Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 24

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 24

Tập đọc:

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I- Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 91)

- Ý nghĩa: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Như vậy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống & làm việc theo luật pháp.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh ảnh về sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên ( nếu có).

- Bút dạ, giấy khổ to để HS thi trả lời câu hỏi 4.

- Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta.

III- Các hoạt động dạy- học:

A- Bài cũ:

- 2 HS đọc thuộc lòng bài Chú đi tuần & trả lời câu hỏi bài đọc.

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu: Để giữ gìn cuộc sống thanh bình, xã hội nào cũng có những quy định và yêu cầu mọi người phải tuân theo. Bài học hôm nay.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần số 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 26 tháng 02 năm 2007
Tập đọc:
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
Mục đích, yêu cầu: (SGV – trang 91)
-	Ý nghĩa: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Như vậy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống & làm việc theo luật pháp.
Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh ảnh về sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên ( nếu có).
Bút dạ, giấy khổ to để HS thi trả lời câu hỏi 4.
Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta.
Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
-	2 HS đọc thuộc lòng bài Chú đi tuần & trả lời câu hỏi bài đọc.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-	GV giới thiệu: Để giữ gìn cuộc sống thanh bình, xã hội nào cũng có những quy định và yêu cầu mọi người phải tuân theo. Bài học hôm nay...
2-	Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
-	GV đọc bài văn.
-	2-3 tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
Có thể chia bài tập đọc thành 3 đoạn:
+	Đoạn 1: Về cách xử phạt.
+	Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
+	Đoạn 3: Về các tội.
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng & hiểu nghĩa từ khó trong bài (mục chú giải); 
- HS luyện đọc theo cặp.
-	2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
b-	Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-	GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: đọc thầm SGK & trả lời 4 câu hỏi SGK, làm câu hỏi 4 vào giấy khổ to.
-	Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. ( SGV trang 93)
c-	Luyện đọc lại:
-	3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng ND từng đoạn.
-	GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.(Có thể chọn đoạn: -Tội không hỏi mẹ cha...nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.).
-	Các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc. 
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 199).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
GV cần cho HS nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích HHCN, HLP; đơn vị đo thể tích trước khi làm BT có liên quan.
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán.
HS làm bài vào vở / 1 HS nêu cách làm & đọc bài làm /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV lưu ý HS tính toán trên PS và STP.
HS làm bài vào vở / 1 số HS lên bảng điền vào bảng kẻ sẵn / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV hướng dẫn HS cách làm bài. / 1 số HS nêu hướng làm bài.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp / Chữa bài.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại quy tắc & công thức thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích HHCN, HLP; đơn vị đo thể tích.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 27 tháng 02 năm 2007
Thể dục:( Bài 47)
PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY – TRÒ CHƠI: “QUA CẦU TIẾP SỨC”
I-	Mục tiêu: (SGV trang 118)
II- Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
Chuẩn bị 1 còi, 2 quả bóng, dụng cụ để tổ chức trò chơi.
III-Nội dung & phương pháp lên lớp:
1-	Phần mở đầu: 6-10 phút.
-	GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.(1-2 phút)
-	HS chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. (1 phút).
Ôn các động tác bài TDPTC. (1 lần)
*	Trò chơi khởi động: “Con thỏ ăn cỏ”.
*	KTBC: KT nhảy dây cá nhân kiểu chân trước chân sau.
2- 	Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a-	Ôn phối hợp chạy mang vác: (6-7 phút).
Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. / GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ các HS yếu, sửa sai, nhắc nhỡ.
Các tổ báo cáo kết quả luyện tập do cán sự điều khiển.
b-	Ôn bật cao: 2 đợt, mỗi đợt bật liên tục 2-3 lần, tập đồng loạt theo lệnh của GV, giữa 2 đợt có nhận xét.
c-	Học phối hợp chạy và bật nhảy: (9-11 phút).
GV nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân.
GV làm mẫu chậm rồi cho HS thực hiện lần lượt thực hiện chậm 2-3 lần. (Khi HS tập GV đứng gần chỗ HS bật cao để bảo hiểm.)
d-	Chơi trò chơi: “Qua cầu tiếp sức”: 3-4 phút.
-	GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi & luật chơi.
-	Cả lớp thi đua chơi (theo các nhóm, tuỳ theo dụng cụ đã chuẩn bị) / GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ, cá nhân thắng cuộc và chơi đúng luật.
3- 	Phần kết thúc: 4-6 phút
HS đứng theo hàng ngang, vỗ tay và hát: 1 phút.
GV cùng HS hệ thống bài học: 2-3 phút.
-	GV giao nhiệm vụ về nhà: Tập chạy đà bật cao: 1 phút
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 201).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV hướng dẫn HS tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (SGK).
HS làm bài vào vở / 1 HS nêu cách làm & đọc bài làm /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT./ GV hướng dẫn HS làm bài .
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV hướng dẫn HS cách làm bài. / 1 số HS nêu hướng làm bài.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp / Chữa bài.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số...
GV nhận xét giờ học.
Chính tả:
NGHE VIẾT: NÚI NON HÙNG VĨ
ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA (VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM)
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 94 )
Đồ dùng dạy-học:
Bút dạ & 4 tờ giấy khổ to để các nhóm làm BT 3.
Các hoạt động dạy - học:
A-	Bài cũ:
-	1 HS đọc cho 2 HS viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh.
1-	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS nghe viết:
GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ - Đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai / Cả lớp theo dõi trong SGK
+	GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta & Trung Quốc.
HS đọc thầm lại đoạn văn, GV nhắc các em chú ý hình thức trình bày, những chữ viết hoa, các từ ngữ dễ viết sai chính tả (tày điình, hiểm trở, lồ lộ), các tên địa lí (Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai).rồi viết ra giấy nháp.
HS gấp sách. / GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 5- 7 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu của BT./ Cả lớp theo dõi SGK.
HS đọc thầm lại đoạn thơ, tìm các tên riêng trong từng đoạn thơ.
HS phát biểu ý kiến. / Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (DTR tên người, tên dân tộc: Đam Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông; DTR tên địa lí Việt Nam: Tây Nguyên, (sông) Ba.).
Vài nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Bài 3:
-	GV nêu ND, yêu cầu BT.
HS làm việc theo 4 nhóm.
Hết thời gian, đại diện nhóm trình bày.
Lớp & GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. (SGV trang 96)
Cả lớp đọc thầm lại các câu đố. GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS ghi nhớ các quy tắc viết hoa vừa học, viết lại tên 5 vị vua, học thuộc lòng các câu đố ở BT3.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 79)
Đồ dùng dạy học:
Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học (nếu có).
Bút dạ & 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng BT 2,3 (phần luyện tập).
Bút dạ & 3 tờ phiếu khổ to (BT4)
Các hoạt động dạy- học:
A- 	Bài cũ:
HS làm lại các BT 1,2 của tiết LTVC trước.
GV nhận xét, ghi điểm.
B- 	Bài mới:
1- 	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1:
1HS đọc yêu cầu BT1./ Lớp theo dõi SGK.
GV lưu ý HS đọc kĩ ND từng dòng để ghi đúng nghĩa của từ an ninh.
HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh để làm bài./ Phát biểu ý kiến. / Lớp & GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. (ý b: an ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội).
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT. / Lớp theo dõi SGK.
GV phát phiếu cho các nhóm / HS thi làm bài theo nhóm.
Đại diện nhóm làm xong đính bài làm lên bảng, trình bày. / Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.( Tham khảo SGV trang 98)
GV giữ lại trên bảng lớp bài làm tốt nhất, 
GV giữ lại trên bảng bài làm tốt nhất, loại bỏ những từ sai, bổ sung từ ngữ còn thiếu, tuyên bố nhóm thắng cuộc.
1-2 HS đọc lại bài làm trên bảng.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu BT. / Lớp theo dõi SGK.
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ:
+	Toà án = cơ quan nhà nước có trách nhiệm xét xử các vụ phạm pháp, kiện tụng.
+	Xét xử = xem xét & xử các vụ án.
+	Bảo mật = giữ bí mật của nhà nước, của tổ chức.
+	Cảnh giác = có sự chú ý thường xuyên để kịp thời phát hiện âm mưu hoặc hành động của kẻ thù, của kẻ gian.
+	Thẩm phán = người chuyên làm công tác xét xử các vụ án.
HS tự làm bài vào vở. / 3 HS làm bài trên phiếu.
HS phát biểu ý kiến. Những HS làm bài trên phiếu có kết quả đúng dán bài lên bảng, đọc kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung.
Bài 4:
1 HS đọc yêu cầu BT (lưu ý đọc cả giải nghĩa từ sau bảng hướng dẫn). / Lớp theo dõi SGK.
GV dán lên bảng lớp phiếu kẻ bảng phân loại; nhắc HS đọc kĩ, tìm đúng từ ngữ...
HS đọc thầm lại bản hướng dẫn, trao đổi với bạn bên cạnh rồi tự làm bài vào vở. / 3 HS làm bài trên phiếu.
Những HS làm bài trên phiếu làm xong dán bài lên bảng, đọc kết quả. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnhbảng kết quả. (SGV trang 99).
4-	Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
Dặn HS đọc lại bản hướng dẫn ở BT4, ghi nhớ những việc cần làm giúp em bảo vệ an toàn cho mình.
Chiều thứ ba ngày 27 tháng 02 năm 2007
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
I-	Mục tiêu:
-	Củng cố, luyện tập về tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích HHCN, HLP.
-	Rèn kĩ năng tính toán, vẽ hình.
II-	Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 37 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
Bài 2: (BT3 trang 38 vở BT toán 5/ T2)
1 HS nêu yêu cầu BT./ GV hướng dẫn.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp. / Nhận xét./ Chữa bài.
1 ... hóm)
HS làm việc theo nhóm: thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Các nhóm làm việc, đại diện nhóm báo cáo kết quả. / Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
HS quan sát, so sánh 2 bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua 2 thời kì lịch sử.
5-	Hoạt động 5: (Cả lớp)
GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn.
GV nói thêm: Ngày nay đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh.
	Củng cố, dặn dò:
HS đọc mục in đậm SGK.
GV nhận xét tiết học.
Sinh hoạt ngoại khóa
GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
I-	Mục tiêu:
-	Giáo dục HS có ý thức giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Cả lớp hát 1 bài hát.
2-	Hoạt động 2: Sắm vai.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Sắm vai thể hiện hành động có ý thức bảo vệ, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
HS làm việc theo nhóm. / GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
Đại diện các nhóm thi trình diễn trước lớp. / Nhận xét, góp ý.
3-	Hoạt động 3: Tập biểu diễn.
-	Theo sự chuẩn bị mà GV đã dặn HS các nhóm ở tiết trước.
HS thi biểu diễn (thời trang, kịch, hò vè, bài hát....) mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam.
Đại diện các nhóm thi trình diễn trước lớp. / Nhận xét, góp ý.
4-	Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò.
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những nhóm học tốt, chuẩn bị chu đáo.
Dặn HS thực hành những điều đã học.
Thứ sáu ngày 02 tháng 03 năm 2007
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI : MÀU XANH QUÊ HƯƠNG
Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 55)
Đồ dùng dạy - học:
a-	GV:
Nhạc cụ quen dùng; máy nghe, băng nhạc.
Bản đồ Hành chính Việt Nam.
b-	HS: 
SGK Âm nhạc 5; nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,).
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Phần hoạt động:
	Nội dung: Học hát bài Tre ngà bên lăng Bác.
a-	Hoạt động 1: Học hát.
GV giới thiệu bài thông qua giới thiệu vài nét về dân tộc Khơmer sống ở các tỉnh Nam Bộ như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Tây Ninh.
GV hát mẫu (có đệm đàn) hoặc nghe băng đĩa.
HS đọc lời ca. (GV phân chia ngắt, nghỉ để HS dễ đọc diễn cảm.)
Dạy hát từng câu. (Lưu ý: Chỗ có luyến & ngân dài, phân chia câu hát để tập lấy hơi đúng chỗ. Lưu ý thêm: Khi hát cuối mỗi câu cần lấy hơi nhanh & kết nối tiếp câu sau; Nốt nhạc cuối cùng là mópc đơn có dấu ngân tự do, nốt này nên kéo dài 2,5 phách)
b-	Hoạt động 2: Luyện tập.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
Hát đối đáp.
Hát kết hợp đứng vận động tại chỗ.
3-	Phần kết thúc:
Cả lớp hát lại bài (2 lần).
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hát lại bài cho mọi người nghe.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: (SGV trang 206).
II- Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Trước khi làm bài, GV cho HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích HHCN, HLP.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. (KQ: a- 230 dm2, b- 300 dm2, c- 225 dm2)
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
HS làm bài vào vở / 1 HS làm bài trên bảng lớp /HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá bài làm của HS. .(KQ: a- 9 m2, b- 13,5 m2, c- 3,375 m3)
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV hướng dẫn HS cách làm bài. / 1 số HS nêu hướng làm bài.
HS làm bài theo nhóm nhỏ vào phiếu học tập / Đại diện nhóm trình bày. / Chữa bài.
3- Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích HHCN, HLP.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I-	Mục đích, yêu cầu: (SGV trang 104)
Đồ dùng dạy - học:
Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng.
Bút dạ & 5 tờ giấy khổ to cho 5 HS lập dàn ý 5 bài văn.
Các hoạt động dạy-học:
A- Bài cũ:
-	HS đọc lại đoạn văn tả hính dáng hoặc công dụng của 1 đồ vật gần gủi (BT2) tiết TLV trước.
1-	Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
1 HS đọc 5 đề bài / Cả lớp theo dõi SGK.
a)	Chọn đề bài:
GV hướng dẫn HS chọn 1 trong 5 đề bài đã cho.
GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học (chọn đồ vật sẽ lập dàn ý, quan sát trước đồ vật đó...); mời HS nói đề bài các em chọn.
b)	Lập dàn ý:
-	1 HS đọc gợi ý 1 SGK(Tìm ý cho bài văn).
-	Dựa theo gợi ý HS lập nhanh dàn ý cho bài văn. / GV phát bút dạ cho 5 HS lập dàn ý trên giấy khổ to.
HS lập dàn ý trên giấy khổ to làm xong đính bài làm lên bảng. / Lớp & GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý.
Mỗi HS tự sửa chữa dàn ý của mình.
Bài 2:
1 HS đọc yêu cầu BT & gợi ý 2./ Cả lớp đọc thầm.
HS làm việc theo nhóm: dựa vào dàn ý đã lạpp để trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình. / GV đến các nhóm giúp đỡ.
Đại diện các nhóm thi trình bày miệng trước lớp./ Nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
3- 	Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà xem lại, sửa chữa, hoàn chỉnh dàn ý, chuẩn bị viết bài văn tả đồ vật trong tiết tới.
Địa lí
ÔN TẬP
Mục tiêu: (SGV trang 132)
Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu Á, châu Âu (nếu có).
Bản đồ Tự nhiên thế giới.
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: (Cá nhân hoặc cả lớp)
GV gọi 1 số HS lên bảng quan sát bản đồ tự nhiên thế giới:
+	Chỉ và mô tả vị trí, giới hạn của châu Á, châu Âu trên bản đồ.
+	Chỉ 1 số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ, trên bản đồ.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 2: (Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”)
GV phát phiếu học tập cho các nhóm (đã kẽ bảng như SGK) & giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Tiêu chí
Châu Á
Châu Âu
Diện tích
Khí hậu
Địa hình
Chủng tộc
Hoạt động kinh tế
HS làm việc theo nhóm: đọc SGK trao đổi trong nhóm để hoàn thành BT.
-	Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung. (Tham khảo SGV trang 133)
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học
Thứ bảy ngày 03 tháng 03 năm 2007
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP VĂN TẢ ĐỒ VẬT
Mục đích, yêu cầu:
-	Biết lập dàn ý và viết thành bài văn tả đồ vật.
Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to viết Cấu tạo của bài văn kể chuyện.
III- Các hoạt động dạy-học:
Bài cũ:
Nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật. / Nhận xét, ghi điểm./ GV treo bảng phụ đã ghi sẵn cấu tạo bài văn tả đồ vật.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
