Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tiết 19 - Bài 17: Cái gì quý nhất?

Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tiết 19 - Bài 17: Cái gì quý nhất?

 I.Mục tiêu

1. Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn : lúa gạo, có lí, tranh luận, sôi nổi, lấy lại

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ nhấn giọng ở những từ làm dẫn chứng để tranh luận của từng nhân vật

- đọc diễn cảm toàn bài

 2. Hiểu các từ khó: tranh luận, phân giải

- Hiểu nội dung bài: hiểu nội dung tranh luận: cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất

 II. Đồ dùng dạy học

- tranh minh hoạ SGK

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 5942Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 5 - Tiết 19 - Bài 17: Cái gì quý nhất?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17: Cái gì quý nhất?
 I.Mục tiêu
1. Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn : lúa gạo, có lí, tranh luận, sôi nổi, lấy lại
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ nhấn giọng ở những từ làm dẫn chứng để tranh luận của từng nhân vật
- đọc diễn cảm toàn bài 
 2. Hiểu các từ khó: tranh luận, phân giải
- Hiểu nội dung bài: hiểu nội dung tranh luận: cái gì quý nhất? Hiểu rằng người lao động là quý nhất
 II. Đồ dùng dạy học
- tranh minh hoạ SGK
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời
H: Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời?
H: Em thích nhất cảnh vật nào trong bài ? vì sao?
H: Hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1.giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
 a) Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
GV chú ý sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó 
- GV đọc từ khó
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- HS nêu chú giải 
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc trong nhóm
- Gv hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu
 b) Tìm hiểu bài :
- yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
H: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
GV ghi: Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
GV; khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất
Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vài vậy người lao động là quý nhất
H: chọn tên khác cho bài văn?
 H: nội dung của bài là gì?
GV ghi bảng
 c) Luyện đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- GV hướng dẫn luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc 
- HS thi đọc 
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc bài 
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó
- HS đọc từ khó 
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS nêu chú giải 
- HS đọc trong nhóm cho nhau nghe
- HS thi đọc 
- HS đọc thầm đoạn, câu hỏi
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
+ HS nêu lí lẽ của thầy giáo
- HS nghe
+ Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, người lao động là quý nhất...
- Người lao động là quý nhất
- 1 HS đọc
- HS đọc
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm
Ngày soạn: Ngày dạy: 
 Bài 18: Đất Cà Mau
I. Mục tiêu
 1. đọc lưu loát diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
 2. Hiểu ý nghĩa bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau
 II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ bài đọc
- Bản đồ VN
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc bài cái gì quý nhất và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
GV chỉ bản đồ và giới thiệu về Đất Cà Mau 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn lần 1
-GV kết hợp sửa lỗi phát âm 
- Gọi HS tìm từ khó đọc
- GV ghi từ khó đọc và đọc mẫu 
- Gọi HS đọc 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Thi đọc trong nhóm
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu
 b) Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
H: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
+ Phũ: thô bạo dữ dội..
H: hãy đặt tên cho đoạn văn này?
GV ghi ý 1: Mưa ở Cà Mau
 H: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
H: Người Cà Mau dựng được nhà cửa như thế nào?
H: Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
GV ghi ý 2: Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
H: Người dân Cà mau có tính cách như thế nào?
H: Em đặt tên cho đoạn văn này là gì?
GV ghi ý 3: tính cách người Cà Mau
Nội dung bài là gì?
GV ghi nội dung 
 c) luyện đọc diễn cảm
- 1 HS đọc toàn bài'
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 3
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm ra cách đọc
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó
- HS đọc từ khó
- HS đọc 
- HS đọc chú giải
- HS đọc cho nhau nghe
- HS thi đọc
- HS đọc thầm bài và câu hỏi, 1 HS đọc câu hỏi cho cả lớp nghe
+ Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột , dữ dội nhưng chóng tạnh
+ Mưa ở cà Mau...
+ Cây cối mọc thành chòm, thành rặng rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt 
+ nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ đi sang nhà kiaâphỉ leo trên cầu bằng thân cây đước
+ Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
+ Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể chuyện và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
+ Tính cách người Cà Mau
+ Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- 1 HS đọc
- HS đọc trong nhóm 
- 3 HS đại diện 3 Nhóm thi đọc

Tài liệu đính kèm:

  • doct9.doc