Giáo án môn Chính tả - Bài: Dòng kinh quê hương

Giáo án môn Chính tả - Bài: Dòng kinh quê hương

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng hình thức văn xuôi.

- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2)

- Thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3.

* GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV ghi sẵn vào bảng phụ BT 3, 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Hát

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1966Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Chính tả - Bài: Dòng kinh quê hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Ngày dạy:..............................
Tuần: 7
Môn: CHÍNH TẢ (nghe – viết)
Tiết: 7
Bài: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2)
- Thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3.
* GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV ghi sẵn vào bảng phụ BT 3, 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh viết bảng con một số từ.
- Em hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những chữ chứa nguyên âm đôi ưa, ươ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ viết đúng một đoạn trong bài: Dòng kinh quê hương và luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia.
-HS lắng nghe.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
Mục tiêu: Nghe viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn văn của bài Dòng kinh quê hương.
Tiến hành: 
a. Tìm hiểu nội dung:
- GV đọc mẫu.
- Học sinh đọc thầm.
- HS đọc chú giải.
- Câu hỏi: Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
- Đoạn văn miêu tả cảnh sinh hoạt ở một dòng kinh quê hương Nam Bộ.
-HS nêu.
- GDBVMT: Để dòng kinh quê hương luôn sạch, đẹp mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm gì?
b. Luyện viết từ khó:
- Tìm trong bài những tiếng có thanh ngã.
- Khi viết những tiếng này các em cần chú ý điều gì?
- vẫn, giã, bỗng.
- HS phân tích, phân biệt giải nghĩa.
- HS nêu: thanh ngã khác thanh hỏi.
- Tìm thêm những từ khó viết trong bài.
+VD: mái xuồng, lảnh lót, giã bàng, ngưng lại
- HS đọc các từ khó, viết bảng con
c. Viết chính tả:
- GV nhắc nhở học sinh trước khi viết: ngồi đúng tư thế, viết cẩn thận.
- GV đọc từng dòng cho học sinh viết.
- HS viết bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
- HS soát bài.
d. Chấm, chữa bài:
- HS dò theo và chấm bài, chữa lỗi.
- GV đọc lại bài, chậm, nhấn mạnh những từ khó.
- HS thống kê số lỗi.
- GV chấm, chữa từ 7 – 10 bài
- HS từng cặp đổi vở soát lỗi. 
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Mục tiêu 2: Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia.
Tiến hành: 
Bài tập 2:
- Em hãy nêu của bài tập 2.
- GV : Vần này thích hợp với cả 3 ô trống.
- GV nhận xét-chốt lại kết quả đúng.
- Em hãy nêu nội dung đoạn thơ.
Bài tập 3: HS làm 2 ý.
- Em hãy nêu yêu cầu của BT 3.
- GV nhận xét.
- GV nêu đáp án( viết sẵn trên bảng phụ): 
 + Đông như kiến
 + Gan như cóc tía
 + Ngọt như mía lùi
- Em hãy nêu nhận xét cách đánh dấu thanh của các tiếng vừa điền.
- GV chốt lại:
- Quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia.
- 1 HS nêu yêu cầu của BT.
- HS làm vào bảng con: vần iêu
- HS lên bảng sửa bài.
- HS đọc đoạn thơ.
- HS nêu: Đoạn thơ miêu tả cảnh trẻ em chăn trâu.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp làm vào vở BT .
- HS nhận xét.
- HS nêu.
HS khá giỏi làm đầy đủ)
4. Củng cố:
- GV hỏi nội dung chính.
- Yêu cầu HS viết lại một số từ
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ghi nhớ cách đánh dấu thanh.
- Chuẩn bị bài : Kì diệu rừng xanh.
*Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh ta 5 tuan 7.doc