Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 4

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 4

I. Mục tiêu.

- Chọn đội tuyển, và tập luyện thi tuyên truyền về ATGT ( Một tiểu phẩm ngắn và một bài tuyên truyền)

II. Nội dung.

1. Gv nêu mục đích yêu cầu chọn đội tuyển.

- Thực hiện tháng ATGT quốc gia.

- Một tiểu phẩm ngắn tuyên truyền về ATGT

- Một bài tuyên truyền về ATGT

2. Nội dung sinh hoạt.

- Chia tổ thảo luận viết tiểu phẩm và biểu diễn.

- Viết một bài tuyên truyền cử một bạn thể hiện hay nhất trinh bày.

- Lớp bình chọn, chọn kịch bản, bạn diễn, phần thuyết trình

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thø 2 ngµy 9 th¸ng 9 n¨m 2013
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TUẦN
I. Mục tiêu.
- Chọn đội tuyển, và tập luyện thi tuyên truyền về ATGT ( Một tiểu phẩm ngắn và một bài tuyên truyền)
II. Nội dung.
1. Gv nêu mục đích yêu cầu chọn đội tuyển.
- Thực hiện tháng ATGT quốc gia.
- Một tiểu phẩm ngắn tuyên truyền về ATGT
- Một bài tuyên truyền về ATGT
2. Nội dung sinh hoạt.
- Chia tổ thảo luận viết tiểu phẩm và biểu diễn.
- Viết một bài tuyên truyền cử một bạn thể hiện hay nhất trinh bày.
- Lớp bình chọn, chọn kịch bản, bạn diễn, phần thuyết trình
________________________________________
TẬP ĐỌC
Những con sếu bằng giấy.
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên người , tên địa lí nước ngoài.
- Bíêt đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn: nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân , khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô , ước mơ hoà bình của thiếu nhi.
2. Hiểu ý chính của bài :Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống , khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. 
II. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- Đọc đoạn em yêu thích trong bài “ Lòng dân”- nêu ý chính của bài.
B.Bài mới
*HĐ1. Giới thiệu bài 
*HĐ2. Luyện đọc đúng 
* G gọi 1 H khá đọc bài, lớp đọc thầm , tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
? Đọc nối đoạn?
* Hướng dẫn đọc đoạn:
+ Đoạn 1:
- Đọc đúng : Hi- rô- si- ma; Na- ga- xa- ki. 
- Ngắt câu dài : câu 2
? Giải nghĩa từ ngữ : bom nguyên tử , phóng xạ nguyên tử.
-> Đọc to rõ ràng, trôi chảy, đúng tên địa đí nước ngoài, ngắt nghỉ đúng
+ Đoạn 2:
- Đọc đúng: Xa- xa- cô Xa- xa- ki. Câu 1
- G hướng dẫn đọc ngắt câu dài : câu 4
? Giải nghĩa từ : truyền thuyết
-> Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn3:
-> Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
* Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
=> Toàn bài: Đọc trôi chảy, chú ý đọc đúng tên địa lý nước ngoài và ngắt nghỉ đúng.
*G đọc mẫu
*HĐ3. HD tìm hiểu bài 
? Đọc thầm đ1 và trả lời câu hỏi 1/ SGK
( Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào)?
? Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử gây ra cho nước Nhật là gì ?
? Từ khi bị nhiễm phóng xạ , bao lâu sau Xa- da-cô mới mắc bệnh ?
? Đọc thầm đ3 và trả lời câu hỏi 2 trong SGK (Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào )?
? Đọc thầm đoạn 2,3 trong SGK và trả lời câu hỏi 3( Các bạn nhỏ đã làm gì : Để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô; để bày tỏ nguyện vọng hoà bình) ?
? Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da-cô ?
- G chốt nội dung bài (y/c)
*HĐ4. Luyện đọc diễn cảm:
- G hướng dẫn đọc diễn cảm
Đoạn 1 : đọc với giọng kể nhấn số liệu người chết (gần 100.000 người)
Đoạn 2 : giọng trầm buồn nhấn TN miêu tả khát vọng sống của cô bé
Đoạn 3 : giọng thương cảm , xúc động , chậm rãi nhấn TN miêu tả ước mơ hoà bình
=> Đọc toàn bài(y/c) - G đọc mẫu cả bài
*HĐ6:Củng cố , dặn dò:
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Chuẩn bị bài sau: Bài ca về trái đất.
- 1-2 H trả lời
- 1 H đọc to bài, lớp đọc thầm, chia đoạn- 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu - nguyên tử .
Đoạn 2: tiếp – 644 con.
Đoạn 3 : còn lại
- 3H đọc 1ần
- H đọc thể hiện
- H đọc chú giải SGK
- H luyện đọc đ1 
- H đọc thể hiện 
- H đọc thầm chú giải
- H luyện đọc đ2 
- H luyện đọc đ3 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc cả bài 
- H lắng nghe 
- Năm 1945 từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuốngNhật Bản, khi cô bé mới 12 tuổi 
- Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người , đến năm 1951 lại có thêm gần 100 000 chết do nhiễm phóng xạ ..
- 10 năm sau
- ngày ngày gấp con sếu bằng giấy
- gấp sếu gửi cho cô bé ; quyên góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại
- H trả lời( cám ơn bạn đã nhắc nhở mình phải biết yêu hoà bình..)
- H đọc từng đoạn 
- 2 - 3 em/đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn yêu thích , đọc cả bài 1-2 em
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................_________________________________________	
CHÍNH TẢ 
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
I. Mục tiêu:
1. Nghe - viết đúng chính tả trong bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ. 
2. Tiếp tục củng cố hiểu biết về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng Việt. 
II. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
? Viết vần của các tiếng thế- giới - hoà -bình và nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong mỗi tiếng
B.Bài mới
*HĐ1. Giới thiệu bài 
*HĐ2. Hướng dẫn chính tả 
- G đọc mẫu
- Tập viết chữ ghi tiếng khó : Ph răng Đơ Bô- en, , phi nghĩa , phục kích., khuất phục, dụ dỗ.
*HĐ3. Viết chính tả 
- G nhắc H tư thế ngồi viết ,
- Đọc chính tả
*HĐ4. HD chấm , chữa 
- G đọc cho H soát bài
- G chấm bài
*HĐ5. HD làm bài tập chính tả 
Bài 2( vở) 4-5/
- G chấm, chữa
-> Mô hình cấu tạo vần
Bài 3( miệng ) 4-5/
- G chữa bài
-> Qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng
*HĐ6:Củng cố , dặn dò:
- G công bố điểm,nhận xét giờ học , tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
- VN: Tự sửa lỗi sai
- H viết bảng con , nêu miệng
- H đọc thầm theo( lưu ý cách viết hoa tên riêng người nước ngoài)
- H phát âm- phân tích- viết b/c 
- Ngồi đúng tư thế
- H viết bài vào vở
- H soát bài bằng bút chì, ghi số lỗi, đổi vở cho nhau soát bài.
H đọc đề, xác định yêu cầu
H làm bài vào vở
H đọc đề, nêu miệng kết quả
Chuẩn bị bài sau: Một chuyên gia máy xúc
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
	_________________________________________
TOÁN
Ôn tập và bổ sung về giải toán
I. Mục tiêu:
- H làm quen với 1 dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ đó.
- H vận dụng để giải được các bài tập .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
*HĐ2. Dạy học bài mới:
2.1.Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ
G: + Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4 km
? Trong 2 giờ ngời đó đi được bao nhiêu km ?
- H trả lời
? So sánh thời gian từ 1 giờ đến 2 giờ , từ đó so sánh quãng đường đi tương ứng 
- H rút ra nhận xét như SGK/18
2.2.Giới thiệu bài toán và cách giải
- H đọc , tìm hiểu đề và nêu tóm tắt
- H làm vào nháp - đọc bài làm
2.3. Chữa bài toán
- G chữa bài - H quan sát mẫu trong SGK – chốt 2 cách làm
*HĐ3.Luyện tập thực hành 
Bài 1:(6- 7/ ) H làm nháp – Kiểm tra chéo
 1m: 80000 : 5 = 16000(đồng)
 7m: 16000 x 7 = 112000(đồng)
-> Kiến thức : Giải bài toán về tỉ lệ (giải bằng cách rút về đơn vị)	
Bài 2:(7- 8/ ) H làm vở - Chấm chữa 
 (Đ/S: 4800 cây)
-> Kiến thức: Giải bài toán về tỉ lệ (chọn 1 trong 2 cách giải), trình bày bài .
Bài 3: H làm vở - chữa bảng phụ 
 (Đ/S: a) 84 người; b) 60 người)
-> Kiến thức: Giải bài toán về tỉ lệ, trình bày bài .
*HĐ4. Củng cố :
G liên hệ giáo dục H về dân số.
Hệ thống - nhận xét
*Dự kiến sai lầm:
H tính toán sai, lời giải không chính xác (Trả lời sai cách 2 ở bước tìm tỉ số).
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	___________________________________________________________
Thø 3 ngµy 10 th¸ng 9 n¨m 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ trái nghĩa.
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa , tác dụng của từ trái nghĩa .
- Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa .
- H khá giỏi đặt được 2 câu để cặp từ trái nghĩa ở BT3
II. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
? Tìm từ đồng nghĩa với từ nhanh nhẹn - Đặt câu với từ tìm được .
B. Bài mới
*HĐ1. Giới thiệu bài 
*HĐ2. Hình thành khái niệm.10-12/ 
+ Bài 1
? Đọc thầm xác định yêu cầu của đề bài, gạch chân từ in nghiêng ? 
? Nêu yêu cầu của bài?
? Thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của đề bài?
-> G : Những từ có nghĩa trái ngược nhau như vậy được gọi là từ trái nghĩa
+ Bài 2
? Đọc thầm xác định yêu cầu của đề bài?
? tại sao em cho rằng đó là những cặp từ trái nghĩa ?
+ Bài 3
? Đọc thầm xác định yêu cầu của đề bài?
? Từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
*HĐ3. HD luyện tập 
Bài 1 5/
? Đọc đề , nêu yêu cầu ?
- G nhận xét, nêu lời giải đúng
-> Thế nào là từ trái nghĩa?
Bài 2 5/
? Đọc đề , nêu yêu cầu ?
- G chữa bài
->Đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì?
Bài 3 6/
? Đọc đề , nêu yêu cầu ?
-> G chấm , chữa, chốt : 1 từ có nhiều từ trái nghĩa nhưng phải tồn tại 1 nét nghĩa chung : cùng chỉ sự vật , sự việc
Bài 4 6/
? Đọc đề , nêu yêu cầu ?
->G giải thích thêm yêu cầu : đặt 2 câu , mỗi từ đi với 1 câu
-> G chấm , chữa, chốt : nội dung 2 câu phải quan hệ với nhau.
*HĐ4: Củng cố , dặn dò:
? Thế nào là từ trái nghĩa?
- C/bị bài sau: Luyện tập về từ trái nghĩa.
- H làm nháp
- So sánh nghĩa của các từ in đậm
- H thảo luận nhóm đôi , đại diện các trình bày kq thảo luận
<phi nghĩa : trái với đạo lí
chính nghĩa : đúng với đạo lí
- nghĩa 2 từ trái ngược nhau >
- H nhắc lại
- Tìm từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ
- H sử dụng từ điển để làm bài, 
- Cách dùng từ trái nghĩa như trên có tác dụng ntn
- H thảo luận nhóm đôi , đại diện nhóm trình bày
-H đọc ghi nhớ SGK/39, lấy ví dụ
H đọc đề, xác định yêu cầu (tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ, thành ngữ)
H làm SGK , nêu miệng theo dãy
H đọc đề, xác định yêu cầu (điền thêm từ trái nghĩa)
H làm nháp , nêu miệng bài làm
H đọc lại câu thành ngữ hoàn chỉnh
H đọc đề, xác định yêu cầu
H làm nháp 
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- H vào vở, đọc bài làm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................__________________________________________ ... ? Đọc thầm yêu cầu bài 1, xác định yêu cầu của bài?
? Nêu yêu cầu của bài?
? Làm bài vào VBT ?
- G nhận xét chung, chốt bài.
-> Thế nào là từ trái nghĩa?
Bài 2(6/)
? Đọc thầm, xác định yêu cầu ?
? Nêu yêu cầu của bài ?
- G chữa, nhận xét, chốt : cần tìm đúng từ trài nghĩa hợp với văn cảnh.
-> Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì?
Bài 3(6/)
? Đọc thầm, xác định yêu cầu và làm bài vào vở nháp ?
- G nhận xét
Bài 4 (8/)
? Đọc thầm, xác định yêu cầu ?
? Nêu yêu cầu của bài ?
-> G lưu ý thêm H về yêu cầu của bài : tìm những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau( cùng là từ đơn hay từ ghép ..) sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn .
- G nhận xét
Bài 5(7/)
? Đọc thầm, xác định yêu cầu và làm bài vào vở 
- G lưu ý H: có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ
- G nhận xét
*HĐ3. Củng cố , dặn dò:
? Thế nào là từ trái nghĩa?
- VN: Chuẩn bị bài sau: Từ đồng âm.
- H làm nháp
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ .
- H làm bài vào VBT, nêu miệng bài làm.
- H đọc lại các thành ngữ , tục ngữ sau khi đã điền .
H đọc đề, xác định yêu cầu
điền vào mỗi ô trống 1 từ trái nghĩa với từ in đậm .
H nháp , đọc bài làm, H khác nhận xét.
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
H đọc bài, H khác nhận xét.
- H đọc các câu thành ngữ đã điền hoàn chỉnh.
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- tìm từ trái nghĩa theo mẫu
- H làm bài theo nhóm đôi 
- Đại diện nhóm trình bày
- H làm bài vào vở , đọc bài làm , H khác nhận xét.
................................................................................................................................................................ ________________________________________________________________________________________
TOÁN
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Củng cố , rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến tỉ lệ.
- H vận dụng để giải được các bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? H làm bảng con bài toán theo tóm tắt sau :
2 giờ : 8 km
4 giờ : ? km
*HĐ2. Luyện tập thực hành 
Bài 1:(6- 7/ ) 
- H làm nháp – Chấm, chữa
Kiến thức : Giải toán có liên quan đến tỉ lệ (Tìm tỉ số) . 
Bài 2:(9- 10/ ) 
- H làm vở – chữa bảng phụ
 3 người tổng thu: 800 000 x 3 = 2 400 000
 4 người: mỗi người:2 400 000 : 4 = 600 000
 Thu nhập giảm: 800 000 – 600 000 = 200 000 
Kiến thức: Giải toán về tỉ lệ , liên hệ giáo dục dân số .
Bài 3:(8- 9/ ) 
- H làm nháp – chấm chữa cá nhân - ( Đ/S: 105 m )
- Kiến thức: Giải toán về tỉ lệ theo cách “ tìm tỉ số ”. Trình bày bài 
Bài 4:(9- 10/ )
- H làm nháp – chấm chữa cá nhân
 Tổng số kg: 50 x 300 = 15 000 (kg)
 Số bao: 15 000 : 75 = 200 (bao)
Kiến thức: Giải toán về tỉ lệ .Trình bày bài 
*HĐ4. Củng cố :
? Nêu các bước giải bài toán về tỉ lệ ?
*Dự kiến sai lầm:
H tính toán sai , lời giải không chính xác BT2.
Thø 6 ngµy 13 th¸ng 9 n¨m 2013
TẬP LÀM VĂN
Kiểm tra viết (Tả cảnh)
Mục tiêu, nhiệm vụ 
1. - Dựa trên kết quả của tiết TLV tả cảnh đã học, HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh 
Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa như nội dung kiểm tra SGK 
Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài kiểm tra viết về văn tả cảnh. Nội dung kiểm tra chính là nội dung các em đã học. Nhưng hôm nay, các em tập viết hoàn chỉnh cả bài văn chứ không phải chỉ một đoạn như các em đã viết 
GV nêu yêu cầu: Đây là lần đầu tiên các em viết một bài văn hoàn chỉnh vì vậy các em đọc kĩ một só đề cô đã ghi trên bảng và chọn đề nào các em thấy mình có thể viết tốt nhất. Khi đã chọn phải tập trung làm không có thay đổi (GV ghi lên bảng một số đề văn hoặc đưa bảng phụ ghi sẵn đề văn lên để HS tự chọn)
- HS đọc các đề trên bảng và chọn đề 
- GV tạo điều kiện yên tĩnh cho HS làm bài 
- GV thu bài cuối giờ 
- HS làm bài 
- HS nộp bài 
- GV nhận xét tiết làm bài của HS 
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết TLV sau
 _______________________________________________________
TOÁN 
	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó.
- Các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
- Giải các bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Mua 10 lít dầu hết 150000 đồng. Hỏi mua 5 lít dầu như vậy hết bao nhiêu tiền?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: Hôm nay, cô cùng cả lớp ôn tập các dạng toán có lời văn đã học ở những tiết trước.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS nêu dạng của bài toán.
- HS nêu: Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng lớp làm bài, HS cả lớp làm bài vào SGK.
	 ? em
	 Nam:
	 28 em	 
	 Nữ:
	 ? em
Bài giải
	Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
	Số học sinh nam là	: 28 : 7 x 2 = 8 (em)
	Số học sinh nữ là	: 28 – 8 = 20 (em)
	Đáp số: nam 8 em; nữ 20 em
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài tập 1.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
	 Chiều dài:
	 15m	 
	 Chiều rộng:
Bài giải
	Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 2 – 1 = 1 (phần)
	Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 : 1 = 15 (m)
	Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 + 15 = 30 9m)
	Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là: (15 + 30) x 2 = 90 (m)
	Đáp số: 90m
Bài 3:
Tóm tắt
	100km : 12l
	 50km : ...l ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài giải
100km gấp 50km số lần là:
100 : 50 = 2 (km)
Đi 50km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 (l)
	Đáp số: 6l
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
	Mỗi ngày 12 bộ : 30 ngày
	Mỗi ngày 18 bộ : ... ngày ?
Bài giải
Số bộ bàn ghế xưởng phải đóng theo kế hoạch là:
12 x 30 = 360 (bộ)
Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày là:
360 : 18 = 20 (ngày)
	Đáp số: 20 ngày
* HS cũng có thể tìm tỉ số 12 : 18 rồi lấy 30 nhân vớ tỉ số này.
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. HS cả lớp theo dõi để nhận xét, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài.
_______________________________________________________
ĐỊA LÍ 
SÔNG NGÒI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có thể:
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) một số sông chính của Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
- Nêu được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của nhân dân.
- Nhận biết được mối quan hệ địa lý khí hậu - sông ngòi (một cách đơn giản).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Khí hậu nước ta có đặc điểm gì?
+ Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
+ Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- Giới thiệu bài: Trong bài học địa lí hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống sông ngòi ở Việt Nam và tác động của nó đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
Hoạt động 1:
NƯỚC TA CÓ MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI DÀY ĐẶC 
VÀ SÔNG CÓ NHIỀU PHÙ SA
- GV treo lược đồ sông ngòi Việt Nam.
- GV nêu yêu cầu: Hãy quan sát lược đồ sông ngòi và nhận xét về hệ thống sông của nước ta theo các câu hỏi sau:
- HS làm việc cá nhân, quan sát lược đồ, đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV
+ Nước ta có nhiều hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? Từ đây em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi của Việt Nam?
+ Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước Kết luận: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước.
+ Đọc tên các con sông lớn của nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
+ Các con sông lớn của nước ta là: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,... ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai,... ở miền Nam; sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng,... ở miền Trung.
+ Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó?
+ Sông ngòi ở miền Trung thường ngắn và dốc, do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn.
+ Ở địa phương ta có những dòng sông nào?
+ HS trả lời theo hiểu biết.
+ Về mùa mưa lũ, em thấy nước của các dòng sông ở địa phương mình có màu gì?
+ Nước sông có màu nâu đỏ.
- GV giảng giải: Màu nâu đỏ của nước sông chính là do phù sa tạo nên.
- GV kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.
Hoạt động 2
SÔNG NGÒI NƯỚC TA CÓ LƯỢNG NƯỚC THAY ĐỔI THEO MÙA
- Cho HS thảo luận nhóm 6, hoàn thành bảng thống kê sau:
- HS thảo luận.
Thời gian
Lượng nước
Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Nước nhiều, dâng lên nhanh chóng
Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân...
Mùa khô
Nước ít, hạ thấp, trơ lòng sông
Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn
- GV cho các nhóm trình bày.
- Đại diện 1 nhóm HS báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV sửa chữa, hoàn chỉnh câu trả lời của HS.
Hoạt động 3
VAI TRÒ CỦA SÔNG NGÒI
- GV tổ chức cho HS thi tiếp sức kể vai trò của sông ngòi.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV. Ví dụ:
1. Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.
2. Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
3. Là nguồn thủy điện.
4. Là đường giao thông.
5. Là nơi cung cấp thủy sản như tôm, cá,...
6. Là nơi có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản...
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
- Một số HS thực hiện yêu cầu trước lớp.
+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những con sông nào bồi đắp nên?
+ Kể tên và chỉ vị trí của một số nhà máy thủy điện của nước ta mà em biết.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • doct4.doc