Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 59

 Bài: MỘT VỤ ĐẮM TÀU

 (Luyện đọc lại )

I/ MỤC TIÊU:

-Biết đọc diễn cảm bài văn.

-Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, và đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

- Giáo dục cho HS biết mình là con trai thì: bảo vệ, giúp đở, yêu quí, xung phong làm việc khó, nguy hiểm giúp các bạn nữ.

II- CHUẨN BỊ

GV: Bài dạy, sgk.

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 30 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2013
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 59
 Bài: MỘT VỤ ĐẮM TÀU
 (Luyện đọc lại ) 
I/ MỤC TIÊU:
-Biết đọc diễn cảm bài văn.
-Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, và đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- Giáo dục cho HS biết mình là con trai thì: bảo vệ, giúp đở, yêu quí, xung phong làm việc khó, nguy hiểm giúp các bạn nữ.
II- CHUẨN BỊ
GV: Bài dạy, sgk.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG ÏCỦA HS
1 - Kiểm tra bài cũ (6phút): Gọi 2 em Đọc bài: Con gái và nêu nội dung bài.
+Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?
 -GV Nhận xét, ghi điểm 
2- Bài mới (30phút): Giới thiệu lại bài: 
-Tranh minh hoạ trong bài tập đọc vẽ cảnh gì? (Bức tranh vẽ cảnh một cơn bão dữ dội trên biển, làm một con tàu bị chìm. Hai người bạn đang nức nở giơ tay vĩnh biệt nhau.) Bài: Một vụ đắm tàu.(ghi bảng)
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc 
•-1HS đọc toàn bài.
* Đọc toàn bài với giọng kể chuyện, diễn cảm.
 -Bài chia làm mấy đoạn?
GV hướng dẫn đọc lại từng đoạn:
+Đoạn 1 : Giọng đọc thong thả tâm tình.
+Đoạn 2 : Nhanh hơn, căng thẳng ở những câu tả, kể : một con sóng lớn ập đến, Ma-ri-ô bị thương, Giu-li ét-ta, hoảng hốt chạy lại.
+Đoạn 3 : Gấp gáp, căng thẳng, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả : khủng khiếp, phá thủng. Đọc nhỏ, thấp giọng ở câu : hai tiếng đồng hồ trôi qua . . . con tàu chìm dần
+Đoạn 4 : Giọng hồi hộp, nhấn giọng những từ miêu tả : ôm chặt, khiếp sợ, sững sờ, tuyệt vọng . . . Đọc cao giọng những tiếng kêu : Còn chỗ cho một đứa bé. Đứa nhỏ thôi ! nặng lắm rồi.
+Đoạn 5 : Lời Ma-ri-ô hét to : Giu-li-ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ . 
-Hai câu kết cuối bài: đọc với giọng trầm lắng, giọng bi thảm của Giu-li-ét-ta khi vĩnh biệt bạn nức nở, nghẹn ngào.
- 5HS đọc nối tiếp. 
- Từ luyện đọc: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.(và các từ khác nếu có - Gv ghi bảng)
- 5HS đọc nối tiếp. 
+ HS đọc phần Chú giải.
+Giảng từ khó: (nếu HS không hiểu)
- 5HS đọc nối tiếp. -GV: nhận xét 
* GV đọc mẫu.(Tác giả: A-mi-xi ) 
HĐ2: GV nhắc qua lại nội dung của từng đoạn
 H: Bài học giúp em hiểu rõ đức tính của 2 bạn ra sao? (ý nghĩa câu chuyện) 
*GV: Ma-ri-ô thể hiện rõ tính cách điển hình của nam giới; Giu-li-ét-ta mang những nét tính cách điển hình của phụ nữ. GD: Là HS, ngay từ nhỏ, các em cần có ý thức rèn luyện, là nam- phải trở thành một nam giới mạnh mẽ, cao thượng; là nữ- phải trở thành một phụ nữ dịu dàng, nhân hậu, sẵn lòng giúp đở mọi người.
- Em thích đoạn nào? Vì sao?
HĐ3: Đọc diễn cảm
- Gọi 5HS nối tiếp 
+ GV: Treo bảng phụ và Hướng dẫn: đọc nhấn mạnh, ngắt hơi, đọc diễn cảm: có dấu cảm, dấu chấm lửng.
+ HS luyện đọc thầm theo cặp(1phút)
+Phân HS luyện đọc theo vai: 4 bạn.
 -Người dẫn chuyện.
 -Người cứu hộ trên xuồng.
 - Ma-ri-ô
 -Giu-li-et-ta.
Nhận xét, cho điểm, tuyên dương.
- HS đọc bài: Con gái, nêu nội dung bài.
-Giúp mẹ nhiều công việc, Mơ còn cứu bạn Hoan ngã dưới ngòi nước).
 -Sgk/ 108.
 + HS trả lời.
* HS luyện đọc. 
-HS đọc toàn bài.
- HS nêu lại các đoạn:
+ Đoạn 1: Trên chiếc tàu thuỷ sống với họ hàng.
+ Đoạn 2: Đêm xuống băng cho bạn.
+ Đoạn 3: Cơn bão dữ dội thật hỗn loạn.
+Đoạn4 : Ma-ri-ô thẫn thờ, tuyệt vọng.
+Đoạn 5 : Một ý nghĩ vụt đến “ Vĩnh biệt Ma-ri-ô”
HS nghe
-5HS đọc.
-Luyện đọc tên riêng của người và địa danh nước ngoài.
-5HS đọc.
- 1 HS đọc chú giải .
-5HS đọc.
- HS nghe.
* Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
+Đoạn4 + đoạn 5(từ: chiếc xuồng.hết)
* Đọc diễn cảm
- 5HS đọc nối tiếp nhau. 
 ( Thể hiện tình bạn cao thượng của Ma-ri-ô đã nhường sự sống của mình cho bạn)
- Vài HS đọc
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc 
+HS thi đọc diễn cảm.
-HS đọc thi đua .
• 3-Củng cố, dặn dò(3phút): tóm tắt nội dung: Câu chuyện ca Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, và đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
 - Dặn dò HS về nhà đọc bài, xem trước bài: Tà áo dài Việt Nam
 -HS ghi bài; đọc lại nội dung-- Nhận xét tiết học. 	 
---------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2	 KHOA HỌC - Tiết 59
Bài: SỰ SINH SẢN CỦA THÚ.
I/ MỤC TIÊU: 
-Biết thú là động vật đẻ con.
-GD: yêu quí động thực vật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình trang 120, 121 SGK.
- Phiếu học tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(5phút) : Gọi 2 em : 
HS1: Hãy mô tả sự phát triển của phôi thai của gà trong quả trứng theo hình minh họa 2 trang 118
HS2: Em có nhận xét gì về chim về chim non mới ra nở ?
GV nhận xét ghi điểm
2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Quan sát.
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
-quan sát các hình 1, 2 trang 120 SGK; 
-H: Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu.
- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con trong bụng mẹ?
-H: Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
-H: So sánh sự sinh sản của thú và chim, bạn có nhận xét gì?
- GV nhận xét: - Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự kiếm ăn.
*GDBVcác loài thú.
HĐ2: Làm việc với phiếu học tập.
GV cho HS làm việc theo nhóm.
 - Phiếu học tập.
Hoàn thành bảng sau:
- GV cho các nhóm thi đua, nhóm nào điền được nhiều tên động vật và điền đúng là thắng cuộc.- GV tuyên dương 
- HS mô tả sự phát triển của phôi thai của gà trong quả trứng theo hình minh họa 2 trang 118.
- HS nêu.
+ Sgk/ 
* Quan sát.
- HS thảo luận nhóm đôi – Quan sát các hình 1, 2 trang 120 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.
-hình dạng thú con có hình dạng giống mẹ
- Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:
+ Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con.
* Làm việc với phiếu học tập.
- HS thảo luận nhóm 4.
+ nhóm nào điền được nhiều tên con vật và điền đúng .
Số con trong một lứa
Tên động vật
 Thông thường chỉ đẻ 1 con (không kể trường hợp đặc biệt).
Trâu, bò, ngựa, hươu. nai, hoẵng, voi, khỉ,..
 2 con trở lên.
Hổ, sư tử, chó, mèo, lợn, chuột,....
3- Nhận xét dặn dò(3phút): HS nêu bài học. GD yêu quí động vật.
- GV nhận xét tiết học , dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3	 ĐẠO ĐỨC - Tiết 30
Bài: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( Tiết 1) 
I/ MỤC TIÊU: HS có: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
-Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
-GD: Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên 
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Tranh, ảnh , về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than, dầu mỏ, rừng cây.)Sgk, hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên(nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Ổn định lớp.
2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài - Ghi đề bài lên bảng
HĐ1: Tìm hiểu thông tin trang 44 SGK
- GV yêu cầu hS đọc thông tin trang 44 
 - GV giới thiệu thêm thông tin qua một số tranh ảnh, HS thảoluận nhóm 
H: Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và cho mọi người ?
H: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?
- GV nhận xét bổ sung.
- GV cho HS đọc phần bài học SGK
*GDBVMT: Có ý thưc BVMT tài nguyên thiên nhiên
HĐ2: Làm bài tập 1 SGK 
- Gv cho HS thảo luận nhóm đôi 
-Đọc yêu cầu BT1 ở Sgk.
- GV nhận xét chung.
*GDBVMT: Có ý thưc BVMT tài nguyên thiên nhiên
HĐ3: Bày tỏ thái độ ( bài tập 3 SGK )
- Gv cho HS thảo luận nhóm 
- GV nhận xét chung
* Hoạt động tiếp nối:
- GV cho HS tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc địa phương
*GDBVMT: Có ý thưc BVMT tài nguyên thiên nhiên
-Sgk/ 
* Tìm hiểu thông tin trang 44 SGK
- Cả lớp quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm 
+Tài nguyên thiên nhiên do thiên nhiên ban tặng , có ích lợi cho cuộc sống con người, con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất , phát triển kinh tế .
+ Chúng ta sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hợp lí, để bảo vệ nguồn nước, không khí
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 4 em đọc 
* Làm bài tập 1 SGK 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
+ Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê , còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên . Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống cho mọi người , không chỉ thế hệ hôm nay mà còn cả thế hệ mai sau
* Bày tỏ thái độ ( bài tập 3 SGK )
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
+ Ý kiến (b) , (c) là đúng
+ Ý kiến (a) là sai
Hoạt động tiếp nối.
- HS về nhà tìm hiểu theo chủ đề 
 3- Nhận xét dặn dò(3phút): HS đọc lại ghi nhớ, GD HS biết yêu quí và bảo vệ môi trường, như giữ vệ sinh, vứt rác bừa bãi.
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học
..
Tiết 4	 TOÁN - Tiết 146
Bài: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH 
I/ MỤC TIÊU:Biết:
-Quan hệ giữa các đơn  ... ệm cách mạng tháng 10 nga).
+ Nhà máy được xây dựng trên Sông đà, tại xã Hoà bình (yêu cầu HS chỉ trên bản đồ).
+ Sau 15 năm thì hoàn thành(từ năm 1979 đến năm 1994). nhưng có thể nói là sau 23 năm, từ năm 1971 đến năm 1994, tức là lâu dài hơn cuộc chiến tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
+ Suốt ngày đêm có 35 000 người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn (trong đó có 800 kĩ sư, công nhân bậc cao của Liên xô).
* Làm việc theo nhóm:
- HS đọc SGK, học nhóm 4.
+ Tình thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng.
* Làm việc cá nhân và cả lớp
- HS đọc SGK, phiếu học tập.
 + Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc bộ(chỉ bản đồ, nếu có thời gian, trình bày về những cơn lũ khủng khiếp ở đồng bằng Bắc Bộ).
+ Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến đồng bằng, từ nông thôn thến thành phố, phục vụ cho đời sống và sản xuất.
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này (lưu ý tinh thần lao động của kĩ sư, công nhân).
- HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước đã và đang được xây dựng. (Sơn la), 
3- Nhận xét dặn dò(3phút) : HS nêu bài học. Nêu bài học.
 - GD HS biết yêu quí các công trình của đất nước.
 - Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học.
.
Tiết 4	 TOÁN- Tiết 150
Bài: PHÉP CỘNG.
I/ MỤC TIÊU:
-Biết cộng các số tự nhiên , các số thập phân , phân số, và ứng dụng trong giải toán.
-GD HS biết ứng dụng trong tính nhanh trong thực tiễn.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Sgk, vở BT, bảng nhóm.
 III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ (5phút) : Gọi 2 em lên bảng, 
- GV nhận xét ghi điểm
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Ôn tập phép cộng và các tính chất của phép cộng:
- GV viết phép tính a + b = c lên bảng 
H: a + b gọi là gì? C là gì ?
H: Hãy nêu tính chất giao hoán của phép cộng 
H: Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng ?
 H: Hãy lấy một số bất kì cộng với số 0 , nêu nhận xét .
H: Hãy nêu công thức.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài1: Gọi 1 em đọc đề bài.
- GV cho HS làm bài nhóm đôi.
- GV nhận xét chữa bài- ghi điểm cho HS
- GV nhận xét chung và chốt lại.
Bài 2: Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Hãy nhận xét số hạng ở tổng đã cho, xem có thể sử dụng tính chất nào của phép cộng để cộng nhanh , kết quả chính xác ?
- GV cho HS làm bài vào vở- gọi lần lượt HS làm bảng.
- GV chữa bài ghi điểm cho HS .
- Nhắc lại cách tính và tính chất đã sử dụng?
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề bài.
- GV cho HS làm bài nhóm đôi.
- Yêu cầu HS giải thích cách tính ?
- GV nhận xét chung.
Bài4 : Gọi 1 em đọc đề bài.
- Gv yêu cầu HS đọc đề tự giải bài.
- HS nhận xét bổ sung.
- GV chữa bài trên bảng nhận xét chung.
-2 HS làm bài tập 2 phần c,d.
+Sgk/ 158
* Ôn tập phép cộng và các tính chất của phép cộng:
- a, b là số hạng , c là tổng của a và b 
- HS nêu a + b = b + a 
- HS nêu ( a + b ) + c = a + ( b + c )
- Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.
- a + 0 = 0 + a
* HS luyện tập
Bài1: 1 em đọc đề bài.
- 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
a. 889972 d. 926, 83
 + 96308 + 549,67
 986280 1476,50
b. +
c. 
Bài 2: 1 em đọc đề bài.
- Sử dụng tính chất kết hợp cho phần a, tính chất giao hoán và kết hợp cho phần b.
- HS nối tiếp nhau làm bảng lớp làm bài vào vở.
a. ( 689 + 875 ) + 125 = 689 + ( 875 + 125)
 = 689 + 1000
 = 1689
b. (
c. 5,87 + 28,69+ 4,13 = 5,78 + 4,13 + 28,69
 = 10 + 28,69 = 38,69
- HS nối tiếp nhau nêu.
Bài 3: 1 em đọc đề bài.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Không thực hiện phép tính , nêu dự đoán kết quả tìm x 
a. x = 0
b. x = 0	
- Vì x + 9,68 = 9,68 thì x = 9,68 – 9,68 = 0. Cả hai cách đề đúng , nhưng cách dự đoán bằng sử dụng tính chất của phép cộng với 0 nhanh gọn nhất.
- Cả lớp nhận xét bổ sung. 
Bài4 : 1 em đọc đề bài.
- 1 em làm bảng lớp làm vở.
Bài giải:
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy là:
 ( thể tích của bể )
 = 50 %
 Đáp số : 50 %
	3- Củng cố, dặn dò(3phút): HS nêu cách cộng các số thập phân, phân số, .
- Dặn HS về nhà học bài - chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học.
......................................................
Tiết 5	 KHOA HỌC - Tiết 60
Bài: SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ.
I / MỤC TIÊU: 
-Nêu được ví dụ về sự nuôi con và dạy con của một số loài thú(hổ, hươu)
-GD: Biết yêu quí động vật, thú vật. Biết bảo vệ chúng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Thông tin và hình ảnh trang 122, 123 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 2 em 
HS1: Thú sinh sản như thế nào ? Thú nuôi con như thế nào ?
HS2: Sự sinh sản của thú khác sự sinh sản của chim thế nào ?
- GV nhận xét ghi điểm.
2-Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Quan sát và thảo luận.
+Cả lớp đọc thông tin Sgk.
- GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
- Yêu cầu các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ: đọc thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hổ.
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn. (Các nhóm có thể tập đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi).
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
- Yêu cầu các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu: trang 123 SGK.
+ Hươu ăn gì để sống?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+ Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? 
*GDBV: biết BV động vật, không săn bắn bừa bãi.
- GV nhận xét chung.
HĐ2:Trò chơi "Thú săn mồi và con mồi".
- Tổ chức chơi:- GV phổ biến luật chơi
+ Một nhóm tìm hiểu về hổ(nhóm 1) sẽ chơi với nhóm tìm hiểu về hươu (nhóm 2): Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con. Trong khi hai nhóm này chơi thì hai nhóm kia là quan sát viên.
+ Đối với hai nhóm còn lại cũng có thể tổ chức tương tự như vậy.
- Cách chơi: trong hoạt động 1, các nhóm đều đã học về cách "Săn mồi" ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu.
- GV nhận xét.
-Nêu bài học ở Sgk/
-HS trả lời.
-Sgk/ 
* Quan sát và thảo luận.
HS Làm việc theo nhóm.
- Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ / trang 122 SGK:
- Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu: / trang 123 SGK.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả 
Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi:
Hình 1a: Cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
Hình 1b: Cảnh hổ con nằm phục xuống đất trong đám cỏ lau (theo dấu hiệu của hổ mẹ), cách con mồi một khoảng nhất định để quan sát hổ mẹ săn mồi như thế nào.
GV có thể giảng thêm cho HS: Thời gian đầu, hổ con chỉ đi theo và từ nơi ẩn nấp theo dõi cách săn mồi của hổ mẹ.
Giải thích lí do khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy:
Chạy là cách tự vệ tôt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù (hổ, báo), không để kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt.
* Trò chơi "Thú săn mồi và con mồi".
- HS chú ý lắng nghe.
- HS dựa vòa kiến thức đã học ở phần 1 để chơi.
- Địa điểm chơi: Có thể cho HS kê lại bàn ghế để chơi trong lớp hoặc cho các em ra sân chơi. Điều quan trọng là những động tác các em bắt chước, chứ không yêu cầu các e phải có không gian rộng để "thú săn mồi" đuổi bắt "con mồi" như thật.
- Các nhóm nhận xét.
3- Nhận xét dặn dò(3phút): HS đọc nội dung bạn cần biết. GD biết yêu quí động vật.
- GV nhận xét tiết học , dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ia Glai, ngày 2 tháng 4 năm 2013
	 Tổ trưởng
	 Vũ Thị ThúyTiết 5 - Thứ 6 (ngày 5/4)
 SINH HOẠT TUẦN 30.
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần. 
- Có kế hoạch trong tuần tới tuần 31.
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
* Ưu điểm:
 - HS tham gia các hoạt động của Đội, trường, lớp; tác phong, lễ phép, biết đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy của nhà trường. 
- Làm tốt hoạt động học tập, như chuyên cần, vệ sinh, an toàn giao thông. 
- Chăm sóc, tưới cây xanh, làm Vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ tốt cơ sở vật chất. 
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, SH sao nhi, học nhóm đôi bạn cùng tiến. 
*Tồn tại: Một số HS đi học không chuyên cần, là người dân tộc thiểu số, không học bài, không làm bài trước khi đến lớp, trang phục chưa tốt.	
III/ - Kế hoạch tuần 31.
- Duy trì nề nếp lớp, thực hiện nội qui nhà trường, an toàn giao thông. 
-Duy trì sĩ số, Sinh hoạt đội, Bảo vệ cơ sở vật chất, vệ sinh, tưới cây xanh.
-Tiếp tục phụ đạo HS yếu. Thực hiện tốt công tác học tập, chuyên cần. 
-Tham gia sinh hoạt đội đúng lịch, SH sao đầy đủ. 
-Tham gia dự thi CLB ; hoạt động của nhà trường; tìm hiểu ngày 30/4 và ngày 1/5.
 ---------------------------b & a---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30-5.doc