10 Đề Đọc hiểu hay Lớp 5

10 Đề Đọc hiểu hay Lớp 5

NHÂN CÁCH QUÍ HƠN TIỀN BẠC

Mạc Đĩnh Chi ( 1272 – 1346 ), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304, làm quan ở cả ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :

- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có

được không ?

Viên quan tâu :

- Nếu Hoàng thƣợng cho ngƣời đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ khôn

pdf 30 trang Người đăng Trang Khánh Ngày đăng 20/05/2024 Lượt xem 155Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề Đọc hiểu hay Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 10 ĐỀ ĐỌC HIỂU HAY LỚP 5 
ĐỀ 1 
NHÂN CÁCH QUÍ HƠN TIỀN BẠC 
Mạc Đĩnh Chi ( 1272 – 1346 ), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng, thi đỗ 
Trạng nguyên năm 1304, làm quan ở cả ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi 
thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là ngƣời 
học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nƣớc. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc 
Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “ Lƣỡng quốc Trạng nguyên ”. 
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thƣờng nghèo túng. Sau 
khi lo đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc 
hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn : 
- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có 
đƣợc không ? 
Viên quan tâu : 
- Nếu Hoàng thƣợng cho ngƣời đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không 
nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới 
nhận. 
Nhà vua ƣng thuận và sai ngƣời làm nhƣ vậy. 
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào 
triều, trình lên vua Minh Tông : 
- Tâu Hoàng thƣợng ! Đêm qua ai đó đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần 
ngờ rằng đó là tiền của một ngƣời muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thƣợng cho 
thần nộp tiền này vào công quĩ. 
Vua Minh Tông đáp : 
- Khanh có khó nhọc thì ngƣời ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình 
cũng đƣợc chứ sao ! 
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không đƣợc tơ hào đến. - Mạc 
Đĩnh Chi khảng khái đáp. 
Vua rất cảm kích trƣớc tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn 
tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui. 
 ( Theo QUỲNH CHI ) 
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau : 
1. Vua Nguyên phong tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ” vì lí do 
gì ? 
a. Vì Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang trung Quốc hai lần. 
b. Vì vua khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi. 
c. Vì Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên ở cả hai nƣớc. 
d. Vì vua vừa gặp Mạc Đĩnh Chi đã cảm thấy quí mến ông. 
2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi làm quan nhưng nhà ông thường nghèo túng ? 
a. Vì ông làm quan rất thanh liêm. 
 b. Vì ông phải lo đám tang cho mẹ. 
c. Vì lƣơng làm quan của ông rất thấp. 
d. Vì ông phải nuôi rất nhiều ngƣời. 
3. Vua Minh Tông đã giúp đỡ Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào ? 
a. Mời ông đến nhận thêm tiền trong kho. 
b. Cho ngƣời lén bỏ tiền vào nhà của ông. 
c. Trích tiền trong kho đem đến biếu ông. 
d. Cho ngƣời đem tiền của vua đến biếu. 
4. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đem gói tiền vào triều, trình lên vua Minh Tông ? 
a. Vì đó là tiền của một ngƣời đút lót ông. 
b. Vì đó là tiền của ai đó đã bỏ vào nhà ông. 
c. Vì đó là tiền của ông góp vào công quĩ. 
d. Vì đó là tiền của ai đó để quên ở nhà ông. 
5. Câu chuyện tập trung ca ngợi điều gì ở Mạc Đĩnh Chi ? 
a. Học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nƣớc. 
b. Sống rất thanh bạch, đạm bạc và nghèo túng. 
c. Sống liêm khiết, trung thực, trọng nhân cách. 
d. Thông minh, giỏi thơ văn, đối đáp sắc bén. 
6. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ liêm khiết ? 
a. thanh lịch b. thanh nhàn c. thanh liêm d. thanh thoát 
7. Từ nào là quan hệ từ trong câu “ Khanh có khó nhọc thì ngƣời ta mới giúp cho. ” ? 
a. có b. thì c. cho d. mới 
8. Câu nào dưới đây không phải là câu ghép ? 
a. Khanh có khó nhọc thì ngƣời ta mới giúp cho. 
b. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. 
c. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thƣờng nghèo túng. 
d. Nếu Hoàng thƣợng cho ngƣời đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. 
