Thiết kế giáo án lớp 5 năm học 2011 - 2012 (chuẩn) - Tuần 3

Thiết kế giáo án lớp 5 năm học 2011 - 2012 (chuẩn) - Tuần 3

I.Mục tiêu :

- Biết đọc đúng một văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách từng

nhân vật trong tình huống kịch.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách

mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

- HS kh, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo phn vai, thể hiện tính cch của nhn vật.

II.Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài dạy.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III.Hoạt động dạy học :

1. Bài cu: Gọi4 hs đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu hs yêu”

 (?) Mỗi sắc màu trong bài gợi ra những hình ảnh nào?

 (?) Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước ?Nhận xét, ghi

điểm cho HS.

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án lớp 5 năm học 2011 - 2012 (chuẩn) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 
 Ngày soạn: 01 / 9 / 2011
 Ngày dạy: 05 / 9 / 2011
Tập đọc
 Tiết 5: LỊNG DÂN (tiết 1)
I.Mục tiêu : 
- Biết đọc đúng một văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách từng 
nhân vật trong tình huống kịch. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách
mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo phân vai, thể hiện tính cách của nhân vật.
II.Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài dạy.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III.Hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ: Gọi4 hs đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu hs yêu”
 (?) Mỗi sắc màu trong bài gợi ra những hình ảnh nào? 
 (?) Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước ?Nhận xét, ghi 
điểm cho HS.
2. Bài mới :Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động dạy của GV 
Hoạt động học của hs
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
 - Cho HS đọc lời mở đầu.
- GV đọc diễn cảm màn kịch.
 + Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, chú ý đổi giọng khi 
 đọc những chữ trong ( ) nói về hành động , thái độ 
 của nhân vật.
 + Giọng của cai lính hống hách, xấc xược
 + Giọng cuả dì Năm: Tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn 
 ngào ở đoạn sau.
 Hướng dẫn hs đọc đoạn kịch.
 - GV chia 3 đoạn
 + Đoạn 1: từ đầu đến lời dì Năm(.. là con)
 + Đoạn 2: Chồng chị à => rục rịch tao bắn.
 + Đoạn 3: còn lại.
 - Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1.
 - HS luyện đọc những từ khó: quẹo, xẵng giọng, 
 ráng
 - GV nhận xét.
 - Cho HS đọc lần 2 + giải nghĩa từ
GV nhận xét
 - Cho HS đọc cả bài
 - GV đọc lại toàn bài
 + Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, chú ý đổi giọng khi 
 đọc những chữ trong ( ) nói về hành động , thái độ 
 của nhân vật.
 + Giọng của cai lính hống hách, xấc xược
 + Giọng cuả dì Năm: Tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn 
 ngào ở đoạn sau.
- 1 HS đọc phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- HS lắng nghe GV đọc bài.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1
- Hướng dẫn HS luyện đọc tư:ø quẹo, xẵng giọng, ráng
- HS đọc lần 2 + giải nghĩa từ.
- 2 HS đọc cả bài
- HS lắng nghe .
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
 + GV cho HS đọc phần mở đầu.
 - GV giao việc: Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp đọc lướt bài thảo luận câu hỏi 1, 2 trong SGK.GV chốt ý đúng
 (?) Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì?
(?) Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
 + GV cho HS thảo luận câu hỏi 2,3 sau khi đã đọc thầm lại bài.
(?) Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào để bảo vệ chú cán bộ?
(?) Tình huống nào trong đoạn kịch làm hs thích thú nhất vì sao?
 GV: Trong đoạn kịch tình huống kết thúc màn 1 là hấp dẫn nhất vì dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng dì sắp khai nhưng chúng tẽm tò khi dì Năm căn dặn con trai mình. Tình huống đó thể hiện mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó giải quyết rất nhanh và rất khéo
