Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 25)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 25)

.Mục tiêu: -Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch,phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành,anh Lê)

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK (khơng cần giải thích lí do).

-HS kh, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện tính cách nhân vật. trả lời câu 4.

- Yêu mến, kính trọng Bác Hồ

doc 25 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 (tiết 25)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 
Thứ hai, ngày 10/01/2011
Tập đọc (PPCT 37)
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT.
I.Mục tiêu: -Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch,phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành,anh Lê)
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK (khơng cần giải thích lí do).
-HS khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện tính cách nhân vật. trả lời câu 4.
- Yêu mến, kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:Tranh minh họa bài học ở SGK.Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu TK 20, bến Nhà Rồng. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập – kiểm tra.
Giáo viên nhận xét kết quả k.tra HKI.
3. Bài mới: “Người công dân số Một”
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch thành đoạn để học sinh luyện đọc.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  làm gì?”
Đoạn 2: “Anh Lê  hết”.
Giáo viên luyện đọc cho học sinh từ phát âm chưa chính xác, các từ gốc tiếng Pháp: phắc – tuya, Sat-xơ-lúp Lô ba 
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu các từ ngữ học sinh nêu thêm (nếu có)
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc phần giới thiệu, nhân vật, cảnh trí thời gian, tình huống diễn ra trong trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
Giáo viên chốt lại
- Tìm chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau.
	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch từ đầu đến “ làm gì?”
Hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm đoạn văn này, chú ý đọc phân biệt giọng anh Thành, anh Lê.
Cho học sinh các nhóm phân vai kịch thể hiện cả đoạn kịch.
Giáo viên nhận xét.
Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm.
4. Củng cố.
Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi trong nhóm tìm nội dung bài.
5.Dặn dò: - Đọc bài.
Chuẩn bị: “Người công dân số Một. (tt)”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
1 học sinh khá giỏi đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch.
1 học sinh đọc từ chú giải.
Học sinh nêu tên những từ ngữ khác chưa hiểu.
2 học sinh đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời.
Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
Học sinh gạch dưới rồi nêu câu văn.
VD: “Chúng ta là  đồng bào không?”.
“Vì anh với tôi  nước Việt”.
Học sinh phát biểu tự do.
Đọc phân biệt rõ nhân vật.
Học sinh các nhóm tự phân vai đóng kịch.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm thảo luận theo nội dung chính của bài.
Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Toán: (PPCT 91)
DIỆN TÍCH HÌNH THANG.
I.Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
- Cả lớp làm bài 1a, 2a. 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bìa cứng có hình dạng như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hình thang.
Học sinh sửa bài 3, 4. Nêu đặc điểm của hình thang.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: Diện tích hình thang.
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành công thức tính diện tích của hình thang. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp ghép hình – Tính diện tích hình ABCD.
Hình thang ABCD ® hình tam giác ADK.
Cạnh đáy gồm cạnh nào?
Tức là cạnh nào của hình thang.
Chiều cao là đoạn nào?
Nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
Nêu cách tính diện tích hình thang ABCD.
	Hoạt động 2: 
 Bài 1a:
Giáo viên lưu ý học sinh cách tính diện tích hình thang vuông.
 Bài 2a:
Giáo viên lưu ý học sinh cách tính diện tích trên số thập phân và phân số.
4. Củng cố.
Học sinh nhắc lại cách tính diện tích của hình thang.
5. Dặn dò: 
Làm các bài tập cịn lại.
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Học sinh thực hành nhóm.
 A B
	 C H	 K	
CK ® đáy lớn và AB ® đáy bé.
AH ® đường cao hình thang	
Lần lượt học sinh nhắc lại công thức diện tích hình thang.
Học sinh đọc đề, làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc đề, làm bài.
Học sinh sửa bài – cả lớp nhận xét.
THỂ DỤC: (PPCT 37)
ĐI ĐỀU, ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP. 
TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC VÀ ĐUA NGỰA.
GV chuyên trách dạy.
LỊCH SỬ: (PPCT 19)
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954).
I. Mục tiêu: - Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ : Là mốc son chĩi lọi, gĩp phần kết thúc thắng lợi cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch.
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
II. Chuẩn bị: Bản đồ hành chính VN. Lược đồ phóng to. Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
Hãy nêu sự kiện xảy ra sau năm 1950?
Nêu thành tích tiêu biểu của 7 anh hùng được tuyên dương trong đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ .
Hoạt động 1: Tạo biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Giáo viên nêu tình thế của Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới đến năm 1953. 
* Nội dung thảo luận:
Điện Biên Phủ thuộc tình nào? Ở đâu? Có địa hình như thế nào?
Tại sao Pháp gọi đây là “Pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng pháo đài Điện Biên Phủ?
® Giáo viên nhận xét 