9. Đoạn “ Nếu Hoàng thƣợng cho ngƣời đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. 
Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. ” đã sử 
dụng hai biện phápliên kết nào ? 
a. Lặp từ ngữ ; thay thế từ ngữ. 
b. Lặp từ ngữ ; dùng từ ngữ nối. 
c. Dùng từ ngữ nối; thay thế từ ngữ. 
10. Các vế câu trong câu ghép “ Nếu Hoàng thƣợng cho ngƣời đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh 
Chi sẽ không nhận. ” được nối với nhau bằng cách nào ? 
a. Nối tực tiếp ( không dùng từ nối ). 
b. Nối bằng một quan hệ từ ( Đó là : ................................................................. ) 
c. Nối bằng một cặp quan hệ từ ( Đó là : .......................................................... ) 
Đáp án : 1b, 2a , 3b , 4b , 5c , 6c , 7b , 8b , 9a , 10c 
Chính tả 
Bài ca Côn Sơn 
Côn Sơn suối chảy rì rầm 
Ta nghe nhƣ tiếng đàn cầm bên tai 
Côn Sơn có đá rêu phơi 
Ta ngồi trên đá nhƣ ngồi đệm êm 
Trong ghềnh thông mọc nhƣ nêm 
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm 
Trong rừng có bóng trúc râm 
Dƣới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. 
 ( NGUYỄN TRÃI ) 
ĐỀ 2 
Lý C«ng UÈn 
Lý Công Uẩn sinh năm 974, quê ông ở Bắc Ninh. Cha của ông không rõ tên, 
mẹ là ngƣời họ Phạm. Năm lên ba tuổi, ông đƣợc nhà sƣ Lý Khánh Văn nhận về 
nuôi. Năm lên tám, ông đƣợc theo học nhà sƣ Vạn Hạnh. 
Lý Công Uẩn học rất giỏi, thông minh, am hiểu hơn ngƣời nhƣng luôn khiêm 
tốn. Nhà sƣ Lý Khánh Văn còn mời thầy dạy võ cho Lý Công Uẩn. Thầy dạy võ 
phải ngạc nhiên vì Lý Công Uẩn thông thạo rất nhanh các ngón võ do thầy truyền 
dạy. Thế nhƣng, cậu bé luôn giữ thái độ nhƣờng nhịn. Khi bị những đứa trẻ lớn hơn 
bắt nạt, cậu chỉ chống đỡ rồi bỏ chạy chứ không đánh nhau bao giờ. 
Lớn lên, nhà sƣ Vạn Hạnh vào Hoa Lƣ ( Ninh Bình ) làm Quốc sƣ, ông đƣợc 
thầy cho đi theo. Là ngƣời văn võ đều giỏi, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn, Lý 
Công Uẩn nhanh chóng đƣợc vua Lê tin dùng, giao đến chức Tả Điện tiền chỉ huy 
sứ * . Năm 1009, vua Lê Ngọa Triều lâm bệnh mất khi con trai còn bé, sƣ Vạn 
Hạnh và các quan trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Năm ấy, ông 35 
tuổi. 
Vua Lý Công Uẩn có đầu óc nhìn xa trông rộng. Thấy đất Hoa Lƣ chật hẹp, 
khó mở mang và giao lƣu với bên ngoài, ông quyết định dời đô về thành Đại La, 
nơi đã từng là trung tâm chính trị, kinh tế, có vị trí giáp sông Hồng, thuận lợi cho 
thuyền bè đi lại buôn bán với mọi miền. Truyền thuyết xƣa kể rằng : Mùa thu năm 
1010, Lý Công Uẩn từ Hoa Lƣ dời đô ra thành Đại La. Thuyền của vua vừa đỗ 
dƣới thành, một đám mây tựa hình rồng đã lừng lững bay lên. Vua nghĩ đó là điềm 
lành, bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long ( nghĩa là rồng bay lên ). 
