Phân phối chương trình buổi chiều lớp 5 - Tuần 30

Phân phối chương trình buổi chiều lớp 5 - Tuần 30

I. MỤC TIÊU

* Sau bài học học sinh nêu được:

- Việc xây dựng nhà máy thủy điện Hào Bình nhằm đáp ứng yêu câu xây dựng đất nước sau ngày giải phóng.

- Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta sau năm 1975.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bản đồ hành chính VN, phiếu học tập của hs.

- HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin tư liệu về nhà máy Thủy điện Hòa Bình.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC

 

doc 13 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân phối chương trình buổi chiều lớp 5 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phân phối chương trình buổi chiều
 Tuần 30 ( từ 5/4 đến 9/4/2010 )
Thứ ngày
Môn
Mục bài
2/5
Lịch sử
Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
*
Luyện toán
Ôn tập
*
Luyện khoa học
Ôn tập
3/6
Khoa học
Sự sinh sản của thú
*
Luyện toán
Ôn tập
Luyện TV
Ôn tập
4/7
Địa lí
Các đại dương trên thế giới
*
Luyện TV
Ôn tập
GDNGLL
Hoạt động đội 
5/8
Luyện từ & câu
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
6/9
Tập làm văn
Tả con vật (Kiểm tra viết)
Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010
Lịch sử Xây dựng nhà máy thủy điện hòa bình
I. Mục tiêu 
* Sau bài học học sinh nêu được:
- Việc xây dựng nhà máy thủy điện Hào Bình nhằm đáp ứng yêu câu xây dựng đất nước sau ngày giải phóng.
- Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta sau năm 1975.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ hành chính VN, phiếu học tập của hs.
- HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin tư liệu về nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
III. hoạt động dạy & học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, nhận xét và cho điểm.
- Nêu vấn đề, liên hệ bằng câu hỏi hoặc cho quan sát tranh ảnh giới thiệu bài mới.
- Lần lượt trả lời:
1. Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25/4/76.
2. Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì.
- Đó là nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Hoạt động 1
Yêu cầu cần thiết xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
- Tổ chức trao đổi cả lớp.
h. Nhiệm vụ của Cách Mạng VN sau khi thống nhất đất nước?
- Nêu:..
h. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng vào năm nào? ở đâu? Hãy chỉ vị trí Nhà máy trên bản đồ? Trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này?
- Theo dõi phát biểu, nêu những yêu cầu cần thiết...
+ ...xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Lắng nghe.
+ ...tỉnh Hòa Bình...khởi công 6/11/79...sau 15 năm...Liên Xô giúp đỡ
Hoạt động 2
Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm
Trên công trường xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình
- Yêu cầu làm việc theo nhóm.
- Gọi trình bày: 
h. Hãy cho biết trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
- Gọi nhận xét.
- Yêu cầu quan sát H1.
h. Em có nhận xét gì về hình 1?
- 5 học sinh tạo thành 1 nhóm đọc thông tin SGK và tả lại không khí lao động trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
+ Ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng...
Hoạt động 3
Đóng góp lớn lao của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 
vào sự nghiệp xây dựng đất nước
- Tổ chức cả lớp trao đổi:
h. Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng NMTĐHB tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta?
h. Điện của NMTĐHB đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?
- Giảng:...
- Phát biểu ý kiến và nhận xét bổ sung.
+ ...đã góp phần tích cực vào việc chống lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ ...cung cấp điện từ Bắc vào Nam...
- Lắng nghe.
Củng cố, dặn dò
- Tổ chức trình bày các thông tin sưu tầm được về NMTĐHB, kể tên các nhà máy thủy điện hiện có ở nước ta.
- Tổng kết bài: ...20 năm đầu...
- Nhận xét tiết học, khen gợi học sinh, nhóm tham gia tích cực xây dựng bài.
- Dặn về nhà học thuộc mục bạn cần biết, lập bảng thống kê...
Giai đoạn lịch sử
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
...
Luyện Toán Ôn tập 
I. Mục tiêu. 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính thành thạo, vận dụng kiến thực kĩ năng đã học vào việc giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học 
- Nháp ép, bút dạ.
III. Hướng dẫn luyện tập
1. Ôn kiến thức cần ghi nhớ
- Đọc bảng đơn vị đo thời gian
2. Luyện tập
Bài1
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Tìm hiểu dự kiện đã biết, chưa biết.
+ Tìm hiểu yêu cầu bài toán.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Nêu cách làm.
+ 2 học sinh thực hiện.
+ Trình bày, nhận xét.
Bài2
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Tìm hiểu dự kiện đã biết, chưa biết.
+ Tìm hiểu yêu cầu bài toán.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Nêu cách làm.
+ Thực hiện cá nhân.
+ 3 học sinh trình bày, nhận xét.
Bài2
Bài3
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Tìm hiểu dự kiện đã biết, chưa biết.
+ Tìm hiểu yêu cầu bài toán.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Nêu cách làm.
+ Thực hiện cá nhân.
+ 2 học sinh trình bày, nhận xét.
Bài2
Bài4
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Tìm hiểu dự kiện đã biết, chưa biết.
+ Tìm hiểu yêu cầu bài toán.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Nêu cách làm.
+ Thực hiện cá nhân.
+ Trình bày, nhận xét.
Bài2
 3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Ra bài tập về nhà.
1. Tính:
a) 295674 256,8 89,17 869,577
 + + + +
 859706 397,4 267,89 97,845
 ............ ............ ............ ...........
b) 
2. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
(976 + 865) + 135 = .....................................
16,88 + 9,76 + 3,12 = ..............................
3. Không thực hiện phép tính, nêu dự đoán kết quả tìm x:
x + 8,75 = 8,75; x = ...............vì................
vì.........
4. Vòi nước thứ nhất mỗi giờ chảy được thể tích của bể, vòi nước thứ hai mỗi giờ chảy được thể tích của bể. Hỏi cả hai vòi nước cùng chảy vào bể trong một giờ thì được bao nhiêu phần trăm thể tích của bể?
Bài giải
.............................................................................
.............................................................................
............................................................................. ............................................................................. ............................................................................. ............................................................................. ............................................................................. .............................................................................
Luyện khoa học Thực hành 
I. Mục tiêu. 
- Củng cố kiến thức hiểu biết về sự sinh sản của ếch
II. Đồ dùng dạy học 
- Vở bài tập
III. Hướng dẫn luyện tập
1. Ôn kiến thức cần ghi nhớ
- 
2. Luyện tập
 Bài1
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Thực hiện nhóm 5.
+ Đổi vở kiểm tra chéo các nhóm.
+ Trình bày, nhận xét bổ sung.
 Bài2
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Thực hiện nhóm 5.
+ Đổi vở kiểm tra chéo các nhóm.
+ Trình bày, nhận xét bổ sung.
 3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫm ôn lại bài về nhà.
1. Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
2. Đánh dấu x vào Ê trước câu trả lời đúng.
Êch thường đẻ trứng vào mùa nào?
Ê Mùa xuân.
Ê Mùa hạ.
Ê Mùa thu.
Ê Mùa đông.
b.ếch đẻ trứng ở đâu?
Ê Trên cạn.
Ê Dưới nước.
c.Trứng ếch nở ra con gì?
Ê ếch con.
Ê Nòng nọc.
d.Nòng nọc sống ở đâu?
Ê Trên cạn.
Ê Dưới nước.
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Khoa học Sự sinh sản của thú 
I. Mục tiêu 
* Giúp học sinh nắm được các kiến thức:
- Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- Nêu được sự giống nhau và khác nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
- Kể tên một số loài thú thường để mỗi lứa một con, một loài thú để một lứa nhiều con.
II. Đồ dùng dạy - học
- Băng hình về sự sinh sản của một loài thú (nếu có).
- Phiếu bài tập ( đủ dùng theo nhóm )
Số con trong một lứa
Tên động vật
Thông thường chỉ để 1 con (không kể trường hợp đặc biệt
2 con trở lên
III. hoạt động dạy & học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài trước. Nhận xét cho điểm.
- Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh hoặc câu hỏi nêu vấn đề giới thiệu bài...
- Học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
Hãy mô tả sự phát triển phôi thai của gà trong quả trứng theo hình minh họa 2 trang 118.
Đọc thuộc lòng mục Bạn cần biết trang 119.
Em có nhận xét gì về chim non, gà con mới nở.
- Quan sát, theo dõi, lắng nghe nội dung bài mới.
Hoạt động 1
Chu kì sinh sản của thú
- Tổ chức hoạt động theo nhóm
+ Chia nhóm.
+ Yêu cầu quan sát...
- Mới 1 hs lên điều khiển:
Nêu nội dung của hình 1a.
Nêu nội dung hình 1b
Bào thao của thú được nuôi dưỡng ở đâu.
Nhìn vào bào thai của thú trong bụng mẹ bạn thấy nhứng bộ phận nào.
Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ.
Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì.
Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của thú và chim.
- Nhận xét...
- Kết luận:...
- Hoạt động nhóm 5.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2
Số lượng con trong mỗi lần đẻ của thú
h. Thú sinh sản bằng cách nào?
h. Mỗi lứa thú thường đẻ mấy con?
- Tổ chức cho hoạt động theo nhóm.
+ Chia nhóm 4.
+ Phát phiếu.
+ Yêu cầu quan sát...
- Yêu cầu trình bày.
- ...đẻ con.
- Có loài thú đẻ 1 con một lứa, có loài thú đẻ mỗi lứa 2 con
Số con trong một lứa
Tên động vật
Thông thường chỉ để 1 con (không kể trường hợp đặc biệt
2 con trở lên
- Kiểm trao chéo các nhóm
- Đại diện trình bày
Hoạt động kết thúc
- Yêu cầu trả lời nhanh câu hỏi củng cố nội dung bài vừa học:
- Nhận xét tiết học, khen gợi học sinh, nhóm tham gia tích cực xây dựng bài.
- Dặn về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
 Thứ 4 ngày 7 tháng 4 năm 2010
Địa lí Các đại dương trên thế giới 
I. Mục tiêu 
* Sau bài học, học sinh củng có thể:
- Nhớ tên và tìm được vị trí của bốn đại dượng trên quả Địa cầu hoặc tên bản đồ thế giới.
- Mô tả được vị trí địa lí, độ sâu trung bình, diện tích của các đại dương dựa vào bản đồ (lược đồ) và bảng số liệu.
II. Đồ dùng dạy - học
- Quả Địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
- Bảng số liệu về các đại dương.
- HS sưu tầm các câu chuyện, tranh ảnh, thông tin về các đại dương, các sinh vatạ dưới lòng đại dượng ...
III. hoạt động dạy & học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài trước. 
- Nhận xét cho điểm.
- Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh hoặc câu hỏi nêu vấn đề giới thiệu bài...
- Học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
1. Tìm trên bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu) vị trí châu Đại Dương và châu Nam Cực.
2. Em biết gì về châu Đại Dương.
3. Nêu những đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực.
- Quan sát, theo dõi, lắng nghe nội dung bài mới.
Hoạt động 1
Vị trí của các Đại Dương
- Yêu cầu quan sát...và hoàn thành bảng sau:
- Làm việc theo nhóm đôi.
Tên đại dương
Vị trí (nằm ở bán cầu nào)
Tiếp giáp với châu lục, đại dương
Thái Bình Dương
Phần lớn nằm ở bán cầu tây, còn lại nằm ở bán cầu đông.
- Châu mĩ, châu á, châu đại dương, châu nam cực.
- Đại tây dương, ấn độ dương, bắc băng dương.
ấn Độ Dương
Bán cầu đông
- châu phi, châu á, châu nam cực
- đại tây dương, thái bình dương
Đại Tây Dương
Bán cầu tây và một phần bán cầu đông
- châu phi, châu mĩ, châu âu, châu nam cực.
- Thái bình dương, ấn độ dương, bắc băng dương
Bắc Băng Dương
Phần cực bắc
- châu âu, châu mĩ, châu á.
- thai bình dương, đại tậy dương
 Hoạt động 2
Một số đặc điểm của đại dương
- Treo bảng số liệu về các đại dương...
Nêu diện tích, độ sâu trung bình (m), độ sâu lớn nhất (m) của từng đại dương.
Xếp các đại dương từ lớn đến nhỏ về diện tích.
Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào.
- Nhận xét.
- Quan sát và phát biểu...
- Lắng nghe.
Hoạt động 3
Thi kể về các đại dương
- Tổ chức trưng bày...sưu tầm được để giới thiệu...
- Tổ chức bình chọn...
- Trình bày theo tổ.
- Quan sát, nhận xét, bình chọn...
Hoạt động kết thúc
- Yêu cầu trả câu hỏi củng cố nội dung bài vừa học:
- Nhận xét tiết học, khen gợi học sinh, nhóm tham gia tích cực xây dựng bài.
- Dặn về nhà học lại bài và chuẩn bị trước bài sau.
 Xin chào các bạn! Tôi là hướng dẫn viên du lịch. Mời các bạn cùng tôi tham quan các đại dương trên thế giới nhé!
* Điểm đến đầu tiên là BBD. Tiếp giáp với ĐTD, TBD, châu âu, châu á và châu mĩ . Đây là đại dương có diện tích nhỏ nhất và có độ sâu thứ tư trong 4 đại dương . là nơi sinh sống của loài gấu trắng với những tảng băng khổng lồ lưu dữ lượng nước cho trái đất.
* Mời các bạn đến với TBD . Tiếp giáp với ĐTD, ÂĐD, BBD, châu mỹ, châu á, châu Đại dương và châu nam cực . Đây là đại dương có diện tích lớn nhất và có độ sâu nhất trong 4 đại dương . Biển Đông là một phần diện tích của TBD giáp vời Việt Nam.
* Địa chỉ tiếp theo là ÂĐD. Tiếp giáp với ĐTD, TBD, châu nam cực, châu á , châu phi và châu đại dương còn gọi là châu úc. Diện tích lớn thứ 3 và có độ sâu thứ 3 trong 4 đại dương . 
* Và cuối cùng mì các bạn đến với ĐTD. Tiếp giáp với TBD, ÂĐD, BBD, châu nam cực, châu âu, châu phi và châu mĩ . Đây là đại dương có diện tích lớn thứ 2 và độ sâu thứ 2 trong 4 đại dương . 
Luyện Luyện từ và câu Bài:Nam và nữ
I. Mục tiêu. 
- Rèn kĩ năng vận dụng vốn từ đặt câu, viết đoạn văn theo yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học 
- Nháp ép, bút dạ.
III. Hướng dẫn luyện tập
1. Ôn kiến thức cần ghi nhớ
-
2. Luyện tập
Bài1
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Thực hiện cá nhân.
+ Trình bày, nhận xét.
Bài2
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Thực hiện cá nhân.
+ Trình bày, nhận xét.
Bài3
 - Hướng dẫn thực hiện.
+ Đọc kĩ yêu cầu.
+ Thảo luận trao đổi cách làm.
+ Thực hiện cá nhân.
+ Trình bày, nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn ôn lại bài về nhà.
1. Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A (chỉ những phẩm chất của nam giới)
 A B
(1) Dũng cảm
a) Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung.
(2) Cao thượng
b) Mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm.
(3) Năng nổ
c) Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần.
2. Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A (chỉ những phẩm chất của nữ giới)
(1) Dịu dàng
a) Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi.
(2) Khoan dung
b) Siêng năng, chăm chỉ.
(3) Cần mẫn
c) Nhẹ nhàng, êm ái (trong cử chỉ, lời nói).
3.a) Ghép các từ, tiếng sau đây với tiếng nam để tạo thành những từ ngữ có nghĩa:
nhi, sinh, trang, giới, tính, bóng đá, bóng chuyền, thanh niên, ca sĩ, sinh viên, học sinh, diễn viên, phòng.
b) Ghép các từ, tiếng sau đây với tiếng nữ để tạo thành những từ ngữ có nghĩa: phụ, vũ, tố, giới, công, hoàng, nhi, sĩ, sinh, tính, trang, tướng, quân dân, học sinh, bệnh nhân, phòng, ca sĩ, nghệ sĩ, bóng đá, bóng chuyền, thanh niên, sinh viên, thi sĩ, nhà văn, cán bộ, xe đạp.
HĐTT Ôn nghi thức đội - Ca múa hát tập thể
Hoạt động 1
- Tập hợp 2 hàng dọc, điểm danh, báo cáo.
- Chuyển thành 4 hàng dọc.
 - Ôn nội dung đội hình đội ngũ: 
+ Chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca.
+ Thắt tháo khăn.
+ Quay: trái, phải, sau.
+ Chuyển vị trí: phải, trái, trước, sau.
+ Tập hợp đội hình dọc, ngang, chữ U, vòng tròn theo cự li hẹp, rộng.
 Hoạt động 2
 - Tập hợp 2 hàng dọc đi đều về sân chính tập nội dung:
+ Ca múa hát tập thể theo băng
 Hoạt động 3
- Tập hợp về trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tinh thần luyện tập, kết quả.
 Thứ 5 ngày 8 tháng 4 năm 2010
Luyện từ &câu Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy )
I. Mục tiêu. 
* Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về dấu phẩy; hiêu được tác dụng của dấu phẩy, nêu đúng ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
- Làm đúng bài tập điền dấu phẩy thích hợp vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng tổng kết về dấu phẩy, phô tô hoặc viết vào giấy khổ to.
- Câu chuyện Truyện kể về bình minh viết từng đoạn vào giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy & học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh lên bảng đặt câu theo yêu cầu, trả lời câu hỏi bài học tiết trước. Yêu cầu cả lớp đặt nối tiếp bằng miệng.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta học bài:...
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài1
- Yêu cầu đọc kĩ, trao đổi cặp đôi cùng bàn tìm hiểu cách thực hiện.
- Hướng dẫn tìm hiểu.
- Yêu cầu thực hiện, trình bày cách làm.
- Yêu cầu đổi vở cùng bàn, kiểm tra lẫn nhau, góp ý cách trình bày, cách thực hiện.
- Yêu cầu nhận xét cách làm và kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
Bài2
- Yêu cầu đọc kĩ, trao đổi cặp đôi cùng bàn tìm hiểu cách thực hiện.
- Hướng dẫn tìm hiểu.
- Yêu cầu thực hiện, trình bày cách làm.
h. Nêu nội dung chính của câu chuyện?
- Yêu cầu đổi vở cùng bàn, kiểm tra lẫn nhau, góp ý cách trình bày, cách thực hiện.
- Yêu cầu nhận xét cách làm và kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học.
h. Tác dụng của dấu phẩy?
- Nhận xét tiết học.
- Ra bài tập về nhà.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét bài bạn chữa.
- Lắng nghe nội dung bài học.
- Đọc bài, trao đổi nhóm tìm hiểu yêu cầu.
- Trình bày sự hiểu biết theo yêu cầu bài tập.
- Thực hiện.
- Trình bày.
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
1a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
1b. Phong...
2a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
2b. Khi phương...
3a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
3b. Thế kỉ...
- Nhận xét.
- Đọc bài, trao đổi nhóm tìm hiểu yêu cầu.
- Trình bày sự hiểu biết theo yêu cầu bài tập.
- Thực hiện.
- Trình bày.
Sáng hôm ấy(,)...(.)
Có một...(,)...(,)...(,)
[...] Môi cậu...(,)...:
- Thưa thầy...(,)...
[...] ...(,):
- Bình minh...(,)...
+ ...kể về một thầy giáo đã biết cách giải thích khéo léo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là ntn.
- Nhận xét.
- Củng cố lại nội dung vừa học.
- Tiếp thu, lắng nghe việc học tập, chuẩn bị ở nhà.
Thứ 6 ngày 9 tháng 4 năm 2010
L Tập làm văn Tả con vật ( kiểm tra )
Mục tiêu. 
* Giúp học sinh:
- Thực hành viết bài văn tả con vật.
- Bài viết đúng nội dụng, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lời văn tự nhiên, chân thật biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh, nhân hoá để người đọc hình dung được hình dáng, hoạt động của con vật được tả. Diễn đạt tốt, mạch lạc.
II. Các hoạt động dạy & học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bút giấy...
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Nêu vấn đề vào bài: Kiểm tra...
2.2. Hướng dẫn làm bài
- Gọi đọc gợi ý.
- Nhắc học sinh viết bài...
- Thu chấm một số bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Ra bài tập về nhà.
- Tổ trưởng báo cáo.
- Lắng nghe nội dung bài học.
- Đọc đề bài, gợi ý SGK.
- Viết bài. 
- Củng cố lại nội dung vừa học.
- Tiếp thu, lắng nghe việc học tập, chuẩn bị ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu 30.doc