32 Đề ôn hè Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án)

32 Đề ôn hè Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án)

Câu 1. Cho đoạn văn sau:

“Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?”

(Thư gửi các học sinh, SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1)

a. Tìm các đại từ xưng hô trong đoạn văn trên.

b. Tìm từ trái nghĩa với từ “vui vẻ”, “may mắn”.

c. Đặt câu với từ hy sinh, sung sướng.

Câu 2. Gạch chân dưới từ trái nghĩa trong các câu sau:

a. Gạn đục khơi trong

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

c. Ba chìm bảy nổi

d. Xấu người đẹp nết

e. Cá lớn nuốt cá bé

pdf 83 trang Người đăng Trang Khánh Ngày đăng 21/05/2024 Lượt xem 110Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "32 Đề ôn hè Tiếng việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32 ĐỀ ÔN HÈ TIẾNG VIỆT LỚP 5 – CÓ ĐÁP ÁN 
Đề 1 
Câu 1. Từ trái nghĩa với các từ sau: vui vẻ, xấu xí, ồn ào, ngu dốt. 
Câu 2. Đặt câu với mỗi từ sau: 
a. mênh mông 
b. tranh luận 
c. trang phục 
d. bảo vệ 
Câu 3. Đặt năm câu ghép được nối với nhau bởi các quan hệ từ. 
Câu 4. Viết một bài văn tả cảnh biển. 
Đáp án 
Câu 1. Từ trái nghĩa với các từ sau: vui vẻ - buồn bã, xấu xí - xinh đẹp, ồn ào - 
yên tĩnh, ngu dốt - thông minh. 
Câu 2. Đặt câu với mỗi từ sau: 
a. Cánh đồng lúa rộng mênh mông. 
b. Hoa và Loan đang tranh luận về bài toán khó. 
c. Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam. 
d. Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. 
Câu 3. Đặt năm câu ghép được nối với nhau bởi các quan hệ từ. 
- Thời tiết rất mát mẻ nên chúng tôi ra ngoài dạo chơi. 
- Vì trời mưa nên tôi đi học muộn. 
- Lan rất xinh đẹp nhưng bạn ấy lại lười biếng. 
- Tôi thích ca sĩ Mỹ Tâm vì cô ấy hát rất hay. 
- Hồng chăm chỉ học bài vì ngày mai, cả lớp sẽ kiểm tra học kì. 
Câu 4. Viết một bài văn tả cảnh biển, trong đó có sử dụng các từ đồng nghĩa. 
Gợi ý: 
Với kết quả học tập tốt, kì nghỉ hè năm nay, bố đã thưởng cho em một chuyến 
du lịch đến biển Sầm Sơn. 
Đây là lần đầu tiên gia đình em đến thăm biển Sầm Sơn nên ai cũng cảm thấy 
vô cùng mong đợi. Mẹ đã giúp cả hai bố con chuẩn bị đồ đạc cần thiết từ tuần 
trước. Gia đình em sẽ đi cùng với hai gia đình nữa là bạn thân của bố. Chuyến 
xe khởi hành từ sáng sớm. Khi đến nơi đã là gần trưa. Mọi người quyết định sau 
khi đến khách sạn nhận phòng, thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn trưa. Buổi 
chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển. Trên đường đi, em có làm quen được với 
hai bạn nhỏ cùng tuổi với mình. Em và các bạn đều rất thích thú với chuyến đi 
này. 
Buổi chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng 
ba ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Sầm Sơn rộng mênh 
mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời 
lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ 
tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa 
trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh. 
Biển đẹp nhất có lẽ về ban đêm. Khi ánh nắng cuối ngày tắt hẳn, nhường chỗ 
cho bầu trời đêm đầy sao. Không khí lúc này cũng dễ chịu, mát mẻ hơn. Em 
cùng bố mẹ ngồi chơi ở một quán nước gần bờ biển. Gió biển thổi vào mát rượi. 
Ngày hôm sau, em còn được bố mẹ dẫn đi thăm các địa danh nổi tiếng ở Sầm 
Sơn như: hòn Trống Mái, đền Độc Cước, đền Cô Tiên, chợ Hải Sản Tất cả 
đều rất thú vị. 
Chuyến du lịch Sầm Sơn đã để lại cho em nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Em hy vọng có 
thể quay lại Sầm Sơn vào một ngày gần nhất. 
