Giáo án lớp 5 - Tuần 10 năm 2007

Giáo án lớp 5 - Tuần 10 năm 2007

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :

- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. đọc số thập phân.

- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.

- Một số kiến thức chuẩn bị cho hình thành khái nệm vận tốc.

II. Các HĐ DH chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ: HS chữa BT trong VBT.

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 10 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10:
Thứ 2 ngày 5 tháng 11 năm 2007
Toán: luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. đọc số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Một số kiến thức chuẩn bị cho hình thành khái nệm vận tốc.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: HS chữa BT trong VBT.
B. Hướng dẫn luyện tập.
 GV:
 HS:
- Giao BT tại lớp: 1, 2, 3, 4 trang 48- SGK.
BT1: Yêu cầu BT?
- Gợi ý HS yếu: Ghi ra giấy nháp đổi về dạng hỗn số rồi viết thành STP.
Đối với HS khá, giỏi: Thực hiện chia nhẩm TS cho MS.
BT2: H: Yêu cầu BT?
Hướng dẫn HS nêu được cách làm.
BT3: H: Yêu cầu BT?
BT4: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi ta điều gì?
H: Bài toán thuộc dạng toán nào ?
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết ôn tập.
- Dặn HS về nhà ôn tập.
- Làm BT vào vở.
Đ: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân , rồi đọc các số thập phân đó.
- 3 HS lên chữa bài:
a. = 12,7 ( Đọc là: Mười hai phẩy bảy)
b. = 0,65 ( Đọc là: Không phẩy sáu mươi lăm)
c. = 2,005 ( Đọc là: Hai phẩy không trăm linh năm)
Đ: Trong các số đo độ dài dưới đây , những số nào bằng 11, 02km.
- HS thực hiện tính nhẩm ( đối với 2 bài cuối).
- Một em nêu: 11,02 km = 11, 020 km = 11km 20m = 11020 m.
Đ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- 2 em lên chữa bài:
4m 85 cm = 4,85 m ;
 72 ha = 0,72 km2
Đ: Mua 12 hộp đồ dùng học toán hết 180 000 đồng.
Đ: Mua 36 hộp đồ dùng học toán như thế hết bao nhiêu tiền.
Đ: Thuộc dạng quan hệ tỉ lệ.
- 1 em lên giải bài toán:
 36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
 36 : 12 = 3 ( lần)
 Mua 36 hộp đồ dùng học toán như thế hết số tiền là:
 180 000 x 3 = 540 000( đồng )
 Đ/ S: 540 000đồng.
- Về nhà ôn tập.
 .......................................***...................................
Thứ 3 ngày 6 tháng 11 năm 2007
 ôn tập ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Nghe- viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
II. DDDH:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
 GV:
 HS:
1. Giới thiệu bài:
Nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL.
Thực hiện như yêu cầu tiết 1.
Gọi lần lượt từng HS chưa kiểm tra ở tiết trước lên thực hiện yêu cầu.
-GV cho điểm.
3. Nghe - viết chính tả.
-Đọc đoạn văn Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. Giúp hS hiểu các từ ngữ khó hiểu trong bài.
H: Nội dung đoạn văn?
- Hướng dẫn HS viết một số chữ khó viết trong bài.
- Đọc bài cho HS viết vào vở.
Theo dõi HS viết bài.
- Đọc toàn bài lần cuối.
- Chấm chữa một số bài.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc và HTL.
Chú ý nghe.
- Lần lượt từng HS lên đọc bài.
Cả lớp chú ý nghe.
- Chú ý nghe.
- 1em nêu: Thể hiện nỗi niềm trăn trở , băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- 2 HS lên thực hiện viết trên bảng. Dưới lớp viết vào giấy nháp: 
cơ man, cầm trịch, lừ,....
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở cho nhau để cùng soát bài.
- Những HS chưa kiểm tra về nhà luyện đọc bài.
Khoa học : phòng tránh tai nạn 
 giao thông đường bộ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. DDDH:
- Hình trang 40,41 SGK.