- 1 HS đọc giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- Lớp trưởng điều khiển, nêu câu hỏi
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm.
- Dì đưa chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm.
- HS đọc thầm lại bài, thảo luận.
- Dì bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai, dì nhận chú cán bộ là chồng, dì kêu oan khi bị giặc trói, giả vờ chối trăng, căn dặn con mấy lời.
- Hs tự lụa chọn tình huống mình thích.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
 - GV nhắc hs chú ý: nhấn giọng ở những từ ngữ: có thấy, hổng thấy, lâu mau, tức thời, không, rõ ràng, quẹo vô, chồng tui
 - Nghỉ 2 nhịp ở chỗ ngăn cách giữa nhân vật và lời của nhân vật, ở cuối các câu.
 - Nghỉ 1 nhịp ở chỗ dấu phẩy. Dùng phấn màu gạch nhịp, gạch dưới từ ngữ quan trọng sau đó tổ chức cho HS đọc.
 - GV cho HS đọc phân vai: chia HS thành nhóm 6 hs mỗi hs sắm 1 vai, nhắc HS đọc vai người dẫn chuyện nhớ đọc mở đầu và đọc tất cả phần ghi trong dấu ( )
 - Cho HS thi đọc 
 - GV nhận xét, khen nhóm HS đọc hay.
- HS theo dõi
- Dùng viết chì gạch trong sách GK.
- HS lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm
- HS chia nhóm và từng nhóm được phân vai
- 2 nhóm lên thi đọc
- Lớp nhận xét.
4.Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen những HS đọc tốt. Yêu cầu HS các nhóm về 
tập đóng màn kịch trên. Dặn HS về nhà tiếp chuẩn bị bài: Lòng dân t2: màn 2
 Toán
Tiết 11: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
	- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. 
- HS làm bài 1( 2 ý đầu),2 ( a, b), 3. Bài 1 ( 2 ý cuối), bài 2 ( b,c). 
II. Chuẩn bị: 
III. Hoạt động dạy học:
	1. Bài cũ: Chuyển hỗn số thành PH rồi tính 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động dạy của GV 
Hoạt động học của hs
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài tập, 2 HS lên bảng làm bài. GV chữa bài, nhận xét ghi điểm.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, GV chép bài lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ, tìm cách so sánh 2 hỗn số trên.
- GV nhận xét => khi so sánh hỗn số ngoài so sánh phần nguyên ta có thể đổi hỗn số thành phân số rồi so sánh như so sánh 2 phân số .
- GV gọi HS đọc bài làm của mình, nhận xét ghi điểm.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, và nêu yêu cầu của bài
- GV yêu cầu HS làm bài. Gọi HS nhận xét bài của bạn, củng cố kiến thức, nhận xét cho điểm.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 2 = 5 = 9 = 
 12 = 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc đề, HS trao đổi tìm cách so sánh. 1 HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp
a) So sánh: với 
- =; = ta có>=> > 
- Hãy so sánh phần nguyên của 2 hỗn số:
3 > 2 => > 
b. 3 = ; 3 = Ta có: > , 
vậy 3> 3
c. 5 = ; 2 = Ta có: > ,
 vậy 5 > 2
d. 3 = ; 3 = = vậy 3 = 3
- HS đọc đề bài, và nêu yêu cầu của bài, HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét, nêu kết quả, bồ sung ý kiến.
	4. Củng cố-Dặn dò: Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
	Về nhà làm bài ở vở BT toán .
 Đạo đức
 Tiết 3: CĨ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀMCỦA MÌNH (tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Biết thế nào là trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sữa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu bài tập(hoạt động 2 –tiết 1).
III.Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: Kiểm tra “ Hs là học sinh lớp 5”
 (?) Là HS lớp 5 hs cần có trách nhiệm gì?
 (?) Để thực hiện được mục tiêu năm học hs phải làm được những điều gì?
GV nhận xét .
2. Bài mới :Giới thiệu bài – ghi đề.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS 
Hoạt động 1: Tìm hiểu “Chuyện của bạn Đức”
 - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
 - GV gọi 1-2 đọc câu chuyện SGK/6.
+ GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
(?) Đức gây ra chuyện gì?
(?) Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó?
(?) Sau khi gây ra chuyện Đức, Hợp đã làm gì? Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai?
(?) Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
(?) Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao lại làm như vậy?
- GV gọi các nhóm trả lời trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình chúng ta cũng nên dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm với việc làm của mình.
- HS thực hiện.
- 1HS đọc cho cả lớp lắng nghe. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phiếu học tâp.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đức đã đá bóng vào một bà đang gánh đồ.
- Đức đã vô tình gây ra chuyện đó.
- Sau khi gây ra chuyện Hợp đã ù té chạy mất hút. Còn Đức luồn theo rặng tre chạy vội về nhà.Việc làm đó của hai bạn là sai.
- Khi trở về đến nhà Đức cảm thấy ân hận và xấu hổ.
- Theo em 2 bạn nên chạy ra xin lỗi vàgiúp bà Đoan thu dọn đồVì khi chúng ta làm việc gì cũng nên có trách nhiệm đối với việc làm của mình.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét bổp sung.
- HS lắng nghe ghi nhớ.
Hoạt động 2: Thế nào là người có trách nhiệm?
- GV tổ chức làm việc theo nhóm.
- Phát phiếu bài tập và yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.
Câu 1: Hãy đánh dấu + vào trước những biểu hiện của người sống có trách nhiệm và dấu – trước những biểu hiện của người sống vô trách nhiệm.
a/ Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
b/ Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.
c/ Thì việc dễ thì làm, việc khó thì từ chối.
d/ Khi làm việc gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
e/ Thích thì làm, không thích thì bỏ.
g/ Việc tốt thì nhận công của mình còn thất bại thì đổ lỗi cho người khác.
h/ Làm việc hỏng thì xin làm lại cho tốt.
i/ Chỉ nói nhưng không làm.
k/ Không làm theo những việc xấu,
- HS chia thành nhóm 2 hs , cùng trao đổi để làm bài tập.
Đại diện các nhóm lên ghi kết quả của nhóm mình.
 Chỉ cần ghi:
Dấu + :a, b, d, h
Dấu - : c, e, g, I, k 
=> Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi; làm việc gì thì làm đến nởi đến chốn là biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tâp.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
 GV lần lượt nêu ý kiến ở bài tập 2.
- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ theo quy ước.
- GV yêu cầu HS giải thích tại sao tán thành ý kiến trên.
- HS theo dõi bày tỏ thái độ
Tán thành ý kiến: a,d
Không tán thành ý kiến b,c,d
4/ Củng cố dặn dò: Yêu cầu đọc lại bài học . ...  và tỷ số của 2 số đó.
- GV gọi HS đọc bài toán 1 trên bảng.
(?) Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài.
GV cho HS nhận xét bài trên bảng
(?) Hãy nêu các bước giải bài toán khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó?
GV nhận xét ý kiến HS .
=> - Tìm tổng số phần
- Tìm giá trị 1 phần
- Tìm các số
b. Bài toán về tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đó.
- GV gọi HS đọc bài toán 2 trên bảng.
(?) Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài.
- GV cho HS nhận xét bài trên bảng
(?) Hãy nêu các bước giải bài toán khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đó?
 - Tìm hiệu số phần
 - Tìm giá trị 1 phần
 - Tìm các số
* GV nhận xét ý kiến HS .
- GV => kết luận chung.
- HS đọc đề. Tìm hiểu đề bài
- Dạng toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó.1 HS lên bảng làm bài, lớp giải bài vào vở 
 ?
 ? 
 Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần = nhau là:
5+ 6 =11( p)
Số bé: 121 : 11 5 = 55
Số lớn là: 121- 55 = 66
Đáp số: Số bé:55; số lớn 66
- HS đọc đề. Tìm hiểu đề bài
- Dạng toán về tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ số của 2 số đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp giải bài vào vở ?
 Tóm tắt
 Số bé 
 192 
Số lớn
Bài giải:
Theo sơ đồ hiệu số phần = nhau là:
5 -3 =2
Số bé là: 192 :2 3 =288
