168 Bài Toán tiểu học

168 Bài Toán tiểu học

Bài 1 : Số có 1995 chữ số 7 khi chia cho 15 thì phần thập phân của thương là bao nhiêu?

 Giải : Gọi số có 1995 chữ số 7 là A. Ta có:

 Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3. Tổng các chữ số của A là 1995 x 7. Vì 1995 chia hết cho 3 nên 1995 x 7 chia hết cho 3. Do đó A = 777.77777 chia hết cho 3.

1995 chữ số 7

 Một số hoặc chia hết cho 3 hoặc chia cho 3 cho số dư là 1 hoặc 2.

 Chữ số tận cùng của A là 7 không chia hết cho 3, nhưng A chia hết cho 3 nên trong phép chia của A cho 3 thì số cuối cùng chia cho 3 phải là 27. Vậy chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3 là 9, mà 9 x 2 = 18, do đó số A/3 x 0,2 là số có phần thập phân là 8.

 

doc 75 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1368Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "168 Bài Toán tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1 : Số có 1995 chữ số 7 khi chia cho 15 thì phần thập phân của thương là bao nhiêu? 
 Giải : Gọi số có 1995 chữ số 7 là A. Ta có: 
 Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3. Tổng các chữ số của A là 1995 x 7. Vì 1995 chia hết cho 3 nên 1995 x 7 chia hết cho 3. Do đó A = 777...77777 chia hết cho 3.
1995 chữ số 7
 Một số hoặc chia hết cho 3 hoặc chia cho 3 cho số dư là 1 hoặc 2. 
 Chữ số tận cùng của A là 7 không chia hết cho 3, nhưng A chia hết cho 3 nên trong phép chia của A cho 3 thì số cuối cùng chia cho 3 phải là 27. Vậy chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3 là 9, mà 9 x 2 = 18, do đó số A/3 x 0,2 là số có phần thập phân là 8.
 Vì vậy khi chia A = 777...77777 cho 15 sẽ được thương có phần thập phân là 8. 
 1995 chữ số 7
 Nhận xét : Điều mấu chốt trong lời giải bài toán trên là việc biến đổi A/15 = A/3 x 0,2 Sau đó là chứng minh A chia hết cho 3 và tìm chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 3. Ta có thể mở rộng bài toán trên tới bài toán sau : 
 Bài 2 (1* ): Tìm phần thập phân của thương trong phép chia số A cho 15 biết rằng số A gồm n chữ số a và A chia hết cho 3 ? 
 Nếu kí hiệu A = aaa...aaaa và giả thiết A chia hết cho 3 (tức là n x a chia hết cho 3), thì khi 
 n chữ số a
đó tương tự như cách giải bài toán 1 ta tìm được phần thập phân của thương khi chia A cho 15 như sau : 
 - Với a = 1 thì phần thập phân là 4 (A = 111...1111 , với n chia hết cho 3) 
 n chữ số 1
 - Với a = 2 thì phần thập phân là 8 (A = 222...2222 , với n chia hết cho 3).
 n chữ số 2
 - Với a = 3 thì phần thập phân là 2 (A = 333...3333 , với n tùy ý).
 n chữ số 3
 - Với a = 4 thì phần thập phân là 6 (A = 444...4444 , với n chia hết cho 3) 
 n chữ số 4
 - Với a = 5 thì phần thập phân là 0 (A = 555...5555 , với n chia hết cho 3).
 n chữ số 5
 - Với a = 6 thì phần thập phân là 4 (A = 666...6666 , với n tùy ý) 
 n chữ số 6
 - Với a = 7 thì phần thập phân là 8 (A = 777...7777 , với n chia hết cho 3)
 n chữ số 7
 - Với a = 8 thì phần thập phân là 2 (A = 888...8888 , với n chia hết cho 3)
 n chữ số 8
 - Với a = 9 thì phần thập phân là 6 (A = 999...9999 , với n tùy ý).
 n chữ số 9
 Trong các bài toán 1 và 2 (1*) ở trên thì số chia đều là 15. Bây giờ ta xét tiếp một ví dụ mà số chia không phải là 15. 
 Bài 3. Tìm phần thập phân của thương trong phép chia số 111...1111 cho 36 ?
 2007 chữ số 1
 Giải. Đặt A = 111...1111
 2007 chữ số 1
 Ta có: 
 Vì 0,25 có hai chữ số ở phần thập phân nên ta sẽ tìm hai chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 9. 
 Một số chia hết cho 9 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 9. Tổng các chữ số của A là 2007 x 1 = 2007. Vì 2007 chia hết cho 9 nên A = 111....1111 chia hết cho 9. 
 2007 chữ số 1
 Một số hoặc chia hết cho 9 hoặc chia cho 9 cho số dư là một trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Chữ số tận cùng của A là 1 không chia hết cho 9, nhưng A chia hết cho 9 nên trong phép chia của A cho 9, thì ở bước cuối (ta gọi là bước k) : số chia cho 9 phải là 81. Vậy chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 9 là 9. Cũng trong phép chia của A cho 9, ở trước bước cuối (bước k - 1) : số chia cho 9 cho số dư là 8 sẽ là 71 và khi đó ở thương ta được số giáp số cuối cùng là 7. 
 Vậy hai chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 9 là 79. 
 Do đó số = ......79 X 0,25 = ......,75 là số có phần thập phân là 75. 
 Nhận xét:
 a) Vì số 0,25 có phần thập phân là số có hai chữ số, nên nếu ta chỉ tìm một chữ số tận cùng của thương trong phép chia A cho 9 và sau đó nhân chữ số cuối này với 0,25 thì kết quả sẽ không đúng. 
 b) Cũng có thể biến đổi 36 = 12 x 3 hoặc 36 = 6 x 6, ... tuy nhiên việc tính toán sẽ phức tạp và trong nhiều trường hợp là không thực hiện được. 
Vận dụng: Tìm phần thập phân trong thương của phép chia : 
a) Số 111....1111 cho 12 ? 
 2001 ch÷ sè 1
b) Số 888...8888 cho 45 ? 
 2007 ch÷ sè 1
c) Số 333...3333 cho 24 ?
 1000000 ch÷ sè 3
Bài 4 : Cho mảnh bìa hình vuông ABCD. Hãy cắt từ mảnh bìa đó một hình vuông sao cho diện tích còn lại bằng diện tích của mảnh bìa đã cho. 
Bài giải :
Theo đầu bài thì hình vuông ABCD được ghép bởi 2 hình vuông nhỏ và 4 tam giác (trong đó có 2 tam giác to, 2 tam giác con). Ta thấy có thể ghép 4 tam giác con để được tam giác to đồng thời cũng ghép 4 tam giác con để được 1 hình vuông nhỏ. Vậy diện tích của hình vuông ABCD chính là diện tích của 2 + 2 x 4 + 2 x 4 = 18 (tam giác con). Do đó diện tích của hình vuông ABCD là : 
18 x (10 x 10) / 2 = 900 (cm2) 
Bài 5:Tuổi ông hơn tuổi cháu là 66 năm. Biết rằng tuổi ông bao nhiêu năm thì tuổi cháu bấy nhiêu tháng . hãy tính tuổi ông và tuổi cháu (tương tự bài Tính tuổi - cuộc thi Giải toán qua thư TTT số 1) 
Giải
Giả sử cháu 1 tuổi (tức là 12 tháng) thì ông 12 tuổi. 
Lúc đó ông hơn cháu : 12 - 1 = 11 (tuổi) 
Nhưng thực ra ông hơn cháu 66 tuổi, tức là gấp 6 lần 11 tuổi (66:11=6). 
