Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 8 năm 2013

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 8 năm 2013

I. Mục tiêu: Biết :

- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

 - HS làm được các bài tập: 1,2.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 8 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Thứ hai, ngày 21 tháng 10 năm 2013
Toán =Tiết 36 : 
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu: Biết :
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
	- HS làm được các bài tập: 1,2.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định
Kiểm tra:
.Viết những số sau thành phân số TP.
 a) 6.4 =...... b) 37,2=.
.Chuyển những PSTP thành STP
 a) =.. b)=.
-Nhận xét ghi điểm.
Hát, kiểm tra sĩ số
- HS làm bài:a) b)
- HS làm bài:
a) 19,42 b) 2,001
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài : Hôm nay, chúng ta tìm hiểu kiến thức về “Số thập phân bằng nhau”.
* Đặc điểm của STP khi viết thêm hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của STP đó:
a) VD: yêu cầu HS đổi : 9 dm = cm?
- Yêu cầu HS đổi : 9 dm =.m.
 90 cm=.m.
- Yêu cầu HS so sánh kết quả.
- Kết luận: 0,9 =0,90 hay 0,90 = 0,9.
b)Hướng dẫn HS nêu các vd minh họa cho các nhận xét:
- Dựa vào ví dụ sau, học sinh tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. 
- 8,75 = ......... = ............
- 12,500 = ......... = ............
- 0,9000 = ......... = ............
- Lưu ý: Số TN được coi là STP đặc biệt (có phần thập phân là 0,000.).
- Thế nào là số thập phân bằng nhau?
* Thực hành:
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài, 1 hs làm việc trên phiếu trình bày kết quả.
- Nghe.
- HS đổi: 9 dm = 90 cm
- 9 dm = 0,9 m
 90 cm = 0,90 m
- 0,9 m = 0,90 m
- HS thực hiện. 
.8,75 = 8,750 = 8,7500
.12,500 = 12,50 = 12,5
.0,9000 = 0,900 = 0,90= 0,9
- Số thập phân bằng nhau là khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của STP thì giá trị của STP không thay đổi.
- HS đọc.
- HS làm bài.
a) 7,8 ; 64,9 ; 3,04
b) 2001,3 ; 35,02 ; 100; 01
- HS đọc.
- HS làm bài trình bày 
a) 5,612 ; 17,200 ; 480,590
b) 24,500 ; 80,010 ; 14,678
4.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: “So sánh hai số thập phân”.
Tập đọc -Tiết 15 : 
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng,(trả lời được các câu hỏi 1,2,4).
* GDBVMT: Giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.
II. Đồ dùng dạy học:
Ảnh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Kiểm tra:
- Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
- Nhận xét ghi điểm.
- Câu thơ “chỉ còn tiếng đàn ngân nga ..sông Đà” thể hiện sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Quan sát rừng xanh, tận mắt ngắm nhìn những công trình thiên nhiên tạo nên từ hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn năm nay, con người sẽ có những cảm xúc kỳ lạ, ngưỡng mộ, thán phục trước vẻ đẹp thần bí. Bài đọc“Kì diệu rừng xanh” của nhà văn Nguyễn Phan Hách hôm nay sẽ mang đến cho các em những cảm xúc đúng là như vậy về vẻ đẹp của rừng xanh.
b.Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu 1HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu 3HS nối tiếp đọc bài.
+ Luyện phát âm: Lúp xúp, sặc sỡ, kiến trúc.
- Yêu cầu 3HS nối tiếp đọc lần 2.
- HS đọc từ chú giải.
- HS đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
+ Đoạn 1:Đọc chậm rãi, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
+ Đoạn 2:Đọc nhanh ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú.
+ Đoạn3:Đọc chậm rãi, thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm nổi bật của cảnh.
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
+ Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? 
- GV:Những liên tưởng ấy làm con người tưởng như đang sống trong thế giới xa xưa của những câu chuyện cổ tích, thần thoại, thế giới có những ông vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, tiên, bụt và những phép thần thông, biến hóa. Thế trong thế giới ấy, muông thú trong rừng hiện lên và được tác giả miêu tả ra sao? 
Câu 2: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?
- GV: Muông thú trong rừng được miêu tả trong những dáng vẻ nhanh nhẹn tinh nghịch, dễ thương, đáng yêu .
+ Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? 
Câu 4: Sau khi tìm hiểu xong toàn bài em có suy nghĩ gì ?