Số lớn là: 288 + 192 = 480
Đáp số: số bé:288; số lớn 480
- Lớp nhận xét sửa bài.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài, gọi HS đọc bài chữa trước lớp
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề toán, tìm hiểu đề, nêu cách thực hiện, làm bài
- GV chữa bài của HS trên bảng
 ? l
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề toán, tìm hiểu đề, nêu cách thực hiện 
(?) Ta đã biết gì liên quan đến chiều rộng và chiều dài? 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài của HS trên bảng, nhận xét ghi điểm.
- HS đọc đề, tìm hiểu đề bài, làm bài
- Lớp nhận xét sửa bài
- HS đọc đề, tìm hiểu đề bài, làm bài
 Bài giải
Theo sơ đồ hiệu số phần là: 3- 1 =2( phần)
Số l nước mắm loại 2 là:12 :2 = 6 (l)
Số l nước mắm loại 1 là: 6 +12 = 18(l)
Đáp số: 18l; 6l
- 1 HS đọc đề. Iớp đọc thầm, tìm hiểu bài, trả lời yêu cầu của GV.
- 1 HS lên bảng tóm tắt và làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Nửa chu vi vườn hoa là: 120 : 2 = 60(m)
 ? m 
Chiều rộng: 60m
Chiều dài : 
 ?m
Theo sơ đồ, tổng số phần = nhau là: 5 +7 = 12 (p)
Chiều rộng mảnh vườn là: 60 :12 5 = 25 (m)
Chiều dài mảnh vườn là : 60 - 25 = 35 (m)
Diện tích lối đi: (25 35) : 25 = 35 (m2)
 Đáp số: a = 35 m ; b = 25 m ; lối đi = 35 m2
3. Củng cố dặn dò: GV tổng kết tiết học HS về làm các bài tập còn lại. GV hướng dẫn thêm 
bài về nhà Hướng dẫn luyện tập thêm: Tổng của 2 số = 760. Tìm 2 số đó biết 1/3 số thứ nhất =1/5 số thứ 2.
 Khối trưởng duyệt 
 Nguyễn Minh Thảo
Sinh hoạt tuần 3
I/ Mục đích yêu cầu
+ Nhận xét,đánh giá rút ưu khuyết điểm ,việc thực hiện nề nếp trong tuần trên cơ sở đó nhắc nhở các em thực hiện nề nếp quy định tốt hơn. Tuyên dương cá nhân, tổ có thành tích trong học tập, nhắc nhở cá nhân , tồ chưa thật sự cố gắng trong học tập
+ Rèn luyên tính mạnh dạn, tinh thần đấu tranh phê và tự phê.
+ Giáo dục HS ý thức thực hiện tốt nền nếp của trường ,lớp
+ Tìm hiều truyền thống của nhà trường và các việc nên làm để trường lớp xanh, sạch, đẹp. Triển khai các phong trào thi đua giành nhiều hoa điểm 10.., phát động phong trào vòng tay bè bạn
II/ Chuẩn bị: Nhận xét tuần
III/ Hoạt động dạy và học :
1.Ổn định 
 2. Bài mới : Giới thiệu tiết sinh hoạt tuần
1/Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
+ Các tổ tự nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp của tổ .
+ Lớp góp ý bổ sung cho từng tổ 
+ Lớp trưởng nhận xét đánh giá các hoạt động của lớp . Đề nghị tuyên dương 
+ GV nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần .
 Nhìn chung đa số HS thực hiện tốt nền lớp học tập, đi học đúng giờ, tỉ lệ duy trì sĩ số cao .Vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học tốt. Về học tập đa số HS chuẩn bị bài chu đáo khi tới lớp, trong lớp tích cực xây dựng bài, nhiều HS đạt kết quả cao trong học tập như: Hiền, Hằng, Việt, Loan, Trâm, Huy .
 Song bên cạnh đó còn có một số HS còn chây lười trong học tập, chuẩn bị bài thiếu chu đáo nên kết quả học tập chưa cao như : Hoàng, Ry, Hồng Trang, Nguyễn Huy.. 
+ Tìm hiều truyền thống của nhà trường và các việc nên làm để trường lớp xanh, sạch, đẹp
 đó là không vứt rác bừa bãi, vận động các bạn cùng giữ gìn vệ sinh chung.
+Triển khai phong trào thi đua giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng năm học mới.., phát động phong trào vòng tay bè bạn, trong lớp, trong trường vận động HS giúp đỡ nhau về sách vở, dụng cụ học tập, quần áo
+ Dạy chương trình an toàn giao thông : bài 1
 2) Phương hướng tuần sau :
-Thực hiện tốt hơn nền nếp học tập và nền nếp ra vào lớp , duy trì tốt tỉ lệ chuyên cần. Vệ sinh cá nhân .
-Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ khi đến lớp, trong học tập cần hăng hái phát biểu xây dựng bài . Tăng cường ôn luyện kiến thức cũ , rèn chữ viết .
-Tham gia sinh hoạt đội, và các hoạt động chung của nhà trường.
- Những HS còn chây lười trong học tập, cần phải chăm chỉ, ôn luyện kiến thức, chuẩn bị bài chu đáo hơn.
