinh đọc, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
-Nhiều học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài, thi đọc.
3. Củng cố - Dặn dò: Gọi HS nêu nội dung truyện .
-Qua câu chuyện này em học tập được điều gì ở bạn nhỏ ?
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con.
.
MÔN : Toán
LUYỆN TẬP.
I. Môc tiªu: 
Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức về giải toán chuyển động.
Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán chuyển động hai động tử. BT3: HSKG
Tính toaùn nhanh, caån thaän, chính xaùc, khoa hoïc, vaän duïng toát trong thöïc teá cuoäc soáng
KNS: Giải quyết vđ, ra quyết định
II. §å dïng d¹y häc: 
 PhÊn mµu, b¶ng phô bảng hệ thống công thức toán chuyển động.SGK. HÖ thèng bµi tËp.
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KT bài cũ: Luyện tập.
-Gọi 1 HS lên bảng làm lại bài 4 tiết trước.
-Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Luyện tập (tiếp)
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Nêu công thức tính vận tốc quãng đường, thời gian trong chuyển động đều?
® Giáo viên lưu ý : đổi đơn vị phù hợp.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
- Gợi ý : Muốn tính thời gian xe máy đi phải tính vận tốc xe máy, vận tốc ô tô bằng hai lần vận tốc xe máy. Vậy trước hết phải tính vận tốc của ô tô.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Cho học sinh làm bài vào vở 
+ 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Bài 3. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Giáo viên nhấn mạnh: chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Gợi ý: “ Tổng vận tốc của hai ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau.”, sau đó dựa vào bài toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó” để tính vận tốc của ô tô đi từ A và ô tô đi từ B
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
Giải
Tỉ số phần trăm số học sinh khá:
100% – 25% – 15% = 60% (số HS cả khối)
Số học sinh cả khối:
120 : 60 ´ 100 = 200 (học sinh)
Số học sinh trung bình:
200 ´ 15 : 100 = 30 (học sinh)
Số học sinh giỏi:
200 ´ 25 : 100 = 50 (học sinh)
	 Đáp số: Giỏi : 50 học sinh 
	 TB : 30 học sinh 
Bài 1. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
-Học sinh nêu
-Học sinh làm bài vào vở 
+ 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Giải
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
120: 2,5 = 48 (km/ giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
15 × 0,5 = 7,5 (km)
c) Thời gian người đó đi bộ là:
6 : 6 = 1,2 (giờ) hay 1 giờ 12 phút.
	Đáp số: a) 48 km/ giờ
 	 b) 7,5 km
 	 c) 1 giờ 12 phút
Tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
Bài 2. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải.
Học sinh giải + sửa bài.
Giải
Vận tốc ôtô là:
90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc xe máy:
60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB:
90 : 30 = 3 (giờ)
Ôtô đến B trước xe máy khoảng thời gian là:
3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
	Đáp số : 1,5 giờ
Bài 3. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải.
Giải
Tổng vận tốc 2 xe là:
180 : 2 = 90 (km/giờ)
Tổng số phần bằng nhau:
3 + 2 = 5 (phần)
Vận tốc ôtô đi từ B:
90 : 5 ´ 3 = 54 (km/giờ)
Vận tốc ôtô đi từ A:
90- 54 = 36 (km/giờ)
Đáp số : Vận tốc ôtô đi từ B:54 km/giờ
	 Vận tốc ôtô đi từ A:36 km/giờ
-Chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
3. Củng cố - Dặn dò : Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
Về nhà làm bài ở vở bài tập toán. Chuẩn bị : Luyện tập
MÔN : Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. Môc tiªu: 
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm, biết tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
 Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
 Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác
II. §å dïng d¹y häc: 
 PhÊn mµu, b¶ng phô.SGK. Hình vẽ trong SGK trang 128, 129. 
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ : Tác động của con người đến môi trường đất trồng.
- Gọi 1 hs lên bảng hỏi để các hs khác trả lời.
2. Bài mới:	
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
v	Hoạt động 1 : Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và nước.
