Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 2

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 2

I/ Mục tiêu.

- Học sinh biết đọc đúng một văn bản khoa học có bảng thống kê.

- Đọc đúng một số từ ngữ, thể hiện tình cảm qua bài đọc.

- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, biết lập bảng thống kê.

II/ Đồ dùng dạy học.

 - Giáo viên: bảng phụ.

 - Học sinh: sách, vở.

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Chu Đình Thường - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 . Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009.
TIẾNG VIỆT (ôn)
 Luyện đọc: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN.
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết đọc đúng một văn bản khoa học có bảng thống kê.
- Đọc đúng một số từ ngữ, thể hiện tình cảm qua bài đọc. 
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, biết lập bảng thống kê.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Đọc và nêu nội dung bài.
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.(1’)
2) Tìm hiểu bài.(10’)
- GV yêu cầu hs đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi sgk rút ra nội dung chính của bài.
- GV ghi nội dung chính lên bảng gọi hs đọc nhiều lần.
c) Đọc diễn cảm.(18’)
- Gọi 3 hs nối tiếp đọc lại bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc, cách ngắt nghỉ của 3 bạn
- Cho hs nêu cách đọc cho phù hợp.
- GV treo bảng phụ nội dung đoạn luyện đọc
- HD hs luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho hs thi đọc
- Nhận xét cho điểm.
3) Củng cố - dặn dò.(1’)
+ Nêu nội dung bài.
- GV tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
- 2 hs thực hiện.
- Nhận xét .
- Lớp đọc thầm
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung,
+ Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời
- Đọc nối tiếp.
- HS nghe.
- 3 hs nêu, nhận xét.
- HS luyện đọc theo cặp
- 2-3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét.
- Một số hs nêu.
- Chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT.
§2: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tiết 2).
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết đính khuy 2 lỗ
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
- Rèn kĩ năng đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Giáo dục ý thức học và rèn luyện tính cẩn thận cho hs, áp dụng vào thực tế cuộc sống.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: trực quan, vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu.
 - Học sinh: vải , bộ đồ dùng khâu thêu, khuy hai lỗ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Khởi động.(2’)
2/ Bài mới.(33’)
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
a)Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
- Cho hs nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
- GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ.
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1
- Cho hs thực hành và nêu yêu cầu cần đạt được trong tiết học để hs thực hiện.
- GV quan sát uốn nắn cho những hs thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật hoặc hướng dẫn thêm cho những hs còn lúng túng.
b) Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Gọi hs nêu các yêu cầu của sản phẩm
- GV ghi bảng các yêu cầu của sản phẩm.
+ A+: hoàn thành sớm, đúng kĩ thuật, chắc chắn và vượt mức quy định.
+ A: đúng thời gian, đúng kĩ thuật.
+ B: Chưa hoàn thành.
3/ Củng cố dặn dò.(1’)
+ Nêu quy trình đính khuy hai lỗ? Việc đính khuy được ứng dụng vào sản phẩn nào trong thực tế?
- Tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát: Em yêu trường em.
- 4 hs nhắc lại, nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- HS thực hiện kiểm tra của GV
- HS thực hành đính khuy hai lỗ trên vải.
- Trưng bày sản phẩm.
- Một số hs nêu.
- Một số hs trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Chuẩn bị bài sau: Thêu dấu nhân.
TOÁN (ôn)
LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ THẬP PHÂN.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS củng cố về:
- Viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
- Rèn kĩ năng chuyển phân số thành phân số thập phân.