- Hãy nêu nội dung chính của bài?
- Nghe.
- HS đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc (2 lần )
 + Đoạn1:Từ đầu đến lúp xúp dưới chân.
 + Đoạn 2:tiếp theo đến đưa mắt nhìn theo.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
+ Nhìn vạt nấm rừng mọc suốt dọc lối đi tác giả nghĩ đó như một thành phố nấm. Mỗi khối nấm như một tòa kiến trúc tân kì. Tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
+ Cảnh vật trong rừng trở nên đẹp thêm, vẻ đẹp lãng mạn, thần bí của truyện cổ tích.
+ Những con thú được miêu tả: Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.
.Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm lên thảm cỏ vàng
+ Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ và những điều kì thú.
+ Giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.
- Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1.
 - GV đọc mẫu đoạn văn.
 - HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV ghi điểm.
- 3HS nối tiếp nhau đọc. 
+ Đoạn 1: Đọc chậm rãi, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
- HS đọc.
- HS thi đọc.
4.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau :Trước cổng trời.
Đạo đức- Tiết 8 : 
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết được : con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh ảnh,bài báo nói về Ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
- Các câu ca dao,tục ngữ,thơ,truyện,nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Kiểm tra:	
+ Để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên chúng ta phải làm gì?
+ Tìm những câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về lòng biết ơn tổ tiên.
- Nhận xét.
+ Phải có trách nhiệm giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ. Cố gắng học.
 + Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Tiết học trước chúng ta đã học bài nhớ ơn tổ tiên.Tiết học này chúng ta cùng nhau đọc những câu ca dao, tục ngữ, kể chuyện đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương (BT 4 SGK/15).
- GV đọc: ”Dù ai ..tháng ba thì về”.
- Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì không?
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu ? Vào thời gian nào?
- Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mồng 10/3 hằng năm thể hiện điều gì?
* Kết luận: Các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, cứ vào ngày 10/3 (âm lịch), nhân dân ta lại làm lễ giỗ tổ Hùng Vương ở khắp nơi. Để nhớ ơn các Vua Hùng. Đó chính là ông tổ của nước VN ta.
Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (BT 2 SGK/15).
- Yêu cầu 2HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về truyền thống tốt đẹp của già đình, dòng họ mình.
- Em có tự hào về truyền thống đó không?
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
* Kết luận: Mỗi gia đình,dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
Hoạt động 3: HS đọc ca dao tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên (BT 3 SGK/15).
- Yêu cầu HS đọc ca dao, tục ngữ hoặc kể chuyện .
* Kết luận: Mỗi câu chuyện các em kể đều gắn liền với đời sống văn hóa và chính trị của VN thời vua Hùng.
- GV: 
Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống cao đẹp của dân tộc VN ta. Nhớ ơn tổ tiên, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, tổ tiên giúp con người sống đẹp hơn tốt hơn.Vì thế các em luôn tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình.
- 2HS đọc ghi nhớ SGK/14.
- HS nghe.
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở Phú Thọ. Vào ngày 10-3 hàng năm.
- Để nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS giới thiệu các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
VD: Gia đình em có truyền thống đến ngày sinh nhật của ông bà con cháu thường tụ họp đầy đủ để chúc tụng ông bà.
 + Dòng họ em có truyền thống nếu con cháu nào trong họ thi đỗ đại học thì được cả dòng họ tổ chức làm lễ bái tổ.
- Rất tự hào về truyền thống tốt đẹp đó.
- Em cố gắng học tốt và nghe lời cha mẹ, thầy cô.
- HS trình bày:“Truyền thuyết bánh chưng ,bánh dày/Phù Đổng Thiên Vương/ Mai An Tiêm”.
- HS đọc.
4.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau :Tình bạn.
-----------------------------------------------------------------
Kể chuyện Tiết 8 : 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
* GDBVMT:Yêu quí và bảo vệ rừng, muông thú.
II. Đồ dùng dạy học:
Các truyện gắn với chủ điểm con người với thiên nhiên.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Kiểm tra:
- HS kể 1 đoạn của câu chuyện. 
- HS kể toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét ghi điểm.
- HS kể.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài :Trong cuộc sống, con người và thiên nhiên luôn ràng buộc, gắn bó với nhau. Có khi thiên nhiên là bạn tốt của con người. Nhưng cũng có khi thiên nhiên là kẻ thù của con người. Trong tiết học này, ... à mở bài gián tiếp (BT1) 
- Phân biệt được 2 cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn viết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị một số bảng phụ để HS làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại hai kiểu mở bài đã học.
- Nhận xét ghi điểm.
+ MB trực tiếp: Kể ngay vào việc (Bài văn KC) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (Bài văn miêu tả).
+ MB gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc vào đối tượng định kể định tả.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài :Trong tiết TLV này các em sẽ được củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh. Đồng thời sẽ luyện tập xây dựng đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
b.Luyện tập:
Bài 1: 
- 1HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS trả lời miệng.
 Bài 2: 
- 1HS đọc đề bài
- Yêu cầu 2HS nhắc lại hai kiểu kết bài đã học.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả.
* Kết luận:
+ Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quý,
gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
+ Khác nhau: 
.Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thuộc với bạn học sinh. 
+ Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp.
* GV chốt lại.
- Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường.
- Khẳng định con đường là tình bạn.
- Nêu tình cảm đối với con đường. Ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh hành động thiết thực.
 Bài 3: 
 -1HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS xây dựng đoạn mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
- HS trình bày, nhận xét. 
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
a) Mở bài trực tiếp.
b) Mở bài gián tiếp.
- HS đọc.
+ KB không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+ KB mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- HS thực hiện.
+ Cách a: Giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
+ Cách b: Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết.
- HS đọc.
- HS thực hiện.
- 2 nhóm, 3 HS trình bày.
4.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài:“Luyện tập thuyết trình, tranh luận”.
Khoa học -Tiết 16 : 
PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS
I. Mục tiêu: 
- Biết nguyên nhân và phòng tránh HIV/AIDS.
* GDBVMT: Bỏ rác y tế đúng nơi, tuyên truyền, vận động phòng tránh.
* KNS: Trình bày hiểu biết và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trang 35 SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Kiểm tra:
- Vi-rút viêm gan A có ở chất thải nào của người bệnh ?
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A?
- Nhận xét ghi điểm.
a) Mồ hôi.
b) Nước tiểu.
c) Đờm.
d) Phân.
a) Cần “ăn chín, uống sôi”.
 b) Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
c) Tất cả các ý trên
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Loài người đang đứng trước một căn bệnh cực kì nguy hiểm, căn bệnh thế kỉ, cho đến nay chưa có phương thuốc đặc trị. Đó chính là bệnh AIDS. Qua sách, báo, ti vi các em cũng đã có được một số kiến thức cơ bản về bệnh AIDS. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về căn bệnh này và cách phòng tránh nó.
b.Các hoạt động:
Hoạt động1:Trò chơi”Ai nhanh,ai đúng?”
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đọc câu hỏi và câu trả lời sgk/30 và tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời nào.
* Kết luận: HIV là một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch của cơ thể , tức là nó làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nguy hiểm, các bệnh khác. Khi bị nhiễm HIV, lượng bạch cầu trong máu bị tiêu diệt dần, làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu và dẫn đến tử vong.
- Như vậy, HIV là gì ?
- AIDS là gì?
Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm.
- HS thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1,2,3,4 trang 35 SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ? 
+ Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS?
- HIV lây qua đường nào?
- Ai có thể bị nhiễm HIV?
- Để phòng tránh HIV, AIDS ta phải làm gì?
* Kết luận: Để không bị nhiễm HIV/AIDS chúng ta phải tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh vì trên thực tế có nhiều trường hợp do sơ suất đã nhiễm HIV/AIDS.
- HS đọc Bạn cần biết.
- Nghe.
- HS thảo luận, trả lời.
- KQ: 1c ; 2b ;3d ; 4e ; 5a
- HIV là tên loại vi-rút làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch của cơ thể .
+ Không nghiện hút ma túy
+ Có nếp sống lành mạnh, chung thuỷ
- HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
- Mọi người đều có thể bị nhiễm HIV
- Sát trùng các dụng cụ y tế như bơm kim tiêm.
- 2HS đọc. 
4.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS.”
----------------------------------------------------------------------
TOÁN –PHỤ ĐẠO HS YẾU : 	
 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
- Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Ôn cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
- HS nêu bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề 
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: : Điền số vào chỗ chấm :
a) 2ha 4 m2 = ha;	
 49,83dm2 =  m2
b) 8m27dm2 =  m2;	
 249,7 cm2 = .m2
 Bài 2 : 
Nửa chu vi một khu vườn hình chữ nhật là 0,55km, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu m vuông ? bao nhiêu ha ?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Bài giải :
a) 2ha 4 m2 = 2,000004ha;	
 49,83dm2 = 0,4983 m2
b) 8m27dm2 = 0,07 m2;	
 249,7 cm2 = 0,02497m2
Bài giải :
Đổi : 0,55km = 550m
Chiều rộng của khu vườn là :
 550 : (5 + 6) 5 = 250 (m)
Chiều dài của khu vườn là :
 550 – 250 = 300 (m)
Diện tích khu vườn đó là :
 300 250 = 75 000 (m2)
 = 7,5 ha
 Đáp số : 75 000 m2 ; 7,5 ha.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt – phụ đạo hs yếu: 
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết dựa vào dàn ý đã lập để trình bày miệng một bài văn tả cảnh.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói miệng.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
- Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
a)Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh dàn bài 
- Giáo viên chép đề bài lên bảng. 
- Cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
- Cho một học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.
- Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.
* Gợi ý về dàn bài :
Mở bài:
Giới thiệu vườn cây vào buổi sáng .
Thân bài : 
* Tả bao quát về vườn cây.
- Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây (rộng, hẹp ; to, nhỏ ; cách bố trí của vườn).
b)HS trình bày bài miệng.
- Cho học sinh dựa vào dàn bài đã chuẩn bị tập nói trước lớp.
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- Cho Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét về bổ sung ghi điểm.
- Gọi một học sinh trình bày cả bài.
- Bình chọn bày văn, đoạn văn hay.
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét, hệ thống bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.
- HS nêu.
Đề bài : Tả quang cảnh một buổi sáng trong vườn cây (hay trên một cánh đồng).
- HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
- Học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.
- HS đọc kỹ đề bài.
* Tả chi tiết từng bộ phận :
- Những luống rau, gốc cây, khóm hoa, nắng, gió, hình ảnh mẹ đang làm việc trong vườn cây.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về khu vườn.
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh nhận xét
- Một học sinh trình bày cả bài
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt lớp
 TỔNG KẾT TUẦN 8
Chủ điểm: Ngày hội đến trường
I. Mục tiêu: 
 - Rút kinh nghiệm công tác trong tuần. Triển khai kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê bình và tự phê bình. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động, từ đó tự rèn luyện và phấn đấu thêm .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
III. LÊN LỚP:
 1. Khởi động : ( Hát.)
 2. Kiểm điểm công tác tuần - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
 - Lớp trưởng điều động .
 * Các tổ trưởng báo cáo v/v theo dõi tình hình của tổ mình: học tập, đạo đức, vệ sinh,... trong suốt tuần, báo cáo trước lớp kèm tuyên dương, nhắc nhở.
Nội dung
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Điểm
Điểm
Điểm
1. Chuyên cần
2. Học tập
3. Đồng phục
4. Vệ sinh
5. Đạo đức, tác phong
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Tổng điểm
Hạng
* Lớp trưởng nhận định chung:
Tuyên dương, nhắc nhở
- Rèn luyện trật tự kỹ luật: 
- Nề nếp lớp: 
- Thực hiện việc truy bài đầu giờ: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ: 
- Thực hiện nội qui HS và 5 điều Bác Hồ dạy.
- Học bài và làm bài ở nhà. 
- Vệ sinh: 
- Đồng phục: 
Tuyên dương:..
Nhắc nhở:
.
Chủ điểm tới: 
* GV nhận xét :
- Học bài và làm bài ở nhà: 
- Thực hiện việc truy bài đầu giờ: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ: .
- Thực hiện nội qui hs và 5 điều Bác Hồ dạy: ..
 3. Trọng tâm: 
- Thực hiên chủ điểm ..
- Tăng cường các hoạt động học tập bồi dưỡng, phụ đạo..
 4. Triển khai công tác tuần : 
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
 	- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp.
	- Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.
	- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
	- Thực hiện tốt nội qui hs và 5 điều Bác Hồ dạy.
	- Học bài và làm bài ở nhà.
- Thực học tuần 
5. Sinh hoạt tập thể : 
- Hát.
- Chơi trò chơi: HS tự quản trò.
* Hoạt động nối tiếp: 
- Chuẩn bị: Tuần 9
- Nhận xét tiết.
	Tổ trưởng duyệt ( .)
 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT ()
HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 8- THAO- 13-14.doc