-Ban cán sự lớp tích cực hơn với vai trò được giao để đưa lớp đạt diểm cao trong thi đua. Động viên nhắc nhở HS nhắc cha mẹ đóng góp các khoản đầu năm theo đúng quy định.
 THỂ DỤC
 Tiết 5: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dĩng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quai phải, quay 
 sau.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được..
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn khi tập luyện.
 - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 1-2 chiếc khăn.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- Lớp trưởng tập hợp lớp
- Gv nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Nhắc nhở Hs chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện 
* Chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại”
- Hs đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài.
2. Phần cơ bản
a/ Đội hình đội ngũ
- tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng
+ Gv điều khiển lớp (Có nhận xét và sửa sai cho Hs)
+ Chia tổ tập luyện (tổ trưởng điều khiển)
+ Gv quan sát, nhận xét, sửa sai cho các tổ.
+ Các tổ thi đua trình diễn (Gv và Hs quan sát nhận xét, sửa sai, tuyên dương tổ tập tốt
+ cả lớp cùng tập (lớp trưởng điều khiển)
b/ Trò chơi vận động
* Chơi trò chơi “Bỏ khăn”
 - Hs tập hợp theo đội hình chơi
- Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi
+ Cả lớp cùng chơi (lớp trưởng điều khiển)
- Gv quan sát, nhận xét, tuyên dương Hs tích cực chơi
+ Hôm nay các em học và chơi nội dung nào?
3. Phần kết thúc
- Hs chạy nối thành vòng tròn
- Gv cùng Hs hệ thống bài
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả học tập
- về nhà các em ôn lại những nội dung đã học hôm nay cho tốt.
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
&
 Gv
 * * * * 
 * * * * 
 * * * * 
 * * * * 
 * * * * 
 GV
tổ 1 tổ 2
 * *
 * Tổ 3 * 
 * * * * * * * * 
 * *
 * *
 * *
 * *
 &
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
 Gv
..
 THỂ DỤC
 Tiết 6: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
I. MỤC TIÊU
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dĩng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn khi tập luyện.
 - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 4 con ngựa(làm bằng gậy tre, gỗ và bìa), 4 lá cờ và kẻ sân chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- Lớp trưởng tập hợp lớp
- Gv nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Nhắc nhở Hs chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện .
* Chơi trò chơi “Làm theo tín hiệu”
- Lớp khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
* Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- cả lớp thực hiện (Gv điều khiển)
* Kiểm tra bài cũ: Tiết Td hôm trước các em được ôn những động tác đội hình đội ngũ nào?
- Từng tổ thực hiện (Lớp trưởng điều khiển)
2. Phần cơ bản
a. Đội hình đội ngũ
* Oân tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Cả lớp thực hiện ( Gv điều khiển)
- Chia tổ tập luyện (tổ trưởng điều khiển, Gv quan sát, nhận xét, sửa sai cho các tổ)
- Lớp tập trung, các tổ thi đua trình diễn (Gv quan sát, nhận xét, đánh giá)
- Cả lớp cùng thực hiện (lớp trưởng điều khiển)
b. Trò chơi vận động
* Chơi trò chơi “ Đua ngựa”
- Hs tập hợp theo đội hình chơi
Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi, cả lớp cùng chơi, lớp trưởng điều khiển, Gv quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
+ Hôm nay các em được học những nội dung gì?
3. Phần kết thúc
- Hs đi nối thành vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, khép dần thành vòng tròn nhỏ, quay mặt vào tâm vòng tròn.
- Gv cùng Hs hệ thống bài
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả bài học
- về nhà các em tập lại “đi đều vòng phải, vòng trái”
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
&
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
 &
 * * *
 * * * 
 * * * 
 * & * * 
 * * * 
 * * * 
 * * * 
 GV
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc