Thiết kế bài day lớp 5 - Trường TH Kim Đồng - Tuần 23

Thiết kế bài day lớp 5 - Trường TH Kim Đồng - Tuần 23

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ câu, đoạn, bài.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn gới giọng rõ ràng, rành mạch, chậm rãi, thể hiện giọng điệu của từng nhân vật và niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.

3. Thái độ: - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài, hiểu đúng các từ ngữ, câu, đoạn, diễn biến câu chuyện. Bài viết ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án, đồng thời bày tỏ ước mong có vị quan toà tài giỏi, xét xử công tội phân minh, góp phần thiết lập và bảo vệ trật tự an ninh xã hội

 

doc 43 trang Người đăng huong21 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài day lớp 5 - Trường TH Kim Đồng - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23
Thứ 
Tiết
Môn 
PPCT
 Tên bài học
Thứ 2
1
2
3
4
Toán
Khoa học
Tập đọc 
Đạo đức
111
45
45
23
Xăng – ti – mét khối . Đề - xi – mét khối
Sử dụng năng lượng điện
Phân sử tài tình
Em yêu tổ quốc Việt Nam( t1)
Thứ 3
1
2
3
Toán 
LT VC
Lịch sử
112
45
23
Mét khối
Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
Thứ 4
1
2
3
4
Toán 
Tập đọc
Tập làm văn
Kể chuyện
113
46
45
23
Luyện tập
Chú đi tuần
Laäp chöông trình hoaït ñoäng
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Thứ 5
1
2
3
Toán 
LTVC
Khoa học
114
46
46
Thể tích hình hộp chữ nhật
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Lắp mạch điện đơn giản
Thứ 6
1
2
3
4
Toán
Chính tả
Tập làm văn
Địa lí
115
23
46
23
Thể tích hình lập phương
Nhớ viết: Cao Bằng
Trả bài văn kể chuyện
Một số nước ở Châu Âu
TẬP ĐỌC
PHÂN SỬ TÀI TÌNH
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ câu, đoạn, bài.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn gới giọng rõ ràng, rành mạch, chậm rãi, thể hiện giọng điệu của từng nhân vật và niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
3. Thái độ:	- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài, hiểu đúng các từ ngữ, câu, đoạn, diễn biến câu chuyện. Bài viết ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án, đồng thời bày tỏ ước mong có vị quan toà tài giỏi, xét xử công tội phân minh, góp phần thiết lập và bảo vệ trật tự an ninh xã hội
II. Đồ dùng dạy - học
* Tranh minh hoạ trang 46, SGK (phóng to).
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ	
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Hãy mô tả những gì vẽ trong tranh.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
- Quan sát, trả lời: Tranh vẽ ở công đường một vi quan đang xử án.
a) Luyện đọc
- Gọi một học sinh đọc cả bài.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu.
- 1 Học sinh đọc
- 3 HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Xưa, có một, lấy chộm.
+ HS 2: Đòi người làm chứng cúi đầu nhận tội.
+ HS 3: Lần khác đành nhận tội.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp theo cặp (đọc 2 vòng).
b) Tìm hiểu bài
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gi?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?
+ Quan án phá được các vụ án nhờ dân?
+ Nội dung của câu chuyện là gi?
+ Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
* Cho đòi người làm chứng nhưng không có.
* Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng có đi chợ bán vải.
* Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
+ Vì quan hiểu phải tự mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau sót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nen bật khóc khi tấm vải bị xé. 
+ Quan án nói sư cụ biện lễ cúng Phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy vừa niệm Phật. Đánh đòn tâm lý “Đức Phật rất thiêng ai gian Phật sẽ làm thóc trong tay người đó nảy mầm” rồi quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì theo quan chỉ kẻ có tật mới giật mình.
+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
+ Quan án đã phá được các vụ án nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội. 
+ Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiển của vị quan án.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc chuyện theo vai. Yêu cầu HS dựa vào nội dung của bài để tìm giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
4 HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án.
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc như mục 2.2.a.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách phá án của quan án?
- NhËn xÐt tiÕt häc.- DÆn HS vÒ nhµ häc bµi, kÓ l¹i c©u chuyÖn cho ng­êi th©n nghe, t×m ®äc nh÷ng c©u chuyÖn vÒ quan ¸n xö kiÖn vµ so¹n bµi Chó ®i tuÇn.
 TOÁN: 
XENTIMET KHỐI – ĐỀXIMET KHỐI
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Học sinh tự hình thành biểu tượng xentimet khối – đềximet khối, nhận biết mối quan hệ xentimet khối và đềximet khối.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng giải bài tập có liê quan cm3 – dm3
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Khối vuông 1 cm và 1 dm, hình vẽ 1 dm3 chứa 1000 cm3
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 1 của tiết trước.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2. Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
+ Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3
+ Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
+ Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3
- GV đưa mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối cho HS quan sát.
+ HS nghe và nhắc lại.
Đọc và viết kí hiệu cm3.
+ HS nghe và nhắc lại.
Đọc và viết kí hiệu dm3.
- HS quan sát mô hìn
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1dm3. Trên mô hình là lớp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu lớp hình lập phương có thể tích 1cm3.
+ Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy co 10 x 10 = 100 hình.
+ Như vậy hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3 ?
- GV nêu : hình lập phương có cạnh 1dm gồm 10x10x10=1000 hình lập phương có cạnh 1cm.
Ta có : 1dm3 = 1000cm3
+ Hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3.
- HS nhắc lại.
1dm3 = 1000 cm3
2.3 Luyện tập thực hành
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV hỏi : Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
- GV yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài.
- GV mời 1 HS chữa bài yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: SGK trang 117
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV viết lên bảng các trường hợp sau :
5,8dm3 = ...cm3
154000 cm3 = .... dm3
- GV yêu cầu làm 2 trường hợp trên.
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS làm bài đúng nêu cách làm của mình.
- GV nhận xét, giải thích lại cách làm nếu HS trình bày chưa chính xác, rõ ràng.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Bài cho cách viết hoặc cách đọc các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối hoặc đề-xi-mét khối, chúng ta phải đọc hoặc viết các số đo đó cho đúng.
- HS cả lớp làm bài vào vở .
- 1 HS đọc bài chữa trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét sau đó chữa bài chéo.
- HS đọc thầm đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS trình bày :
5,8dm3 = ...cm3
Ta có 1dm3 = 1000cm3
mà 5,8 x 1000 = 5800
nên 5,8dm3 = 5800cm3
154000 cm3 = .... dm3
Ta có 154000 : 1000 = 154
Nên 154000 cm3 = 154dm3
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
3. Củng cố dặn dò
- Học sinh làm bài sau vào bảng con : 2,76dm3 = cm3
- GV nhận xét giờ học.
Điều chỉnh bổ sung:	
ÑAÏO ÑÖÙC
Em yªu tæ quèc viÖt nam ( TiÕt 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
	Giúp HS hiểu:
- Tổ quốc em là Việt Nam, Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, hiếu khách và có truyền thống văn hoá lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày.
- Cần hiểu biết về lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Em cần phải học tập tốt để sau này góp sức xây dựng tổ quốc Việt Nam.
- Em cần gìn gữ truyền thống, nét văn hoá của đất nước mình, trân trọng yêu quý mọi con người,sản vật của quê hương Việt Nam.
2. Thái độ
- Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Có thái độ học tập tốt, có ý thức xây dựng Tổ quốc.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Có ý thức bảo vệ, gìn giữ nền văn hoá, lịch sử của dân tộc.
3. Hành vi
- Học tập tôt, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
- Nhắc nhở bạn bè cùng học tập và xây dựng đất nước.
II. Đồ dùng học tập
- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoaùt ủoọng daùy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ 3 em
- Uỷ ban nhân dân xã làm những công việc gì?
- Khi đến đó ta phải làm gì? Vì sao?
-2 em leõn baỷng – nhaọn xeựt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ quốc Việt Nam
? Từ các thông tin đó, em suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
? Em còn biết những gì về Tổ quốc của chúng ta? Hãy kể:
1. Về diện tích, vị trí địa lí.
2. Kể tên các danh lam thắng cảnh.
3. Kể một số phong tục truyền thống trong cách ăn mặc, ăn uống, cách giao tiếp.
4. Kể thêm công trình xây dựng lớn của đất nước.
5. Kể tên truyền thống dựng nước và giữ nước.
6. Kể thêm thành tựu khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Ghi nhớ 
- 1 HS đọc thông tin trang 34 SGK. Cả lớp theo dõi SGK và lắng nghe.
1. Về diện tích, vị trí địa lí: diện tích vùng đất liền là 33 nghìn km2, nằm ở bán đảo Đông Dương, giáp biển đông, thuận lợi cho các loại hình giao thông và giao lưu với nước ngoài.
2. Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, Hà Nội, Kinh đô Huế, Bến cảng Nhà Rồng, Hội An...
3. Về phong tục rất phong phú: ...
4. Về những công trình xây dựng lớn: đường mòn HCM,....
5. Về truyền thống dựnng nước giữ nước: Các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu; 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông, ......
6. Về KHKT: Sản xuất được nhiều phần mềm điện tử .... ...  512 (cm3)
Đáp số : 512cm3
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu quy tắc và công thức tính thể tích của hình lập phương?
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
Điều chỉnh bổ sung:	
Luyện từ và câu:
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
- Làm đúng các bài tập, phân tích đúng cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, tạo các câu ghép thể hiện qua hệ tăng tiến bằng cách thêm quan hệ từ thích hợp.
- Hoùc sinh yeõu thich moõn hoùc
II. Đồ dùng dạy học
- Các băng giấy viết từng câu ghép ở bài tập 1 phần Luyện tập
- Bài tập 2 viết vào bảg phụ.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 Hs lên bảng đặt câu có từ thuộc chủ điểm Trật tự - An ninh.
- Gọi HS dưới lớp làm miệng bài tập 1 trang 48 SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 3 HS đọc bài của mình.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài Trửùc tieỏp
2.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1sgk trang 54
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- GV ghi câu ghép lên bảng.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Kết luận: Câu văn sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những .... mà .... thể hiện quan hệ tăng tiến.
1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét.
- Chữa bài.
+ Chẳng những Hồng chăm học/ mà bạn ấy còn rất chăm ngoan.
+ Câu ghép gồm 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ chẳng những ...mà 
- Lắng nghe
Bài 2sgk trang 54
- GV nêu: Em hãy tìm thêm những câu ghép có quan hệ tăng tiến.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiệu bài tại lớp.
- Hỏi: Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu trong câu ghép ta có thể làm như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở .
- Nhận xét câu bạn đặt.
- 3 đến 5 HS đọc câu mình đặt.
- Ta có thể nối giữa hai vế câu ghép bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những.....mà...; chẳng những..... mà...; không chỉ..... mà....
2.3. Ghi nhớ sgk trang 54
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
- Gọi đặt câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến để minh hoạ cho Ghi nhớ
- 2 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp học thuộc ghi nhớ
- 3 HS đặt câu.
Bài 1: sgk trang 54
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẩu chuyện vui Người lái xe đãng trí.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gợi ý HS cách làm bài:
+ Đánh dấu gạch chéo (/) để phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép.
+ Gạch 1 gạch ngang dưới từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.
+ Nêu rõ ý nghĩa của từng vế câu.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm bài theo nhóm đôi. 1 nhóm làm bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Chữa bài.
+ Bọn bất lương ấy ( không chỉ) ăn cắp tay lái / ( mà) chúng còn lấy luôn bàn đạp phanh.
- Hỏi:
+ Truyện đáng cười ở chổ nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
+ Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng ngồi sau tay lái. Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình nhầm.
Bài 2:sgk trang 55
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình vừa làm.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở .
- Nhận xét bài của bạn.
 - Nối tiếp nhau đọc bài
3. Củng cố - Dặn dò.
- GV hỏi: Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, kể lại câu chuyện Người lái xe đãng trí cho người thân nghe, đặt 3 câu ghép có mối quan hệ tăng tiến và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung:	
Địa lí:
Một số nước ở châu âu
I. Mục tiêu
	Sau bài học, HS có thể:
- Dựa vào lược đồ nhận biết và nêu được vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang Nga, của Pháp.
- Nêu được một số đặc điểm chính về dân cư, kinh tế của Nga, Pháp.
- Học sinh nhận biết được đặc điểm về dân cư nước Pháp và Nga có ảnh hưởng thế nào đến đời sống và môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ kinh tế một số nước châu âu.
- Lược đồ một số nước châu âu.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
+ Xác định vị trí và giới hạn của châu Âu trên quả địa cầu?
+ Người dân châu Âu có đặc điểm gì?
+ Nêu một số hoạt động kinh tế của các nước châu Âu?
- 3 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét + bổ sung.
a)GV giíi thiÖu bµi Tröïc tieáp
b)Noäi dung baøimôùi
Hoạt động 1: Liên bang Nga
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu sau:
Em hãy xem lược đồ kinh tế một số nước châu âu ( trang 106, SGK) và Lược đồ một số nước nước châu âu, đọc SGK để điền các thông tin thích hợp vào bảng thống kê.
Liên bang Nga
Các yếu tố
Đặc điểm - sản phẩm chính của các ngành sản xuất.
Vị trí địa lí
Diện tích
Dân số
Khí hậu
Tài nguyên khoáng sản
Sản phẩm công nghiệp
Sản phẩm nông nghiệp
Liên bang Nga
Các yếu tố
Đặc điểm - sản phẩm chính của các ngành sản xuất.
Vị trí địa lí
Nằm ở Đông Âu và Bắc á.
Diện tích
17 triệu km2 , lớn nhất thế giới.
Dân số
144,1 triệu người
Khí hậu
Ôn đới lục địa ( chủ yếu phần châu á thuộc Liên bang Nga)
Tài nguyên khoáng sản
Rừng Tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
Sản phẩm công nghiệp
Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông
Sản phẩm nông nghiệp
Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
- GV theo dõi HS làm bài và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên lớp.
- GV chữa bài cho HS.
- Hỏi: Em có biết vì sao khí hậu Liên bang Nga, nhất là phần lãnh thổ thuộc châu á rất lạnh, khắc nghiệt không?
- Hỏi: Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào?
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê, trình bày lại các yếu tố địa lí tự nhiên và các sản phẩm chính của các ngành sản xuất của Liên bang Nga.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- Nêu câu hỏi nhờ giáo viên giúp đỡ nếu gặp khó khăn
- 1 HS nêu nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
(1) Lãnh thổ rộng lớn à khô
(2) Chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương à lạnh.
(1)+ (2) àKhí hậu khắc nghiệt, khô và lạnh.
- Khí hậu khô và lạnh nên rừng tai-ga phát triển. Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở châu á đều có rừng tai-ga bao phủ.
- 1 HS trình bày về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ .
Hoạt động 2: Pháp
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 HS cùng trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu.
Phiếu học tập
Bài 21: Một số nước ở châu Âu
Các em hãy cùg xem các hình minh hoạ trong SGK, các lược đồ và hoàn thành các bài tập sau:
1. Xác định địa lí và thủ đô của nước Pháp.
a. Nằm ở đông âu, thủ đô là Pa-ri.
b. Nằm ở trung âu, thủ đô là Pa-ri.
c. Nằm ở Tây âu, thủ đô là Pa-ri.
2. Viết mũi tên (à) theo chiều thích hợp vào giữa các ô chữ sau:
Nằm ở Tây âu
Giáp với Đại tây Dương, biển ấm không đóng băng
Khí hậu ôn hoà
Cây cối xanh tốt
Nông nghiệp phát triể
Các phong cảnh tự nhiên đẹp:
..................................................................
Các công trình kiến trúc đẹp, nổi tiếng :
..................................................................
Pháp
Khách du lịch
3. Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp của Pháp.
............................................................................................................................................
4. Dựa vào hiểu biết cảu mình, em hãy hoàn thành sơ đồ sau
Đáp án: 
1.c
2. Điền mũi tên theo chiều à
3. Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, quân áo, mĩ phẩm, thực phẩm.
4.Phong cảnh tự nhiên đẹp: Sông Xen chảy qua thủ đô Pa-ri.
Công trình kiến trúc đẹp: Tháp ép-phen.
- GV nhận xét và nêu kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp biển, có khí hậu ôn hoà. ở châu âu, pháp là nước có nông nghiệp phát triển, sản xuất nhiều nông sả đủ cho nhân dân dùng và cón xuất khẩu sang các nước khác.Pháp xuất khẩu nhiều vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm. Ngành du lịch ở Pháp rất phát triển vì nước này có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và người dân văn minh, lịch sự.
3.Cuỷng coỏ – daởn doứ
- GV tổng kết bài
- GV dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung:	
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liênn hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về:chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm điểm CTHĐ của 3 HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS
2. dạy - học bài mới
2.1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung
* Ưu điểm
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe.
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên đặc điểm ngoại hình, tính cách của người được tả với công việc họ đang làm.
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả đặc điểm ngoại hình, tính cách, hoạt động của người được tả, có bộ lộ tình cảm, thái độ trân trọng công việc của mình trong từng câu văn .
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tốt: 
* Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
2.2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
- Xem lại bài của mình 
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 T23_DaChinh.doc