Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 2 năm 2010

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 2 năm 2010

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

 - Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 2 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai, ngày 30 tháng 8 năm 2010.
Tập đọc
 Nghìn năm văn hiến
I.Mục tiêu: 
 - Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
 - Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
 - Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê 
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 5 ph )
GV kiểm tra 2HS đọc bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
B.Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: (1ph)
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 a. Luyện đọc. (10 ph)
 - GV đọc mẫu bài văn
 - HS quan sát ảnh Văn Miếu-Quốc Tử Giám
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài văn.GV kết hợp sữa lỗi, giải nghĩa 1 số từ, cụ thể: (Văn hiến, Văn Miếu< Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích)
 Đoạn 1: Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau
 Đoạn 2: Bảng thống kê
 Đoạn3 : Phần còn lại
 - HS luyện đọc theo cặp
 - Một HS đọc cả bài
b. Tìm hiểu bài . (12 ph)
 * HS đọc thầm đoạn 1: Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau.
 - Trả lời câu hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
 * 1HS đọc đoạn 2 - Lớp đọc thầm bảng thống kê, từng em làm việc cá nhân, phân tích bảng số liệu theo yêu cầu :
 + Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
 + Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
* HS đọc đoạn 3 và thảo luận câu hỏi 3:
 + Ngày nay trong Văn Miếu còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời?
 + Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?
- HS lần lượt trả lời, lớp cùng GV nhận xét, bổ sung.
- GV gợi ý để HS nêu nội dung của bài.
c. Luyện đọc lại. (10 ph)
 - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc bài văn
 - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc đoạn đầu của bài.
- HS luyện đọc theo cặp, thi đua đọc trước lớp.
- Lớp, GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
 3.Củng cố, dặn dò: (2 ph).
- Hai HS nhắc lại nội dung bài
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS về nhà luyện đọc bài và đọc trước bài : Sắc màu em yêu.
-----------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS :
 - Biết đọc, viết các PSTP trên một đoạn của tia số.
 - Biết chuyển một số PS thành PSTP
 - HS khá, giỏi: biết giải bài toán về tìm giá trị một PS của số cho trước.
Yêu cầu HS cả lớp hoàn thành bài 1, 2, 3. HS khá, giỏi hoàn thành bài 4, 5.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5 ph) Nêu cách chuyển một PS thành PSTP. Lấy 3 ví dụ về PSTP
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài. (1ph)
 2. Làm bài tập: (32 ph)
 - GV yêu cầu HS làm BT trong trong SGK vào vở luyện toán( bài 1, 2, 3.) HS khá, giỏi hoàn thành bài 4, 5.
 - GV hướng dẫn cho HS yếu.
+ Bài 1: HS viết các phân số thập phân đã cho vào các vạch trên tia số, lớp, GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc lần lượt các phân số thập phân trên tia số và nêu đó là các phân số thập phân.
+ Bài 2,3 HS tự làm vào vở.
- Lớp chữa bài, nêu cách chuyển từng phân số thành phân số thập phân. 
+ Bài 4,5 ( dành cho HS khá, giỏi). 
- HS tự làm bài vào vở.
* Bài 4 HS đổi chéo vở cho nhau kiểm tra kết quả, một số em nêu miệng, GV nhận xét.
* Bài 5 HS nêu tóm tắt bài toán vừa giải.
- Kết quả: 9 HS giỏi toán, 6 HS giỏi tiếng việt.
- GV chấm một số vở, chữa bài.
 - GV chấm một số bài , nhận xét.
 - Hướng dẫn HS tự chữa bài
 3.Củng cố, dặn dò: (2 ph).
- GV nhận xét tiết học, dặn dò 
--------------------------------------------------------------------
Chính tả
Nghe viết: Lương Ngọc Quyến
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến theo hình thức 
văn xuôi.