Định đô mới xong, Lý Công Uẩn cho xây cung điện đàng hoàng, ban bố nhiều 
chính sách khuyến khích sản xuất, xây dựng chính quyền vững mạnh, có nhiều 
đóng góp to lớn cho đất nƣớc. Ông mất năm 54 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ nên dân 
chúng thƣờng gọi là Lý Thái Tổ. 
 ( Theo Truyện kể về các nhân vật trong lịch sử Việt Nam, NXB Giaó dục ) 
* Tả Điện tiền chỉ huy sứ : chức võ quan chỉ huy quân đội trong kinh thành 
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau : 
1. Trong học tập, Lý Công Uẩn là người như thế nào ? 
a. Học rất nhanh, am hiểu mọi điều nhƣng luôn luôn biết nhƣờng nhịn. 
b. Học rất giỏi, thông minh, am hiểu hơn ngƣời nhƣng luôn khiêm tốn. 
c. Học rất nhanh, thông minh hơn ngƣời nhƣng luôn biết nhƣờng nhịn. 
d. Học rất giỏi, am hiểu mọi điều nhƣng luôn nhƣờng nhịn, khiêm tốn. 
2. Do đâu mà Lý Công Uẩn nhanh chóng được vua Lê tin dùng ? 
a. Do Lý Công Uẩn rất giỏi về võ, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn. 
b. Do Lý Công Uẩn rất giỏi về văn, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn. 
c. Do Lý Công Uẩn rất giỏi cả văn võ, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn. 
d. Do Lý Công Uẩn giỏi cả văn võ, hiểu đạo lí, luôn biết nhƣờng nhịn. 
3. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La cho thấy Lý Công Uẩn là người thế nào ? 
a. Là một vị vua biết nhìn xa trông rộng 
b. Là một vị vua muốn giao lƣu rộng rãi 
c. Là một vị vua biết phát triển buôn bán 
d. Là một vị vua muốn mở mang bờ cõi 
4. Lí do nào khiến vua Lý Công Uẩn đổi tên Đại La thành Thăng Long ? 
a. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một con rồng màu vàng bay lên. 
b. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một con rồng cƣỡi mây bay lên. 
c. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một đám mây hình rồng bay lên. 
d. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng nhìn thấy đám mây vàng hình con rồng. 
5. Dòng nào dưới đây gồm hai từ đồng nghĩa với từ thông minh ? 
a. Sáng dạ, sáng tỏ b. tinh anh, sáng dạ 
c. tinh nhanh, sáng tỏ d. sáng suốt, tinh hoa 
6. Câu nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển ? 
a. Thức ăn phải đƣợc nấu chín. 
b. Miếng thịt luộc chƣa chín. 
c. Nghĩ cho chín rồi hãy nói. 
d. Cơm trong nồi vừa chín tới. 
7. Câu nào dưới đây là từ ghép ? 
a. Thuyền của vua vừa đỗ dƣới thành, một đám mây tựa hình rồng đã lừng lững bay 
lên. 
b. Lớn lên, khi nhà sƣ Vạn Hạnh vào Hoa Lƣ ( Ninh Bình ) làm Quốc sƣ, ông đƣợc 
thầy cho đi theo. 
c. Vua nghĩ đó là điềm lành, bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long ( nghĩa là rồng bay 
lên ). 
d. Khi bị những đứa trẻ lớn hơn bắt nạt, cậu chỉ chống đỡ rồi bỏ chạy chứ không đánh 
nhau bao giờ. 
8. Chủ ngữ trong câu ghép “ Cha của ông không rõ tên, mẹ là ngƣời họ Phạm. ” là những 
từ ngữ nào ? 
a. Cha / mẹ b. Cha của ông / mẹ 
c. Cha / mẹ là ngƣời d. Cha của ông / mẹ là 
9. Các vế trong câu ghép “ Thầy dạy võ phải ngạc nhiên vì Lý Công Uẩn thông thạo rất 
nhanh các ngón võ do thầy truyền dạy. ” được nối với nhau bằng cách nào ? 
a. Nối bằng 1 quan hệ từ b. Nối bằng 1 cặp quan hệ từ 
c. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ) 
10. Có mấy câu ghép ở đoạn 1 ( “ Lý Công Uẩn ..... nhà sƣ Vạn Hạnh ” ) ? 
a. Một câu ( Đó là câu thứ .......... ) 
b. Hai câu ( Đó là câu thứ .......... , thứ .............) 
c. Ba câu ( Đó là câu thứ .......... , thứ ............., thứ .............) 
d. Bốn câu ( Đó là câu thứ .......... , thứ ............., thứ ............., thứ .............) 