- Các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông .
III. HĐ DH chủ yếu
	 GV:
HS:
HĐ1 ( 16 - 17 phút): Quan sát và thảo luận.
Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, trang 40 - SGK và :
+Chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia lao động trong từng hình. + Hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó?
KL: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ.
HĐ2 ( 10 - 11 phút): Quan sát và nhận xét.
H: Nêu nội dung từng hình ?
- Nhận xét , bổ sung.
H: ở địa phương em, mọi người thực hịên Luật giao thông đường bộ như thế nào ?
H: Bản thân em thực hiện Luật giao thông như thế nào?
* Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét việc làm thực hiện Luật giao t
- Thảo luận theo bàn, quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
 Hình 1: + Người đi bộ dưới lòng đường, trẻ em chơi dưới lòng đường.
Điều đó rất nguy hại , dễ bị xe cộ đi lại đâm vào.
Hình 2: Vượt đèn đỏ.
Hình 3: các bạn HS đi hàng ba tren đường phố.
Hình 4 : Xe cộ chở cồng kềng.
Nêu tác hại trong mỗi việc làm đó.
- HS làm việc theo cặp cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 - SGK.
Hình 5: Thể hiện HS được học Luật giao thông đường bộ.
Hình 6: Một bạn HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
Hình 7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường của mình.
- HS liên hệ thực tế.
Các bạn khác nghe góp ý , nhận xét.
- Cần thực hiện đúng Luật giao thông.
 .......................................***...................................
 Toán: Kiểm tra định kì (giữa kì I)
 (Làm theo đề của Sở GD & ĐT)
 ôn tập ( tiết 3 )
I. Mục đích , yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm : Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con ngừơi với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ nămg cảm thụ văn học.
II. DDDH:
- Phiếu viết tên các bài tậpđọc và HTL.
- Tranh , ảnh minh hoạ nội dung các bài văn miêu tả đã học.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
	GV:
HS:
1. Giới thiệu bài:
Nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Kiểm tra tập đọc và HTL.
Thực hiện như tiết 1.
- GV ghi điểm đánh giá.
BT2: Yêu cầu BT ?
- Ghi lên bảng 4 bài văn :
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
+ Một chuyên gia máy xúc.
+ Kì diệu rừng xanh.
+ Đất Cà Mau.
- Yêu cầu HS nêu các chi tiết mà mình cho là thích nhất.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học và đọc điểm cho HS nghe.
- Chú ý nghe.
Lân lượt từng HS lên bảng bốc thăm nội dung bài đọc và thực hiện theo các yêu cầu ghi trong phiếu.
Đ: Ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học dưới đây.
- HS làm việc độc lập.Ghi lại chi tiết mình thích , suy nghĩ lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó.
- Nối tiếp nhau đọc các chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do.
- Cả lớp nhận xét .
- Về nhà ôn lại bài đọc.
 ......................................***.................................
Thứ 4 ngày 7 tháng 11 năm 2007
Luyện từ và câu: ôn tập ( tiết 4 )I. Mục đích, yêu cầu:
1. Hệ thống hoá vốn từ ngữ ( danh từ , động từ, tính từ, thành ngữ , tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học trong 9 tuần đầu lớp 5.
2. Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
 GV:
 HS:
1. Giới thiệu bài 
Nêu MĐ, YC của tiêt học.
2. Hướng dẫn HS giải BT.
- Giao BT tại lớp: 1, 2 trang 96, 97 - SGK
BT1: Yêu cầu BT?
- Chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm cùng làm BT1.
Quan sát , hướng dẫn các nhóm thảo luận
- Hướng dẫn các nhóm cùng đánh giá: nhóm nào tìm được nhiều hơn và đều đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
BT2: Yêu cầu BT?
Yêu cầu các nhóm làm việc theo bàn. Quan sát, hướng dẫn các nhóm cùng thực hiện các yêu cầu.
Nhắc HS hiểu thế nào là từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa.
- Nhận xét , đánh giá bài làm của các nhóm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
- Chú ý nghe.
- Làm việc thao nhóm.
Đ: Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau.
- HS ở các nhóm trao đổi để tìm cách làm phù hợp.
Đại diện các nhóm lên dán bài làm của nhóm mình lên bảng để các nhóm khác cùng quan sát, nhận xét.
Đ: Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng.
- HS làm việc theo bàn.
Ghi kết quả vào giấy khổ to.
Đại diện các nhóm cùng dán kết quả của nhóm mình lên bảng:
*Từ đồng nghĩa:
+ Bảo vệ : giữ gìn , gìn giữ,..
+ Bình yên: bình an , thanh bình, ...
+ Đoàn kết: kết đoàn , liên kết,...
* Từ trái nghĩa: 
+ Bảo vệ : phá hoại , tàn phá , phá phách,..
+ bạn bè : kẻ thù , tình địch,...
- Các nhóm phân nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết sau.
Tập đọc : ôn tập ( tiết 5) 
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
2. Nắm được tính cachgs của các nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”; phân vai , diễn lại sinh động 1 trong 2 đoạn kịch , thể hiện đúng tính cách nhân vật.
II. DDDH:
- Một số trang phục , đạo cụ đơn giản để HS diễn vở kịch Lòng dân.
III. Các HĐ DH chủ yếu
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học.
 GV:
 HS:
2. Kiểm tra tập đọc và HTL.
Thực hiện như tiết 1.
Cuối tiết học, GV công bố kết quả.
BT2: Yêu cầu BT?
Yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu của BT.
- Ghi bảng tính cách của từng nhân vật.
- Hướng dẫn các nhóm cùng diễn đoạn kịch sao cho hấp dẫn , lôi cuốn.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xéttiết học.
- Lần lượt từng HS lên thực hiện yêu cầu trong phiếu bắt thăm.
Cả lớp chú ý nghe , nhận xét.
Đ: Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân.
Cùng các bạn trong nhóm phân vai thực hiện vở kịch( một trong hai đoạn).
- HS làm ý 1 cá nhân. Một số em trình bày:
+Dì Năm : Bình tĩnh , nhanh trí , khôn khéo, dũng cảm.
+ An : thônh minh , nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
+ Chú cán bộ: Bình tĩnh , tin tưởng vào lòng dân.
+Lính : Hống hách.
+ Cai : xảo quyệt, vòi vĩnh.
- Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch.
- Cả lớp bình chọn nhóm diễn tốt nhất, diễn viên giỏi nhất.
 ...................................***....................................
Toán : cộng hai số thập phân
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện pháp cộng hai số thập phân.
- Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
A. Bài cũ : 2 HS lên chữa BT trong VBT.
B. Dạy bài mới.
GV:
HS:
HĐ1( 10 phút): Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ.
H: Muốn đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét ta làm phép tính gì?
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi thực hiện tính: 1,84
 2,45
 4,29 (m)
-Ghi VD 2 lên bảng : 15,9 + 8,75 = ? 
và hướng dẫn HS thực hiện tính.
H: Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào?
HĐ2( 15 phút): Thực hành.
- Giao BT tại lớp: 1, 2, 3 trang 50 trong SGK.
Củng cố cách thực hiện tính , nhắc nhở HS ghi đúng các cột.
BT2: Yêu cầu bài toán?
Củng cố cách đặt tính và thực hiện tính.
BT3: Bài toán cho biết gì?
* Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Giao BT về nhà.
- 1 em đọc VD1 trong SGK.
Đ: Phép cộng : 1,84 + 2,45 = ? m
- 1 em thực hiện đổi :
 1,84 m = 184 cm ; 2, ... ..........................***.....................................
Thứ 5 ngày 8 tháng 11 năm 2007
Luyện từ và câu: kiểm tra ( đề của PGD)
 ..................................***....................................