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa sự ô nhiễm môi trường không khí vối sự ô nhiễm môi trường đất và nước
¨	Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự lạm dụng công nghệ, máy móc trong khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
v Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế.
Giáo viên nêu câu hỏi cho c ... i giải
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được mộthình tròn có bán kính là 10 cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
Diện tích phần đã tô màu là:
10 × 10 × 3,14 = 314 (cm2)
b) Chu vi của phần không tô màu là:
10 × 2 × 3,14 = 62,8 (cm)
Đáp số: a) 314 cm2 ; b) 62,8 cm
Bài 2.
	Bài giải
Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà (120% = ) hay số tiền mua cá bằng số tiền mua gà. Như vậy, nếu số tiền mua gà là 5 phần bằng nhau thì số tiền mua cá gồm 6 phần như thế.
Ta có sơ đò sau:
Số tiền mua gà: 88000
Số tiền mua cá: đồng
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6= 11( phần)
Số tiền mua cá là:
88 000 : 11 × 6 = 48 000 (đồng)
Đáp số: 48 000 đồng
MÔN : Khoa học
KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN : Lịch sử
KIỂM TRA CUỐI HKII 
Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2012
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKII (Tiết6)
I. Môc tiªu: 
 Nghe – viết chính tả 11 dòng thơ đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. Viết đoạn văn tả người, tả.
 Nghe – viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do. Viết được đoạn văn khoảng 5 câu ( dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Mỹ 
 HS có ý thức rèn chữ giữ vở sạch đẹp.
KNS: Giải quyết vđ
II. §å dïng d¹y häc: 
 SGK. Bảng lớp viết hai đề bài
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC:
-Gọi hs làm lại bài 2 tiết trước.
-Nhận xét.
2. Bài mới:- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi bảng đề bài: 
HĐ1. Nghe-viết : Trẻ con ở Sơn Mỹ (11 dòng đầu).
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại 11 dòng thơ. GV lưu ý HS cách trình bày bài thơ thể tự do, những chữ HS dễ viết sai (Sơn Mỹ, chân trời, bết,). 
- GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. GV chấm bài. Nêu nhận xét.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm BT
- GV gọi một HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV cùng HS phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài:
Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ” (viết bài không chỉ dựa vào hiểu biết riêng, cần dựa vào cả những hình ảnh gợi ra từ bài thơ, đưa những hình ảnh thơ vào bài viết), hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong những đề bài sau:
a) Tả một đám trẻ (không phải tả một đứa trẻ) đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
- Gọi HS đọc BT
- GV cùng HS phân tích đề, gạch chân dưới những từ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS suy nghĩ, chọn đề tài gần gũi với mình.
- GV gọi một số HS nói nhanh đề tài mình chọn.
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn; tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. 
- GV nhận xét, chấm điểm, bình chọn người viết bài hay nhất.
- HS nghe
- HS nghe.
-Viết đúng: chân trời, trên cát, nín bặt, 
- Viết chính tả.
- Đổi vở soát lỗi.
- HS đọc BT.
- HS nghe.
- Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ” Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong những đề bài sau:
a) Tả một đám trẻ (không phải tả một đứa trẻ) đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yêu tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
- HS nêu
- HS làm bài
- HS đọc bài làm của mình.
Ví dụ: a) Đám trẻ chăn bò, bạn nào bạn nấy tóc đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì ngâm mình trong nước biển, phơi mình trong nắng gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồi cỏ xanh,
b) Mới khoảng 9 giờ tối mà trong làng đã im ắng. Đâu đó có tiếng mẹ ru con; tiếng sóng rì rầm từ xa vẳng lại. Thỉnh thoảng lại vẳng lên tiếng cho sủa râm ran.
3/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. Cả lớp làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8; chuẩn bị giấy, bút để làm các bài kiểm tra kết thúc cấp Tiểu học
.
MÔN : Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Môc tiªu: 
 Giúp học sinh ôn tập củng cố về giải toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật  và sử dụng máy tính bỏ túi.
 Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật. Bài tập cần làm : Phần I; HSKG làm bài tập còn lại.
 Rèn kĩ năng tính nhanh, thành thạo các dạng toán trên
 Tính toaùn nhanh, caån thaän, chính xaùc, khoa hoïc, vaän duïng toát trong thöïc teá cuoäc soáng
KNS: Giải quyết vđ, ra quyết định
II. §å dïng d¹y häc: 
 PhÊn mµu, b¶ng phô.SGK, HÖ thèng bµi tËp.
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTbài cũ: Luyện tập chung.
Gọi hs lên bảng làm lại bài 2 phần 2 tiết trước
2. Giới thiệu bài: “Luyện tập chung”
*Phần 1.
-Cho hs tự làm bài rồi nêu kết quả bài làm.
Bài 1. Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhận xét bài sửa, chốt cách làm.
Bài 2.Yêu cầu học sinh đọc đề.
Cho học sinh làm vào vở.
-Gọi 1 em nêu kết quả.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3.Yêu cầu học sinh đọc đề.
Nêu cách làm.
Giáo viên nhận xét.
*Phần2.
- Cho HS đọc đề, GVHD về nhà làm
3.Củng cố - Dặn dò:
Nhắc lại nội dung vừa ôn.
- Nhận xét tiết học.
Làm bài tập ở VBT toán, chuẩn bị thi cuối học kì 2.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nhận xét.
Bài 1. Gọi 1 học sinh đọc.
Học sinh làm vở.
Học sinh sửa bảng.
Khoanh vào C ( vì ở đoạn thứ nhất ô tô đã đi hết 1 giờ, ở đoạn thứ hai ô tô đã đi hết : 60 : 30 = 2 (giờ) nên tổng số thời gian ô tô đã đi cả hai đoạn đường là 1 + 2 = 3 (giờ).
Bài 2. Gọi 1 học sinh đọc.
Khoanh vào A ( vì thể tích của bể cá là : 
60 × 40 × 40 = 96 000 (cm3) hay 96 dm3; thể tích của nửa bể cá là : 96 : 2 = 48 (dm3) vậy cần đổ vào bể 48 lít nước (1l = 1 dm3) để nửa bể có nước)
Bài 3. Gọi 1 học sinh đọc đề.
Khoanh vào B (vì cứ mỗi giờ Vừ tiến gần tới Lềnh đươc: 11- 5 = 6 (km) ; thời gian Vừ đi để 
đuổi kịp Lềnh là: 8 : 6 = giờ hay 80 phút
Bài 1. 
Bài giải
Phaân soá chæ toång soá tuoåi cuûa con gaùi vaø con trai laø : (tuổi của mẹ)
 Coi toång soá tuoåi cuûa hai con laø 9 phaàn baèng nhau thì tuoåi cuûa meï laø 20 phaàn nhö theá. Vaäy tuoåi meï laø : (tuổi)
 Ñaùp soá : 40 tuoåi.
Bài 2.
	Bài giải
a) Số dân ở Hà Nội năm đó là:
2627 × 921 = 2 419 467 (người)
Số dân ở Sơn La năm đó là:
61 × 14 210 = 866 810( người)
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là:
866 810 : 2 419 467 = 0, 3582 
 = 35,82%
b) Nếu mật độ dân số ở Sơn La là 100/km2
 thì trung bình mỗi ki- lô-mét vuông sẽ có thêm : 100 - 61 = 39 (người), khi đó số dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là:
39 × 14 210 =554 190 (người)
Đáp số: a) Khoảng 35,82% ; 
 b) 554 190 người
MÔN : KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKII (Tiết7)
I. Môc tiªu: 
 Tiếp tục ôn tập và kiểm tra đọc
 Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII(nêu ở Tiết 1, Ôn tập)
 HS có ý thức tự giác học tập.
KNS: Giải quyết vđ
II. §å dïng d¹y häc: 
 SGK. Đề bài. HÖ thèng câu hỏi.
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Luyện tập:
A- Đọc thầm:
- HS đọc thầm bài Cây gạo ngoài bến sông.
