Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 20

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 20

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Giúp học sinh vận dụng kiến thức để tính chu vi hình tròn . 2. Kĩ năng: - Rèn học sinh kỹ năng tính chu vi hình tròn nhanh, chính xác

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Bảng phụ.

+ HS: SGK, vở bài tập.

III. Các hoạt động:

 

doc 43 trang Người đăng huong21 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 20 Từ 10 tháng 01 đến 15 tháng 01 năm 2012
TOÁN LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Giúp học sinh vận dụng kiến thức để tính chu vi hình tròn . 2. Kĩ năng: - Rèn học sinh kỹ năng tính chu vi hình tròn nhanh, chính xác 
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
34’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“ Chu vi hình tròn “
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Luyện tập “.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, bút đàm. 
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên chốt.
C = r ´ 2 ´ 3,14
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên chốt lại cách tìm bán kính khi biết C (dựa vào cách tìm thành phần chưa biết).
C = r ´ 2 ´ 3,14
( 1 ) r ´ 2 ´ 3,14 = 12,56
Tìm r?
Cách tìm đường kính khi biết C.
( 2 ) d ´ 3,14 = 12,56
Bài 3:
Giáo viên chốt : 
C = d ´ 3,14
Lưu ý bánh xe lăn 1 vòng ® đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe.
Bài 4:
- Hướng dẫn HS các thao tác :
+ Tính chu vi hình tròn 
+ Tính nửa chu vi hình tròn 
+ Xác định chu vi của hình H : là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính . Từ đó tính chu vi hình H
v	Hoạt động 2: Ôn lại các qui tắc công thức hình tròn.
Phương pháp: Đàm thoại.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua, trò chơi.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Diện tích hình tròn”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài nhà .
Học sinh nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Giải – sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Học sinh giải.
Sửa bài – Nêu công thức tìm bán kính và đường kính khi biết chu vi.
r = C : 3,14 : 2
d = C : 3,14
 Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Giải – sửa bài.
Nêu công thức tìm C biết d.
Học sinh đọc đề – làm bài.
Sửa bài.
- HS nêu hướng giải bài 
- HS lên bảng giải 
- Cả lớp làm vở và nhận xét 
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nhắc lại nội dung ôn.
Hoạt động nhóm bàn.
Vài nhóm thi ghép công thức.
Rút kinh nghiệm, bổ sung :
?&@
TuÇn 20 Từ 10 tháng 01 đến 15 tháng 01 năm 2012
KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 
2. Kĩ năng: 	- Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
3. Thái độ: 	- Tự hào và có ý thức sống và làm việc theo nếp sống mới 
II. Chuẩn bị: 
+ GV : Sách báo, truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc.
+ HS : 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
15’
5’
1’
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: “ Chiếc đồng hồ “
Nội dung kiểm tra: Giáo viên gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tự kể những câu chuyện mình được nghe, được đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề tài?
Giáo viên treo sẵn bảng phụ đã viết đề bài, gạch dưới những từ ngữ học sinh nêu đúng để giúp học sinh xác định yêu cầu của đề.
Giáo viên gọi học sinh nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
Lập dàn ý câu chuyện.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý kể chuyện theo trình tự đã học.
Giới thiệu tên các chuyện.
Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Kể tự nhiên, sinh động.
v Hoạt động 2: Thực hành, kể chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ học sinh.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Chọn bạn kể hay nhất.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện vào vở.
Chuẩn bị: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”
Nhận xét tiết học. 
Hát 
1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh nêu kết quả.
Ví dụ: Gạch dưới các từ ngữ.
Kể một câu chuyện em đã được nghe và được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 
1 học sinh đọc lại toàn bộ đề bài và gợi ý cả lớp đọc thầm, suy nghĩ tên chuyện đúng đề tài, đúng yêu cầu “đã nghe, đọc”.
Nhiều học sinh nói trước lớp tên câu chuyện.
1 học sinh đọc gợi ý 2.
Nhiều học sinh nhắc lại các bước kể chuyện theo trình tự đã học.