- Học sinh biết vận dụng làm các bài tập có liên quan.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ.
+ Phân số thập phân là phân số như thế nào?
- Nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
b) Luyện tập.
Bài tập 1.GV ghi bảng bài tập
+ Đọc các phân số sau:
;; ; 
+ Viết các phân số thập phân sau:
- Tám phần mười; hai mươi lăm phần trăm; một trăm chín mươi tư phần nghìn; hai trăm linh năm phần triệu.
Bài tập 2. GV gắn bảng nội dung bài tập.
a/ Viết 3 PS TP khác nhau có cùng mẫu số.
b/ Viết 3 PS TP khác nhau có cùng tử số.
c/ Viết 3 PS TP bằng nhau có MS # nhau.
Bài tập 3: GV ghi bảng
+ Viết các phân số sau thành PSTP
;;; 
Bài tập 4.GV gắn bảng phụ
+ Đúng ghi Đ, sai ghi S
a/ b/ 
c)Củng cố - dặn dò.
+ Phân số thập phân có đặc điểm gì?
-Tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
- 3 hs trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu của đề bài.
- HS nối tiếp đọc các phân số, nhận xét.
- HS thực hành viết bảng con.
; ; ; 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 3 hs lên bảng viết, lớp làm vở.
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS làm vở, đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét.
- HS trình bày vở để chấm.
+ Đúng ghi Đ, sai ghi S
Đ
S
a/ b/ 
- Một số hs nêu, nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau.
	Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009.
KỂ CHUYỆN.
§2: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I/ Mục tiêu.
- Học sinh chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục học sinh luôn có ý thức tự giác học tập và tự hào về dân tộc Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở, báo chí...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Cho hs kể lại câu chuyện Lí Tự Trọng.
+ Câu chuyện ca ngợi ai, về điều gì?
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.(1’)
- Mời hs giới thiệu những truyện đã chuẩn bị.
2) HD học sinh kể chuyện.(28’)
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề và HD xác định đề.
- Giải nghĩa từ: danh nhân.
- Gọi hs đọc phần gợi ý.
- GV giới thiệu một số truyện về anh hùng, danh nhân: Hai Bà Trưng; Bóp nát quả cam; Chàng trai làng Phù ủng.
- HD học sinh tìm chuyện ngoài sgk.
- Yêu cầu hs đọc kĩ phần 3
- GV ghi tiêu chí đánh giá lên bảng.
+ Nội dung đúng chủ đề. (4đ)
+ Ngoài sgk. (1đ)
+ Kể hay, phối hợp cử chỉ, giọng điệu.(3đ)
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện.(1đ)
+ Trả lời được các câu hỏi của bạn. (1đ)
b) Kể trong nhóm.
- GV chia nhóm và hướng dẫn hs kể.
- GV giúp đỡ các nhóm thực hiện.
- Nêu các câu hỏi cho hs trao đổi về ý nghĩa nội dung truyện.
c/ Thi kể và trao đổi ý nghĩa truyện.
- Tổ chức cho hs thi kể
- Gọi nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
- Cho hs bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất
- GV tuyên dương.
3) Củng cố - dặn dò.(1’)
+ Em đã học tập được gì qua các câu truyện vừa kể?
-Tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
+ 1-2 em kể chuyện giờ trước.
- Nhận xét.
- Một số hs giới thiệu truyện của mình.
- Đọc đề và tìm hiểu trọng tâm của đề.
- Xác định rõ những việc cần làm theo yêu cầu.
- Đọc nối tiếp các gợi ý trong sgk.
- Một số em nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể, nói rõ đó là truyện nói về anh hùng, danh nhân nào.
- Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Thi kể trước lớp.
- Nhận xét.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi hay nhất.
- Một số hs nêu, nhận xét.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.
	ĐẠO ĐỨC.
§2: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( tiết 2 ).
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Học sinh có ý thức học tập, tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức.
- Giáo dục học sinh luôn luôn vui và tự hào vì mình là học sinh lớp 5.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: truyện về tấm gương HS lớp 5.
 - Học sinh: sách, vở...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Khởi động.(1’)
2/ Bài mới. 
a) HĐ1(10’): Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
* Mục tiêu: 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng đạt mục tiêu.
- Động viên hs có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là hs lớp 5.
* Cách tiến hành.
- Từng hs trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ.
- Trao đổi nhóm, góp ý kiến.
- Mời hs trình bày trước lớp.
- GV nhận xét chung và kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5 chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
b) HĐ 2(10’): Kể chuyện về các tấm gương hs lớp 5 gương mẫu..
* Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt.
* Cách tiến hành.
- Cho hs kể về các hs lớp 5 gương mẫu
- HD thảo luận về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó
- GV giới thiệu thêm một vài tấm gương khác.
GVKL: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
c) HĐ3(13’): GV tổ chức hát múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em.
* Mục tiêu: Giáo dục hs tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp.
* Cách tiến hành.
- Cho hs giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
- Tổ chức hát múa, đọc thơ về chủ đề Trường em.
- GV nhận xét và kết luận:
* Chúng ta rất vui và tự hào khi là hs lớp 5, yêu quý và tự hào về trường lớp mìnhcần thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt
3) Củng cố dặn dò: (1’)
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
- Nhận xét giờ học.
- HD chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát 
- HS trình bày kế hoạch của mình.
- Thảo luận, trao đổi.
- Mỗi nhóm 1 bạn trình bày.
- HS nghe.
- HS nối tiếp nhau kể.
- Thảo luận về các tấm gương đó để học tập.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em.
- HS múa, hát, đọc thơ
- Bình chọn bạn có nội dung hay nhất.
- Một số hs trả lời, nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau.
TIẾNG VIỆT (ôn)
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC.
I/ Mục tiêu.
Giúp học sinh:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc.
- Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở, bút dạ...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ. (5’)
+ Tìm một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc?
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài. (1’)
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt (28’)
 Bài1(7) Cho hs đọc yêu cầu bài.
- HD hs xác định yêu cầu bài.
- Củng cố cho hs về từ đồng nghĩa
- Gọi hs lên bảng trình bày.
- Gọi nhận xét bài.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 a/ tổ tiên; b/ phong cảnh;
c/ dân tộc; d/ nhân dân.
Bài2(7). GV treo bảng phụ nội dung bài.
- Cho hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm.
- GV quan sát gợi ý cho các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm trình bày bài.
- GV cùng hs nhận xét phân tích và rút ra kết quả đúng.
A/ Tổ quốc tôi như một con tàu
 Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.
B/ Trường Sơn: chí lớn ông cha
 Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
D/ Mũi Cà Mau mần đất tươi non
 Mấy trăn đời lấn tuôn ra biển.
Bài 3. Cho hs tìm một số từ có tiếng quốc.
- Gọi 3 hs lên bảng trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
3) Củng cố - dặn dò. (1’)
+ Tổ quốc nghĩa là gì?
- Tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
- 2 hs lên bảng ghi
- Nhận xét, bổ sung.
- HS mở vở BTTNTV 5 tập 1
- Đọc yêu cầu bài.
- Xác định yêu cầu của đề bài.
- 2 hs lên bảng trình bày, hs khác làm vở bài tập.
- Nhận xét bài của bạn.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- HS quan sát nội dung bài.
- 1 hs đọc yêu cầu bài.
- Các nhóm trao đổi thảo luận.
- Các nhóm trình bày bảng.
- Nhận xét , sửa sai, bổ sung cho bạn.
- Chữa bài tập.
- HS xác định yêu cầu bài.
- 3 em lên trình bày, lớp làm vở.
- Nhận xét bổ sung.
- Một số em trình bày, nhận xét bổ sung.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009
ĐỊA LÍ
( GV chuyên soạn giảng)
__________________________________
TIẾNG ANH
(GV chuyên soạn giảng)
_________________________________
KHOA HỌC
(GV chuyên soạn giảng)
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009.
TOÁN (ôn)
ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: - Củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số.
 - Vận dụng tính chất cơ bản để thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số .
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập, vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập có liên quan.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Kiểm tra vở bài tập của hs.
- Nhận xét.
2/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài.(1’)
- Nêu mục đích yêu cầu bài.
b) Luyện tập.(28’)
Bài 1: GV ghi bảng
a/ ; ; 
b/ ; ; 
Hướng dẫn làm bảng.
Bài 2: GV ghi bảng nội dung bài
+ Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a/ 
b/ 
- GV củng cố cho hs về tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- Nhận xét bài của hs
Bài 3: Cho hs đọc yêu cầu bài
* Bạn Hà ngày đầu đọc được 2/5 quyển sách, ngày thứ hai đọc được 1/3 quyển sách . Hỏi còn bao nhiêu phần quyển sácg bạn Hà chưa đọc.
- Cho hs làm vở sau đó GV chấm một số bài, nhận xét bài.
d) Củng cố - dặn dò.(1’)
+ Muốn cộng (trừ) hai phân số cùng mẫu số (khác mẫu số) ta làm như thế nào?
+ Nêu các tính chất của phép cộng.
- Tóm tắt nội dung bài.
- HD chuẩn bị giờ sau.
- HS kiểm tra chéo vở bài tập.
- Nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu bài
- 2 hs làm bảng, lớp làm vở.
- Trình bày bảng
a/ b/ 
- Nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm, 2 hs lên bảng trình bày.
a/ =
b/ 
 =
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài.
Bài giải:
 Cả hai ngày bạn Hà đọc được là:
 ( quyển sách)
 Phân số chỉ phần quyển sách bạn Hà chưa đọc là:
 1-( quyển sách)
 Đáp số: quyển sách.
- Một số hs trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Chuẩn bị bài sau.
SINH HOẠT TẬP THỂ.
KIỂM ĐIỂM TUẦN 2.
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
+ ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
+ ý thức học và làm bài trước khi đến lớp.
+ Vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh trường lớp.
+ Thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự (ăn quà vặt; chửi bậy)
Đánh giá xếp loại các tổ. 
b/ Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về các hoạt động khác.
* GV Tuyên dương, khen thưởng: Nga; Ngân; Hiền; Huế
 Phê bình: Cương; Quân a; ( nói chuyện trong lớp).
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
+ Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp
+ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Vệ sinh thân thể cũng như trường lớp sạch sẽ.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhận xét chung.
__________________________________________
THỂ DỤC.
§4: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ .
TRÒ CHƠI: “KẾT BẠN.”
I/ Mục tiêu.
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp.
- Rèn kĩ năng thực hiện cơ bản đúng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải quay trái, quay sau.
- HS biết cách chơi và tham gia các trò chơi.
- Giáo dục hs yêu thích thể dục thể thao, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
TG
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Gv nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
- GV nhận xét.
2/ Phần cơ bản.
a) Ôn đội hình đội ngũ.
- Ôn tập hợp hàng dọc dóng hàng điểm số đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
- GV quan sát nhận xét sửa chữa các động tác cho hs.
- Tổ chức thi trình diễn.
- GV đánh giá, biểu dương các tổ
- Cho cả lớp tập dưới sự điều khiển của gv
b) Trò chơi “ Kết bạn ’’.
- Nêu tên trò chơi, tập hợp hs theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Cho cả lớp chơi.
- Động viên nhắc nhở các em.
- GV quan sát sử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi.
3/ Phần kết thúc.
- Cho hs hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng hs hệ thống bài
- Nhận xét đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà
6
23
6
1
1
1
1
5
3
1
2
1
2
4
1
1
1
- Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Đứng vỗ tay và hát: 1-2 phút.
- Lớp trưởng điều khiển lớp tập.
- Chia tổ tập luyện.
- Các tổ trình diễn
- Cả lớp tập lại.
- HS nêu lại tên trò chơi và cách chơi, luật chơi.
- Lớp chơi thử
- Tiến hành chơi.
- Thi đua giữa các đội.
- Nhận xét bình chọn đội thắng cuộc.
- Lớp hát.
- Thả lỏng hồi tĩnh.
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc