Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 28

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 28

I.Mục tiêu :

- HS có thái độ và việc làm đúng mực thể hiện tình yêu quê hương đất nước , ý thức tôn trọng UBND xã , ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

II.Các hoạt động

1. Hoạt động 1 : Xử lý tình huống ( GV ra tình huống)

2. Hoạt động 2 : Vẽ tranh

- Hãy vẽ tranh theo chủ đề

+ Tôn trọng UBND xã

+ Em yêu quê hơng

+Em yêu hoà bình

GV nhận xét giờ học

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: 16 – 03 – 2013
Ngày dạy:
Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013
Đạo đức
Thực hành cuối học kỳ II 
I. Mục tiêu : 
-         HS có thái độ và việc làm đúng mực thể hiện tình yêu quê hương đất nước , ý thức tôn trọng UBND xã , ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
II.Các hoạt động 
1.     Hoạt động 1 : Xử lý tình huống ( GV ra tình huống) 
2.     Hoạt động 2 : Vẽ tranh 
-         Hãy vẽ tranh theo chủ đề 
+ Tôn trọng UBND xã 
+ Em yêu quê hơng 
+Em yêu hoà bình 
GV nhận xét giờ học 
Khoa học
Tiết 55: Sự sinh sản của động vật
i. Mục tiêu
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. 
*GDMT: Giúp HS hiểu thêm về động vật đẻ trứng và đẻ con qua đặc điểm tự nhiên trong dân gian kinh nghiệm tích lũy được là động vật đẻ trứng thường ăn nuốt không nhai. Có ý thức tham gia bảo tồn động vật bằng việc làm tùy sức (nuôi, chăm sóc, ).
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 112, 113 SGK.
-Khuyến khích HS sưu tầm tranh, ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
? Kể tên một số động vật đẻ con và đẻ trứng mà em biết?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài. 
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận
* Bước 1: Làm việc cá nhân
- Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 112 SGK.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
? Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào?
+ Được chia làm 2 giống: đực và cái.
? Tinh trùng họăc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Được sinh ra từ cơ quan sinh dục: con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
? Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Gọi là sự thụ tinh.
? Nêu kết quả của sự thụ tinh? Hợp tử phát triển thành gì?
+ Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Quan sát
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- 2 HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng; con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu một số HS trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận.
+ Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà nòng nọc
+ Các con vật được đẻ ra đã thành con: voi, chó. 
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Thi nói tên những con vật đẻ trứng và những con vật đẻ con”
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS vẽ hoặc tô màu con vật mà em yêu thích.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013
Địa lí
Tiết 28: Châu Mĩ (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế Châu Mĩ: 
+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư. 
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. 
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới. 
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Mĩ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ Thế giới.
- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Châu Mĩ giáp với đại dương nào? Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ (Làm việc cá nhân)
- HS dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 trong SGK, trả lời câu hỏi:
? Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
+ Đứng thứ 3 trên thế giới.
? Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
+ Từ các châu lục đến sinh sống.
? Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
+ Dân cư sống chủ yếu ở miền ven biển và miềm đông.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế (Làm việc nhóm 7)
- Cho HS quan sát các hình 4 và dựa vào nội dung trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
- HS thảo luận nhóm 7 theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
- GV bổ sung và kết luận.
* Hoạt động 3: Hoa Kì (Làm việc theo cặp)
- GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới.
- HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
- Mời một số HS trình bày. 
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ thuật
Tiết 28: LắP MáY BAY TRựC THĂNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
II. đồ dùng dạy học
- Mẫu, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết họa.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát và nhận xét mẫu đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi cho HS trả lời.
? Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải có mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó? 
+ Cần 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay; sàn ca bin và giá đỡ; ca bin; cánh quạt; càng máy bay.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
+ Lắp đuôi máy bay.
+ Lắp sàn ca bin và giá đỡ.
+ Lắp ca bin.
+ Lắp phần trên cánh quạt.
+ Lắp phần dưới cánh quạt.
+ Lăp càng máy bay.
c) Lắp máy bay trực thăng
- GV cần lưu ý HS các bước sau:
+ Lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ.
+ Lắp cánh quạt vào trần ca bin.
+ GV lắp tấm sau của ca bin.
+ Lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay.
+ Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Khi tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
 Luyện Tiếng Việt: Luyện từ và câu
Ôn tập dấu câu 
 I.Mục tiêu 
- Giúp hs ôn tập về dấu câu, cách sử dụng dấu câu trong khi viết .
 II . Hoạt động dạy-học
 1 .Giới thiệu bài: 
 2.Luyện tập 
Bài 1. Ghi chữ Đ vào ô trống trước ý đúng, chữ S vào ô trống trước ý sai.
 Dấu chấm dùng để ngăn cách các vế trong câu.
 Dấu chấm than dùng sau câu cảm.
 Dấu chấm hỏi dùng để ngăn cách các câu.
 Dấu chấm than dùng sau câu hỏi
 Dấu chấm dùng để ngăn cách các câu trong đoạn văn.
 Dấu chấm hỏi dùng sau câu hỏi.
-Hs đọc yêu cầu bài tập 
- Hs làm bài vào vở, hs trình bày bài .
- Hs nhận xét 
Bài 2.Điền dấu câu thích hợp vào ô trống .
Cậu bé nói với bố:
- Bố ơi, lớn lên con muốn trở thành một nhà thám hiểm Bắc Cực 
- Tốt đấy, con
- Nhưng con phải được rèn luyện từ bây giờ cơ
- Làm thế nào mà con có thể rèn luyện từ bây giờ được
- Chẳng hạn, mỗi ngày bố cho con tiền ăn kem để con quen dần với cái lạnh
 Bố có đồng ý không
-Hs đọc yêu cầu bài tập
-Hs tự làm bài rồi chữa bài 
- Nhận xét đánh giá kết quả .
Bài 3.Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về việc học tập của lớp em trong đó có sử dụng dấu chấm , dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- HS viết bài, đọc bài,
- Nhận xét kết luận .
3.Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013
Khoa học
Tiết 56: sự sinh sản của côn trùng
I. mục tiêu
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II. đồ dùng dạy học
- Hình vẽ trong SGK trang 114 , 115.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên một số động vật đẻ trứng?
+ Em hãy kể tên một số động vật đẻ con?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 114 / SGK và thảo luận các câu hỏi:
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trước hay sau của lá cải?
+ Hãy chỉ đâu là trứng, sâu, nhộng, bướm?
+ ở giai đoạn nào bướm cải gây thiệt hại nhất cho hoa màu?
+ Nông dân có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối và hoa màu?
- GV treo tranh, chốt lại các ý: 
+ Bướm cải đẻ trứng mặt sau của lá rau cải (hình 1).
+ Trứng nở thành sâu. Hình 2a, b, c, d cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất.
+ Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra người áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,
* Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận
Yêu cầu HS quan sát các hình 6, 7 trang 115/SGK và nêu sự giống nhau, khác nhau trong chu trình sinh sản của gián và ruồi và kết luận.
+ Giống nhau: Đẻ trứng.
+ Khác nhau: 
l ở ruồi: Trứng nở ra dòi (ấu trùng), dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi. 
l ở gián: Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi:
? Nơi đẻ trứng của ruồi và gián? Cách tiêu diệt ruồi và gián?
+ Nơi đẻ trứng: Ruồi đẻ trứng ở những nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo,
+ Cách tiêu diệt: 
l Cách tiêu diệt ruồi: Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, phun thuốc diệt ruồi. 
l Cách tiêu diệt gián: Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi đổ rác, tủ bếp, tủ quần áo,phun thuốc diệt gián.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của một loài côn trùng.
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
 Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013
 Luyện Tiếng Việt 
 Tập làm văn : Tả cảnh 
 Đề bài : Tả quang cảnh trường em trước giờ vào lớp .
 I .Mục tiêu 
- Rèn cho hs kỹ năng tả cảnh .
II .Hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập : 
 - Gv nêu yêu cầu .
 -Hs đọc đề bài , phân tích yêu cầu đề bài .
 - Yêu cầu hs làm bài .
 - Gọi hs trình bày bài làm .
 - Hs nhận xét bổ sung 
- GVnhận xét bài làm của hs .
 3. Củng cố dặn dò 
 Nhận xét tiết học
Luyện Toán
ôn: vận tốc
I. mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cách tính và công thức tính vận tốc của chuyển động.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tính và công thức tính vận tốc?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Thời gian
15 giờ
1,25 giờ
giờ
20 phút
Quãng đường
270km
68,75km
60km
5000m
Vận tốc
18km/giờ
55km/giờ
80km/giờ
250m/phút
? Nêu cách tính vận tốc?
* Bài 2:
- Yêu cầu 1 HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
Đổi: 2 giờ 10 phút = giờ
Vận tốc của ô tô đó là:
117 : = 54 (km/giờ)
Đáp số: 54 km/giờ
* Bài 3:
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?	
? Muốn biết mỗi giờ ca nô đi nhanh hơn thuyền bao nhiêu ki-lô-mét ta cần biết gì?
(Biết vận tốc của ca nô và vận tốc của thuyền hay tính được mỗi giờ ca nô và thuyền đi được bao nhiêu ki-lô-mét).
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải
	Đổi: 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Mỗi giờ ca nô đi được số ki-lô-mét là:
35 : 1,75 = 20 (km)
Mỗi giờ thuyền đi được số ki-lô-mét là:
35 : 5 = 7 (km)
Mỗi giờ ca nô đi nhanh hơn thuyền số ki-lô-mét là:
20 – 7 = 13 (km)
Đáp số: 13 km
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách tính và công thức tính vận tốc?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 28.doc