Đáp án : 1b , 2c , 3a, 4c , 5b , 6c , 7a , 8b , 9a , 10b 
Chính tả 
Trong hiệu cắt tóc 
Hiệu cắt tóc rất đông khách. Mọi ngƣời đều phải chờ theo thứ tự. Cửa phòng lại mở, 
một ngƣời nữa tiến vào. Tất cả mọi ngƣời đều đứng dậy chào : “ Kính chào đồng chí Lê-nin 
”. Lê-nin chào mọi ngƣời và hỏi : “ Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ ? ”. Không ai muốn 
vị đứng đầu chính phủ phải mất thời gian chờ đợi nên tất cả cùng nói : “ Xin mời đồng chí 
cứ cắt tóc trƣớc ạ ! ”. Song Lê-nin vui vẻ nói : “ Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo 
thứ tự chứ ! ”. Nói xong, ông kéo ghế ngồi và lấy tờ báo ra xem. 
 ( Theo HỒ LÃNG ) 
ĐỀ 3 
LỜI HỨA 
Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi cứ thế mải mê 
đọc. Đến lúc ngoài phố đã lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bƣớc r ... 
Ngƣời nghĩ suy 
Đến khi rừng bừng sáng tiếng chim ca ... 
 ( TỐ HỮU ) 
ĐỀ 9 
DŨNG CẢM VÀ NHANH TRÍ 
Một buổi trƣa hè nóng bức, Kiên đi học về, ăn cơm và nghỉ ngơi xong liền tranh thủ thả bò 
trên bãi cỏ ven sông Lô. Mấy hôm nay, nƣớc sông lên to, mấp mé bãi. Quyền và Liên, bạn 
cùng lớp với Kiên đang hái rau ngoài bãi về cho lợn ăn. Mồ hôi nhỏ giọt từ trán hai cô bé. 
Quyền hỏi : 
- Tắm không Kiên ? 
Kiên lắc đầu : 
- Mình còn phải trông bò ! 
Rồi Kiên chống cằm vào đầu gối, tay bứt những sợi cỏ gà. Chốc chốc, Kiên lại đƣa mắt 
nhìn về mái tranh lấp ló sau bụi tre. Nhà Kiên ở đó, không biết mẹ đi làm đồng đã về chƣa ? 
Bến đá ngập nƣớc. Con đƣờng xuống bến cũng ngập một đoạn dài. Quyền và Liên lần từng 
bƣớc đi ra xa, chọn chỗ nƣớc trong. 
“ Ôi ” ! Hai cô bé cùng hẫng chân, tụt sâu xuống nƣớc rồi chìm nghỉm. Nghe tiếng kêu, 
Kiên quay lại, thấy hai cái đầu nhô lên ngụp xuống, xa dần bờ. 
“ Chết, cái Liên, cái Quyền ! ”. – Kiên chạy ra bờ sông, nhào xuống nƣớc, lặn một hơi đến 
gần chỗ hai bạn đang chới với. Thêm ba bốn sải tay khoát mạnh nữa, Kiên với đƣợc tay 
Quyền, kéo vội vào gần bờ. Liên bị nƣớc cuốn xa thêm ít nữa. Không chần chừ, Kiên bơi 
đến gần bạn và hét to : “ Bám chặt vào vai tớ ! ”. Liên sải mạnh tay, bám vào vai Kiên để 
Kiên dìu vào bờ. Đến bờ, Kiên đã mệt lắm nhƣng Quyền và Liên thì đã dần tỉnh táo. 