Thảo luận nhóm bàn.
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào?
Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Điện Biên Phủ?
® Giáo viên nhận xét + chốt (chỉ trên lượt đồ).
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc?
+ Chiến thắng có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đấu tranh của, nhân dân các dân tộc đang bị áp bức lúc bấy giờ?
® Rút ra ý nghĩa lịch sử.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chĩi lọi, gĩp phần kết thúc thắng lợi cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm.
N1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương vào năm 1953 – 1954.
N2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N3: Nêu những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N4: Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
4. Củng cố. - Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ?
5. Dặn dò: Chuẩn bị: “Ôn tập: 9 năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.”
Hát 
Học sinh nêu.
Học sinh đọc SGK và thảo luận nhóm đôi.
Thuộc tỉnh Lai Châu, đó là 1 thung lũng được bao quanh bởi rừng núi.
Pháp tập trung xây dựng tại đây 1 tập đoàn cứ điểm với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại.
Thu hút lực lượng quân sự của ta tới đây để tiêu diệt, đồng thời coi đây là các chốt để án ngữ ở Bắc Đông Dương.
Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
® 1 vài nhóm nêu (có chỉ lược đồ).
® Các nhóm nhận xét + bổ sung.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nhắc lại .
Các nhóm thảo luận
® đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
® Các nhóm khác nhận xét lẫn nhau.
Thi đua theo 2 dãy.
Thứ ba, ngày 11/01/2011
Toán: (PPCT 92)
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình thang.
- Cả lớp làm bài 1, 3a.
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng học nhóm... 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Diện tích hình thang.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: Luyện tập.
 Bài 1:	
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình thang.
Giáo viên ghi từng phần lên bảng.
GV nhận xét, sửa bài:
a) 70cm2 ; b) m2 ; c) 1,15m2 	
	Bài 3a:
Giáo viên đưa nd bài tập lên bảng.
GV nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố.
5. Dặn dò: - Về nhà làm các BT cịn lại.
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Nêu công thức tính diện tích hình thang.
Lớp nhận xét.
- HS đọc yc của bài tập.
-3 HS lên bảng làm; cả lớp làm vào nháp rồi sửa bài.
-HS đọc thầm nd bài tập + q.sát hình.
-2 HS lên bảng làm. Cả lớp thảo luận theo cặp rồi nhận xét bài làm trên bảng.
Học sinh nêu lại cách tìm diện tích hình thang.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (PPCT 37)
CÂU GHÉP.
I. Mục tiêu: - Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại ; mỗi vế câu ghép thường cĩ cấu tạo giống câu đơn và thể hiện một ý cĩ quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. (ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được câu ghép, xác định được vế câu trong câu ghép ( BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép ( BT3)
- HSKG làm được BT2 (trả lời câu hỏi, giải thích lí do)
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ô mục 1 để nhận xét. Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ô bài tập 1 ; ... ết qui tắc tính chu vi hình trịn,vận dụng để giải bài tốn cĩ yếu tố thực tế về chu vi hình trịn. 
 - Cả lớp làm bài 1a,b; 2c; 3. 
II. Chuẩn bị: Bìa hình tròn có đường kính là 4cm. Bảng phụ,...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét chấm điểm.
3.Bài mới: Chu vi hình tròn.
Hoạt động 1: Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
GV giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn như trong SGK. (tính thông qua đường kính và bán kính)
Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1: GV nêu yêu cầu của BT.
Giúp HS sửa bài.
	Bài 2:Nêu yêu cầu và hướng dẫn.
Chấm và chữa bài.
	Bài 3: Nêu đề toán.
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố.
5. Dặn dò: - Ôn bài.
Chuẩn bị:Luyện tập. 
Nhận xét tiết học 
Hát
Học sinh lần lượt nêu đặc điểm của bán kính, đường kính trong 1 hình tròn. 
HS tập vận dụng các công thức qua các ví dụ 1; ví dụ 2.
HS áp dụng công thức để làm:
a) C = 06, x 3,14 =1,884 (cm)
b) C = 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm)
HS tự làm vào vở:
a) C = 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 (cm)
b) C = 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm)
c) C = 0,5 x 2 x 3,14 = 3,14 (m)
HS tự làm rồi sửa bài. Chẳng hạn:
Chu vi của bánh xe đó là:
0,75 x 3,14 = 2,355 (m)
Đáp số: 2,355 m
Vài HS nêu lại các cách tính chu vi hình tròn.
KHOA HỌC: (PPCT 38)
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tiết 1).
I. Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hĩa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
* GDKNS: KN Quản lí thời gian ; KN Ứng phĩ trước những tình huống khơng mong đợi.
II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK trang 70, 71. Một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
III. Các PP/KTDH: Quan sát và trao đổi theo nhĩm ; Thực hành.
VI. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Dung dịch.
® Giáo viên nhận xét.
3.Bài mới: Sự biến đổi hoá học (tiết1)
Hoạt động 1: Thí nghiệm
* HS biết làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
 Nhóm trưởng điều khiển làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy.
Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Thí nghiệm 1.
- Đốt tờ giấy.
- Tờ giấy bị cháy thành than.
- Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
Thí nghiệm 2.
- Chưng đường trên ngọn lửa.