Đạo đức: tình bạn ( tiết 2)
I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố:
- Kĩ năng đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Thân ái , đoàn kết với bạn bè.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
GV:
HS:
1. Giới thiệu bài:
2. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ1( 10 phút): Đóng vai.
- Chia lớp làm 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: Cùng thảo luận và đóng vai các tình huống của BT1.
H: Vì sao em lại đối xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận không?
H: Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái?
Em có giận bạn không , có trách không?
KL: Cần khuyên ngăn và góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ.Như thế mới là người bạn tốt.
HĐ2( 6- 7 phút): Tự liên hệ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra các việc làm mà các thành viên trong nhóm đã làm và chưa làm được. Từ đó thống nhất những việc nên làm để có một tình bạn đẹp của cả nhóm.
KL:Tình bạn không phải tự nhiên mà có. Mối chúng ta cần phải vun đắp giữ gìn mới có tình bạn đẹp.
HĐ3 ( 12 - 13 phút): Hát, kể chuyện , đọc thơ....về chủ đề tình bạn.
- Gọi lần lượt từng HS lên thực hiện yêu cầu.
- GV ghi điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS đọclại Ghi nhớ.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
- Chú ý nghe.
- nhóm trưởng chỉ đạo các nhóm cùng thảo luận và tham gia đóng vai trong các tình huóng.
- Lần lượt từng nhóm lên thực hiện phần đóng vai và trả lời các câu hỏi do GV và các bạn các nhóm khác hỏi.
- Các nhóm nhận xét và cùng cho điểm.
- Các bạn trong nhóm đưa ra những việc làm được và chưa làm được sau đó thảo luận thống nhất những việc nên làm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Lần lượt từng HS lên hát ( hoặc kể chuyện , đọc thơ...) về chủ đề Tình bạn.
- Cả lớp nhận xét , đánh giá.
- Chuẩn bị bài ở tiết sau.
Toán : luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng cộng các số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.
II. Các HĐ DH chủ yếu:
GV:
HS:
- Giao BT tại lớp: 1, 2, 3, 4 trang 50,51 - SGK.
BT1: Yêu cầu bài toán?
- Treo bảng phụ kẻ sẵn bảng rồi yêu cầu HS lên thực hiện.
Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng.
BT2: Yêu cầu bài tập?
BT3 : Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi ta điều gì?
Củng cố quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
* Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Giao BT về nhà : BT trong VBT.
- Làm BT vào vở BT.
Đ: Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a.
- 2 em lên điền vào bảng.
Nêu nhận xét.
Đ: Thực hệin phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại.
- 3 em lên chữa bài:
a. 9,46 
 3,8 
 3,8
 9,46 
Đ:Một hình chữ nhật có chiều rộng 16,34 m , chiều dài hơn chiều rộng 8,32m.
Đ: Chu vi hình chữ nhật đó.
- 1 em lên giải bài toán:
 Chiều dài hình chữ nhật là:
 16,34 + 8,32 = 24,66 ( m)
 Chu vi hình chữ nhật là:
 ( 16,34 + 24,66 ) x 2= 82( m)
 Đ/ S: 82 m
BT4: Đ/ S: 60 m
 ..................................***.......................................
 Địa lí : nông nghiệp 
I. Mục tiêu: Học xong bài này , HS biết :
- Ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp , chăn nuôi đang ngày càng phát triển.
- Nước ta trồng nhiều loại cây , trong đó cây lúa được trồng nhiều nhất.
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng , vật nuôi chính ở nước ta.
II. DDDH:
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về các vùng trồng lúa , cây công nghiệp , cây ăn quả ở nước ta.
III. Các HĐ DH chủ yếu.
	GV:
HS:
HĐ1( 17- 18 phút): Nghành trồng trọt.
H: Dựa vào mục 1 trong SGK, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
H: Kể tên một số cây trồng ở nước ta?
H: Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?
KL: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
H: Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo?
H: Lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng ?
HĐ2( 10 phút): Ngành chăn nuôi.
Yêu cầu HS đọc thầm nội dung trong SGK để trả lời các câu hỏi.
H: Vì sao số lượng gia súc , gia cầm ngày càng tăng ?
H: Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
H: Em hãy cho biết lợn , gia cầm , ...đượcnuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng ?
KL:
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dưa vào SGK để trả lời:Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Nó phát triển mạnh hơn chăn nuôi.
- Quan sát hình 1 trong SGK.
Đ: Cây lúa , cây ăn quả , cà phê, chè,..
Đ: Cây lúa.
- Chú ý nghe.
Đ: Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới.
- Quan sát Lược đồ hình 1, trả lời các câu hỏi:
Đ: + Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở vùng núi.
+ Cây lúa gạo được trông nhiều ở đồng bằng.
- HS quan sát tranh đã sưu tầm được.
- Thi kể về các loại cây trồng ở địa phương mình( theo hình thức trò chơi)
Đ: Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo: ngô , khoai , sắn..
Đ: trâu, bò, lợn , gia cầm,...
Đ:
- HS rút ra ghi nhớ.
 ..................................***..................................... 
Thứ 6 ngày 9 tháng 11 năm 2007
Tập làm văn: Kiểm tra ( đề của pgd)
 ..................................***.......................................
Toán : tổng nhiều số thập phân
I. Mục tiêu:
- Biết tính tổng nhiều số thập phân ( tương tự như tính tổng hai số thập phân).
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II> Các HĐ DH chủ yếu:
GV:
HS:
HĐ1( 10 phút): Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân.
- Hướng dẫn HS tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân: 27,5
 + 36,75
 14, 5
- Ghi tóm tắt bài toán lên bảng. Hướng dẫn HS tính chu vi của hình tam giác đó.
HĐ2( 20 phút): Luyện tập
- Giao BT tại lớp: 1, 2, 3 trang 51,52 - SGK.
BT1: H: Yêu cầu bài toán?
BT2: Yêu cầu bài toán?
H: Qua việc làm BT, em có nhận xét gì?
GV viết: ( a + b ) + c = a + ( b + c)
BT3: H: Yêu cầu bài toán?
Củng cố tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
* Củng cố- dặn dò:
- Củng cố cách đặt tính và thực hịên tính.
- HS đọc VD trong SGK.
1 em lên ghi phép tính giải:
 27,5 + 36,75 + 14,5 = ?
- Chú ý quan sát.
- 1 em lên giải BT:
 Chu vi của hình tam giác là:
 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 ( dm)
 Đ/ S : 24,95 dm. 
- Làm BT vào vở.
Đ: Tính.
- 3 em lên chữa bài:
a. 5,27 + 14,35 + 9,25 = 28,87.
b. 6,4 + 18,36 + 52 = 76,76.
c. 20,08 + 32,91 + 7,15 = 60,14
- HS nêu cách làm.
BT2: Tính rồi so sánh giá trị của ( a + b) + c và a + ( b + c).
- 2 em lên điền vào bảng.
Đ: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.
Đ: Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính.
- Một số em lên chữa bài. VD:
12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89
= 14 + 5,89 = 19,89 .
- Làm BT trong VBT trang 62,63.
 ....................................***...................................
Kĩ thuật: Bài 12
Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
(1 Tiết)
I - Mục tiêu
HS cần phải:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy – học 
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a (SGK)và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
 GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em.
 Nhận xét và tóm tắt một số cách trình bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố, (nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa vào mâm và đặt mâm ăn lên bàn ăn, phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dưới đất. Cũng có nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa, thìa, dĩa trực tiếp lên bàn ăn). GV giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh hoạ.
- Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lý, thuân tiện cho mọi người ăn uống.
- Đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo các yêu cầu trên.
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lý giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
 - HS trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em.
 - HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình, liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong SGK .
- Nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.
- Hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.
Lưu ý HS: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa quá lâu mới thu dọn 
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
ngoài ra, GV bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
-Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV – nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài: “ Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống” và tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn ở gia đình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 10 B1.doc