 - Ghi lại đúng phần vần của tiếng ( từ 8- 10 tiếng)trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình theo y/c của BT3.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ ( 5 ph )
 - HS nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh, ng/ngh, c/k
 - 3 HS viết vào bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp 4-5 từ ngữ bắt đầu bằng g/gh, ng/ngh, c/k
B. Dạy bài mới.
 1. Giới thiệu bài. (1ph)
 2. giảng bài.
a. Hướng dẫn HS nghe-viết. ( 18 ph )
 - GV đoc toàn bài chính tả trong SGK và giới thiệu về Lương Ngọc Quyến.
 - HS luyện viết chữ dễ viết sai: Lương ngọc Quyến, ngày 30-8-1917, khoét, xích sắt.
 - HS đọc thầm bài chính tả
 - GV đọc từng câu cho HS viết
 - GV đọc lại toàn bài chính tả 1lượt, HS soát lại bài
 - GV chấm chữa từ 7-10 bài, GV nêu nhận xét chung
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả vào VBT. ( 15 ph )
Bài tập 2:
 - Một HS đọc yêu cầu của bài
 - Cả lớp đọc thầm lại từng câu văn làm bài ; phát biểu ý kiến
VD: Trạng (vần ang)
Bài tập 3:
 - Một HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mô hình
 - HS làm vào vở bài tập
 - HS trình bày kết quả vào mô hình đã kẻ sẵn trên bảng lớp
 + Nêu nhận xét về cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần,
 - Cả lớp và GV nhận xét về cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần
+ GV chốt lại: - Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
 - Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối, âm đệm, các âm đệm được ghi bằng chữ cái o hoặc u.
 - Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối.
 3 Củng cố, dặn dò: ( 2 ph )
 - GV nhận xét tiết học
 - Yêu cầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần. Học thuộc lòng những câu trong bài Thư gửi các học sinh để chuẩn bị cho tiết sau.
-------------------------------------------------------------------------
Khoa học
 Nam hay nữ (tiết 2)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ.
 - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam nữ.
II. Đồ dùng:
 - Hình trang 6,7 SGK
 - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK
III-Hoạt động dạy học
A.Bài cũ: (5 ph) 
 + Nêu một vài đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái
 + Nêu một một số đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về mạt sinh học
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài. (1ph)
 2. Hoạt động.
HĐ1: Vai trò của nữ.( 8ph)
- HS quan sát hình 4 trang 9 SGK và trả lời câu hỏi : 
+ ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
+Như vậy, không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi đá bóng. Nữ còn làm được những gì khác?
+ Em hãy nêu 1 số ví dụ về vai trò của nữ trong lớp, trường và địa phương mà em biết?
+ Em có nhận xét gì về vai trò của nữ?
- KL: Trong gđ, ngoài XH phụ nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới.ở mọi lĩnh vực PN vẫn có thể đạt đến đỉnh cao của con đường vinh quang.
? Hãy kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công trong công việc xã hội mà em biết.
HĐ2. Thảo luận Một số quan niệm xã hội về nam và nữ. (10 ph)
 - Bước1: HS thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi :
1. Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? hãy giải thích tại sao ?
a. Công việc nội trợ là của phụ nữ.
b. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
c. con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
 d. Đàn ông là trụ cột trong gđ. Mọi hđ trong gđ phải nghe theo đàn ông.
2. Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha, mẹ với con trai và con gái có khác nhau không ? và khác nhau thế nào ? như vậy có hợp lí không ?.
3. Liên hệ trong lớp mình có sự đối xử giữa HS nam và HS nữ không ?.
4. Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?.
 - Bước 2: Từng nhóm báo cáo kết quả
 - GV kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình
HĐ3. Liên hệ thực tế.(4 ph)
 - HS thảo luận nhóm 4:
 Hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các em có những sự phân biệt đối xử 
giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác nhau đó có hợp lí không?
 - HS phát biểu ý kiến.
 - GV nhận xét.
HĐ4 : (10 ph) làm bài tập .
- HS làm bài tập 5, 6, 7 ở VBT .
- GV chấm bài, nhận xét
 3. Củng cố, dặn dò (2 ph)
 - HS trả lời nhanh:
 ? Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
 Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 31 tháng 8 năm 2010.
 Thể dục
Bài 3. Đội hình đội ngũ - Trò chơi “ Chạy tiếp sức”
I. Mục tiêu:
 - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau. Yêu cầu HS thực hiện cơ bản đúng động tác (Tư thế đứng nghiêm, thân người thẳng tự nhiên là được)
 - Trò chơi: Chạy tiếp sức. Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
 II. Đồ dùng: 1 còi, 2-4 lá cờ đuôi nheo
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu: (8 ph)
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
 - HS khởi động xoay các khớp
 - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
 2. Phần cơ bản (23 ph)
 a. Đội hình đội ngũ :
 - Ôn cách chào báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học; cách xin phép ra vào lớp. Tập hợp hàng dọc dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
+ Lần 1 và lần 2 GV điều khiển lớp tập, sửa động tác sai cho HS.
+ Chia tổ tập luyện tổ trưởng điều khiển.
 + Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. 
+ GV cùng HS quan sát, nhận xét, biểu dương tổ làm tốt.
 - Chú ý nâng cao kĩ thuật.
 b. Trò chơi vận động: 
- GV hướng dẫn HS cách chơi Trò chơi: Chạy tiếp sức .
- HS thi đua chơi.
 3. Phần kết thúc: (8 ph)
 - Cả lớp đi thành vòng tròn, làm động tác thả lỏng
 - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học, dặn dò.
--------------------------------------------------------------------
Toán
 Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số
I.Mục tiêu: Giúp HS : Biết cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.
 - Yêu cầu HS cả lớp làm bài 1, 2(a, b) và bài 3. HS khá, giỏi làm thêm 2(c).
II.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ .( 5 ph )
 - GV kiểm tra bài tập tiết 6 của HS, một HS lên bảng viết 5 PSTP
 - GV nhận xét ghi diểm 
B. Dạy bài mới.
 1. Giới thiệu bài. (1ph)
 2. giảng bài.
a. Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai PS. ( 12 ph )
 * Phép cộng ,trừ hai phân số có cùng mẫu số:
 - HS thực hiện phép tính:
 + - 
 - HS làm bài và trình bày bài.
 ? Khi muốn cộng ( hoặc trừ) hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
 - GV chốt kiến thức.
 * Phép cộng, trừ hai phân số khác mẫu số:
 - HS thực hiện phép tính:
 + - 
 - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung
 ? Khi muốn cộng ( hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
b. Thực hành.( 20 ph )
 - HS làm bài tập 1, 2, 3 vở luyện toá ... o học tập , giữ trật tự lớp học.
- Học đẩy chương trình tuần 2.
- Tham gia tốt các hoạt động khác của nhà trường đề ra.
- Tiến hành thu các khoản đóng góp.
---------------------------------------------------------------------
Luyện TNXH
Lịch sử Luyện bài 1 và bài 2
I. Mục tiêu:
Giúp HS khắc sâu kiến thức và hiểu rằng:
 - Trương định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp ở Nam Kì
 - Khâm phục lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ
II. Hoạt động dạy học
HĐ1 : Ôn tập nội dung (25 phút)
Trong hoạt động này GV cho HS tự đọc thầm lại hai bài ở SGK,sau đó thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
 + Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp?
 + Em biết gì thêm về Trương Định?
 + Tại sao triều đình không muốn canh tân đất nước?
 + Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đồ sau kính trọng? 
 Đại diện nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi,GV và HS bổ sung.
HĐ2: (15 phút) HS hoàn thành vở bài tập.
GV thu vở chấm, nhận xét, dặn dò.
Luyện toán
So sánh hai phân số.
I. Mục tiêu: Củng cố so sánh hai phân số.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 ph) Nhắc lại các cách so sánh hai PS :
 - Có cùng MS
 - Khác MS
 - So sánh PS với 1.
 - Hai PS có cùng TS
2. Luyện tập:
HĐ1: (20 ph) HS làm bài tập (GV ghi các bài tập lên bảng, HS làm bài vào vở) 
Bài1:So sánh hai PS:
 a. và ; và ; và 
 b. và ; và; và 
Bài2 (dành cho HS khá, giỏi) 
So sánh giá trị mỗi biểu thức với 1.
HĐ 2: (15 ph) HS chữa bài ở bảng lớp
 - HS nhận xét, sửa chữa chỗ sai
 - HS chữa bài
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò
-----------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Kể chuyện: Lý Tự Trọng
 I.Mục tiêu: 
 - Rèn luyện kỹ năng kể chuyện
 - HS kể được câu chuyện Lý Tự Trọng và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.
II.Hoạt động dạy học: 
HĐ1 :(5 ph) 
 - GV cho HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 bức tranh ở SGK.
HĐ2: (20 ph) Kể chuyện theo nhóm.
 - GV kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe một lần. 
 - Dựa vào 6 bức tranh ở SGK, HS tự KC nhóm đôi.
 - Thi KC : Mỗi tổ chọn lên thi kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.
 - Cả lớp cùng GV nhận xét, tuyên dương cặp KC tốt nhất.
HĐ3 : (12 ph) HS KC cá nhân
 - Mỗi HS tự kể lại câu chuyện (GV hướng dẫn cho những HS kể còn chưa thành thạo)
 - 3 HS giỏi kể lại câu chuyện
 - HS trao đỏi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện
HĐ4: (2 ph) GV nhận xét tiết học, dặn dò
-----------------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể 
Ôn luyện các bài múa hát tập thể
I. Mục tiêu: Củng cố các bài múa hát tập thế
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: (7 ph) Học cả lớp
 - HS nhắc lại các bài múa hát tập thể
 - Cả lớp hát mỗi bài một lần.
HĐ2: (15 ph) Học theo nhóm
 - Từng nhóm tập hát, múa
 - Đại diện nhóm lên trình bày
HĐ3: (20 ph) Thi biểu diễn
 - Từng nhóm thi biểu diễn
 - Các nhóm nhận xét
 - GV bổ sung.
 - HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề Trường em
 - GV nhận xét và kết luận. HĐ4 : (2 ph) GV nhận xét tiết học, dặn dò
Chiều 
 Luyện tiếng Việt
Luyện từ và câu : Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về từ đồng nghĩa
 - Xác định được từ đồng nghĩa trong đoạn văn
 - Đặt câu với cặp từ đồng nghĩa
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1 (10 ph) Ôn lý thuyết:
 - Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa chung, chúng cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.
VD: thóc/lúa; mẹ/má/u/bầm; cho/biếu/dâng...
 - Từ đồng nghĩa hoàn toàn, dễ dàng thay thế cho nhau trong lời nói.
VD: quả/trái; ngan/vịt xiêm; dứa/ thơm; cầy/chó...
 - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Khi dùng những từ ngữ không hoàn toàn ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng ngữ cảnh.
VD:chém/chặt /đốn; sông/kênh/rạch; xơi / ăn /chén...
HĐ2 (20 ph) Luyện tập:
Bài 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
 “Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ là má. Bạn Hoà gọi mẹ là u. Bạn Na,bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Nam gọi mẹ là bu. Còn bạn Phước người Huế gọi mẹ là mạ.”
Bài 2: 
a)Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: đẹp, to, lớn, học tập, hoàn cầu, trông, mong.
b) Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa vừa tìm được: (Yêu cầu HS khá giỏi đặt câu với 2-3 cặp từ đồng nghĩa vừa tìm được)
HĐ3 (10 ph) Chữa bài:
Bài 2: HS tìm được nhiều từ đồng nghĩa càng tốt.
 - Mỗi từ đồng nghĩa ít nhất đặt hai câu.
VD:
 - Học tập là nghĩa vụ đối với gia đình và Tổ quốc.
 - Chúng ta không chỉ học ở thầy mà phải học hỏi ở bạn để ngày càng tiến bộ.
HĐ3: (2 ph): GV nhận xét tiết học, dặn dò.
