Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 33

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 33

I– Mục tiêu :

-Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học .

-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, tự tin ham học

 II-Chuẩn bị:: Bảng phụ,bảng nhóm. SGK .Vở làm bài.

IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 	Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013
Tiết 1 + 2: GV chuyên
Toán: Tiết 161: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I– Mục tiêu :
-Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học .
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, tự tin ham học
 II-Chuẩn bị:: Bảng phụ,bảng nhóm. SGK .Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp : KTDCHT
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HSTB nêu cách tính diện tích của hình thang và hình chữ nhật.
- Gọi 1 HSK làm lại bài tập 4 .
- Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài-ghi đề : 
2– Hướng dẫn ôn tập :
- GV treo mô hình hình hộp chữ nhật: 
- Hãy nêu quy tắc và công thức tính Sxq và STP của hình HCN?
- Hãy nêu quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật?
- HS nêu công thức.
- Tương tự vậy với hình lập phương.
 Thực hành- luyện tập
 Bài 2: HS đọc đề.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài. 
Bài 3:HS đọc đề bài .
Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
IV- Củng cố, dặn dò :
- Gọi HSTB nêu cách tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
*HD:bài 1/SGK về nhà. 
- Bày DCHT lên bàn 
- 1 HS nêu cách nhẩm. 
- 1 HS làm bài.
.
- HS nghe .
-Hình hộp chữ nhật.
Chu vi đáy nhân với chiều cao.
Viết: Sxq = (a+ b) x 2 x c
S toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng hai lần diện tích đáy.
Stp = (a + a) x 2 x c + 2 x a x b
Thể tích hình hộp chữ nhật bằng tích 3 kích thước (cùng đơn vị đo).
V = a x b x c 
- HS đọc.- HS làm bài.
Bài giải:
Thể tích các hộp hình lập phương là:
10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
Diện tích giấy màu cần dán chính là diện tích toàn phần của hình lập phương.
Vậy diện tích giấy màu cần dùng là
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
 Đáp số: a) 1000 cm3
 b) 600 cm2.
Bài giải:
Thể tích bể nước là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
-HS hoàn chỉnh bài tập
Đáp số: 102,5 m2
Lịch sử: Tiết 33: ÔN TẬP : LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 _ Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
 _ Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II–Chuẩn bị:_ Bản đồ hành chính Việt Nam
 _ Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến kiến thức các bài.
 _ Phiếu học tập. 
 2 – HS : SGK .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập
II – Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HSTB trả lời
-Cho biết Bảo tàng Quang Trung được xây dựng ở đâu, thời gian nào?
-Khi đến thăm bảo tàng em cần phải làm gì?
GV nhận xét,ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài-ghi đề :
 2 – Hướng dẫn ôn tập:
 a) Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp .
 _ GV dùng bảng phụ, HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học ? 
_ GV chốt lại và yêu cầu HS năm được những mốc quan trọng.
 b) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm .
 _ Chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nguyên cứu, ôn tập một thời kì theo 4 nội dung:
 + Nội dung chính của thời kì.
 + Các niên đại quan trọng.
 + Các sự kiện lịch sử chính.
 + Các nhân vật tiêu biểu. 
 _ GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc .
GV nhận xét,bổ sung
 IV – Củng cố,dặn dò : 
-GV nhắc lại nội dung chính của bài
 - Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị ôn tập HKII
- HS trả lời.
-Cả lớp bổ sung
- HS nghe .
 - HS nêu: Từ năm 1858 đến năm 1945.
- Từ năm 1945 đến 1954.
- Từ năm 1954 đến 1975. 
- Từ 1975 đến nay. 
- N.1: Từ năm 1958 đến năm 1945: Pháp xâm lược nước ta, các cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu yêu nước như Phan đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Tôn Thất Thuyết,...
- N.2 : Từ năm 1945 đến 1954.: 
+ Ngày 19- 8- 1945, Cách mạng tháng Tám thành công.
+ Ngày 2- 9-1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- N.3 Từ năm 1954 đến 1975. 
