Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 11

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 11

 I/ Mục tiêu:

 - Củng cố các loại chuẩn mực hành vi: Trung thực trong học tập, vượt khó trong học tập, tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời giờ.

 - Biết thực hành các chuẩn mực: Trung thực trong học tập, vượt khó trong học tập, tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời giờ, biết bày tỏ ý kiến.

 II/ Đồ dùng dạy học

 - Giáo án + SGK

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Đạo đức:
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
 I/ Mục tiêu:
 - Củng cố các loại chuẩn mực hành vi: Trung thực trong học tập, vượt khó trong học tập, tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời giờ.
 - Biết thực hành các chuẩn mực: Trung thực trong học tập, vượt khó trong học tập, tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời giờ, biết bày tỏ ý kiến.
 II/ Đồ dùng dạy học
 - Giáo án + SGK
 III/ Các hoạt động dạy học
A. KTBC
B. Bài mới.
 -Giới thiệu-ghi đầu bài.
1. Hoạt động 1: Ôn tập.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã đọc
 - Lần lượt nêu câu hỏi
 - Thế nào là trung thực trong học tập? vì sao phải trung thực trong học tập?
 - Đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì?
-Tiền của do đâu mà có? Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Tại sao phải tiết kiệm thời giờ? 
 - GV nhận xét
4/ Củng cố dặn dò
- Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời giờ?
- Thế nào là tiết kiệm thời giờ?
- Ôn lại nội dung các bài đã học
- Suy nghĩ-trả lời.
- Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. Trung thực trong học tập em sẽ được mọi người quý mến.
- Là khắc phục khó khăn tiếp tục học tập và phấn đấu đạt kết quả tốt vượt khó trong học tập giúp ta tự tin hơn trong học tập và phấn đấu đạt kết quả tốt.
- Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
- Tiền của do sức lao động của con người mới có. Tiết kiệm tiền của là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích không sử dụng bừa bãi. Tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn dè xẻn.
- Thì giờ là thứ quý nhất vì khi nó đã trôi qua thì không bao giờ trở lại được.
- HS nhận xét.
-Nhận xét tiết học
 -Về nhà học bài và thực hành.
 - Chuẩn bị bài sau
Tiết 2 : Tập đọc:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I/ Mục tiêu
- - Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: làm lấy diều, trong làng, trang sách, là, lưng trâu
- Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền
Hiểu các từ ngữ trong bài: Trạng, kinh ngạc
- Thấy được: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II/ Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sách vở của học sinh.
B. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
1. Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
 - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi: 
 + Nguyễn Hiền sống ở đời Vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu ra sao?
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? 
+ Đoạn 1,2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Chịu khó: chăm chỉ làm lụng, học hỏi  
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là “ Ông trạng thả diều”?
+ Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Câu thành ngữ nào nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?
+ Câu chuyên khuyên ta điều gì?
+ Đoạn cuối bài cho em biết điều gì ?
+ Nội dung chính của bài là gì?
GV ghi nội dung lên bảng
3. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò:
+ Nhận xét giờ học.
+ Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Có chí thì nên”
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
-4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nguyễn Hiền sống ở đời Vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
- Cậu rất ham thích chơi thả diều. 
- Nguyễn Hiền đọc đến đâu là hiểu ngay đến đó và có chí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
1. Nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
-Nhà nghèo Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến đòi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn để học. Lưng trâu là vở, ngón tay là bút viết bài vào lá chuối khô nhờ bạn đem đến cho thầy chầm hộ
2. Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm cậu mới có 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
+ HS đọc và trả lời: 
+ Trẻ tuổi tài cao: Nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên lúc 13 tuổi, ông còn rất nhỏ mà đã có tài.
+ Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí quyết tâm thì mới làm được những điều mà mình mong muốn.
3. Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
Câu chuyên ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung chính của bài.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Truyện giúp em hiểu được rằng muốn làm được điều gì cũng phải chăm chỉ
- Ghi nhớ
Tiết 3: Toán
NHÂN VỚI 10 ; 100 ; 1000...
CHIA CHO 10 ; 100 ; 1000...
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10; 100; 1000 và chia 1 số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. cho 10; 100; 1000
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân( hoặc chia ) với ( hoặc cho ) 10; 100; 1000
II/ Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân và công thức tổng quát ?
B. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Cách nhân ( chia) nhẩm :
* Nhân 1 số với 10 : 35 x 10 
+ Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân thì 35 x 10 bằng biểu thức nào ?
+ Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép tính ?
+ Muốn nhân một số tự nhiên với 10 ta làm thế nào ?
* Chia 1 số tròn chục cho 10 :
+ Từ 35 x 10 = 350
Vậy 350 : 10 = ?
+ Khi chia 1 số tròn chục cho 10 ta làm thế nào ?
* Tương tự hướng dẫn HS :
+ 35 x 100 = ? ; 3500 : 100 = ?
+ 35 x 1000 = ? ; 35000 : 1000 = ?
+ Khi nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000 ta chỉ việc làm thế nào ?
+ Khi chia ... cho 10, 100, 1000... ta làm thế nào ?
3) Luyện tập :
* Bài 1 :60
 Tính nhẩm :
- Gọi HS tính nhẩm, GV ghi nhanh kết quả.
Bài 2 :61
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về học quy tắc nhân chia nhẩm. 
 - 1 HS chữa bài trong vở bài tập
- HS ghi đầu bài vào vở
35 x10 = 10 x 35 
 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
- Vậy 35 x 10 = 350
+ Kết quả của phép tính 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm 1 chữ số 0 vào bên phải.
- Kết luận ( SGK).
- 2 đến 3 HS nhắc lại.
350 : 10 = 35
+ Kết luận(SGK).
- 2 đến 3 HS nhắc lại.
- 35 x 100 = 3 500 ; 3 500 : 100 = 35
- 35 x 1000 = 35 000 ; 35 000 : 1000 = 35
- Kết luận : (SGK)
- Học sinh nhắc lại.
- Kết luận : (SGK).
a)18 x 10 = 180 82 x 100 = 820
 18 x 100 = 1 800 75 x 1 000 = 75 000
 18 x1000 = 18 000 19 x10 = 190
 256 x1 000 = 256 000 302 x10 = 3 020
b)9 000 : 10 = 900 9 000 : 100 = 90
 9 000 : 1 000 = 9 6 800 : 100 = 68
 420 : 10 = 42 20 020 : 10 = 2 002
 2 000 : 1 000 = 2 200 200 : 100 = 2 002
300kg = ... tạ
Cánh làm : Ta có 100kg = 1 tạ
Nhẩm : 300 : 100 = 3 =>Vậy 300kg = 3 tạ.
70kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
800kg = 8 tạ 5 000kg = 5 tấn
300 tạ = 30 tấn 4 000g = 4kg
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Lịch sử:
NHÀ LÍ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này,HS biết 
 -Tiếp theo nhà Lêlà nhà Lý.Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý.Ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long(nay là Hà Nội) sau đó,Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt
 -Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh
 II/ Đồ dùng dạy học:
 -Bản đồ hành chính Việt Nam
 III/ Các hoạt động dạy- học:
 A. KTBC:
 -GV nhận xét.
 B. Bài mới.
 -Giới thiệu
1, Sự ra đời của nhà Lý
*Hoạt động 1: GV giới thiệu
-Năm 1005,vua Đại Hành mất.Lê Long Đĩnh lên ngôi,tính tình bạo ngược.Lý Công Uẩn là viên quan có tài,có đức.Khi Lê Long Đĩnh mất. .Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua.Nhà Lý bắt đầu từ đây
 2, Nhà Lýdời đô ra Thăng Long và sự phát triển ở kinh đô
*Hoạt động 2:làm việc cá nhân
 -GV treo bản đồ hành chính VN
 -GV y/c HS dựa vào kênh chữ trong sách GK đoạn:mùa xuân năm 1010.....màu mỡ ấy
để lập bảng so sánh theo mẫu sau
-Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
 -GV giải thích: Thăng Long 
 *Hoạt động 3:làm việc cả lớp
-Thăng Long dưới thời Lê đã được xây dựng như thế nào?