Đề 2 
Câu 1. Cho đoạn văn sau: 
“Các em học sinh, 
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng 
hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của 
ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng 
giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được 
gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em 
bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng 
sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các 
em nghĩ sao?” 
(Thư gửi các học sinh, SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1) 
a. Tìm các đại từ xưng hô trong đoạn văn trên. 
b. Tìm từ trái nghĩa với từ “vui vẻ”, “may mắn”. 
c. Đặt câu với từ hy sinh, sung sướng. 
Câu 2. Gạch chân dưới từ trái nghĩa trong các câu sau: 
a. Gạn đục khơi trong 
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng 
c. Ba chìm bảy nổi 
d. Xấu người đẹp nết 
e. Cá lớn nuốt cá bé 
g. 
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
h. 
Anh em như thể chân tay 
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần 
Câu 3. Điền các quan hệ từ thích hợp vào các câu sau: 
a. Trời trong vắt  xanh thẳm. 
b. Trăng quầng  hạn, trăng tán  mưa. 
c. Vì trời mưa  tôi được nghỉ học. 
d. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi 
như người làng  cũng có những người yêu tôi tha thiết,  sao sức quyến 
rũ, nhớ thương cũng không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. 
Câu 4. Viết một bài văn tả cánh đồng lúa quê em, trong đó có sử dụng một câu 
ghép. 
Đáp án 
Câu 1. 
a. Các đại từ xưng hô trong đoạn văn: tôi, các em. 
b. Trái nghĩa với từ vui vẻ - buồn bã, may mắn - xui xẻo. 
c. 
- Các chú bộ đội đã hy sinh để bảo vệ đất nước. 
- Em rất sung sướng khi được điểm mười. 
Câu 2. Gạch chân dưới từ trái nghĩa trong các câu sau: 
a. Gạn đục khơi trong 
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng 
c. Ba chìm bảy nổi 
d. Xấu người đẹp nết 
e. Cá lớn nuốt cá bé 
g. 
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
h. 
Anh em như thể chân tay 
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần 
Câu 3. Điền các quan hệ từ thích hợp vào các câu sau: 
a. Trời trong vắt và xanh thẳm. 
b. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. 
c. Vì trời mưa nên tôi được nghỉ học. 
d. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi 
như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến 
rũ, nhớ thương cũng không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. 
Câu 4. Viết một bài văn tả cánh đồng lúa quê em, trong đó có sử dụng một câu 
ghép. 
Cánh đồng quê em thật là đẹp. Đối với em, việc thích nhất khi được về thăm 
quê là ngắm nhìn khung cảnh cánh đồng quê. 
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không 
khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những 
viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau 
luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần 
đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. 
Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, 
vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. 
Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại 
được bội thu. 
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. 
Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh 
mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, 
lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu 
nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm 
trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi 
vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong 