Ngày 7- 5- 1954, chiến thắng Diện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi 9 năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 12-1972, chiến thắng Diện Biên Phủ trên không, Mĩ phải kí Hiệp định Pa- ri,....
Ngày 30-4-1975, Chiến dịch HCM toàn thắng, miền Nam giải phóng...
- N4 : Từ 1975 đến nay. 
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
- HS nghe.
-HS nêu
- HS lắng nghe .
Rút kinh nghiệm:
Tập đọc :Tiết 65: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM 
(Trích )
I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng: +Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
+Đọc đúng các từ mới và khó trong bài .
+Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giong làm rõ từng điều luật, từng khoản mục 
 -Kiến thức: Hiểu nghiã các từ ngữ mới, nội dung từng điều luật. Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ nhũng điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em.
-Thái độ : Giáo dục HS ý thức thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II.Chuẩn bị:Tranh ảnh minh hoạ bài học .SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I-Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi 
+Miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển?
+Ước mơ của con gợi cho cha nhớ điều gì?
-GV nhận xét, ghi điểm .
II- Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài-ghi đề :
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
- Gọi HS G đọc bài theo quy trình
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài ::HS đọc thầm và trả lời
-Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ?
Giải nghĩa từ :quyền .
- Hãy đặt tên cho mỗi điều luật nói trên .
- Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật .
- Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục thực hiện ?
c/Luyện đọc lại :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Điều 21 
" Trẻ em có bổn phận sau đây :
. vừa sức mình ."
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
III. Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài , ghi bảng 
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần và thực hiện luật .
-Chuẩn bị tiết sau :Sang năm con lên bảy+TLCH,đọc diễn cảm khổ 1,2 .
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời câu hỏi 
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
-HS đọc toàn bài, cho xem tranh 
- 4 HS đọc theo 4 điều luật và đọc chú giải.
-Theo dõi
HS đọc thầm và trả lời
- Điều 15,16 , 17 
-HS đặt tên ngắn gọn .
-1HS đọc lướt và trả lời câu hỏi .
-HS đọc 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong luật .
-HS trả lời tự do.
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyện đọc cá nhân , cặp , nhóm .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
-Những nội dung về luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-HS lắng nghe .
Rút kinh nghiệm: 
Khoa học : Tiết65: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG 
 (Tích hợp :Liên hệ)
I – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết : 
 _ Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá .
 _ Nêu tác hại của việc phá rừng .
 _ Giáo dục HS biết bảo vệ cây trồng.(Tích hợp)
II –Chuẩn bị:Hình trang 134,135 SGK .
 _ Sưu tầm các tư liệu , thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá & tác hại của việc phá rừng 
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 HS TB-K trả lời
 -Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
 -Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?
 - Nhận xét,ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài –ghi đề: 
2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : - Quan sát và thảo luận .
Làm việc theo nhóm .
 -GV cho các nhóm quan sát các hình trang 134,135 SGK và trả lời các câu hỏi:
+Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
 +Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá
Làm việc cả lớp .
 GV theo dõi nhận xét
 * Kết luận: HĐ1
 b) Họat động 2 :.Thảo luận .
 Làm việc theo nhóm .
 GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi: Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn 
 Làm việc cả lớp
 -GV theo dõi nhận xét
 * Kết luận: HĐ2
IV – Củng cố, dặn dò : 
-Dặn HS sưu tầm các thông tin , tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
 - Nhận xét tiết học .
 - Đọc bài : “Tác động của con người đến môi trường đất” 
- HS trả lời .
- HS nghe .
-Lắng nghe
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134,135 SGK và trả lời :
+Đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng
 +Ngoài nguyên nhân rừng bị tàn phá do chính con người khai thác, rừng bị tàn phá do những vụ cháy rừng
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình ..
HS nghe
-HS quan sát các hình 5, 6,trang 135 SGK, và tham khảo các thông tin sưu tầm để trả lời
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- Hậu quả: mất rừng, đất đai bị xói mòn tạo nên đất trống đồi trọc, lũ ống, lũ quét tràn về cuốn trôi nhà cửa, xóm làng.
- Môi trường bị ô nhiễm, Trái Đất ngày càng nóng lên. 
- HS lắng nghe.
HS sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó.
 -HS nghe
HS xem bài trước .
Rút kinh nghiệm:
 Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2012	
CHÍNH TẢ (Nghe - viết) : Tiết 33: TRONG LỜI MẸ HÁT
I / Mục tiêu:
1-Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả bài thơ : Trong lời mẹ hát .
2-Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị .
3-Giáo dục HS tính cẩn thận, viết chữ đẹp.
II /Chuẩn bị: 
 	-GV :Bảng phụ viết tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị để HS làm bài tập 2.
	-HS : SGK, vở ghi
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/Ổn định:KTDCHT
II / Kiểm tra bài cũ :
 -Gọi 2 HS lên bảng viết 1 số từ khó
-GV nhận xét
III/ Bài mới :
1 / Giới thiệu bài-ghi đề : 
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài thơ “Trong lời mẹ hát “ .
-Hỏi : Nội dung bài chính tả là gì ? 
-Hướng dẫn HS viết đúng những từ HS dễ viết sai : 
-GV đọc bài chính tả cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài :+GV chấm 7 bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :
-1 HS đọc nội dung bài tập 2 , đọc chú giải.
-GV cho cả lớp đọc th ...  đã viết .
-Bày DCHT lên bàn
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài và gợi ý .
-HS lắng nghe. 
-HS làm việc các nhân 
...Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồn của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.
   Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.
   Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại gọi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương...”.
    Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô - người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.
Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013
Toán 	Tiết 165: LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :
Ôn tập, củng cố kiến thức kĩ năng giải một số dạng toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số, tổng và tỉ số, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán về tỉ số phần trăm.
 -Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,tự tin ham học
 II-Chuẩn bị:
 1 - GV : Bảng phụ, bảng nhóm
 2 - HS : SGK .Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HSTB nêu cách tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.
- Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 .
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : Luyện tập
2– Hướng dẫn luyện tập : 
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán. 
Hướng dẫn HS giải bằng hệ thống câu hỏi.
HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ HS khác nhận xét.
+GVnhận xét kết quả và hướng dẫn làm cách khác.
Gọi 1 HS nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số.
 Bài 2:
- HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét .
+ GV hướng dẫn HS cách làm khác.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 3: HS đọc đề bài và tóm tắt.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
IV- Củng cố, dặn dò :
- Gọi HSTB,K nhắc lại : 
+ Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
+ Nêu cách tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số.
 - Nhận xét tiết học .
 HD:Bài 4/SGK về nhà.
- 2 HS nêu. 
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
HS đọc đề tóm tắt.
Trả lời.
HS làm bài.
Bài giải:
 Đáp số: 68 cm2.
- HS nhận xét.
+ Bước 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt.
+ Bước 2: Tìm hiệu số phần và tìm giá trị một phần.
+ Bước 3: Tìm số bé, số lớn..
- HS chữa bài.
HS đọc.
HS làm bài.
Bài giải:
Ô tô đi 75 km thì hết số lít xăng là:
 12 : 100 x 75 = 9 (l)
 Đáp số: 9 l
- Nhận xét.
+ HS nêu.
-HS hoàn chỉnh bài tập
Đáp số: 50 HS giỏi; 30 HS trung bình.
Rút kinh nghiệm:
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 33: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
 I/ Khởi động : KT sự chuẩn bị của HS
II/ Kiểm điểm công tác tuần 33:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu, khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt, những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt.
.1:Thái Thị Thu Uyên- Công nhận HS giỏi cấp huyện toán
..2: Nguyễn Thị Hồng Nhung: .... Công nhận HS giỏi cấp huyện Tiếng Việt..
.3: Nguyễn Thị Yến Vân: Giải KK HS giỏi cấp huyện Tiếng Việt......
.................................................................................
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
- Nhiều em phát biểu sôi nổi ,chuẩn bị tốt đồ dùng học tập 
 - Tác phong đội viên thực hiện tốt.
 + Tồn tại :
- Một số em chưa nghiêm túc trong giờ truy bài đầu buổi. 