 -GV chốt lại và ghi bảng
*Tiểu kết -> bài học
4,Củng cố dặn dò
 -Về nhà học bài –CB bài sau
-Y/c HS xác định vị tríkinh đô Hoa Lư và Đại La(Thăng Long)
vùng đất
ND SS
Hoa Lư
Đại La
-Vị trí
-Địa thế
-không phải trung tâm
-rừng núi hiểm trở chật hẹp
-trung tâm đất nước
-đất rộng,bằng phẳng,màu mỡ
-Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc
-HS nhận xét
-HS đọc từ tại kinh thành Thăng Long->hết
-XD nhiều lâu đài cung điện,đền chùa dân tụ họp ngày càng đông tạo nên nhiều phố nhiều phường nhộn nhịp,vui tươi 
-HS nhận xét bổ sung
-HS đọc bài học SGK
Tiết 2: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I/ Mục tiêu:
Nắm được một số từ bổ sung nghĩa thời gian cho động từ.
bước đầu biết sử dụng các tư nói trên.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết nội dung bài tập 1
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài tập 1
HS đọc YC của bài
Lớp nhận xét, chữa bài:
+ Trời ấm lại pha lành lạnh Tết sắp đến
+ Rặng đào đã chút hết lá.
 Bài tập 2
2 HS tiếp nối nhau đọc YC của bài tập 2.
- HS đọc thầm, trao đổi theo cặp.
- 3 nhóm làm bài vào phiếu.
 Bài tập 3
HS đọc YC của bài và mẩu chuyện đãng trí.
HS nói về tính khôi hài của chuyện vui.
 Cả lớp chữa theo lời giải đúng.
3) Củng cố, dặn dò ... cho thế giới không còn giá rét, không còn chiến tranh...
Lắng nghe
- Hs viết đúng các từ: hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong ruột.
- Chữ đầu dòng lùi vào 3 ô, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng.
- Hs nhớ lại và viết bài vào vở.
- Hs soát lỗi, tự chấm và nxét.
- 1 hs đọc y/c, cả lớp theo dõi.
- 1 hs làm bài trên bảng phụ cả lớp làm vào VBT.
- Nxét, chữa bài của bài trên bảng.
- Hs chữa bài (nếu sai).
Lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng.
- 2 hs đọc lại bài thơ.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- 2 hs làm trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Nxét, chữa bài.
- 1 hs đọc lại.
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Xấu người, đẹp nết.
+ Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
+ Trăng mờ còn tơ hơn sao.
Dẫu rằng núi lở cao hơn đồi.
- Nói nghĩa từng câu theo ý mình.
- Người có vẻ ngoài xấu xí, khó nhìn nhưng lại có tính nết tốt.
Lắng nghe
Lắng nghe.
Tiết 5: Kĩ thuật	
 KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT 
( Tiết 1) 
I/ Mục tiêu:
 	- Biết cách khâu gộp hai mép vải bằng mũi khâu đột 
 	- Khâu gộp được hai mép vải bằng mũi khâu đột
 	- Cú ý thức rèn luyện kĩ năng khâu đột để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
II/ Đồ dùng dạy học:
 	- Bài mẫu, một số sản phẩm có đường khâu đột , vật liệu dụng cụ 
 	- Vải, kim chỉ, phấn may.
III/ Các hoạt động dạy học
Tiết 1.
 A. KTBC
 B. Dạy bài mới.
 -Giới thiệu ghi đầu bài.
1. Hoạt động 1: 
 -GV giới thiệu mẫu khâu
 -Nêu nhận xét.
-Giới thiệu sản phẩm 
-Khâu gộp hai mảnh vải được ứng dụng nhiều trong khâu may các sản phẩm. Đường gộp mép vải có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo... có thể có đường thẳng như đường khâu tay, chăn gối.
2. Hoạt động 2: .
 -GV treo quy trình thực hiện
 -Hãy nêu cách vạch đường dấu.
 -Khâu lược gộp 2 mép vải có tác dụng gì ? nêu cách làm?
 - HD HS một số điểm cần lưu ý (sgk)
 -Nhận xét, đánh giá
- GV chốt => Ghi nhớ
 4,Củng cố dặn dò
 -Nhận xột tiết học
 -CB bài sau.
 quan sát và nhận xét vật mẫu.
-Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau.Mặt phải của hai mảnh úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải.
-Vạch đường khâu, quan sát hình 1.
-Vạch đường khâu trên mặt trái của mảnh vải thứ nhất có thể chấm các điểm cách đều nhau 5mm trên vạch dấu để khâu cho đều.
HD thao tác kĩ thuật
-1HS thực hành vừa nói vừa làm.
*Khâu lược mép 2 vải 
-Quan sát hình 2.
-Khâu lược để cố định 2 mép vải 
-Cách thực hiện 
+Đặt mảnh vải thứ hai lên bàn, mặt phải ở trên.
+Đặt mảnh vải thứ nhất lên mảnh vải thứ hai sao cho hai mặt phải của 2 mảnh vải úp vào nhau.Đường vạch dấu ở trên và 2 mép vải chuẩn bị khâu bằng nhau.
-Khâu lược các mũi khâu thường dài khoảng 1cm để cố định 2 mép vải. Đường khâu lược cách đường khâu khoảng 2mm
-1-2 HS thực hiện thao tác.
-Nhận xét bài bạn làm.
-HS đọc phần ghi nhớ. 
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Tiết 1: Tập làm văn
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện
- Biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách: Gián tiếp và trực tiếp.
- Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
II / Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đồ dùng học tập
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Bài văn kể chuyện gồm mấy phần, là những phần nào?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
 1- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
- Giới thiệu tranh.
2- Tìm hiểu ví dụ:
a) Bài 1: Đọc chuyện rùa và thỏ
b) Bài 2: Tìm đoạn mở bài trong câu chuyện trên.
c) Bài 3: Nêu sự khác nhau giữa mở bài: Rùa và Thỏ với cách mở bài ở bài 3.
- Mở bài trong bài văn kể chuyện có mấy cách? Đó là những cách nào?
* Tiểu kết, rút ra ghi nhớ.
3) Luyện tập:
* Bài 1:
Tìm mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong 4 đoạn mở bài.
* Bài 2: 
Đọc và tìm đoạn mở bài trong chuyện: Hai bàn tay
* Bài 3:
Kể lại đoạn mở bài của chuỵên trên bằng cách mở bài gián tiếp.
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của ai?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Mở bài gián tiếp bằng lời của người kẻ chuyện.
+ Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê.
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét, đánh giá.
4 . Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Bài văn kể chuyện gồm 3 phần: Mở bài, diễn biến và kết thúc.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhắc lại đầu bài.
- Bức tranh vẽ cảnh cuộc thi giữa Rùa và Thỏ. Kết quả Rùa về đích trước Thỏ trước sự chứng kiến của nhiều muông thú. 
- Hai HS nối tiếp đọc bài: Rùa và Thỏ.
- Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
- Mở bài ở bài 2 là mở bài trực tiếp.
- Mở bài ở bài 3 là mở bài gián tiếp.
- 2 cách: 
+ Mở bài trực tiếp: Kẻ ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: Kể chuyện khác để dẫn dắt vào nội dung câu chuyện.
- Rút ghi nhớ, đọc ghi nhớ.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn mở bài.
a) Mở bài trực tiếp.
b, c, d,: Mở bài gián tiếp.
- 3 HS đọc phân vai bài: Hai bàn tay.
- Đoạn mở bài là: Hồi ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là bác Lê.
- Cách mở bài đó là mở bài trực tiếp.
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện này bằng lời của người dẫn chuyện hoặc lời của bác Lê.
- Bài gợi ý:
+ Bác Hồ vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, từ một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện như thế này.
+ Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi cón ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 2: Toán
MÉT VUÔNG.
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông.
- Biêt đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông.
- Biết được 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2 ; dm2 ; m2. 
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV : Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông mỗi ô vuông có diện tích 1dm2 ( bằng bìa hoặc nhựa ) 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III/ Các hoạt độn dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu mối quan hệ giữa dm2 và cm2.
B. Dạy học bài mới :
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài
 1) Giới thiệu mét vuông
- GV giới thiệu : 
- GV treo hình vuông và đo cạnh đúng bằng 1 m.
- GV chỉ vào bề mặt hình vuông và nói : hình vuông này có diện tích là 1 m2.
+ Vậy 1m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ?
- GV giới thiệu : mét vuông viết tắt là : m2 
+ 1 m = ? dm
+ Quan sát hình vuông cạnh 1m được xếp đầy bởi bao nhiêu hình vuông nhỏ( diện tích 1dm2 )
2) Luyện tập :
* Bài 1 :64
Viết theo mẫu :
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2 :64
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
* Bài 3 :64
Tóm tắt :
Có : 200 viên gạch hình vuông.
1 hình vuông cạnh 30 cm
200 viên gạch : ... m2 ?
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
* Bài 4 :64
- Gợi ý cho HS chia hình để có các cách giải khác nhau.
- Hướng dẫn HS khi tính tìm cạch chưa biết.
- GV vẽ hình HD học sinh giải cách hai.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
- Nếu không đủ thời gian cho HS về nhà làm.
3. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về xem lại bài và làm bài tập.
+ Hs nêu diện tích của hinh vuông cạnh 1m là 1cm2
Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị mét vuông.
=> Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m.
- Cạnh dài 1dm.
+ Hình vuông 1m2 gồm 100 hình vuông 1dm2.
Vậy : 1 m2 = .... dm2 ?
- 2 – 3 học sinh nhắc lại.
- 1 m = 10 dm.
- 100 hình vuông nhỏ có diện tích 1dm2.
+ 1m2 = 100 dm2.
- 2 – 3 học sinh nhắc lại quan hệ này.
- Vài HS lên bảng viết.
+ Chín trăm chín mươi mét vuông : 990 m2
+ Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông : 2005 m2.
+ Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông : 1980 m2.
+ Tám nghìn sáu trăm mét vuông : 8600 m2.
+ Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một mét vuông : 28 911 m2.
- Nhận xét, bổ sung.
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
1 m2 = 100 dm2 400 dm2 = 4 m2
100 dm2 = 1 m2 2110 m2 = 211000 dm2
1 m2 = 10 000 cm2 15 m2 = 150 000 cm2 
10 000 cm2 = 1 m2 10dm22 cm2 = 1002cm2 
- Nhận xét bổ sung.
- HS đọc bài toán, nêu tóm tắt và giải vào vở.
- 1HS lên bảng làm bài.
Bài giải.
Diện tích của một viên gạch là :
30 x 30 = 900 ( cm2 )
Diện tích của căn phòng là :
900 x 200 = 180 000 ( cm2 )
180 000 cm2 = 18 m2
 Đáp số : 18 m2 
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài vào vở.
 4cm 6cm
 (1 ) 3cm ( 2 )
 (3)
5cm
 3
 15cm
Bài giải.
 Diện tích hình ( 1) là : 3 x 4 = 12 ( cm2)
 Diện tích hình ( 2 ) là : 6 x 3 = 18 ( cm2)
 Diện tích hình (3) là : 15 x (5 – 3) = 30 ( cm2)
 Diện tích của hình đã cho là :
 12 + 18 + 30 = 60 (cm2)
 Đáp số : 60 cm2
Cách 2 :
 4cm 6cm
( 1 ) (4) 3 cm ( 2 )
 (3 )
 5cm 3cm
 15cm
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật to là :
15 x 5 = 75 ( cm2)
Diện tích hình chữ nhật 4 là :
3 x ( 15 – 4 – 6 ) = 15 ( cm2)
Diện tích của miếng bìa là :
75 - 15 = 60 ( cm2)
 Đáp số : 60 cm2
- Nhận xét bổ sung.
Tiết 3: Âm nhạc
z
ÔN TẬP BÀI HÁT: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3
I/ Mục tiêu
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài
Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, nhịp phách. Tập biểu diễn bài hát.
Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN: số 3
II/ Đồ dùng dạy học
- Nhạc cụ quen dùng
- Một số động tác phụ họa cho bài hát
- Một số nhạc cụ gõ
III/ Các hoạt động dạy học
Phần mở đầu:
Giới thiệu nội dung bài học: Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em và TĐN số 3
Phần hoạt động:
1. Nội dung 1:
Gv yêu cầu học sinh hát cá nhân, nhóm tổ, lớp
2. Nội dung 2
Gv treo bảng phụ chép bài TĐN số 2
+ Nốt nhạc thấp nhất, cao nhất trong bài?
+ Bài có những nốt gì?
Bước 1: Đọc với tốc độ chậm từng câu nhạc
Bước 2: Vừa đọc vừa gõ đệm theo phách
Bước 3: Vừa đọc vừa gõ đệm với tốc độ nhanh hơn
Bước 4: Sau khi đọc xong hai câu nhạc ghép lời ca.
3. Phần kết thúc
Nhận xét giờ học
Về học thuộc bài hát, chuẩn bị bài sau
Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em
-Học sinh nghe lại bài hát
-Cả lớp hát đồng ca bài hát 2 lần
-Lớp chia thành hai nhóm, nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm và ngược lại
-Học sinh hát kết hợp các động tác phụ họa
Học bài TĐN: số 3 Cùng bước đều
Hs quan sát và trả lời câu hỏi
Hs luyện đọc theo thang âm các nốt có trong bài
Học sinh luyện đọc tiết tấu đen trắng
Học sinh hát lại bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em
Đọc lại bài TĐN số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 11.doc