Luyện toán
	Phép cộng và phép trừ hai phân số
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng cộng và trừ 2 PS
II. Hoạt động dạy học: 
HĐ1 ( 10 ph ) 
HS ôn lại cách làm tính cộng và trừ 2 PS có cùng MS và khác MS, mõi quy tắc HS lấy ví dụ minh hoạ
HĐ2 ( 20 ph ) Luyện tập
Trong HĐ này GV cho HS làm bài tập ở VBT
Bài1,2 GV hướng dẫn HS cách trình bày, HS thực hiện
Bài 3. HS đọc kĩ đề và tự giải ( GV hướng dẫn HS viết lời giải :
 Phân số chỉ số sách giáo khoa và số sách truyện trong thư viện là
 Phân số chỉ số sách GV là )
HĐ3: ( 10 ph ) GVthu vở chấm bài, nhận xét và chữa bài
 GV nhận xét tiết học, dặn dò
Tự học
 Tập đọc : Nghìn năm văn hiến
I. Mục tiêu: 
 - HS đọc đúng, rõ ràng bai tập đọc
 - Hiểu nội dung của bài
II. Các bước
 - 2 HS giỏi đọc bài
 - HS luyện đọc cá nhân
 - HS luyện đọc theo cặp
 - HS thi đọc, GV cùng HS cả lớp nhận xét
 - HS trao đổi với nhau về nội dung của bài
 - GV nhận xéy tiết học, dặn dò
Chiều
Luyện tự nhiên xã hội
Địa lí Luyện bài1 và bài2
I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức2 bài địa lý dã học
II. Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ tự nhiên VN, Quả Địa cầu
 - Bản đồ khoáng sản VN
III. Hoạt động dạy học: 
HĐ1 ( 20 ph ) Làm việc với bản đồ và quả địa cầu
 - HV cho HS quan sát lược đồ trong SGK trả lời các câu hỏi
 - GV nêu câu hỏi, HS trả lời, HS cả lớp theo dõi bổ sung để hoàn thiện câu trả lời
 - Gọi từng cặp HS lên bảng, chỉ trên bản đồ Châu á và Quả Địa cầu vị trí của nước VN
 - Gọi từng nhóm 4HS lên chỉ trên BĐKS các dãy núi và đồng bàng
HĐ2: ( 20 ph ) Học trong VBT
 - HS làm bài ở VBT
 - GV cùng HS cả lớp chữa bài
 - GV chấm bài làm của một số em , nhận xét
 - GV nhận xét tiết hoc, dặn dò
 Tự học
ATGT: Biển báo hiệu giao thông đường bộ ( tiết1)
I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đường bộ
 - Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu GT
II. Chuẩn bị: Một số biển báo hiệu GT
III. Các hoạt động chính: 
HĐ1: (2ph) GV giới thiệu nội dung chương trình, nội dung của tiết học hôm nay
HĐ2: ( 15 ph ) Ôn lại các biển báo hiệu đã học
 - GV cho HS hoạt dộng nhóm 4, cung nhau nhắc lại các biển báo đã học
 - GV viết tên 4 nhóm biển báo hiệu lên bảng ( biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển báo lệnh; biển chỉ dẫn ) 
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
Ghi nhớ: Biển báo hiệu giao thông là thể hiện hiệu lệnh điề khiển và sự chỉ dẫn giao thông để đảm bảo ATGH; thực hiện đúng điều quy định của biển báo hiệu GT là thực hiện Luật GTĐB
HĐ3: ( 20 ph ) Nhận biết các biển báo hiệu GT
 - Nhận dạng 3 nhóm biển báo: ( biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển chỉ dẫn ) 
 - Tìm hiểu tác dụng của của các biển báo hiệu mới:
 + Tác dụng của 3 biển báo cấm là báo cho người đi đường biết nội dung và phạm vi cấm không được đi để tránh xảy ra tai nạn
 + Tác dụng của biển báo nguy hiểm là báo cho người điều khiển các loại xe biết điều nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường có đặt biển báo để tránh tai nạn
 + Tác dụng của biển báo hiệu chỉ dẫn là cung cấp thông tin cần thiết trên đường cho người đi đường biết 
Ghi nhớ:
 + Khi gặp biển báo cấm, ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển. Đó là điều bắt buộc
 + Khi gặp BB nguy hiểm, ta phải căn cứ vào nội dung báo hiệu của biển để đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra
 + Khi gặp biển chỉ dẫn, đó là người bạn đường báo cho ta biết những thông tin cần thiết khi đi đường
HĐ4 ( 2 ph ) GV cho HS đọc lại các ghi nhớ, nhận xét tiết học, dặn dò
 ––––––––––––––––––––––––––––––––
 Hoạt động tập thể
Ôn luyện các bài múa hát tập thể
( Đã soạn chiều thứ 2 )
––––––––––––––––––––––––––––––____________________
Chiều Luyện toán
 Luyện tập: Hỗn số
I-Mục tiêu:
 - Củng cố về hỗn số,đọc,viết hỗn số
 - Chuyển một hỗn số thành PS.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ1:Ôn lại cách đọc,viết hỗn số ( 5 ph ) 
 - Cho HS nhắc lại:
 +Khi đọc hỗn số ta đọc phần nguyên kèm theo và’rồi đọc phần PS
 +Khi viết hỗn số ta viết phần nguyên rồi viết phần PS
 - HS tự lấy VD.
HĐ2: ( 25 ph ) HS làm bài tập.
Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành PS
 ; ; ; .
Bài 2 :Đúng ghi Đ, Sai ghi S:
a) < ....... b) = ........
c) > ....... d) < ........
Bài 3: Tính:
a) + b) 
c) d) 
 HĐ3: ( 10 ph ) Chữa bài
 - HS chữa bài
Lưu ý: khi thực hiện các phép tính với các hổn số,so sánh các hổn số ta chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số.
 _ GV nhận xét tiết học, dặn dò 
-----------------------------------------------------
 Luyện tiếng việt
Tập làm văn Củng cố lí thuyết văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
 - HS biết phân tích cấu tạo của bài văn tả cảnh trong đoạn văn
 - Biết trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh theo những gì đã quan sát thấy
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: ( 10 ph ) Học theo lớp
 - HS nối tiếp nhau nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh (5-6 lần)
 - Cả lớp bổ sung.
HĐ2: ( 15 ph ) Theo nhóm 2
 - Cả lớp đọc thầm lại bài Nắng trưa
 - Thảo luận nhóm 2: Tìm dàn ý của bài
 - HS phảt biểu ý kiến
 - Cả lớp bổ sung
HĐ3: ( 15 ph ) Luyện tập: Viết một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày
 - HS làm việc cá nhân
 -Từng HS nối tiếp trình bày bài viết của mình
 - HS bổ sung, hỏi chất vấn
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò
---------------------------------------------------------------------
Tự học
ATGT Biển báo hiệu giao thông đường bộ ( tiết 2 ) 
I. Mục tiêu HS chơi trò chơi để củng cố kiến thức đã học và rèn luyện khả năng nhận biết các biển báo GT
II. Chuẩn bị: 33 biển báo hiệu GT đã học và 33 bảng tên của từng biển báo
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1 ( 10 ph ) Ôn lại tên, nội dung, tác dụng của 33 biển báo hiệu đã học ( nhóm 2 ) 
HĐ2 ( 25 ph ) Trò chơi
 - Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 bảng tên biển báo
 - Chia bảng lớp thành 5 cột, đánh số mỗi nhóm một cột
 - GV nêu cách chơi và hướng dẫn HS chơi
 - GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc
 - Cả lớp hát bai về ATGT
HĐ3 ( 3 ph ) GV cho HS nhắc lại các ghi nhớ, nhận xét tiết học, dặn dò
–––––––––––––––––––––––––––––––––––– 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 2 chuan da sua.doc