Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

TOÁN-TIẾT 126 NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I.MỤC TIÊU Gúp HS:

-Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

-Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

1.Kiểm tra bi cũ

2 HS lên bảng làm lớp làm bảng con.

Tính :3 giờ 28 phút 47 giây + 4 giờ 20 phút 18 giây

 15 giờ 42 phút 46 giây _ 12 giờ 26 phút 22 giây.

Nhận xét bài bạn.Nêu cách cộng ,trừ số đo thời gian?

GV nhận xét và ghi điểm.

2. Bi mới :

 a. Giới thiệu bi: GV nêu mục tiêu bài ghi đề

b. Giảng bài mới

*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

1. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số:

Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán.

H: Bài toán cho biết gì?

H: Muốn biết người đó làm 3 sản phẩm như thế ta làm thế nào?(Ta lấy số thời gian làm một sản phẩm nhân với 3).

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai, ngày10 tháng 3 năm 2008
TOÁN-TIẾT 126 NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I.MỤC TIÊU Gúp HS:
-Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
-Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1.Kiểm tra bài cũ
2 HS lên bảng làm lớp làm bảng con.
Tính :3 giờ 28 phút 47 giây + 4 giờ 20 phút 18 giây
 15 giờ 42 phút 46 giây _ 12 giờ 26 phút 22 giây.
Nhận xét bài bạn.Nêu cách cộng ,trừ số đo thời gian? 
GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài ghi đề 
b. Giảng bài mới 
*Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
1. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số:
Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Muốn biết người đó làm 3 sản phẩm như thế ta làm thế nào?(Ta lấy số thời gian làm một sản phẩm nhân với 3).
H: Em hãy nêu phép tính tương ứng?
Tóm tắt:
1 sản phẩm: 1 giờ 10 phút
 3 sản phẩm: ?
Ta phải thực hiện phép nhân:
1 giờ 10 phút 3 = ?
Ta đặt tính và tính như sau: 1 giờ 10 phút Ta thực hiện phép nhân 
 3 từng số đo theo từng đơn vị
 3 giờ 30 phút đo với số đó.
Vậy: 1 giờ 10 phút 3 = 3 giờ 30 phút
Ví dụ 2: GV đọc đề bài toán và tóm tắt trên bảng
Tóm tắt:
 Học 1 buổi : 3 giờ 15 phút
 Học 1 tuần ( 5 buổi ) : ? 
HS nhìn tóm tắt và đọc đề bài toán.
H: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
H:Muốn biết 1 tuần học hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?
	Ta thực hiện phép nhân 3 giờ 15 phút 5 = ?
Ta đặt tính và tính như sau:
3 giờ 15 phút
 5
 15 giờ 75 phút ( 75 phút = 1 giờ 15 phút)
Vậy 3 giờ 15 phút 5 = 16 giờ 15 phút.
H: Nêu cách đo số đo thời gian với một số?
Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đợn vị hàng lớn hơn liền kề.
	HS nêu lại cách thực hiện.
2. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài? ( Tính)
HS đặt tính và thực hiện phép tính.
1 số HS lên bảng làm .Lớp nhận xét và bổ sung kết quả.
	3 giờ 12 phút 4 giờ 23 phút 12 phút 25 giây
 3 4 5
 9 giờ 36 phút 16 giờ 92 phút 60 phút 125giây 
 Hay 17 giờ 32 phút hay 62phút 5 giây 
	4,1 giờ 3,4 phút 9,5 giây
 6 4 3 
 24,6 giờ 13, 6 phút 28, 5 giây
Bài 2: HS đọc đề bài.
H: Bài toán yêu cầu tìm gì?
HS làm bài vào vở.1 HS lên bảng làm.
GV hướng dẫn HS nhận xét và chữa bài.
Tóm tắt
1 vòng: 1 phút 25 giây
 3 vòng: ? 
Giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
1 phút 25 giây 3 = 3 phút 75 giây hay 4 phút 15 giây
Đáp số: 4 phút 15 giây
3. Củng cố dặn dò:
H: Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm như thế nào ?
GV nhận xét tiết học 
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:Chia số đo thời gian cho một số.
==============================
ĐẠO ĐỨC TIẾT 26 EM YÊU HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU:Học xon g bài này HS biết:
Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường tổ chức.
Yêu hoà bình, quí trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh.
Tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.
Giấy khổ to, bút màu.Điều công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ:
: Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc ta( nhất là công cuộc bảo vệ đất nước)?
GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:GV giới thiệu bài và ghi đề 
 Cả lớp cùng hát bài:Trái đất này của chúng em, nhạc: Trương Quang Lục, thơ Định Hải.
: Bài hát nói lên điều gì?
Để trái đất mãi mãi hoà bình, tươi đẹp chúng ta cần phải làm gì?
bGiảng bài mới 	
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
-Em thấy những gì trong những bức tranh đó?
HS đọc thông tin trang 37, 38 SGK và thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
-Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở vùng có chiến tranh?
-Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
-Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình chúng ta cần phải làm gì?
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
	Cuộc sống của người dân ở vùng có chiến tranh rất khổ cực. Nhiều trẻ em phải sống trong cảnh mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế, sống bơ vơ mất nhà, mất cửa. Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm súng giết người.
	Chiến tranh đã để lại hậu quả lớn về người và của cải:
+ Cướp đi nhiều sinh mạng
+ Thành phố làng mạc bị phá hoại, tàn phá.
Để thế giới không còn chiến tranh, chúng ta phải cùng sát cánh bên nhau cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
GV nhận xét và kết luận: Chiến tranh đã gây ra nhiều đau thương, mất mát.Đã có biết bao người dân vô tội phải chết, trẻ em thất học, đói nghèo, bệnh tật Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
*Hoạt động 2:Bày tỏ thái độ.
GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1.
Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo qui ước.
GV mời một số HS giải thích lí do.
GV kết luận: Các ý kiến(a), (d) là đúng; các ý kiến (b), (c) là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
*Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK.
HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
Một số HS trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
GV kết luận: Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi người chúng ta cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân 
tộc, quốc gia khác, như các hành động, việc làm: Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.
*Hoạt động 4: Làm bài tập 3 SGK.
HS thảo luận nhóm bàn. Một nhóm làm vào phiếu khổ to dán bảng báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Em đã tham gia vào những hoạt động nào trong những hoạt động vừa nêu trên?
GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
GV gọi 2 HS đọc mục ghi nhớ SGK.
*Hoạt động nối tiếp:
Sưu tầm tranh,ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện về chủ đề Em yêu hoà bình.
Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.
==============================
TẬP ĐỌC -TIẾT 31 NGHĨA THẦY TRÒ.
I.MỤC TIÊU:
 -Biết đọc lưu lốt diễn cảm toàn bài.
 -Hiểu ác từ ngữ,câu ,đoạn trong bài,diễn biến câu chuyện.
 -Hiểu ý nghĩa của bài:Ca ngợi truyền thống tơn sư trọng đạo của nhân dân ta,nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống đĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Kiểm tra bài cũ: Cửa sơng 
 2 HS Cho học sinh đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi . 
 + Trong khổ thơ đầu ,tác giả dùng những từ ngữ nào để nĩi về nơi sơng chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy cĩ gì hay?
( Trong khổ thơ đầu ,tác giả đã dùng những từ ngữ : Là cửa nhưng khơng then ,cũng khơng khép lại bao giờ : Cách nĩi đĩ rất đặc biệt ,cửa sơng là một cái cửa khác thường .Cách nĩi của tác giả gọi là biện pháp chơi chữ )
+Theo em , khổ thơ cuối nĩi lên điều gì?(Tác giả muốn nĩi lên tấm lòng của cửa sơng khơng quên cội nguồn )
2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : 
 -Giáo viên dùng nội dung bài dẫn dắt giới thiệu bài ghi bảng. 
b.Luyện đọc :
-Một học sinh khá giỏi đọc cả bài, cả lớp đọc thầm theo trong sách giáo khoa. 
 - Giáo viên chia đoạn : 3 đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ mang ơn rất nặng.”
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “tạ ơn thầy .”
+ Đoạn 3: Phần cịn lại .
-Học sinh dùng bút đánh dấu đoạn trong sách giáo khoa.
-Cho học sinh đọc đoạn nối tiếp .
-Học sinh đọc nối tiếp ( 2 lần).
-Luyện đọc từ ngữ khĩ : tề tựu , sáng sủa ,sưởi nắng . 
- Một học sinh đọc chú giải .
- Cho học sinh đọc cả bài .
- Nhiều học sinh giải nghĩa từ trong sách giáo khoa.
Giáo viên nêu cách đọc và đọc diễn cảm tồn bài . 
-Cần đọc với giọng nhẹ nhàng ,trang trọng.
+ Lời thầy Chu nĩi với học trị : ơn tồn ,thân mật.
+Lời thầy nĩi với cụ đồ già : kính cẩn .
 c. Tìm hiểu bài :
 - Đoạn 1: 
+ Một học sinh đọc thành tiếng ,lớp đọc thầm theo.
+Các mơn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
( Đến để mừng thọ thầy ,thể hiện lòng yêu quý,lòng kính trọng thầy , người đã dạy dìu dắt họ trưởng thành.)
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trị rất tơn kính cụ giáo Chu?.
(Từ sáng sớm ,các mơn sinh đã tề tựu trước nhà thầy để mừng thọ thầy.Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý .Khi nghe thầy nĩi đi cùng với thầy “ tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng ,” họ đã đồng thanh dạ ran)
-Đoạn 2:
 + Một học sinh đọc thành tiếng ,lớp đọc thầm theo.
 + Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào ?(Thầy giáo Chu rất tơn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thưở vỡ lòng) .
 + Em hãy tìm nhưng chi tiết thể hiện tình cảm của thầy giáo Chu đối ... lên từ hạt .
==================================
Thứ sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
IMỤC TIÊU
1.Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
2.Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ viết đoạn văn.
-2 tờ giấy khổ to để viết 2 đoạn văn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra 2 học sinh: Cho học sinh làm lại bài tập 1 và bài tập 2 tiết luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
- Học sinh 1 làm bài tập 1.
- Học sinh 2làm bài tập 2.
- Giáo viên nhận xét + cho điểm.
2. Bài mới 
a.Giới thiệu bài
-Học sinh lắng nghe.
b.Luyện tập
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
-Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập + đọc đoạn văn ( Giáo viên đưa bảng phụ đã viết đoạn văn lên).
-1 học sinh đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo.
-Giáo viên giao việc :
+Các em đọc lại đoạn văn .
+Chỉ rõ người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương.
+ Chỉ rõ tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ để thay thế .
-Cho học sinh làm bài ( Giáo viên đánh thứ tự các số câu trên đoạn văn bảng phụ).
- Học sinh dùng bút chì đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn.
-1 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét , chốt lại kết quả đúng .
Các từ ngữ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương”
Câu 1: Phù Đổng Thiên Vương
Câu 2 : Tráng sĩ ấy
Câu 3: Người trai làng Phù Đổng 
Tác dụng của việc dung từ ngữ thay thế : tránh lặp lại từ ,giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn , rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
 - Lớp nhận xét. 
*HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập 2 ( cách tiến hành tương tự bài tập 1)
Chốt lại : cĩ thể thay các từ ngữ sau:
-Câu 2 : thay Triệu Thị Trinh bằng Người thiếu nữ họ Triệu.
-Câu 3: từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh. 
-Câu 4 : từ nàng thay cho Triệu Thị Trinh. 
-Câu 5 : để nguyên khơng thay.
-Câu 6: người con gái vùng núi Quan Yên thay cho Triệu Thị Trinh.
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
-1 học sinh đọc yêu cầu , lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu .
- Cho học sinh làm bài+ trình bày kết quả.
- Học sinh làm bài cá nhân .
-Một số học sinh đọc đoạn văn vừa viết .
-Giáo viên nhận xét +khen những học sinh viết đoạn văn hay.
- Lớp nhận xét.
3 Củng cố, dặn dị
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh lắng nghe.
-Dặn học sinh viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở .
-Cả lớp đọc trước nội dung tiết Luyện từ và câu ở tuần 27.
==================================
ÂM NHẠC –TIẾT 26.HỌC HÁT BÀI : EM VẪN NHỚ TRUỜNG XƯA
 (Có người dạy)
==================================
TOÁN TIẾT - TIẾT 130 VẬN TỐC
 IMỤC TIÊU Giúp HS :
Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu cá nhân lên bảng lớp làm vào nháp .GV nhận xét và ghi điểm .Yêu cầu cá nhân nêu thứ tự thực hiện các phép tính .
(3giờ 20phút +1giờ 40phút ):2
3giờ 20phút –1giờ 40phút : 4
2.Bài mới
 a.Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đề .
b.Giảng bài mới 
1. Giới thiệu khái niệm về vận tốc.
Bài toán 1: GV nêu bài toán và tóm tắt trên bảng.
 ? km
 170 km
 1
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
HS nêu cách tính GV ghi bảng
170 : 4 = 42,5 ( km)
Trung bình mỗi giờ ôtô đi được 42,5 km.
GV nói mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki- lô- mét giờ, viết tắt là 42,5 km/ giờ.
GV ghi bảng:
Vận tốc của ô tô là:
 170 : 4 = 42,5 ( km/ giờ)
 Quãng đường Thời gian vận tốc
GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc trong bài toán này là km/ giờ.
-Em hãy nêu cách tính vận tốc
Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
GV: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc là: v= s : t
GV gọi một số HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc.
 Bài toán 2:
GV nêu bài toán .
s : 60m
 t: 10 giây
 v: ? 
 H: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
HS dựa vào công thức tính vận tốc để làm bài.
Bài giải
Vận tốc chạy của người đó là:
60 : 10 = 6 ( m/ giây)
Đáp số: 6 m/ giây
*Luyện tập:
Bài 1: HS đọc đề bài
HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm
Lớp nhận xét và chữa bài trên bảng.
Bài giải:
Vận tốc của người đi xe máy là:
105 : 3 = 35 ( km/ giờ)
Đáp số: 35 km/ giờ
Bài 2: HS đọc đề bài 
HS làm bài vào vở .
1 HS làm bài vào bảng phụ dán bảng.
Lớp nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét và đánh giá.
-Đơn vị vận tốc ở bài này là gì?
Giải 
Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 ( km/ giờ) 
Đáp số: 720 km/ giờ
Bài 3: HS đọc đề bài.
H: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
GV hướng dẫn HS muốn tính vận tốc với dơn vị là m/ giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây.
HS làm bài vào vở .
1 HS lên bảng làm .GV chấm một số bài.Lớp nhận xét và chữa bài.
Giải
Đổi : 1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là:
400 : 80 = 5 ( m/ giây) 
Đáp số: 5 m/ giây
3. Củng cố dặn dò:
-Nêu công thức và cách tính vận tốc ?
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
=================================
TẬP LÀM VĂN -TIẾT 52 TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
IMỤC TIÊU
1.Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho : Bố cục ,trình tự miêu tả,quan sát và chọn lọc chi tiết ,cách diễn đạt, trình bày.
2.Nhận thức được ưu ,khuyết điểm của bạn và của mình khi được cơ chỉ rõ ;biết tham gia sửa lỗi chung ;biết tự sửa lỗi ;biết viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (tuần 25);một số lỗi điển hình học sinh mắc phải.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 3 học sinh .
- 3 học sinh lần lượt đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại.
- Giáo viên nhận xét cho điểm .
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
Hơm nay ,cơ sẽ trả bài kiểm tra viết các em đã làm ở tiết Tập làm văn tuần trước . Qua tiết học này ,các em cần rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật ,biết tự sửa lỗi mình cịn hay mắc phải . Khơng những thế tiết học cịn giúp các em biết viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
-Học sinh lắng nghe.
Nhận xét kết quả 
*Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
-Giáo viên đưa bảng phụ lên .
- 1 học sinh đọc lại 5 đề bài .
-Giáo viên nêu những luận điểm chính trong bài làm của học sinh:
+ Về nội dung
+ Về hình thức trình bày .
-Giáo viên nêu những thiếu sĩt hạn chế của học sinh:
+ Về nội dung
+ Về hình thức trình bày .
*Giáo viên thơng báo điểm số cụ thể cho học sinh
+ Chữa bài : 
*Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung
-Giáo viên trả bài cho học sinh.
-Học sinh nhận bài ,xem lại các lỗi mình đã mắc phải.
-Cho học sinh chữa lỗi.
-Một số học sinh lên bảng chữa lỗi .Học sinh cịn lại chữa lỗi trên nháp.
- Giáo viên nhận xét và chữa lại cho đúng những chỗ học sinh chữa cịn sai .
-Lớp nhận xét .
*Hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài.
-Học sinh đọc bài làm của mình , đọc lời nhận xét của thầy cơ và sửa lỗi.
-Từng cặp đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
-Giáo viên kiểm tra học sinh làm việc.
*Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay
-Giáo viên đọc những đoạn,bài văn hay của học sinh.
-Học sinh lắng nghe ,trao đổi thảo luận tìm ra cái hay,cái đáng học tập của đoạn văn ,bài văn( về nội dung ,về cách dùng từ đặt câu)
*Học sinh chọn viết lại một đoạn cho hay hơn
-Mỗi học sinh đọc lại bài của mình ,chọn đoạn văn chưa đạt viết lại cho hay hơn.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết lại.
-Giáo viên chấm một số đoạn văn của học sinh.
3.Củng cố, dặn dị: 
-Giáo viên nhận xét tiết học ,biểu dương những học sinh làm bài tốt , những học sinh chữa bài tốt trên lớp .
-Học sinh lắng nghe.
-Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về viết lại vào vở.
-Dặn học sinh về nhà đọc trước nội dung của tiết Tập làm văn tuần 27.
==============================
 SINH HOẠT LỚP –TIẾT 26.
.
I.MỤC TIÊU:
 -Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần26.
-Triển khai công việc trong tuần 27.
 -Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Sinh hoạt văn nghệ.
 2, Tiến hành :
*Sơ kết tuần 26
Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
 Ban cán sự lớp và các tổ trưởng bổ sung.
 GV nhận xét chung ,bổ sung.
 +Đạo đức :
 -Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường ,Đội phát động. 
-Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể ,làm tốt công tác vệ sing trường lớp .. 
+Học tập :
 -Học tập nghiêm túc ,biết vâng lời thầy cô ,có đầy đủ đồ dùng học tập. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập.
-Làm tốt công tác sửa bài ở nhà và củng cố kiến thức cũ vào 10 phút đầu giờ . 
-Thống kê điểm tốt chào mừng tháng Thanh niên .
+ Các hoạt động khác :
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ .
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường . 
Kế hoạch tuần 27.
 -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
 - Học chương trình tuần 27 theo thời khoá biểu.
 -Chuẩn bị tốt cho đợt hội giảng tuần tới.
Ôn tập để thi giữa học kì tốt hơn. -10 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ , đọc và làm theo báo Đội 
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường 
 -Theo dõi và giúp đỡ các bạn HSyếu. 
 -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
3.Dặn dò : : 
-Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn .Vâng lời, giúp đỡ ông bà ,cha mẹ .
 -Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thực hiện tốt việc tự học ở nhà
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26 -THAI.doc