Sáng hôm sau, chuyện suýt chết đuối đƣợc Quyền và Liên kể lại cho các bạn, thầy giáo và 
nhiều ngƣời biết. Ai cũng trầm trồ khen cậu trò nhỏ. Do tấm gƣơng dũng cảm cứu bạn, Kiên 
đƣợc thƣởng Huy hiệu Bác Hồ. Vinh dự hơn nữa là tấm Huy hiệu đó đƣợc gửi về trƣờng để 
trao cho Kiên đúng vào ngày khai giảng năm học mới. Vui biết bao ! 
 ( Theo HOÀNG THANH ) 
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau: 
1. Câu chuyện nói về mấy nhân vật ? 
a. Hai nhân vật ( Đó là : .................................................................................... ) 
b. Ba nhân vật ( Đó là : .................................................................................... ) 
c. Bốn nhân vật ( Đó là : ................................................................................... ) 
d. Năm nhân vật ( Đó là : .................................................................................. ) 
2. Giữa trưa hè, hai bạn Quyền và Liên ra bãi sông làm việc gì là chủ yếu ? 
a. Hái rau cho lợn b. Cắt cỏ cho bò ăn 
c. Tắm sông cho mát d. Xem nƣớc sông lên to 
3. Vì sao khi Quyền và Liên rủ tắm sông, Kiên lại từ chối ? 
a. Vì nƣớc sông lên to b. Vì còn ngồi ngóng mẹ 
c. Vì còn bận bứt cỏ gà d. Vì còn bận chăn bò 
4. Khi Quyền và Liên đang chới với, Kiên đã bơi ra cứu hai bạn như thế nào ? 
a. Nắm tay Quyền kéo vào bờ đồng thời bảo Liên bám chặt hai vai để dìu vào. 
b. Nắm tay Quyền kéo vào bờ rồi lại bơi ra cho Liên bám chặt hai vai để dìu vào. 
c. Đến gần hai bạn đang chới với, nắm tay Quyền và Liên kéo mạnh vào bờ. 
d. Đến gần hai bạn đang chới với, bảo hai bạn bám chặt vai để dìu vào bờ. 
5. Kiên cảm thấy rất vui sướng vì vinh dự vì điều gì ? 
 a. Đƣợc bạn bè, thầy giáo và nhiều ngƣời ngƣỡng mộ về tài năng bơi lội. 
b. Đƣợc nhiều ngƣời khen ngợi về lòng dũng cảm cứu bạn khỏi chết đuối. 
c. Đƣợc nhận Huy hiệu Bác Hồ đúng vào ngày khai giảng năm học mới. 
d. Đƣợc nhận phần thƣởng của Bác Hồ đúng ngày khai giảng năm học mới. 
6. Câu nào dưới đây diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi dùng từ ? 
a. Con gà trống nhà em có cái mào đỏ rực. 
b. Mõm chú thỏ nhọn hoắt lúc nào cũng động đậy. 
c. Tai lợn luôn ngoe nguẩy nhƣ cái quạt nan bé xíu. 
d. Tiếng gặm cỏ của con trâu nghe oàm oạp. 
7. Từ nào dưới đây thay thế được cho từ in nghiêng trong câu “ Chú chó mực mừng rỡ nhảy 
ra, đuôi xoáy tít. ” ? 
a. xoáy ốc b. quay tít c. xoay vần d. ngoáy tít 
8. Câu nào dưới đây không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ? 
a. Bạn có thích tắm sông không ? 
b. Thử xem ai bơi giỏi hơn ai nào ? 
c. Ai dạy bạn bơi giỏi thế ? 
d. Khi bơi xa bờ bạn có sợ không ? 
9. Câu nào dưới đây là câu ghép ? 
a. Mấy hôm nay, nƣớc sông lên to, mấp mé bãi. 
b. Chốc chốc, Kiên lại đƣa mắt nhìn về mái tranh lấp ló sau bụi tre. 
c. Rồi Kiên chống cằm vào đầu gối, tay bứt những sợi cỏ gà. 
d. Quyền và Liên lần từng bƣớc đi ra xa, chọn chỗ nƣớc trong. 
10. Cách dùng dấu phẩy của câu nào dưới đây là đúng ? 
a. Tiếng mƣa êm, sợi mƣa đều nhƣ dệt. 
b. Tiếng mƣa êm sợi, mƣa đều nhƣ dệt. 
c. Tiếng mƣa êm sợi mƣa, đều nhƣ dệt. 
d. Tiếng mƣa êm sợi mƣa đều, nhƣ dệt. 
