Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 6, 7

Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 6, 7

I. Mục tiêu: HS cần phải :

- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.

- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình (nếu có).

- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường .

- Một số loại phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS

- Nêu ghi nhớ của bài 6.

- Em khâu quai túi bằng mũi khâu đột hay khâu thường.

* GV nhận xét , ghi điểm.

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
MÔN KĨ THUẬT	(TIẾT 6) 
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu: HS cần phải :
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. 
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình (nếu có). 
- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường . 
- Một số loại phiếu học tập. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Nêu ghi nhớ của bài 6. 
- Em khâu quai túi bằng mũi khâu đột hay khâu thường. 
* GV nhận xét , ghi điểm. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV ghi đề
b. Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình. 
MT: HS xác định đúng các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình. 
Cách tiến hành:
- GV hỏi và gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thường dùng đun, nấu, ăn uống trong gia đình. 
- GV ghi tên các dụng cụ đó lên bảng theo từng nhóm. 
- GV nhận xét và nhắc lại. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình. 
MT: HS nắm được đặc điểm, cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ đó. 
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một mục tương ứng như SGK (15 phút). 
GV hướng dẫn HS đọc nội dung, quan sát các hình trong SGK, nhớ lại những dụng cụ gia đình thường sử dụng trong nấu ăn,. . . để hoàn thành phiếu học tập (như SGV/32)
- GV và các HS khác nhận xét , bổ sung. 
- GV sử dụng tranh minh họa để kết luận từng nội dung theo SGK. 
d. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. 
MT: HS nắm được nội dung bài học. 
Cách tiến hành:
- Em hãy nêu cách sử dụng loại bếp đun ở gia đình em. 
- Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. 
3. Củng cố- Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
- Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm để chuẩn bị bài sau. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS kể tên các dụng cụ. 
- HS lắng nghe. 
- Các nhóm thảo luận và ghi chép kết quả vào giấy A3 rồi dán lên bảng. 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- HS lắng nghe. 
- 2HS. 
- 2HS. 
- 2 HS đọc ghi nhớ. 
MÔN TOÁN	(TIẾT 26 )	 
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .
 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đodiện tích và giải các bài toán có liên quan đến diện tích. 
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi mở rộng kiến thức. 
GD kĩ năng sống: - KN tự nhận thức, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. Chuẩn bị:
- Phấn màu - Bảng phụ 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề. 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng đổi bài a, b ... 
- Học sinh làm bài. 
Ÿ Giáo viên chốt lại. 
- Lần lượt học sinh sửa bài. 
Ÿ Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài. 
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài. 
- Học sinh nêu cách làm. 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng bài (đổi đơn vị đo). 
- Học sinh làm bài. 
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại. 
- Lần lượt học sinh sửa bài giải thích cách đổi. 
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn HS phải đổi đơn vị rồi so sánh.
+ 61 km2 = 6 100 hm2
+ So sánh 6 100 hm2 > 610 hm2 .
- Giáo viên theo dõi cách làm để kịp thời sửa chữa. 
- Học sinh làm bài. 
- Học sinh sửa bài.
Ÿ Giáo viên chốt lại. 
* Bài 4: 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải và tự giải. 
- 2 học sinh đọc đe. 
- Học sinh phân tích đề - Tóm tắt. 
- Học sinh nêu công thức tìm diện tích hình vuông , HCN.