- Một số em trong giờ học ít tập trung ( Trường , Tùng)
III/ Kế hoạch công tác tuần 34:
 - GDHS Thực hiện tốt an toàn giao thông và đi hàng một
 - Thực hiện chương trình tuần 34
 - Thực hiện tốt truy bài 15’ đầu buổi.
 - Rèn Toán, Tiếng Việt cho HS yếu
 -Ôn tập tăng cường chuẩn bị thi.
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 - Hát tập thể một số bài hát. 
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè.
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
 Rút kinh nghiệm :
Khoa học:Tiết 66: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT- KNS
I – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết 
 -Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá .
 -Giáo dục HS biết quý trọng đất đai.
* KNS: Kĩ năng lựa chọn, xử lí thông tin để biết được 1 trong các nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng thu hẹp là do đáp ứng những nhu cầu phục vụ con người, do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với môi trường đất.
- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên nhiều nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của đội “chuyên gia”.
- Kĩ năng giao tiếp, tự tin với ông/bà, bố/mẹ, ... để thu thập thông tin, hoàn thiện phiếu điều tra về môi trường đất nơi em sinh sống.
II – Chuẩn bịHình trang 136,137 SGK .
Có thể sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương & các mục đích sử dụng đất trồng trước kia & hiện nay . SGK.
III– Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 HS trả lời
 -Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
 -Nêu tác hại của việc phá hại rừng.
- Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài –ghi đề: 
2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : - Quan sát & thảo luận .
 Làm việc theo nhóm .
 GV cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1, 2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi:
 + H1 vàH 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất ?
 Làm việc cả lớp .
 GV theo dõi và nhận xét.
 GV yêu cầu HS liên hệ thực tế. 
 * Kết luận: HĐ1
 b) Họat động 2 :.Thảo luận .
 Làm việc theo nhóm .
 GV cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi : 
_ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất ?
- Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
 Làm việc cả lớp .
 GV theo dõi nhận xét.
 * Kết luận: HĐ1
 V – Củng cố,dặn dò :
-Gọi 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 137 SGK.
 - Nhận xét tiết học .
- HS trả lời .
- HS nghe .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình để trả lời câu hỏi.
- H1 và H2 cho thấy: Trên cùng một dịa điểm, trước kia con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần động ruộng hai bên bờ sông đã sử dụng để làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; hai cây câu được bắc qua sông.
- Do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng nôi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- HS liên hệ thực tế trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi và trả lời.
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học  làm cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Việc sử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước .
KĨ THUẬT Tiết 33:	LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
 (Tích hợp :Liên hệ)
I-Mục tiêu: HS cần phải:
-Lắp được mô hình đã chọn.Nếu chọn lắp xe phải chọn loại xe tiết kiệm năng lượng(Xăng dầu).
-Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II-Chuẩn bị:
-GV :Lắp sẵn 1-2 mô hình(máy bừa hoặc lắp băng chuyền)
-HS :Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III-Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I)Kiểm tra bài cũ:
- Cho HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước
- GV nhận xét và đánh giá
II) Bài mới:
1) Giới thiệu bài-ghi đề: 
 2)Các hoạt động:
Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép
 -GV cho nhóm HS tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK.
 -GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK.
 -Các nhóm tiến hành theo các bước:
a-Chọn đúng,đủ các chi tiết xếp vào nắp.
b-Lắp từng bộ phận.
-Quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.Phân công từng thành viên để lắp
c-Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh mà nhóm đã chọn
+HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
+Nhắc HS kiểm tra hoạt động của sản phẩm
III) Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS nêu các bước để lắp mô hình
- GV nhận xét tiết học.
 - Tiết sau:Lắp ghép mô hình tự chọn(tt)
 -HS nêu
-Lắng nghe
-HS thảo luận theo nhóm và chọn mô hình để lắp.
 HS chọn các chi tiết
 -HS quan sát và lắp từng bộ phận
 -HS lắp ráp mô hình hoàn chỉnh mà nhóm đã chọn .
 - HS kiểm tra hoạt động của sản phẩm
 HS nêu
 HS chuẩn bị bộ lắp ghép
 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docG AL5 T 33 TUAN DLAK.doc