Đáp án : 1b , 2a , 3d , 4b , 5c , 6a , 7d , 8b , 9c , 10a 
Chính tả 
Lời khuyên của bố 
Con yêu quí của bố, 
Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trƣờng với lòng hăng say và niềm 
phấn khỏi. Con hãy tƣởng tƣợng nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm 
đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. 
Hãy can đảm lên, hỡi ngƣời chiến sĩ của đạo quân vĩ đại ! Sách vở của con là vũ khí, 
lớp học của con là chiến trƣờng ! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn 
cố gắng và sẽ không bao giờ là ngƣời lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. 
ĐỀ 10 
HAI MẸ CON 
Lần đầu mẹ đƣa Phƣơng vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ kí tên vào sổ của cô, mẹ bẽn lẽn : “ Tôi 
không biết chữ ! ”. Và mẹ gạch hai nét chéo nhau lên giấy. Phƣơng thƣơng mẹ quá ! Nó 
quyết ráng học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên. 
 Sáng nào, Phƣơng cũng đƣợc mẹ đƣa đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng 
giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đƣờng. Mẹ nói : “ Tội nghiệp cụ có 
một mình, đi chợ về nằm ngất thế này, chẳng ai hay ”. Rồi mẹ gọi xe đạp lôi*, bảo Phƣơng 
phụ giúp một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. 
 Hôm ấy, lần đầu Phƣơng đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Nó lặng im không 
dám nói, trong thâm tâm nó nghĩ : lỗi là tại mẹ, tại mẹ ! Nó càng lo vì mỗi thứ hai chào cờ 
đầu tuần, thỉnh thoảng vẫn có bạn bị nêu tên bởi vi phạm nội qui. Nó thấy giận mẹ. 
Về nhà, Phƣơng không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ nhìn thấy liền chạy theo 
dỗ mãi. Phƣơng vừa khóc vừa kể chuyện ban sáng đến lớp. Mẹ nói : “ Không sao đâu con, 
để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo. Con cứ đi học, đừng lo gì hết nghen ! ”. 
Sáng hôm sau, mẹ dẫn Phƣơng đến lớp rất sớm, chờ cô giáo tới, mẹ nói gì với cô, cô cƣời 
và gật đầu. Phƣơng cảm thấy yên tâm. 
Thứ hai, chào cờ đầu tuần, Phƣơng giật thót ngƣời khi nghe cô hiệu trƣởng nêu tên mình : 
“ Em Trần Thanh Phƣơng ... ”. Thôi chết ! Vậy là cô chủ nhiệm đã báo với cô hiệu trƣởng 
điều gì rồi ? Giọng cô hiệu trƣởng vẫn đều đều : “ ... Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ ngƣời 
neo đơn, hoạn nạn ... Việc làm tốt của em Phƣơng đáng đƣợc tuyên dƣơng ”. 
Tiếng vỗ tay làm Phƣơng bừng tỉnh. Mọi con mắt đỏ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt 
xuống, cảm thấy ngƣợng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ ! 
 ( Theo NGUYỄN THỊ HOAN ) 
* Xe đạp lôi : xe đạp lắp thêm bộ phận ở phía sau để chở ngƣời hoặc hàng hóa ... 
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau: 
1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết ráng học cho biết chữ để làm gì ? 
a. Để làm việc lấy tiền nuôi mẹ. 
b. Để chỉ giúp mẹ cách đọc báo. 
c. Để giúp mẹ ghi chép sổ sách. 
d. Để chỉ giúp mẹ cách kí tên. 