	B - Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu trả lời:
 - HS đọc thần thật kĩ bài văn trong khoảng 15 phút.
 - HS khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ở trong SGK trang 168, 169, 170.
	- Mời HS nối tiếp trình bày.
	- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
Đáp án
	Câu 1 : Khoanh vào ý a.
	Câu 2 : Khoanh vào ý b.
	Câu 3 : Khoanh vào ý c.
	Câu 4 : Khoanh vào ý c.
	Câu 5 : Khoanh vào ý b.
	Câu 6 : Khoanh vào ý b.
	Câu 7 : Khoanh vào ý b.
	Câu 8 : Khoanh vào ý a.
	Câu 9 : Khoanh vào ý a.
	Câu 10 : Khoanh vào ý c. 
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về chuẩn bị giấy kiểm tra và ôn kĩ kiến thức để ngày mai kiểm tra học kì II bài đọc thầm và bài viết.
MÔN : Địa lí
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012
MÔN : Toán
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN : Tập làm văn
KIỂM TRA CUỐI HKII (Tiết8)
MÔN : KÜ thuËt 
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 3)
I. Môc tiªu: 
 HS cần phải chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
Lắp được mô hình đã chọn. HS khéo tay : Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn. Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
Tự hào về mô hình đã lắp được.
KNS: Hợp tác, giao tiếp
II. §å dïng d¹y häc: 
 Lắp sẵn một, hai mô hình đã gợi ý trong sgk (máy bừa, băng chuyền). SGK. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
1.KT bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng của HS
2. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Hướng dẫn HS lắp ghép mô hình đã chọn.
-Gọi hs nêu các bước lắp ghép mô hình các em đã chọn.
-Cho các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
-Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
-Quan sát, hướng dẫn thêm.
HĐ2. Cho HS trưng bày sản phẩm
-Gọi 1 em nêu tiêu chuẩn đánh giá ở sgk
-Những nhóm đạt điểm A cần đạt được yêu cầu sau:
+Lắp được mô hình tự chọn đúng thời gian quy định.
+ Lắp đúng quy trình kĩ thuật.
+ Mô hình được lắp chắc chắn, không xộc xệch.
-Những nhóm đạt được những yêu cầu trên nhưng xong thời gian sớm hơn đạt A+
-Những nhóm làm chậm, lắp sai chi tiết cho hs tiết sau chấm tiếp.
-HS nêu
-HS chọn mô hình lắp ghép.
- Các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
-HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
-Ví dụ : Lắp máy bừa.
a) Lắp từng bộ phận.
b) Lắp ráp mô hình.
-Tấm lớn:1 ; -Tấm hai lỗ: 1
-Thanh thẳng 11 lỗ :1
-Thanh thẳng 9 lỗ : 2
-Thanh thẳng 6 lỗ : 2
-Thanh thẳng 3 lỗ : 3
-Thanh chữ U dài : 3
-Thanh chữ U ngắn : 2
-Thanh chữ L dài : 6
-Vành bánh xe : 1 ; -Bánh xe : 2
-Bánh đai : 5 ; -Trục dài : 3
-Trục ngắn 2 : 1 ; -Ốc và vít : 21 bộ
-Ốc và vít dài : 1 bộ ; - Tua- vít : 1
- Vòng hãm : 16 ; - Cờ- lê : 1
*Lắp răng bừa :
- Lấy 1 thanh thẳng 11 lỗ lắp vào 3 thanh thẳng 3 lỗ và 6 thanh chữ L dài ta được răng bừa.
*Lắp trục bánh xe.
-Chọn 3 thanh thẳng 6 lỗ lắp vào trục dài gắn với hai bánh xe (như hình sgk)
*Lắp thùng (móc máy bừa)
*Lắp hoàn chỉnh máy bừa.
-Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS nêu. 
3. Củng cố - Dặn dò: Gọi HS nêu các bước lắp mô hình tự chọn.
-Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng để tiết sau học tiếp. Nhận xét tiết học.	
.............................................................................
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 35

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 34 +35.doc