Học sinh các nhóm kể chuyện và cùng trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
Học sinh cả lớp có thể đặt câu hỏi cho các bạn lên kể chuyện.
Ví dụ: Câu chuyện bạn kể nói đến những tấm gương nào ?
Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?
Học sinh cả lớp cùng trao đổi tranh luận.
Học tập được gì ở bạn.
Rút kinh nghiệm, bổ sung :
?&@
LỊCH SỬ BẾN TRE ĐỒNG KHỞI 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Mĩ – Diện đã ra sức tàn sát đồng bào miền Nam. Không còn con đường nào khác, đồng bào miền Nam đã đồng loạt đứng lên khởi nghĩa.
- Tiêu biểu cho phong trào đồng khời của miền Nam là cuộc đồng khởi của nhân dân Bến Tre.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng thuật lại phong trào Đồng Khởi.
3. Thái độ: - Yêu nước, tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Nam Bộ.
+ HS: Xem nội dung bài.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
17’
8’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Nước nhà bị chia cắt “.
Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
Âm mưu phá hoạt hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm như thế nào?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Bến Tre đồng khởi “.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về phong trào đồng khởi Bến Tre.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải
Giáo viên cho học sinh đọc SGK, đoạn “Từ đầu  đồng chí miền Nam.”
Giáo viên tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm đôi về nguyên nhân bùng nổ phong trào Đồng Khởi.
Giáo viên nhận xét và xác định vị trí Bến Tre trên bản đồ. 
®GV nêu ro õ: Bến Tre là điển hình của phong trào Đồng Khởi.
Tổ chức hoạt động nhóm bàn tường thuật lại cuộc khởi nghĩa ở Bến Tre.
® Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi.
Mục tiêu: Học sinh nắm ý nghĩa của phong trào Đồng khởi.
Phương pháp: Hỏi đáp.
Hãy nêu ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
Phong trào đồng khởi đã mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù.
® Rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não, hỏi đáp.
Vì sao nhân dân ta đứng lên đồng khởi?
Ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc.
Học sinh trao đổi theo nhóm.
® 1 số nhóm phát biểu.
Học sinh thảo luận nhóm bàn.
® Bắt thăm thuật lại phong trào ở Bến Tre.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh đọc lại (3 em).
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Rút kinh nghiệm, bổ sung :
?&@
ĐỊA LÍ CHÂU ÂU 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Dựa vào lược đồ, bản đồ nhận biết vị trí, giới hạn Châu Âu, nắm tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở Châu Âu.
2. Kĩ năng: 	- Mô tả những đặc điểm trên lược đồ, bản đồ.
- Nhận xét cảnh quan thiên nhiên Châu Âu.
- Nhận biết đặc điểm dân cư và ngành sản xuất chủ yếu của Châu Âu.
3. Thái độ: 	- Giáo dục lòng say mê tìm hiểu địa lí.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bản đồ thế giới, quả địa cầu, bản đồ tự nhiên Châu Âu, bản đồ các nước Châu Âu.
+ HS: 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
34’
10’
10’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Các nước láng giềng của Việt Nam ”.
Đánh giá, nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Một số nước ở châu Á.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Vị trí địa lí , giới hạn.
Phương pháp: Nghiên cứu bảng số liệu, hỏi đáp.
- GV yêu cầu HS so sánh diện tích của châu Aâu và châu Á
Kết luận : Châu Aâu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương 
v	Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan.
Bổ sung: Mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều khu thể thao mùa đông trên các dãy núi của Châu Âu.
v	Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở Châu Âu.
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát.
Thông báo đặc điểm dân cư Châu Âu.
Bổ sung: 
	  Điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
	  Các sản phẩm nổi tiếng.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua
Nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Một số nước ở Châu Âu”. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận  ... nghiệm, bổ sung :
?&@
TuÇn 20 Từ 10 tháng 01 đến 15 tháng 01 năm 2012
ĐẠO ĐỨC EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu:
- Mọi người cần phải yêu quê hương 
2. Kĩ năng:- Học sinh có những hành vi, việc làm thích