2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương lần đầu đến lớp trễ ? 
a. Phƣơng cùng mẹ đƣa cụ Tám bị ngất bên đƣờng về nhà mình. 
b. Phƣơng cùng mẹ đƣa cụ Tám bị ngất bên đƣờng về nhà cụ. 
c. Phƣơng cùng mẹ đƣa cụ Tám bị ngất bên đƣờng vào bệnh viện. 
d. Phƣơng cùng mẹ đƣa cụ Tám bị ngất bên đƣờng vào trạm xá/ 
3. Vì sao sau buổi học hôm ấy, Phương cảm thấy giận mẹ ? 
a. Vì Phƣơng nghĩ rằng mẹ làm cho Phƣơng bị vi phạm nội qui. 
b. Vì Phƣơng nghĩ rằng mẹ làm cho Phƣơng bị cô giáo phê bình. 
c. Vì Phƣơng nghĩ rằng mẹ làm cho Phƣơng bị các bạn chê cƣời. 
d. Vì Phƣơng nghĩ rằng mẹ làm cho Phƣơng sẽ bị nêu tên dƣới cờ. 
4. Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn, Phương lại cảm 
thấy “ ngƣợng nghịu và xấu hổ ” ? 
a. Vì Phƣơng nghĩ đó là thành tích của mẹ. 
b. Vì Phƣơng trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ. 
c. Vì Phƣơng nghĩ việc đó không đáng khen. 
d. Vì Phƣơng thấy mọi ngƣời đều nhìn mình. 
5. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ? 
a. Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. 
b. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. 
c. Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân. 
d. Thƣơng nhau củ ấu cũng tròn. 
6. Dòng nào dưới đây có các từ gạch dưới là từ đồng âm ? 
a. hòn đá to / thích đá bóng 
b. hòn đá to / nƣớc trà đá 
c. thích đá bóng / gà đá nhau 
d. cứng nhƣ đá / dãy núi đá 
7. Dòng nào dưới đây có các từ gạch dưới là từ nhiều nghĩa ? 
a. đào lộn hột / đào hố sâu 
b. đảo san hô / đảo cho đều 
c. biển lúa / biển nổi sóng 
d. đƣờng thủy / đƣờng mía 
8. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ tác dụng của dấu phẩy trong câu “ Hôm ấy, lần đầu 
Phƣơng đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. ” ? 
a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép 
c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong 
câu 
d. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ 
trong câu ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép 
9. Vị ngữ của 2 vế trong câu ghép “ Về nhà, Phƣơng không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng 
nguẩy. ” là những từ ngữ nào ? 
a. không ăn cơm / buồn và hơi ngúng nguẩy 
b. không ăn cơm / hơi ngúng nguẩy 
c. ăn cơm / hơi ngúng nguẩy 
d. ăn cơm / ngúng nguẩy 
10. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ cách liên kết các câu trong đoạn 2 ( “ Sáng nào ...... 
chở vào bệnh viện. ” ) ? 
a. Lặp từ ngữ ; thay thế từ ngữ 
b. Lặp từ ngữ ; dùng từ ngữ nối 
c. Dùng từ ngữ nối ; thay thế từ ngữ 
d. Lặp từ ngữ ; thay thế từ ngữ ; dùng từ ngữ nối 
Đáp án : 1d , 2c , 3a , 4b , 5c , 6a , 7c , 8d , 9a , 10d 
Chính tả 
Xuân trên đất trời Phả Lại 
Trên đất Chí Linh nay 
Xuân nhƣ vừa đến sớm 
Trời đã dày thêm nắng 
Bốn bề nghe xôn xao 
Gió xe cuốn ào ào 
Rung đôi bờ Phả lại 
Những cánh buồm tiếp nối 
Rủ nhau bay về đâu 
 Có ghé vào cảng mới 
Bên bờ sông Lục Đầu ? 
Ta muốn hỏi sông sâu ? 
Nơi đâu còn cọc gỗ ? 
Đền Vƣơng Trần đứng đó 
Kiếp Bạc sáng một vùng 
Hịch tƣớng sĩ thuở ấy 
Mãi là lời non sông. 
Chẳng phụ lòng cha ông 
Đất xƣa vui nhƣ hội 
Đón chào mùa xuân mới 
Ống khói cao chọc trời 
Vệt khói trắng ánh ngời 
Nhƣ thanh gƣơm “ sát thát ” 
Sông Lục Đầu xanh biếc 
Lồng bóng gƣơm về xuôi. 
 VÕ THANH AN 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf10_de_doc_hieu_hay_lop_5.pdf