không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. 
Ông mặt trời đã lên cao, nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ 
nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ 
những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt Một 
không khí tươi vui hòa quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, 
yên ả, sống động và đầy màu sắc. 
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng quê mình, em thấy những hình ảnh ấy 
thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. 
Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu 
đẹp. 
Đề 3 
Câu 1. Cho đoạn văn sau: 
“Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố 
nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc 
sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình 
là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. 
Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.” 
(Kì diệu rừng xanh, SGK Tiếng Việt 5, Tập 1) 
a. Tìm một đại từ trong đoạn văn. 
b. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn. 
c. Đặt câu với các từ: vương quốc, loanh quanh. 
Câu 2. Tìm các từ đồng nghĩa với: 
a. chăm chỉ 
b. dũng cảm 
c. hiền lành 
d. xinh đẹp 
Câu 3. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: 
a. ba 
b. sâu 
c. lợi 
d. đánh 
Câu 4. Viết một bài văn kể một việc tốt mà bạn em đã làm, trong đó có sử dụng 
quan hệ từ. 
Đáp án 
Câu 1. 
a. Đại từ: chúng tôi 
b. Cặp từ trái nghĩa: khổng lồ - tí hon 
c. 
- Vương quốc của trẻ thơ mới tuyệt vời làm sao! 
- Chú gà trống đi loanh quanh trong vườn để kiếm mồi. 
Câu 2. Tìm các từ đồng nghĩa với: 
a. chăm chỉ: cần cù, siêng năng 
b. dũng cảm: gan dạ, can đảm 
c. hiền lành: hiền từ, nhân hậu 
d. xinh đẹp: xinh xắn, đẹp đẽ 
Câu 3. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: 
a. ba 
- Bài kiểm tra toán của Hùng chỉ được ba điểm. 
- Ba của em là một bác sĩ. 
b. sâu 
- Con sâu đang bò trên cành cây. 
- Chiếc hố này rất sâu. 
c. lợi 
- Em đang bị sưng lợi. 
- Học tập có lợi cho tương lai sau này. 
Câu 4. Viết một bài văn kể một việc tốt mà bạn em đã làm, trong đó có sử dụng 
quan hệ từ. 
Những ngày vừa qua, liên tiếp các thiên tai xảy ra, lũ chồng lũ, bão chồng bão 
đã khiến cho cuộc sống của đồng bào miền Trung đang gặp rất nhiều khó khăn. 
Chính vì vậy, để hưởng ứng tinh thần cả nước hướng về miền Trung, trường tôi 
đã tổ chức một cuộc vận đồng ủng hộ đồng bào miền Trung. 
Dưới sự phổ biến của cô tổng phụ trách, chúng tôi hiểu được các cách ủng hộ. 
Mỗi học sinh đều có thể tham gia đóng góp ủng hộ theo đơn vị lớp với hai cách. 
Một là ủng hộ bằng tiền mặt, hai là ủng hộ bằng hiện vật. Đối với cách thứ nhất, 
chúng tôi có thể ủng hộ số tiền tùy theo điều kiện của mỗi gia đình và tấm lòng 
của mỗi bạn. Đối với cách thứ hai, chúng tôi có thể ủng hộ quần áo, sách vở, 
giày dép cho các bạn học sinh. Toàn bộ số tiền và đồ dùng mà chúng tôi ủng 
hộ đều sẽ được chuyển tận tay đến những người khó khăn. 
Tôi cảm thấy đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Chính vì vậy, tối hôm đó, 
khi trở về nhà tôi đã xin mẹ một số tiền nhỏ để đem đi ủng hộ. Sau đó, tôi còn 
xin mẹ sẽ đem những quần áo còn mới nhưng không mặc nữa hay những cuốn 
sách cũ mình đã không còn học Khi mẹ nghe xong, mẹ đã cảm thấy vô cùng 
hạnh phúc khi tôi đã biết chia sẻ và giúp đỡ những người khó khăn. 
Tuy rằng, sự đóng góp của tôi chỉ vô cùng nhỏ bé thôi nhưng hy vọng rằng sẽ 
giúp đỡ được người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh như chúng tôi. 
(Quan hệ từ: và) 
Đề 4 
Câu 1. Cho đoạn văn sau: 
“Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm 
hải đ ... điều thú vị. 
Đề 30 
Câu 1. Cho đoạn văn sau: 
“Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái 
đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với 
những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành 
chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là 
đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa 
số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới 
những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây 
đước...” 
(Đất Cà Mau, SGK Tiếng Việt 5, tập 1) 
a. Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tình từ. 
b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, 
dưới những hàng đước xanh rì. 
c. Tìm các trạng ngữ có trong đoạn văn trên. 
Câu 2. Đặt câu có sử dụng dấu phẩy, dấu chấm than. 
Câu 3. Tìm các từ đồng âm với: rắn, ba, bay. 
Câu 4. Tả cảnh biển Cửa Lò. 
Đáp án 
Câu 1. 
a. 
 Danh từ: mùa nắng, nền nhà 
Động từ: mọc, leo 
 Tình từ: xốp, mới 
Câu 2. 
 Ngày kia, lớp em có một tiết kiểm tra môn Tiếng Việt. 
 Ôi, những hàng cây mới xanh tốt làm sao! 
Câu 3. 
 rắn: con rắn, chất rắn 
 ba: số ba, ba mẹ 
 bay: bay nhảy, cái bay 
Câu 4. 
Kỳ nghỉ hè năm nay, bố đã thưởng cho em một chuyến du lịch đến biển Cửa Lò 
- đó là phần thưởng cho kết quả học tập tốt của em. 
Đây là lần đầu tiên gia đình em đến thăm biển Cửa Lò nên ai cũng cảm thấy vô 
cùng mong đợi. Mẹ đã giúp cả hai bố con chuẩn bị đồ đạc cần thiết từ tuần 
trước. Gia đình em sẽ đi cùng với hai gia đình nữa là bạn thân của bố. Chuyến 
xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau 
khi đến khách sạn nhận phòng, thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ 
ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển. Trên đường đi, em có làm 
quen được với hai bạn nhỏ cùng tuổi với mình. Em và các bạn đều rất thích thú 
với chuyến đi này. 
Khoảng năm giờ chiều, khi nắng mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ 
khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển 
Sầm Sơn rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát 
vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như 
một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các 
bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh. 
Biển đẹp nhất có lẽ về ban đêm. Khi ánh nắng cuối ngày tắt hẳn, nhường chỗ 
cho bầu trời đêm đầy sao. Không khí lúc này cũng dễ chịu, mát mẻ hơn. Em 
cùng bố mẹ ngồi chơi ở một quán nước gần bờ biển. Gió biển thổi vào mát rượi. 
Ngày hôm sau, em còn được bố mẹ dẫn đi thăm các địa danh nổi tiếng ở Cửa 
Lò như: đảo Hòn Ngư, chùa Lô Sơn, đảo Lan Châu 
Chuyến du lịch Cửa Lò đã để lại cho em nhiều kỉ niệm tuyệt đẹp. Hy vọng rằng 
em sẽ được quay trở lại đây du lịch vào một ngày gần nhất. 
Đề 31 
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và chọn đáp án đúng: 
Ha-li-ma lấy chồng được hai năm. Trước khi cưới, chồng nàng là một người dễ 
mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây, chỉ thấy chàng cau có, gắt gỏng. 
Không biết làm thế nào, Ha-li-ma đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ. 
Vị giáo sĩ râu tóc bạc phơ nhìn vào mắt Ha-li-ma hồi lâu, rồi bảo: 
- Nếu con đem được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về đây, ta sẽ nói 
cho con bí quyết. 
Nghe vậy, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi. Nàng trở về, vừa đi vừa khóc. 
Nhưng mong muốn hạnh phúc đã giúp nàng tìm ra cách làm quen với chúa sơn 
lâm. Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Thấy có mồi, sư tử gầm lên 
một tiếng, nhảy bổ tới. Ha-li-ma cũng hét lên khiếp đảm rồi ném con cừu xuống 
đất. 
(Thuần phục sư tử) 
1. Trước khi cưới, chồng Ha-li-ma là một người như thế nào? 
A. Dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. 
B. Hay cau có, gắt gỏng. 
C. Khó tính, độc ác. 
2. Vị giáo sĩ đã yêu cầu Ha-li-ma làm gì? 
A. Đem ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về. 
B. Thuần phục được con sư tử. 
C. Cả 2 đáp án trên 
3. Ha-li-ma đã làm gì sau khi nghe yêu cầu của vị giáo sĩ? 
A. Nàng trở về vừa đi vừa khóc. 
B. Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. 
C. Cả 2 đáp án trên 
Câu 2. Đặt câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ sau: 
a. Vì nên 
b. Giả sử thì 
c. Tuy nhưng 
Câu 3. 
a. Tìm từ đồng nghĩa với: dũng cảm 
b. Tìm từ trái nghĩa với: thông minh 
Câu 4. Tả một đêm trăng đẹp, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai quan hệ từ. 
Đáp án 
Câu 1. 
1. Trước khi cưới, chồng Ha-li-ma là một người như thế nào? 
A. Dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. 
2. Vị giáo sĩ đã yêu cầu Ha-li-ma làm gì? 
A. Đem ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về. 
3. Ha-li-ma đã làm gì sau khi nghe yêu cầu của vị giáo sĩ? 
C. Cả 2 đáp án trên 
Câu 2. Đặt câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ sau: 
a. Vì em được học sinh giỏi, nên mẹ đã tặng cho em một chiếc xe đạp. 
b. Giả sử cậu đến muộn, thì mọi người vẫn sẽ đợi. 
c. Tuy kết quả học tập không tốt, nhưng Thu lại rất chăm chỉ. 
Câu 3. 
a. Tìm từ đồng nghĩa với “ dũng cảm”: gan dạ, can đảm, quả cảm 
b. Tìm từ trái nghĩa với “thông minh”: ngu dốt, ngu ngốc, dốt nát 
Câu 4. 
Ánh trăng tròn nhất và sáng nhất có lẽ vào đêm rằm Trung thu. Và tôi cũng yêu 
thích ngắm nhìn ánh trăng nhất vào lúc ấy. 
Khi ông mặt trời dần khuất sau lũy tre làng. Cũng là lúc màn đêm buông xuống. 
Bầu trời cao thăm thẳm và lấp lánh những vì sao đêm. Một đêm mùa thu với tiết 
trời se lạnh. Gió thoảng thoảng khẽ vờn trong những tán cây. Khắp xóm làng 
nhộn nhịp tiếng cười của lũ trẻ rủ nhau đi phá cỗ Trung Thu. 
Mặt trăng bắt đầu lên cao hơn, to hơn và sáng rõ hơn. Trăng giống như một 
chiếc đĩa khổng lồ đang lơ lửng trên không trung, làm bạn cùng với những vì 
sao nhỏ bé. Ánh trăng đêm nay dường như sáng kì lạ, soi xuống trước sân nhà 
những vệt sáng vàng. Làng xóm ngập trong ánh trăng đêm rằm. 
Khoảng tám giờ, trẻ em trong làng bắt đầu với lễ hội Trung Thu của mình. Tất 
cả tụ họp lại khoảng sân rộng rãi ở nhà văn hóa xem tiết mục múa lân do các 
anh chị thanh thiếu niên biểu diễn. Tôi cùng các bạn trong xóm cũng rủ nhau 
đến tham gia. Dưới ánh trăng sáng, những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn 
từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo 
quân lấp lánh trong ánh trăng vàng. Sau đó là sự xuất hiện của chị Hằng và 
chú Cuội với những màn đối đáp hài hước. Tôi bất giác nhìn lên ánh trăng, nhớ 
đến câu chuyện cổ tích kể về chú cuội trên cung trăng. Và tự hỏi rằng, liệu trên 
cung trăng có chị Hằng và chú Cuội thật không? 
Cuối cùng là tiết mục phá cỗ được trẻ em chúng tôi chờ đợi nhất. Nào là bánh 
trung thu, mâm ngũ quả trông thật hấp dẫn. Kết thúc buổi tiệc phá cỗ cũng là 
lúc phải ra về. Chúng tôi vừa đi trên con đường làng, vừa trò chuyện vui vẻ. 
Ánh trăng dường như cũng đang đi theo. Cả nhóm nhìn lên và cảm thấy đầy 
ngạc nhiên thích thú. 
Quả thật, cảnh làng quê trong đêm trăng giống như một bức tranh đầy thơ mộng. 
Ngắm nhìn quê hương mình khi ấy, tôi lại thêm yêu quê hương sâu sắc. 