 hợp để tham gia xây dựng quê hương.
3. Thái độ: 	- Yêu mến, tự hào về quê hương mình.
- Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây 
dựng và bảo vệ quê hương 
II. Chuẩn bị
GV: Điều 13, 12, 17 – Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
 Một số tranh minh hoạ cho truyện “Cây đa làng em”.
HS: 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“Hợp tác với những người xung quanh “
Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Em yêu quê hương “(tiết 1).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Cây đa làng em”.
Giới thiệu 
Cây đa mang lại lợi ích gì gho dân làng?
Tại sao bạn Hà quyết định góp tiền để cứu cây đa?
Trẻ em có quyền tham gia vào những công việc xây dựng quê hương không?
Þ Kết luận:
· Cây đa mang lại bóng mát, vẻ đẹp cho làng, đã gắn bó với dân làng qua nhiều thế hệ. Cây đa là một trong những di sản của làng. Dân làng rất quí trọng cây đa cổ thụ nên gọi là “ông đa”.
· Cây đa vị mối, mục nên cần được cứu chữa. Hà cũng yêu quí cây đa, nên góp tiền để cứu cây đa quê hương.
· Chúng ta cần yêu quê hương mình và cần có những việc làm thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
· Tham gia xây dựng quê hương còn là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân mỗi trẻ em.
v Hoạt động 2: làm bài tập 3
® Kết luận: 
	  Các việc b, d là những việc làm có ích cho quê hương.
	  Các việc a, c là chưa có ý thức xây dựng quê hương.
v	Hoạt động 3: Làm bài tập 1
Nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một quê hương. Quê hương theo nghĩa rộng nhất là đất nước. Tổ quốc Việt Nam ta. Chúng ta tự hào là người Việt Nam, được mang quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phâỉ tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của mình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
v	Hoạt động 4: Củng cố
Học sinh làm bài tập 2/ SGK.
Kết luận:
	  Các ý kiến a, b là đúng.
	  Các ý kiến c, d chưa đúng.
Đọc ghi nhớ SGK.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh nêu.
Bổ sung.
Hoạt động nhóm bốn, lớp.
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh kể lại truyện.
Thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Hoạt động nhóm 4.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày.
Lớp bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
Một số học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Làm bài tập cá nhân.
Học sinh giơ tay và giải thích lí do: Vì sao tán thành? Vì sao không tán thành? Vì sao lưỡng lự?
Lớp trao đổi.
2 học sinh đọc.
Rút kinh nghiệm, bổ sung :
 LỊCH SỬ
ÔN TẬP : CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC ( 1945-1954)
I . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - HS nhớ lại những sự kiện tiêu biểu từ 1945- 1954, lập được bản tổng kết 
 đơn giản , thống kê các tư liệu 
2. Kĩ năng : - Nêu được các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1945-1954 
3. Thái độ : - Tự hào dân tộc, yêu quý và giữ gìn quê hương 
II. Chuẩn bị: 
+ GV: + Quả địa cầu va øbản đồ các nước Châu Á.
+ HS: + Sưu tầm tranh ảnh 1 số đặc điểm của người dân Châu Á.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “ÙChiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”
- Nêu diễn biến của chiến thắng Điện Biên Phủ 
- Chiến thắng ĐBP có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
- Nhận xét bài cũ
3. Giới thiệu bài mới: “Oân tập : Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Oân tập 
Mục tiêu : Củng cố kiến thức trong giai đoạn 1945-1946
Phương pháp: Luyện tập , hỏi đáp , thuyết trình , giảng giải
- Phát phiếu học tập có nội dung sau:
Câu 1 :
+ Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám được diễn tả bằng cụm từ nào ? 
+ Hãy kể tên 3 loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối 1945
- GV chốt ý 
Câu 2 : 
- Gv treo bảng câu thơ :
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
+ Em hãy cho biết : Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào ?
- GV chốt ý 
Câu 3 : 
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM đã khẳng định điều gì ?
+ Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã học ở lớp 4)?
Câu 4 : 
+ Hãy thống kê một số sự kiện mà m em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 
- GV nhận xét , đánh giá 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Nước nhà bị chia cắt” 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
- HS trả lời 
Hoạt động nhóm đôi , lớp.
- “Nghìn cân treo sợi tóc”
- HS trình bày theo dạng sơ đồ :
Giặc đói
Giặc dốt
Ngoại xâm
Hoạt động nhóm
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện trình 
- Cả lớp nhận xét và bổ sung 
- HS nêu 
- HS hoạt động nhóm 4 
- Đại diện trình bày các sự kiện diễn ra trong thời gian 9 năm 
- Các nhóm khác bổ sung 
Rút kinh nghiệm, bổ sung :
?&@
ĐỊA LÍ
CHÂU Á (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: + Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ý nghĩa (ích lợi) của những hoạt động này 
2. Kĩ năng: 	 + Dựa vào lược đồ, bản đồ nhận biết được sự phân bố một số hoạt động 
 sản xuất của người dân châu A
3. Thái độ: 	+ Bồi dưỡng lòng say mê học hỏi kiến thức môn Địa lí.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: + Quả địa cầu va øbản đồ các nước Châu Á.
+ HS: + Sưu tầm tranh ảnh 1 số đặc điểm của người dân Châu Á.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
38’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Châu Á“
3. Giới thiệu bài mới: “Châu A Ù(tt)”
4. Phát triển các hoạt động: 
3. Cư dân châu Á
v	Hoạt động 1: (làm việc nhóm đôi)
Phương pháp: Thảo luận nhóm, nghiên cứu bản số liệu 
 * Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS :
+ Hãy so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác ?
+ Em có nhận xét gì về dân số của châu Á ?
- GV chốt : Châu Á có số dân rất đông , cần phải giảm mức độ gia tăng dân số để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân 
 * Bước 2 : 
- GV nêu vấn đề :
+ Người dân châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc gì ?
+ Địa bàn cư trú của họ chủ yếu ở đâu ?
Kết luận : Châu Á có số dân đông nhất thế giời . Phần lớn dân cư châu Á da vàng , họ sống tập trung đông đúc ở đồng bằng châu thổ .
4. Hoạt động kinh tế 
v	Hoạt động 2: ( làm việc theo nhóm)
Phương pháp : Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình 
 * Bước 1 : 
 * Bước 2 : 
+ Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân châu Á là gì ?
+ Hãy nêu tên một số ngành sản xuất ở châu Á 
* Bước 3 :
+ Hãy tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ 
* Bước 4 :
- GV có thể bổ sung thêm một số hoạt động khác : trồng cây công nghiệp như chè, cà phê ,  hoặc chăn nuôi và chế biến thủy sản , hải sản , 
Kết luận : Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì , thịt , trứng , sữa . Một số nước phát triển ngành công nghiệp : khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô , 
5. Khu vực Đông Nam Á 
v	Hoạt động 3: 
Phương pháp: Quan sát , thảo luận , thuyết trình 
 * Bước 1 : 
-Lưu ý : Khu vực Đông Nam Á có xích đạo chạy qua
+ Khí hậu ở châu Á có gì đặc biệt ? 
+ Loại rừng chủ yếu ở châu Á là gì ?
 * Bước 2 : 
- GV yêu cầu HS nhận xét về địa hình của châu Á 
- GV nhận xét và bổ sung 
 * Bước 3 :
- Yêu cầu HS liên hệ với các hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của VN
- GV giới thiệu Xin-ga-polà nước có kinh tế phát triển 
Kết luận : Khu vực Động Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm . Người dân trồng nhiều lúa gạo , cây công nghiệp, khai thác khoáng sản 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Các nước láng giềng của Việt Nam” 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Hoạt động nhóm đôi , lớp.
+ Làm việc với hình 4 và với các câu hỏi trong SGK :
+ So sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác 
- HS nêu
-  đông nhất thế giới
- HS đọc mục 3 / SGK
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc, kết hợp quan sát hình 4 để thấy rõ màu da , cách ăn mặc
- HS quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á
-Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp 
- Nông nghiệp
- trồng bông , trồng lúa mì , lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ , sản xuất ô tô 
- HS hoạt động nhóm 4 với hình 5
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
+ HS quan sát hình 5, sử dụng chú giải để nhận biết các kí hiệu về các hoạt động sản xuất 
+ HS đọc tên các kí hiệu được ghi trên lược đồ 
Hoạt động cá nhân lớp.
- HS sử dụng H3 ờ bài 17 và H5 ở bài 18 để xác định lại vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á 
- Nóng 
- Rừng rậm nhiệt đới 
- núi là chủ yếu, có độ cao trung bình; đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển 
Rút kinh nghiệm, bổ sung :
?&@

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an l5 tuan 20(1).doc