Do đó thực ra tuổi ông là : 12 x 6 = 72 (tuổi) 
Còn tuổi cháu là : 1 x 6 = 6 (tuổi) 
thử lại 6 tuổi = 72 tháng ; 72 - 6 = 66 (tuổi) 
Đáp số :Ông : 72 tuổi 
Cháu : 6 tuổi 
Bài 6: Một vị phụ huynh học sinh hỏi thầy giáo : "Thưa thầy, trong lớp có bao nhiêu học sinh ?" Thầy cười và trả lưòi :" Nếu có thêm một số trẻ em bằng số hiện có và thêm một nửa số đó, rồi lại thêm 1/4 số đó, rồi cả thêm con của quý vị (một lần nữa) thì sẽ vừa tròn 100". Hỏi lơp có bao nhiêu học sinh ? 
Giải:
Theo đầu bài thì tổng của tất cả số HS và tất cả số HS và 1/2 số HS và 1/4 số HS của lớp sẽ bằng : 100 - 1 = 99 (em) 
Để tìm được số HS của lớp ta có thể tìm trước 1/4 số HS cả lớp. 
Giả sử 1/4 số HS của lớp là 1 em thì cả lớp có 4 HS 
Vậy : 1/4 số HS của lứop là : 4 : 2 = 2 (em). 
Suy ra tổng nói trên bằng : 4 + 4 + 2 + 1 = 11 9em) 
Nhưng thực tế thì tổng ấy phải bằng 99 em, gấp 9 lần 11 em (99 : 11 = 9) 
Suy ra số HS của lớp là : 4 x 9 = 36 (em) 
Thử lại: 36 + 36 = 36/2 + 36/4 + 1 = 100 
Đáp số: 36 học sinh. 
Bài 7:Tham gia hội khoẻ Phù Đổng huyện có tất cả 222 cầu thủ thi đấu hai môn: Bóng đá và bóng chuyền. Mỗi đội bóng đá có 11 người. Mỗi đội bóng chuyền có 6 người. Biết rằng có cả thảy 27 đội bóng, hãy tính số đội bóng đá, số đội bóng chuyền. 
Giải
Giả sử có 7 đội bóng đá, thế thì số đội bóng chuyền là: 
27 - 7 = 20 (đội bóng chuyền)
Lúc đó tổng số cầu thủ là: 7 x 11 + 20 x 6 = 197 (người) 
Nhưng thực tế có tới 222 người nên ta phải tìm cách tăng thêm: 222 - 197 = 25 (người), mà tổng số dội vẫn không đổi. 
Ta thấy nếu thay một dội bóng chuyền bằng một đội bóng đá thì tổng số đội vẫn không thay đổi nhưng tổng số người sẽ tăng thêm: 11 - 6 = 5 (người) 
Vậy muốn cho tổng số người tăng thêm 25 thì số dội bống chuyền phải thay bằng đọi bóng đá là: 
25 : 5 = 3 (đội)
Do đó, số đội bóng chuyền là: 20 - 5 = 15 (đội) 
Còn số đội bống đá là: 7 + 5 = 12 (đội) 
Đáp số: 12 đội bóng đá, 15 đội bóng chuyền.
Bài 8:Số gà nhiều hơn số thỏ là 28 con. số chân gà nhiều hơn số chân thỏ là 40 chân. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con thỏ? 
Giải
Giả sử có 10 con thỏ, thế thì có : 10 + 28 = 38 (con) 
Số chân gà là : 38 x 2 = 76 (chân) 
Số chân thỏ là : 10 x 4 = 40 (chân) 
Hiệu số chân gà và thỏ là : 76 - 40 = 36 (chân) 
Vì thực tế thì số chân gà hơn số chân thỏ tới 40 chân nên ta phải tìm cách thêm vào hiệu trên : 40 - 36 = 4 (chân) 
Ta thấy nếu cùng bớt một con thỏ và một con gà thì hiệu số gà và thỏ vẫn không thay đổi song hiệu số chân gà và thỏ sẽ tăng thêm: 4 - 2 = 2 (chân) 
Để hiệu số chân tăng thêm 4 thì số thỏ và gà phải bớt đi là : 4 : 2 = 2 (con) 
Vậy số thỏ là: 10 - 2 = 8 (con thỏ) 
Số gà là : 38 - 2 = 36 (con gà) 
Đáp số là : 36 con gà và 8 con thỏ
Bài 9: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 30 km/giờ. Sau đó đi từ B về A với vận tốc 45 km/giờ. Tính quãng đường AB biết thời gian đi từ B về A ít hơn thời gian đi từ A đến B là 40 phút. 
Giải :
Tỉ số giữa vận tốc đi và vận tốc về trên quãng đường AB là : 30 : 45 = 2/3. 
Vì quãng đường như nhau nên vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Do đó tỉ số thời gian đi và thời gian về là 3/2. 
Ta có sơ đồ :
Thời gian đi từ A đến B là : 40 x 3 = 120 (phút) Đổi 120 phút = 2 giờ 
Quãng đường AB dài là : 30 x 2 = 60 (km) 
Bài 10 : Tích sau đây có tận cùng bằng chữ số nào ? 
Bài giải
Tích của bốn thừa số 2 là 2 x 2 x 2 x 2 = 16 và 2003 : 4 = 500 (dư 3) nên ta có thể viết tích của 2003 thừa số 2 dưới dạng tích của 500 nhóm (mỗi nhóm là tích của bốn thừa số 2) và tích của ba thừa số 2 còn lại. 
Vì tích của các thừa số có tận cùng là 6 cũng là số có tận cùng bằng 6 nên tích của 500 nhóm trên có tận cùng là 6. 
Do 2 x 2 x 2 = 8 nên khi nhân số có tận cùng bằng 6 với 8 thì ta được số có tận cùng bằng 8 (vì 6 x 8 = 48). Vậy tích của 2003 thừa số 2 sẽ là số có tận cùng bằng 8. 
Bài 11 : Một người mang cam đi đổi lấy táo và lê. Cứ 9 quả cam thì đổi được 2 quả táo và 1 quả lê, 5 quả táo thì đổi được 2 quả lê. Nếu người đó đổi hết số cam mang đi thì được 17 quả táo và 13 quả lê. Hỏi người đó mang đi bao nhiêu quả cam ? 
Bài giải
9 quả cam đổi được 2 quả táo và 1 quả lê nên 18 quả cam đổi được 4 quả táo và 2 quả lê. Vì 5 quả táo đổi được 2 quả lê nên 18 quả cam đổi được : 4 + 5 = 9 (quả táo). 
Do đó 2 quả cam đổi được 1 quả táo. Cứ 5 quả táo đổi được 2 quả lê nên 10 quả cam đổi được 2 quả lê. Vậy 5 quả cam đổi được 1 quả lê. Số cam người đó mang đi để đổi được 17 quả táo và 13 quả lê là : 2 x 17 + 5 x 13 = 99 (quả). 
Bài 12 : Tìm một số tự nhiên sao cho khi lấy 1/3 số đó chia cho 1/17 số đó thì có dư là 100. 
Bài giải
Vì 17 x 3 = 51 nên để dễ lí luận, ta giả sử số tự nhiên cần tìm được chia ra thành 51 phần bằng nhau. Khi ấy 1/3 số đó là 51 : 3 = 17 (phần) ; 1/17 số đó là 51 : 17 = 3 (phần).
Vì 17 : 3 = 5 (dư 2) nên 2 phần của số đó có giá trị là 100 suy ra số đó là : 
100 : 2 x 51 = 2550.
Bài 13 : Tuổi của con hiện nay bằng 1/2 hiệu tuổi của bố và tuổi con. Bốn năm trước, tuổi con bằng 1/3 hiệu tuổi của bố và tuổi con. Hỏi khi tuổi con bằng 1/4 hiệu tuổi của bố và tuổi của con thì tuổi của mỗi người là bao nhiêu? 
Bài giải
Hiệu số tuổi của bố và con không đổi. Trước đây 4 năm tuổi con bằng 1/3 hiệu này, do đó 4 năm chính là : 1/2 - 1/3 = 1/6 (hiệu số tuổi của bố và con).
Số tuổi bố hơn con là : 4 : 1/6 = 24 (tuổi). 
Khi tuổi con bằng 1/4 hiệu số tuổi của bố và con thì tuổi con là:
24 x 1/4 = 6 (tuổi).
Lúc đó tuổi bố là : 6 + 24 = 30 (tuổi). 
Bài 14 : Hoa có một sợi dây dài 16 mét. Bây giờ Hoa cần cắt đoạn dây đó để có đoạn dây dài 10 mét mà trong tay Hoa chỉ ... C tại K, ta sẽ chứng tỏ K là điểm chính giữa của BC (hay K trùng với I).
Theo phần a) ta đã có dt (NBC) = 2 x dt (ABN). Mà tam giác NBC và tam giác ABN có chung đáy BN, nên chiều cao từ C gấp 2 lần chiều cao từ A xuống đáy BN. Nhưng đó là chiều cao tương ứng của hai tam giác BCO và BAO có chung đáy BO, vì vậy dt (BCO) = 2 x dt (BAO)
Tương tự ta cũng có dt (BCO) = 2 x dt (CAO).
Do đó dt (BAO) = dt (CAO). Hai tam giác BAO và CAO có chung đáy AO, nên chiều cao từ B bằng chiều cao từ C xuống đáy AO. Đó cũng là chiều cao tương ứng của hai tam giác BOK và COK có chung đáy OK, vì vậy dt (BOK) = dt (COK). Mà hai tam giác BOK và tam giác COK lại chung chiều cao từ O, nên hai đáy BK = CK hay K là điểm chính giữa của cạnh BC. Vậy điểm K trùng với điểm I hay BN, CM, AI cùng cắt nhau tại điểm O.
Bài 155: Một viên quan mang lễ vật đến dâng vua và được vua ban thưởng cho một quả cam trong vườn thượng uyển, nhưng phải tự vào vườn hái. Đường vào vườn thượng uyển phải qua ba cổng có lính canh. Viên quan đến cổng thứ nhất, người lính canh giao hẹn: “Ta cho ông vào nhưng lúc ra ông phải biếu ta một nửa số cam, thêm nửa quả”. Qua cổng thứ hai rồi thứ ba lính canh cũng đều giao hẹn như vậy. Hỏi để có một quả cam mang về thì viên quan đó phải hái bao nhiêu cam trong vườn?
Giải:
Số cam viên quan còn lại sau khi cho lính gác cổng thứ hai (cổng giữa) là: 
Số cam viên quan còn lại sau khi cho lính gác cổng thứ ba (cổng trong cùng) là: 
Số cam viên quan phải hái trong vườn là: 
Vậy để có được một quả cam mang về thì viên quan phải hái 15 quả trong vườn. 
Đáp số: 15 quả cam
Bài 156: Có một giống bèo cứ mỗi ngày lại nở tăng gấp đôi. Nếu ngày đầu cho vào mặt hồ một cây bèo thì 10 ngày sau bèo lan phủ kín mặt hồ. Vậy nếu ban đầu cho vào 16 cây bèo thì mấy ngày sau bèo phủ kín mặt hồ? 
Giải:
Ta có bảng sau biểu diễn số cây bèo trên mặt hồ: 
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Nếu ngày đầu cho vào mặt hồ 16 cây bèo thì 6 ngày sau bèo sẽ lan phủ kín mặt hồ. 
Bài 157 : Lớp 4A trồng được 21 cây ; lớp 4B trồng được 22 cây ; lớp 4C trồng được 29 cây ; lớp 4D trồng được số cây hơn trung bình cộng số cây của cả 4 lớp là 3 cây. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây?
Phân tích : Bài toán này cho số cây của lớp 4D không những bằng trung bình cộng số cây của c 4 lớp mà còn hơn trung bình cộng số cây của bốn lớp là 3 cây.
Dùng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ta có :
Tổng số cây của 3 lớp 4A ; 4B ; 4C và thêm 3 cây nữa sẽ là 3 lần trung bình cộng số cây của cả 4 lớp. Từ đó ta tìm được số cây của lớp 4D.
Giải :
Theo bài ra ta có sơ đồ:
Nhìn vào sơ đồ ta có trung bình cộng số cây của cả 4 lớp là :
(21 + 22 + 29 + 3) : 3 = 25 (cây)
Số cây của lớp 4D trồng được là : 25 + 3 = 28 (cây)
Nhận xét : Nếu có 3 số a ; b ; c và số chưa biết x mà x lớn hơn trung bình cộng của cả 4 số a ; b ; c ; x là n đơn vị thì trung bình cộng của cả bốn số là: (a + b + c + n) : 3 hay (a + b + c + x) : 4 = (a + b + c + n) : 3
(Vận dụng giải bài tập sau: Lớp 4A trồng được 21 cây ; lớp 4B trồng được 22 cây ; lớp 4C trồng được 29 cây. Lớp 4D trồng được số cây kém trung bình cộng số cây của cả 4 lớp là 3 cây. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây?)
Bài 158 : Hưng đi xe đạp từ nhà lên huyện với vận tốc 12 km/giờ. Sau đó trở về với vận tốc 10 km/giờ. Tính quãng đường từ nhà lên huyện biết rằng thời gian lúc về lâu hơn lúc đi là 10 phút.
Giải
Nhận xét : Ta thấy Hưng đi và về trên cùng một đoạn đường từ nhà lên huyện. Do đó thời gian đi và về sẽ tỉ lệ nghịch với vận tốc lúc đi và vận tốc lúc về. ở đây tỉ số về vận tốc giữa lúc đi và lúc về là 12/10 = 6/5. Vậy tỉ số giữa thời gian đi và thời gian về là 5/6. Mà thời gian lúc về lâu hơn lúc đi là 10 phút hay nhiều hơn 10 phút. Từ đó ta có sơ đồ :
Thời gian lúc về hết là :10 : (6 - 5) x 6 = 60 (phút) Đổi : 60 phút = 1 giờ
Quãng đường từ nhà lên huyện là : 10 x 1 = 10 (km)
Đáp số : 10 km.
Bài 159 : Cho tam giác ABC có diện tích 75 cm2. Trên BC lấy M sao cho BM = 2/3 BC. Tính diện tích tam giác ABM.
Nhận xét : Ta thấy tam giác ABM và tam giác ABC có cùng chiều cao là AH ; hai đáy tương ứng là BM và BC. Do đó đáy và diện tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
ở đây tỉ số về hai đáy là : BM/BC = 2/3. Vậy tỉ số về diện tích của hai tam giácABM và ABC là 2/3. Vì diện tích tam giác ABC bằng 75 cm2, nên diện tích tam giác ABM là :
75 : 3 x 2 = 50 (cm2).
Đáp số : 50 cm2
Bài 160: Cô giáo xếp chỗ ngồi cho học sinh lớp 4A. Nếu xếp mỗi bàn 4 bạn thì thiếu một bàn. Nếu xếp mỗi bàn 5 bạn thì thừa một bàn. Hỏi lớp đó có bao nhiêu bàn, bao nhiêu học sinh ?
Nhận xét : Số học sinh không đổi nên số bàn và số học sinh xếp ở mỗi bàn là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Số bàn cần có để xếp 4 bạn 1 bàn nhiều hơn số bàn cần có để xếp 5 bạn 1 bàn là : 1 + 1 = 2 (bàn)
Ở đây tỉ số giữa số bạn xếp ở một bàn 4 bạn và một bàn 5 bạn là. Do đó tỉ số giữa số bàn khi xếp một bàn 4 bạn và một bàn 5 bạn là .
Vậy ta có sơ đồ :
Số bàn cần đủ để xếp 4 bạn một bàn là : 2 : (5 - 4) x 5 = 10 (bàn)
Số bàn lớp 4A là : 10 - 1 = 9 (bàn)
Số học sinh lớp 4A là : 4 x 9 + 4 = 40 (học sinh) Đáp số : 9 bàn ; 40 học sinh.
Bài 161: “Bạn Yến có một bó hoa hồng đem tặng các bạn cùng lớp. Lần đầu Yến tặng một nửa số bông hồng và thêm 1 bông. Lần thứ hai Yến tặng một nửa số bông hồng còn lại và thêm 2 bông. Lần thứ ba Yến tặng một nửa số bông hồng còn lại và thêm 3 bông. Cuối cùng Yến còn lại 1 bông hồng dành cho mình. Hỏi Yến đã tặng bao nhiêu bông hồng ?”
Bài giải
*Cách 1 : Ta có sơ đồ về số các bông hồng : 
Số bông hồng còn lại sau khi Yến tặng lần thứ hai là : (1 + 3) x 2 = 8 (bông) 
Số bông hồng còn lại sau khi Yến tặng lần thứ nhất là : ( 8 + 2) x 2 = 20 (bông) 
Số bông hồng lúc đầu Yến có là : (20 + 1) x 2 = 42 (bông) 
Số bông hồng Yến đã tặng các bạn là : 42 - 1 = 41 (bông) 
Đáp số : 41 bông hồng. 
*Cách 2 : 
Gọi số bông hồng lúc đầu Yến có là a. 
Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho bạn lần thứ nhất là : a : 2 - 1 (bông hồng) 
Số bông hồng còn lại sau Yến cho bạn lần thứ hai là : (a : 2 - 1) : 2 - 2 (bông hồng) 
Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho bạn lần thứ ba là : ((a : 2 - 1) : 2 - 2) : 2 - 3 (bông hồng) 
Theo đề bài ta có : 
((a : 2 - 1) : 2 - 2) : 2 - 3 = 1 (bông hồng) 
((a : 2 - 1) : 2 - 2) : 2 = 1 + 3 (bông hồng) 
((a : 2 - 1) : 2 - 2) : 2 = 4 (bông hồng) 
(a : 2 - 1) : 2 - 2 = 4 x 2 (bông hồng) 
(a : 2 - 1) : 2 - 2 = 8 (bông hồng) 
(a : 2 - 1) : 2 = 8 + 2 (bông hồng) 
(a : 2 - 1) : 2 = 10 (bông hồng) 
a : 2 - 1 = 10 x 2 (bông hồng) 
a : 2 - 1 = 20 (bông hồng) 
a : 2 = 20 + 1 (bông hồng) 
a : 2 = 21 (bông hồng) 
a = 21 x 2 (bông hồng) 
a = 42 (bông hồng) 
Số bông hồng mà Yến đã tặng các bạn là : 42 - 1 = 41 (bông hồng) 
Đáp số : 41 bông hồng. 
*Cách 3 : 
Biểu thị : A là số bông hồng lúc đầu Yến có. 
B là số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ nhất. 
C là số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ hai. 
Ta có lưu đồ sau : 
Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho lần thứ 2 là : (1 + 3) x 2 = 8 (bông hồng) 
Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho lần thứ nhất là :
(8 + 2) x 2 = 20 (bông hồng)
Số bông hồng lúc đầu Yến có là : (20 + 1) x 2 = 42 (bông hồng) 
Số bông hồng Yến tặng các bạn là : 42 - 1 = 41 (bông hồng) 
Đáp số : 41 bông hồng. 
Nhận xét : Cách giải 1 là cách giải thông thường mà học sinh tiểu học lựa chọn để giải. Mục đích của việc vẽ sơ đồ nhằm giúp học sinh dễ dàng nhìn thấy các mối liên hệ trong bài toán. Tuy nhiên, đối với các em học sinh khá giỏi thì việc vẽ sơ đồ là không cần thiết khi các em đã thành thạo. 
Đối với cách giải 2, nhiều người cho rằng, khi giải bằng cách này là không vừa sức đối với học sinh tiểu học. Điều đó không đúng, vì thực ra học sinh chỉ cần vận dụng các kiến thức cơ bản đã học trong chương trình tiểu học là tìm thành phần chưa biết của phép tính và căn cứ vào dữ kiện đã cho để đưa ra lời giải. Ví dụ ở bước 1, học sinh thực hiện tìm số bị trừ khi biết số trừ và hiệu, bước 2 học sinh thực hiện tìm số bị chia khi biết thương và số chia v.v... 
Ở cách giải 3, chúng ta thấy khi cho đi một nửa số bông hồng Yến có thì còn lại một nửa số bông hồng. Sau đó lại cho thêm 1 bông hồng nữa, nghĩa là số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ nhất là một nửa số bông hồng lúc đầu bớt đi 1 bông. Tương tự như vậy số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ hai chính là một nửa số bông hồng sau khi cho lần thứ nhất rồi bớt đi 2 bông. 1 bông hồng dành cho Yến chính là 1 nửa số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ hai bớt đi 3 bông. Tới đây, muốn tìm C ta lấy (1 + 3) x 2. Tương tự, ta tìm được số bông hồng lúc đầu Yến có (A). 
Bài 162: Hãy cho biết 2/7 của 75 là bao nhiêu?
Giải :Ta có sơ đồ:
2/5 của 75 là : 75 : 5 x 2 = 30 hay 75 x 2/5 = 30.
Bài 163 : Tìm 3/4 của 5/6
Giải : Ta có sơ đồ :
3/4 của 5/6 là : 5/6 : 4 x 3 = 5/8 hay 5/6 x 3/4 = 5/8.
Bài 164 : Biết 2/3 của một số là 20. Hãy tìm số đó.
Giải : Ta có sơ đồ :
Số cần tìm là : 20 : 2 x 3 = 30 hay 20 : 2/3 = 30.
Bài 165: Biết 8/9 của một số là 2/3. Tìm số đó.
Giải : Ta có sơ đồ :
Số cần tìm là : 2/3 : 8 x 9 = 3/4 hay 2/3 : 8/9 = 3/4.
Bài 166 : Có tất cả 720 kg gạo gồm 3 loại : 1/6 số gạo là gạo thơm, 3/8 số gạo là gạo nếp, còn lại là gạo tẻ. Tính số kg gạo mỗi loại.
Giải :
1/6 số gạo là gạo thơm, nên khối lượng gạo thơm là :720 x 1/6 = 120 (kg)
3/8 số gạo là gạo nếp, nên khối lượng gạo nếp là : 720 x 3/8 = 270 (kg) 
Khối lượng gạo tẻ là : 720 - (120 + 270) = 330 (kg). 
Đáp số : 120 kg, 270 kg, 330 kg
Bài 167 : Một người bán cam,buổi sáng bán được 3/5 số cam mang đi, buổi chiều bán thêm được 52 quả và số cam còn lại đúng bằng 1/8 số cam đã bán. Tính số quả cam mà người đó đã mang đi bán. 
Giải :
Số cam còn lại bằng 1/8 số cam đã bán, hay đúng bằng 1/9 số cam mà người đó mang đi bán. Số cam buổi chiều người đó bán chính là 1 - (3/5 + 1/9) = 13/45 số cam mang đi. 
Số cam buổi chiều người đó bán là 52 quả nên số cam người đó mang đi chợ là : 
52 : 13/45 = 180 (quả). 
Bài 168 : Ba người chia nhau một số tiền. Người thứ nhất (NT1) lấy 1/4 số tiền rồi bớt lại 50000 đồng, người thứ hai (NT2) lấy 3/5 số tiền còn lại rồi bớt lại 40000 đồng. Người thứ ba lấy 240000 đồng thì vừa hết. Số tiền được đem chia là bao nhiêu ? 
Giải : Ta có sơ đồ sau :
2/5 số tiền còn lại sau khi người thứ nhất lấy là :
240000 - 40000 = 200000 (đồng)
Số tiền còn lại sau khi người thứ nhất lấy là : 200000 : 2/5 = 500000 (đồng).
3/4 tổng số tiền là : 500000 - 50000 = 450000 (đồng)
Tổng số tiền là :
450000 : 3/4 = 600000(đồng)
Đáp số : 600000 đồng

Tài liệu đính kèm:

  • doc168 bai toan th.doc