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Học sinh làm bài và sửa bài. 
3. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Héc-ta”. 
- Nhận xét tiết học. 
MÔN TẬP ĐỌC (TIẾT 11 )	
 SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm, tên riêng, các số liệu thống ke.
 - Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
 2. Kĩ năng: Hiểu được nội dung : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
 3. Thái độ: Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi. 
GD kĩ năng sống: - KN tự nhận thức, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. Chuẩn bị:
 - Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có). 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- GV đọc mẫu.
- GV chia đoạn và yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn. GV kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ mới cho HS.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Học sinh lắng nghe.
- 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn (2 lượt).
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài. 
- Học sinh đọc lại. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên:
+ Đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình. 
- Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận. 
- Học sinh thảo luận 
- Các nhóm trình bày kết quả.
Ÿ Giáo viên chốt:
- Các nhóm khác bổ sung 
- Ý đoạn 2: Người da đen và da màu bị đối xử tàn tệ. 
Ÿ Giáo viên chốt:
- Các nhóm khác bổ sung. 
- Các nhóm khác bổ sung. 
- Giáo viên treo ảnh Nen-xơn Man-đê-la và giới thiệu thêm thông tin.
- Học sinh lắng nghe. 
- Yêu cầu học sinh cho biết nội dung chính của bài.
- Học sinh nêu tổng hợp từ ý 3 đoạn.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. 
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc mẫu.
- Mời học sinh nêu giọng đọc. 
- 3 Học sinh đọc nối tiếp.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm theo tổ.
- Từng cặp Học sinh luyện đọc. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: “ Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít”.
- Nhận xét tiết học. 
An toàn giao thông:
 Bài 3 :Chọn đường đi an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông
I/Mục tiêu:
1/Kiến thức: .HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường để lựa chọn con đường đi an toàn.
 .HS xác định được những điểm những tình huống không an toàn đối với người đi bộ.
2/Kĩ năng.
	.Biết cách phòng tránh tai nạn có thể xảy ra.
	.Tìm được con đường đi an toàn cho mình.
3/Thái độ
 .Có ý thức thực hiện những qui định của luật GTĐB,có hành vi an toàn khi đi đường.
 .Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, htực hiện luật GTĐB.
GD kĩ năng sống: - KN tự nhận thức, - KN hợp tác, - KN từ chối
II/ Đồ dùng dạy học:
	.Phiếu học tập.
	.Sa bàn.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
1/Bài cũ:
- Muốn đi xe đạp an toàn phải đi như thế nào?
- GV nhận xét.
2/ Bài mới:
.Giới thiệu
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà đến trường.
- Trên đường đi có mấy chỗ giao nhau?
- Tại ngã ba, ngã tư có tín hiệu đèn giao thông không? Có vạch kẻ đường cho người đi bộ không?
- Trên đường có biến báo hiệu giao thông không? Em có biết đó là biển báo gì không?
- Theo em có mấy chỗ em cho là không an toàn cho người đi bộ? Không an toàn cho người đi xe đạp/ Vì sao?
- Từ nhà đến trường em có thể đi bằng mấy ngả đường khác nhau?
Kết luận: Trên đường đi học, chúng ta phải đi qua những đoạn đường khác nhau, em cần xác định những con đường hoặc những vị trí không an toàn để tránh và lựa chọn con đường an toàn để đi. Nếu có hai hay nhiều ngả đường khác nhau, ta nên đi con đường an toàn dù có phải đi vịng xa hơn.
.Hoạt động 2. Xác định con đường an toàn đi đến trường.
.Phát phiêu học tập cho hs:
 + Phân biệt được những điều kiện an toàn và kém an toàn của con đường khi đi bộ và đi xe đạp.
 + Biết được những vị trí và con đường kém an toàn để biết cách phòng tránh.
 + Biết chọn con đường an toàn cho bản thân khi đi học, đi chơi.
.Nội dung tham khảo tài liệu.
* Kết luận: Đi học hay đi chơi các em cần lựa chọn những con đường đủ điều kiện an toàn để đi.
Hoạt động 3: Phân tích các tình huống nguy hiểmvà cách phòng tránh TNGT.
- HS biết phân tích các tình huống nguy hiểm trên đường, biết cách phòng tránh những nguy hiểm đó.
- Có ý thức tham gia và biết cách tuyên truyền vận động mọi người chấp hành Luật GTĐB.
.Giáo viên nêu các tình huông 1,2,3 Tham khảo tài liệu của GV.
Kết luận: Các tình huống trên đều nói về hành vi không an toàn của người tham gia giao thông. Các tình huống này đều có thể đẫn đến tai nạn giao thông rất nguy hiểm. Do đó GD mọi người ý thức chấp hành Luật GTĐB là cần thiết để đảm bảo ATGT.
Hoạt động 4: Luyện tập thực hành.
.Xây dựng phương án : Con đường an toàn khi đến trường.
* Chúng ta không những chỉ thực hiện đúng Luật GTĐB để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta còn phải góp phần làm cho mọi người có hiểu biết và có ý thức thực hiện Luật GTĐB, phòng tránh TNGT.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết học sau..
Làm thế nào để đi xe đạp an toàn?
2 hs trả lời.
.Thảo luận nhóm.Nêu đặc điểm của con đường từ nhà emđến trường.
.Phát biểu trước lớp.
.Học sinh thảo luận và đánh dấu vào ô đúng.
.Nhóm nào xong trước được biểu dương.
.Trình bày trước lớp.
.Lớp mhận xét ,bổ sung.
.Thảo luận nhóm 4 .
.Tìm cách giải quyết tình huống.
.Phát biểu trước lớp.
.Lớp góp ý ,bổ sung.
- HS tự phn tích các tình huống.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Các tình huống trên đều nói về hành vi không an toàn của người tham gia giao thông. các tình huống này dẫn đến tai nạn GT
- HS thực hành.
- HS nêu ra cách giải quyết với từng nơi.
- Lớp nhận xt.
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
MÔN CHÍNH TẢ	(TIẾT 6 ) 
 Ê – mi – li ,con
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Nhớ và viết đúng khổ thơ 3 và 4 của bài “Ê-mi-li con...”. 
2. Kĩ năng: 	Trình bày đúng khổ thơ, làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt tiếng có âm đôi ươ/ ưa. Nắm vững qui tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ươ/ ưa. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung th ... ện lần 1. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh quan sát tranh ứng với đoạn truyện. 
- Giáo viên kể chuyện lần 2 - Minh họa, giới thiệu tranh và giải nghĩa từ. 
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào bộ tranh. 
- Hoạt động nhóm. 
- Giáo viên cho học sinh kể từng đoạn. 
- Nhóm trưởng phân công trao đổi với các bạn kể từng đoạn của câu chuyện. 
- Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện kể dưới hình thức thi đua. 
- Học sinh thi đua kể từng đoạn. 
- Đại diện nhóm thi đua kể toàn bộ câu chuyện. 
- Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? 
- Thảo luận nhóm.
- Ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quý những cây cỏ trên đất nước, hiểu giá trị của chúng, biết dùng chúng để chữa bệnh. 
- Em hãy nêu tên những loại cây nào dùng để làm thuốc? 
- HS lần lượt kể.
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Nhóm kể chuyện. 
3. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà tập kể lại chuyện. 
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
MÔN ĐỊA LÍ (TIẾT 7 )
 ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Hệ thống hóa những kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản. 
2. Kĩ năng: 	- Mô tả và xác định vị trí nước ta trên bản đồ. 
	- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên bản đồ. 
3. Thái độ: 	Tự hào về quê hương đất nước Việt Nam. 
GD kĩ năng sống: - KN tìm kiếm sự giúp đỡ, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
- Học sinh nghe ® ghi tựa bài. 
* Hoạt động 1: Ôn tập về vị trí giới hạn phần đất liền của VN.
- Hoạt động nhóm (4 em). 
- Giáo viên phát phiếu học tập có nội dung.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam. 
* Yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ: 
+ Tô màu để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam (học sinh tô màu vàng lợt, hoặc màu hồng lợt nguyên lược đồ Việt Nam).
- Thảo luận nhiều nhóm nhưng giáo viên chỉ chọn 6 nhóm đính lên bảng bằng cách sau: 
+ Điền các tên: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Biển đông, Hoàng Sa, Trường Sa. 
+ Nhóm nào xong trước chạy lên đính ngược bản đồ của mình lên bảng ® chọn 1 trong 6 tên đính vào bản đồ lớn của giáo viên lần lượt đến nhóm thứ 6. 
- Học sinh thực hành. 
Þ Giáo viên: sửa bản đồ chính sau đó lật từng bản đồ của từng nhóm cho học sinh nhận xét. 
- Đúng học sinh vỗ tay. 
- Các nhóm khác ® tự sửa. 
- Mời một vài em lên bảng trình bày lại về vị trí giới hạn. 
- Học sinh lên bảng chỉ lược đồ trình bày lại. 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
- Học sinh lắng nghe. 
Ÿ Giáo viên chốt. 
* Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên Việt Nam. 
- Giáo viên nhận xét chốt ý điền vào bảng đã kẻ sẵn (mẫu SGK/77) từng đặc điểm như:
Ÿ Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 
Ÿ Sông ngòi: Nước ta có mạng lưới sông dày đặc nhưng ít sông lớn. 
Ÿ Đất: Nước ta có 2 nhóm đất chính: đất pheralít và đất phù sa. 
Ÿ Rừng: Đất nước ta có nhiều loại rừng với sự đa dạng phong phú của thực vật và động vật. 
- Thảo luận theo nội dung trong thăm, nhóm nào xong rung chuông chạy nhanh đính lên bảng, nhưng không được trùng với nội dung đã đính lên bảng (lấy 4 nội dung).
* Nội dung: 
1/ Tìm hiểu đặc điểm về khí hậu 
2/ Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi 
3/ Tìm hiểu đặc điểm đất 
4/ Tìm hiểu đặc điểm của rừng 
- Các nhóm khác bổ sung 
- Học sinh từng nhóm trả lời viết trên bìa nhóm. 
- Em nhận biết gì về những đặc điểm tự nhiên nước ta ?
- Học sinh nêu. 
3. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: “Dân số nước ta”. 
- Nhận xét tiết học. 
MÔN TẬP LÀM VĂN	(TIẾT 14) 
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Dựa trên kết quả quan sát tả cảnh sông nước và dàn ý đã lập - Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn. Thể hiện rõ đối tượng tả (đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả - nét nổi bật của cảnh - Cảm xúc của người tả cảnh. 
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng dựng đoạn văn. 
3. Thái độ: 	Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
GD kĩ năng sống: - KN giải quyết v/đ, - KN tự nhận thức
II. Chuẩn bị: 
- Đoạn - câu - bài văn tả cảnh sông nước. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 1: HDHS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn. 
- Hoạt động nhóm đôi. 
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài Vịnh Hạ Long xác định đoạn văn. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1. 
- Cả lớp đọc thầm. 
- Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung tả một bộ phận của cảnh. 
- Học sinh lần lượt đọc dàn ý.
- Chọn một phần trong dàn ý viết đoạn văn.
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm. 
- Học sinh làm bài.
Ÿ Giáo viên chốt lại: Phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc tả một bộ phận của cảnh. Trong mỗi đoạn gồm có một câu nêu ý bao trùm của cả đoạn - Các câu trog đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cả lớp nhận xét.
 - HS tiếp nối đọc đoạn văn.
 - GV nhận xét, chấm điểm.
 - Cả lớp bình chọn đoạn văn hay. 
3. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà viết lại đoạn văn vào vở.
- Soạn bài luyện tập làm đơn. 
- Nhận xét tiết học. 
MÔN TOÁN (TIẾT 35)	 
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. 
2. Kĩ năng: 	Củng cố về tính giá trị biểu thức số có phép tính nhân và chia. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
GD kĩ năng sống: - KN giải quyết v/đ, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. Chuẩn bị: 
- Phấn màu - Bảng phụ - Hệ thống câu hỏi 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
Ÿ Bài 1: 
- Những em học sinh yếu cho thực hành lại cách viết thành hỗn số từ phép chia.
- Học sinh đọc yêu cầu đề và đọc lại bài mẫu. 
- Học sinh làm bài. 
_GV hướng dẫn HS làm theo 2 bước 
+ Lấy tử số chia cho mẫu số.
+ Thương tìm được là phần nguyên (của hỗn số) ; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số dư.
- Học sinh thực hành chuyển các phân số thập phân trong bài. 
 162 = 16 2 = 16 , 2
 10 10
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh trình bày bài làm ( có thể giải thích chuyển phân số thập phân ® hỗn số ® số thập phân).
Ÿ Bài 2 : 
- Yêu cầu học sinh viết từ phân số thập phân thành số thập phân (bước hỗn số làm nháp). 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài, nhận dạng từ số lớn hơn mẫu số. 
- Học sinh làm bài.
 45 = 4 , 5
 10
- Học sinh chú ý các phân số ở phần b có tử số < mẫu số: 
 2020 = 0, 2020
 10000 
- Yêu cầu học sinh kết luận. 
3. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài ở nhà 3 , 4. 
- Chuẩn bị bài: Số thập phân bằng nhau.
- Nhận xét tiết học.
MÔN KHOA HỌC (TIẾT 14 )	 
 PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não, nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không bị muỗi đốt. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người. 
GD kĩ năng sống: - KN hợp tác, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. Chuẩn bị: 
- Hình vẽ trong SGK/ 30 , 31 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:i 
2. Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
- Hoạt động nhóm, lớp
+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi.
 - HS đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng. 
- HS lắc chuông để báo hiệu nhóm đã làm xong. 
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm. 
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
 - HS trình bày kết quả :
 1 – c ; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a 
* Hoạt động 2: Quan sát. 
- Hoạt động cá nhân, lớp. 
- Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi:
 +Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tánh bệnh viêm não 
- H 1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)
- H 2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não 
- H 3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà
- H 4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống r4nh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi :
+ Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ?
- HS thảo luận và trả lời.
* Giáo viên kết luận: 
- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. 
- Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. 
- Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
Ÿ Giáo viên nhận xé
3. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị bài: “Phòng bệnh viêm gan A” 
- Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 7
I-Mục tiêu 
Tổng kết các hoạt động tuần qua. Yêu cầu chính xác, khách quan .
 Triển khai kế hoạch tuần đến.Yêu cầu vừa sức, khoa học, rõ ràng .
Sinh hoạt văn nghệ tập thể, chơi trị chơi. Yêu cầu HS tham gia chơi tích cực, vô tư .
 II-Chuẩn bị TB - ĐDDH: 
-GV: Sổ chủ nhiệm 
 -HS:Sổ theo di của các tổ trưởng, 
-Dự kiến hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp 
 III-Nội dung; phương pháp giảng dạy của GV , yêu cầu cần học của từng đối tượng hs 
1-Tổng kết các hoạt động tuần qua 
 +GV yêu cầu các tổ trưởng lên báo cáo các hoạt động của tổ mình 
+GV nhận xét, đánh gíá, tuyên dương những HS tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ .Phê bình, trach phạt những HS vi phạm (trực nhật lớp ,..)
 +Ghi nhận , giải thích những ý kiến của HS.
2-Triển khai kế hoạch tuần đến :
 -Tiếp tục thực hiện tốt những nội quy của trường lớp 
 -Lễ phép với người lớn , nhường nhịn em nhỏ 
 -Học bài và làm bài trước khi đến lớp
 -Ôn kĩ lại các môn học: toán, tiếng Việt, khoa học, lịch sử, địa lí với các bài đã học để chuẩn bị thi đầu năm.
- -Các em khá, giỏi cần giúp đỡ các bạn yếu ôn tập ở nhà khi học tổ nhóm theo phân công.
 -Phân cơng HS bị vi phạm trực nhật lớp .
II-Sinh hoạt văn nghệ tập thể 
 -Cho cả lớp chơi trị chơi “Làm theo hiệu lệnh ”, ai vi phạm sẽ hát trước lớp 1 bài hát. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc