Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 10 - Thứ học 5

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 10 - Thứ học 5

LUYỆN TẬP (Trang 58)

I.Mục tiờu:

1. Kiến thức: Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, nhân nhẩm một số thập phân với một số tròn chục tròn trăm. Giải bài toán có ba bước tính.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh say mê học toán.

II. Đồ dựng dạy - học:

- GV: Bảng phụ

- HS: Bảng con.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 10 - Thứ học 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011
Toán Tiết 57
Luyện tập (Trang 58)
I.Mục tiờu:
1. Kiến thức: Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, nhân nhẩm một số thập phân với một số tròn chục tròn trăm. Giải bài toán có ba bước tính.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
3. Thỏi độ: Giáo dục học sinh say mê học toán.
II. Đồ dựng dạy - học:
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con.
III. Cỏc hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức(1p)
2. Kiểm tra bài cũ(3p) 
Gọi HS nêu miệng cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
 + Nêu cách nhân một số thập phân với một số 
- GV nhận xét - cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trũ
TG
Nội dung
Hoạt động 1: 
- HS : Nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- GV: Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- HS: Trả lời miệng
- GV: Chữa bài nhận xét
Hoạt động 2: GV gợi ý bài tập 2
- HS: Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài
- GV: Chốt ý đúng nhận xét bài.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS 
- HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
+ CH: Bài toán cho biết gì? 
+ CH: Bài toàn hỏi gì?
+ CH: Muốn giải được bài toán này ta cần làm như thế nào?
GV: - Gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm vào vở
- GV: Thu bài chấm chữa bài nhận xét.
Hoạt động 4: 
- GV: Hướng dẫn HS lần lượt thử các trường hợp bắt đầu từ x = 0. Khi kết quả phép nhân lớn hơn 7 thì dừng lại. 
- HS: Tự làm bài tập.
- GV: nhận xét- cho điểm
(5p)
(8p)
(8p)
(8p)
Bài 1:Tính nhẩm
1,48 10 = 14,8
15,5 10 = 155
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
 7,69 12,6 12,82 
 50 80,0 40 
384,50 1008,0 512,80 
Bài 3
 Bài giải
Số Ki-lô-mét người đi xe đạp đi trong 3 giờ đầu là:
 10,8 x3 = 32,4 ( km)
Số ki-lô-mét người đi xe đạp đi trong 4 giờ sau là:
 9,52 x 4 = 38,08 ( km)
Số ki-lô-mét người đó đi tất cả là:
 32,4 + 38,08 = 70,48 ( km)
 Đáp số: 70,48 km
Bài 4:
Với x = 0 ta có: 2,5 0 = 0 < 7 
Với x = 1 ta có: 2,5 1 = 2,5 < 7
Với x = 2 ta có: 2,5 2 = 5 < 7
Với x = 3 ta có: 2,5 3 = 7,5 > 7
Vậy x = 0, x = 1, x = 2 thoả mãn điều kiện 2,5 x < 7
4. Củng cố :(1p) - HS nhắc lại nội dung bài GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dũ:(1p) - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Lịch sử Tiết 12
Vượt qua tình thế hiểm nghèo (trang 24)
I. Mục tiờu:
1. Kiến thức: Tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc" của nước ta sau cách mạng tháng Tám. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế " Nghìn cân treo sợi tóc" như thế nào?
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử
3. Thỏi độ: Giáo dục HS có ý thức học tập tốt về lịch sử Việt Nam
II. Đồ dựng dạy - học:
- GV: Các tư liệu về phong trào "Diệt giặc đói và giặc dốt".
III. Cỏc hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) Gọi HS nêu ghi nhớ của bài trước
- GV: Nhận xét - cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trũ
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- HS: Đọc SGK tìm hiểu những khó khăn của cách mạng nước ta sau khi cách mạng tháng Tám thành công.
+ CH : Sau cách mạng tháng Tám 1945 nước ta gặp khó khăn gì?
+ CH : Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì?
+ CH : ý nghĩa của việc vượt qua tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc".
 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu những khó khăn của nước ta ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công.
+ CH : Tại sao Bác Hồ gọi là "giặc đói, giặc dốt"?
+ CH : Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân làm những gì?
+ CH : Tinh thần chống giặc "dốt" của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
+ CH : Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, chính phủ đã đề ra biện pháp gì để chống giặc ngoại xâm và nội phản?
Hoạt động 4: Làm việc theo cá nhân.
- GV : Cho HS quan sát nhận xét ảnh tư liệu:
- GV: Sử dụng ảnh tư liệu để cho HS nhận xét về tội ác của bọn thực dân Pháp - Từ đó liên hệ đến việc Bác và Đảng đã chăm lo đến đời sống của nhân dân ra sao.
- GV giảng và kết luận: 
(1p)
(11p)
(10p)
(8p)
- Vì lúc này đói và dốt luôn là nỗi lo thường trực của đất nước ta. Dốt, đói làm cho nước ta không thể phát triển được thậm chí còn có thể dẫn đến mất nước. Nạn đói và dốt cũng nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm, xảy ra khắp mọi nơi trên đất nước, đi đến đâu cũng đói, nhân dân lại không biết chữ...
- Chắc chắn nước ta không thể phát triển được khi nhân dân ngu dốt, như thế chúng ta khó mà giữ được chính quyền...
- Lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm, 10 ngày nhịn ăn một bữa, thực hiện khẩu hiệu "Không một tấc đất bỏ hoang"gây quỹ độc lập", "quỹ đảm phụ quốc phòng"; " Tuần lễ vàng"
- Nạn đói và dốt cũng nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm
- Phong trào chống giặc dốt được phát động rộng khắp, trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách tới trường...
- Nhân dân ta vượt qua tình thế nguy hiểm đã làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, thể hiện lòng đoàn kết quyết tâm chiến thắng, thể hiện sức mạnh của dân tộc, ý thức bảo vệ độc lập , xây dựng đất nước. Từ đó dần tạo cho nước ta có thế và lực mạnh hơn vững bước trên con đường xây dựng đất nước.
- Tranh thủ thời gian hoà hoãn, tăng cường lực lượng...
* Đảng đã chăm lo cho cuộc sống của nhân dân và đặc biệt là thế hệ trẻ .
*Kết luận : Đảng và Bác Hồ kêu gọi nhân dân người biết thì dạy người chưa biết, người biết nhiều thì dạy người biết ít, toàn dân thi đua học tập...
4. Củng cố:(1p) - HS nhắc lại ghi nhớ của bài, GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dũ:(1p) - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:
Luyện từ và câu Tiết 24
Luyện tập về quan hệ từ (Trang 121)
I.Mục tiờu:
1. Kiến thức: Xác định được quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu cụ thể. 
2. Kỹ năng: Sử dụng đúng các từ thích hợp với các câu cụ thể. Sử dụng quan hệ từ đúng mục đích trong khi đặt câu.
3. Thỏi độ: Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Đồ dựng dạy - học:
- GV: Giấy khổ to, bút dạ. 
III. Cỏc hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát
2. Kiểm tra bài cũ:(3p) Quan hệ từ là gì? Cho ví dụ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trũ
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: GV gợi ý bài tập 1
- HS: đọc yêu cầu của bài tập 
 cả lớp đọc thầm.
- GV: Gợi ý cho HS cách làm bài.
- HS: Làm bài theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV: Kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 3: HS làm bài 2
- GV:Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- HS làm miệng nêu kết quả GV ghi bảng.
- GV: Kết luận lời giải đúng.
- GV: Nhận xét - cho điểm.
Hoạt động 4: Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- GV: Cho HS làm bài tập vào vở.
 - GV: Thu bài chấm nhận xét
Hoạt động 5: Bài tập 4
- GV: Nêu yêu cầu của bài tập 
- HS: Làm bài tập trong nhóm
- HS: Báo cáo kết quả bài làm.
- GV: Kết luận lời giải đúng và tuyên dương khen ngợi nhóm thực hiện tốt.
(1p) (7p)
(8p)
(5p)
(8p)
Bài 1: Gạch chân những từ ngữ chỉ quan hệ từ:
A cháng đeo cày, cái cày của người H.Mông to nặng, bắp cày (bằng) gỗ tốt màu đen, vòng (như) hình cái cung, ôm lấy ngực nở. Trông anh hùng dũng (như) một chàng hiệp sĩ, cổ đeo cung ra trận.
Bài 2
a) Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
b) Mà: biểu thị quan hệ tương phản.
c) Nếu... thì : biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết- kết quả.
Bài 3: Điền các cập quan hệ từ:
a) điền từ: và.
b) điền từ: ...và... ở... của..
c) điền từ :... thì...thì....
d) điền từ: ... và... nhưng...
Bài 4: Đặt câu
VD: Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.
 Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng.
 Cái áo này chất liệu bằng ni lon
4. Củng cố: (1p) - GV nhắc lại nội dung chính của bài.
5. Dặn dũ:(1p) -Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
Địa lý Tiết 12
Công nghiệp (trang 91)
I. Mục tiờu:
1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp. Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
2. Kỹ năng: - Xác định được trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
3. Thỏi độ:- Giáo dục HS yờu thớch mụn học
II. Đồ dựng dạy - học:
- GV: Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng
III. Cỏc hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ:(3p) Kiểm tra ghi nhớ của bài trước
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trũ
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2: ( Làm việc theo cặp)
- HS làm bài tập ở mục 1 SGK.
- GV: Hướng HS chơi đối đáp về sản phẩm công nghiệp.
- HS trình bày kết quả và chơi trò đối đáp về sản phẩm công nghiệp.
+ CH: Em hãy cho biết nội dung của từng hình?
- GV giảng và kết luận: 
+ CH: Ngành công nghiệp nước ta có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống và sản xuất như thế nào?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
 - GV : Kết luận: Nước ta có nhiều nghề thủ công. 
 + CH : Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
 + CH : Hãy kể tên sản phẩm từ nghề thủ công?
 - GV: Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
(1p)
(14p)
(14p)
* Các ngành công nghiệp.
VD: khai thác khoáng sản: dầu mỏ, quặng bô- xít,.. than, khí tự nhiên,...
Hoá chất: phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng,..
- Hình a) thuộc ngành công nghiệp cơ khí;
 Hình b) thuộc ngành công nghiệp điện( nhiệt điện); 
Hình c) và d) thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng
*Kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp. Sản phẩm của từng ngành công nghiệp rất đa dạng: Hình a) thuộc ngành công nghiệp cơ khí; Hình b) thuộc ngành công nghiệp điện ( nhiệt điện); Hình c) và d) thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
 - Hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, quần, áo, giày dép, cá tôm,
* Nghề thủ công.
- Vai trò: Tận dụng nguyên liệu, lao động và tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống và xuất khẩu.
- Đặc điểm: Nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp ở cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn có. Nước ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng: lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, chiếu Nga Sơn,
- Dệt thổ cẩm và làm hàng bán cho khách du lịch từ hàng dệt thổ cẩm.
- Nước ta cú nhiều nghành ...và xuất khẩu.
4. Củng cố:(1p) - HS nhăc lại bài học, GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dũ:(1p) - Về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 5.doc