Đề 32 
Câu 1. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống: 
“Ngày 16 - 7 - 1945 (...) nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử (...) Hơn nửa 
tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống 
Nhật Bản. 
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi 
mạng sống của gần nửa triệu người (...) Đến năm 1951 lại có thêm gần 100 000 
người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.” 
(Những con sếu giấy) 
Câu 2. 
Tìm từ đồng âm với đỗ, đậu, chỉ. 
Câu 3. Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau: 
a. vừa vừa 
b. càng càng 
c. bao nhiêu bấy nhiêu 
Câu 4. Tả cánh đồng quê em, trong đó có một câu ghép có các vế câu được nối 
bởi quan hệ từ. 
Đáp án 
Câu 1. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống: 
“Ngày 16 - 7 - 1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, 
chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. 
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi 
mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951 lại có thêm gần 100 000 
người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.” 
(Những con sếu giấy) 
Câu 2. Các từ đồng âm: 
- đồng: 
 cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt. 
 huy chương đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn điện 
và dẫn nhiệt rất tốt, thường dùng để làm dây điện và chế hợp kim; cũng 
thường dùng để ví cái gì bền vững. 
- đỗ: 
 đỗ: thi đỗ: đạt yêu cầu để được tuyển chọn trong cuộc thi cử. 
 cây đỗ: cây nhỏ, có nhiều loài, tràng hoa gồm năm cánh hình bướm, quả 
dài, chứa một dãy hạt, quả hay hạt dùng làm thức ăn. 
- chỉ: 
 sợi chỉ: dây bằng sợi xe chặt, dài và mảnh, dùng để khâu, thêu, may vá. 
 chỉ trỏ: làm cho người ta nhìn thấy, nhận ra cái gì, bằng cách hướng tay 
hoặc vật dùng làm hiệu về phía cái ấy. 
Câu 3. 
a. Nó vừa nói, vừa khóc rất to. 
b. Cậu càng cố gắng, kết quả càng tốt. 
c. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu. 
Câu 4. 
Nghỉ hè năm nay, em được về thăm ông bà ngoại ở dưới quê. Vì em đạt được 
kết quả học tập cao, nên mẹ đã cho em ở lại đây hẳn một tháng. Em cảm thấy 
rất sung sướng và hạnh phúc. Chủ nhật, em cùng bà ngoại ra thăm cánh đồng 
quê. Dưới ánh nắng rực rỡ ban mai, cánh đồng trông như tấm thảm vàng trải 
rộng vô cùng đẹp mắt. 
Bà ngoại nói với em rằng hôm nay đã bước vào ngày đầu tiên của vụ gặt. Nhìn 
từ xa, cả cánh đồng lúa vàng rực, thân lúa đã ngả sang màu vàng sẫm, còn bông 
lúa uốn cong như nặng trĩu hạt. Thỉnh thoảng, có những cơn gió khẽ lùa qua 
khiến cho những bông lúa đung đưa. 
Phía xa xa, vài thửa ruộng lúa còn xanh, bông lúa chỉ mới hoe vàng ở phía cuối. 
Thân lúa mập xanh còn cứng cáp. Lúa chín vàng có vẻ đẹp riêng khác với lúa 
đang thì con gái. Nó không còn một màu xanh mượt mà trải dài như đang mời 
gọi mà óng ánh vàng. Sáng sớm, bầu trời cao và xanh. Nắng vàng lan tỏa khắp 
cánh đồng, từng đám mây bay trên bầu trời. Đâu đó đàn chim chao mình bay 
lượn, thỉnh thoảng chúng đậu trên đầu, trên cổ anh bù nhìn, nhảy nhót tung tăng 
rồi cất tiếng hót lảnh lót. Các bác nông dân có lẽ đã ra đồng gặt lúa từ sáng sớm. 
Em thầm nghĩ chắc hẳn rất bận rộn để sản xuất ra những hạt gạo thơm ngon cho 
mọi người. 
Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng của quê hương mình. Trong lòng cố gắng tự 
nhủ sẽ học tập tốt để mai này xây dựng và phát triển quê hương ngày một tốt 
đẹp hơn. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf32_de_on_he_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.pdf