- Đường từ trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẩm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa nó sẽ cháy thành than. - Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác.
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành 
chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
* Khi làm các thí nghiệm khoa học, em cần chú ý điều gì?
4. Củng cố.
Thế nào là sự biến đổi hoá học?
Nêu ví dụ?
5. Dặn dò: - Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Sự biến đổi hoá học (tiết 2)”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Thực hành.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. (Quan sát và trao đổi theo nhĩm)
Các nhóm khác bổ sung.
Sự biến đổi hoá học.
Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
HS nêu
TẬP LÀM VĂN: (PPCT 38)
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI.(DỰNG ĐOẠN KẾT BÀI) 
I. Mục tiêu: - Nhận biết được hia kiểu theo hai kiểu kết bài (mở rộng và khơng mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK.
- Viết được đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
- HS khá, giỏi làm được bài tập 3 .
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn 2 cách kết bài: kết bài tự nhiên và kết bài mở rộng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập dựng đoạn mở bài trong bài văn tả người.
Giáo viên chấm vở của 3, 4 học sinh làm bài vở 2 đoạn mở bài tả người mà em yêu thích, có tình cảm.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
 Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, chỉ ra sự khác nhau của 2 cách kết bài trong SGK.
Trong 2 đoạn kết bài thì kết bài nào là kết bài tự nhiên?
Kết bài nào là kết bài mở rộng.
Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
 Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc lại 4 đề bài tập làm văn ở bài tập 2 tiết “luyện tập dựng đoạn mở bài trong bài văn tả người”.
Giáo viên giúp học sinh hiều đúng yêu cầu đề bài.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
4. Củng cố: 
5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh kết bài đã viết vào vở. HS KG làm thêm BT3.
Chuẩn bị: “Tả người (kiểm tra viết)”.
 Hát 
2 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Học sinh phát biểu ý kiến.
VD: đoạn a: kết bài theo kiểu tự nhiên, ngắn gọn, tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
Đoạn b: kết bài theo kiểu mở rộng, sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, rồi bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
4 học sinh lần lượt tiếp nối nhau đọc 4 đề bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc đề bài mình chọn tả.
Cả lớp đọc thầm lại suy nghĩ làm việc cá nhân.
Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả làm bài.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
HS nhắc lại đặc điểm của 2 kiểu Kết bài đã học.
KĨ THUẬT: (PPCT 19)
NUÔI DƯỠNG GÀ.
I.Mục tiêu: - Biết được mục đích của việc nuơi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn,uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương.
TTCC1 của NX 6 : Cả lớp.
II.Chuẩn bị: Tranh, ảnh minh họa ; Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.KT bài cũ: 
GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu m.đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
-GV nêu khái niệm nuôi dưỡng gà. (công việc cho gà ăn uống)
-GV k.luận: Nuôi dưỡng gà hợp lí sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất cao, phải cho gà ăn uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh.
HĐ2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
a) Cách cho gà ăn:
GV chốt lại cách cho gà ăn. (Xem SGK)
b) Cách cho gà uống:
GV nhận xét, nêu tóm tắt cách cho gà uống. (Xem SGK)
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập.
-GV dựa vào mục tiêu, nd chính của bài để thiết kế 1 hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kết hợp sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV nêu đáp án.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập
3.Củng cố 
4.Dặn dò:
-Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài: Chăm sóc gà.
-Nhận xét tiết học.
2 HS nêu tác dụng và cách sử dụng thức ăn nuôi gà.
HS đọc nội dung 1 ở SGK, trao đỏi và nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
-HS đọc nd 2a-SGK; trả lời các câu hỏi ở mục 2a.
-HS nhớ lại và nêu vai trò của nướcđối với đời sống đ.vật.
-Nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà.
-Đọc mục 2b và nêu cách cho gà uống.
-Cả lớp làm bài tập đánh giá vào phiếu học tập.
-HS đối chiếu kết quả bài làm của mình để tự đánh giá kết quả học tập.
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
-HS nhắc lại mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 19
 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 19.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
- Có tiến bộ trong vấn đề nói chuyện riêng trong giờ học .
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 : khá tốt.
- HS yếu tiến bộ chậm, chưa tích cực đi học phụ đạo. 
- Duy trì bồi dưỡng HS giỏi phụ đạo HS yếu 1 buổi / tuần.
- Chưa khắc phục được tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:
- Thực hiện phong trào nuôi heo đất chưa đều đặn.
- Đóng kế hoạch nhỏ của trường và của sở đề ra chưa dứt điểm. 
III. Kế hoạch tuần 20:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Tích cực tham gia các buổi ôn tập, phụ đạo.
 * Học tập:
- Tiếp tục thi đua học tập tốt mừng Đảng mừng Xuân.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 20.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu vào sáng thứ năm.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học.
 * Hoạt động khác: 
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học.
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 19 GDKNSH.doc