-	GV nêu ND, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu đề bài:
Đề bài: Em hãy tả lại một đồ vật mà em thích nhất.
-	GV ghi đề bài lên bảng. / 1 HS đọc lại yêu cầu của đề bài.
-	GV hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề bài.
Hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn:
-	1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
GV hướng dẫn HS những yêu cầu của đề bài mà HS chưa rõ.
HS lập nhanh dàn ý bài văn tả đồ vật mà mình thích nhất.
Gọi 1 số HS trình bày dàn ý. / Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
Hướng dẫn HS viết bài văn tả đồ vật:
-	GV hướng dẫn HS chuyển dàn ý thành bài văn viết.
HS làm bài vào vở. / 2 HS làm vào giấy khổ to, dán lên bảng. / Lớp & GV nhận xét về ND & cách trình bài văn.
Gọi vài HS đọc bài làm. / Nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen những HS làm bài tốt; yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về nhà viết lại.
Khoa học
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Mục tiêu: (SGV trang 158)
Đồ dùng dạy - học:
Chuẩn bị theo nhóm: một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như: đèn pin, đồng hồ,...
Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
Chuẩn bị chung: Cầu chì.
Thông tin và hình trang 98, 99 SGK.
III-Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài:
-	GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Thực hành:
Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp gây hỏng đồ điện & đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện.
Cách tiến hành:
HS làm việc theo nhóm đọc thông tin và trả lời các câu hỏi SGK.
Đại diện các nhóm trình bày. / Lớp nhận xét, bổ sung, thảo luận.
GV cho HS quan sát 1 vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn; cho HS quan sát tiếp cầu chì và giải thích thêm về cầu chì.
3-	Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện:
Mục tiêu: HS giải thích được lí do phải tiết kiệm điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
Cách tiến hành:
-	HS làm việc theo cặp: Thảo luận theo các câu hỏi sau:
+	Tại sao phải sử dụng điện tiết kiệm?
+	Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
Một số HS trình bày về sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà:
HS thảo luận theo cặp dựa theo các câu hỏi:
+	Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng bao nhiêu số điện & phải trả bao nhiêu tiền điện? ...
Đại diện nhóm trình bày kết quả. / Nhận xét, bổ sung.
-	GV kết luận.
	Củng cố, dặn dò:
-	GV nhận xét tiết học, biểu dương những cá nhân và nhóm học tốt.
Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T2)
Mục tiêu: (SGV trang 48)
Đồ dùng dạy - học:
Tranh, ảnh về đất nước & con người Việt Nam và một số nước khác.
Các hoạt động dạy - học:
	Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học.
1-	Hoạt động 1: (Làm BT1- SGK).
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đất nước Việt Nam.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến 1 mốc thời gian hoặc 1 địa danh của Việt Nam đã nêu trong BT1.
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh BT.
GV kết luận (SGV trang 50)
2-	Hoạt động 2: Đóng vai (BT3 - SGK)
*	Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai 1 hướng dẫn viên du lịch.
*	Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai 1 hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về 1 trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam,...
HS làm việc theo nhóm: chuẩn bị đóng vai về 1 vấn đề.
Đại diện nhóm trình bày. / Nhận xét, góp ý, bổ sung hoàn chỉnh BT.
*	GV kết luận, khen các nhóm giới thiệu tốt.
3-	Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ (BT4 - SGK)
*	Mục tiêu: HS biết thể hiện sự hiểu biết & tình yêu quê hương, đất nước qua tranh vẽ.
*	Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS trưng bày tranh triển lãm theo nhóm.
HS làm việc theo nhóm: trình bày tranh triển lãm.
Cả lớp xem tranh & trao đổi.
GV nhận xét về tranh vẽ của HS các nhóm.
4-	Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối:
Cả lớp hát, đọc thơ về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
Thực hành những điều đã học.
Sinh hoạt
SINH HOẠT ĐỘI
(Có biên bản sinh hoạt riêng ở hồ sơ của Chi đội)

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP5 - TUAN 24.doc