Áo án môn Toán học lớp 5 - Tiết 91 đến tiết 155

Áo án môn Toán học lớp 5 - Tiết 91 đến tiết 155

Toán

TIẾT 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG

I - MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hình thành công thức tính diện tích hình thang.

- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.

- Rèn kĩ năng tính toán.

II - ĐỒ DÙNG: - HS: Bảng con, giấy kẻ ô vuông, kéo, thước kẻ.

 - GV: Bảng phụ, ê ke, thước, hình thang khai triển như sgk.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ1: Kiểm tra(3): Kẻ một hình thang ra tờ giấy có kẻ ô - Nêu các kích thước có trong hình thang (đáy lớn, đáy nhỏ, đường chiều cao)

- Phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác.

HĐ2: Dạy bài mới (15)

HĐ 2.1: GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD?

HĐ 2.2: Cắt, ghép hình:

- HS cắt và ghép hình thang ABCD thành hình tam giác ADK (SGK).

- HS nêu nhận xét về diện tích hình thang với diện tích hình tam giác vừa ghép ( bằng nhau) -> Tính diện tích hình tam giác ADK?

 

doc 117 trang Người đăng hang30 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Áo án môn Toán học lớp 5 - Tiết 91 đến tiết 155", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ 2 ( 2012 -2013)
Tuần 19
 Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013
- Chào cờ
- Nhận xét tuần 18:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................
- Nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 19:
.......................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Toán
Tiết 91: diện tích hình thang
I - Mục tiêu: Giúp HS: - Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng tính toán.
II - Đồ dùng: - HS: Bảng con, giấy kẻ ô vuông, kéo, thước kẻ.
	- GV: Bảng phụ, ê ke, thước, hình thang khai triển như sgk.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra(3’) : Kẻ một hình thang ra tờ giấy có kẻ ô - Nêu các kích thước có trong hình thang (đáy lớn, đáy nhỏ, đường chiều cao) 
- Phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác.
HĐ2: Dạy bài mới (15’)
HĐ 2.1: GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD?
HĐ 2.2: Cắt, ghép hình:
- HS cắt và ghép hình thang ABCD thành hình tam giác ADK (SGK).
- HS nêu nhận xét về diện tích hình thang với diện tích hình tam giác vừa ghép ( bằng nhau) -> Tính diện tích hình tam giác ADK?
- Nhận xét mối quan hệ giữa đáy và chiều cao của tam giác với các yếu tố hình thang?
HĐ 2.3: Tính diện tích hình thang ( Dựa vào VD -> H S nhận xét).
- GV giúp HS hiểu tính diện tích hthang ABCD chính là tính diện tích của tam giác ADK.
	- HS nhận xét: + Đáy của tam giác với hai đáy của hình thang.
	 + Chiều cao của hình tam giác AND với chiều cao của hình thang.
	- HS nêu cách tính diện tích hình thang (SGK) -> Nêu công thức:
S : Diện tích
a, b : Độ dài hai đáy
h : Chiều cao
S =
(a + b) x h
( a, b, h cùng đơn vị đo)
2
HĐ3: Luyện tập (19’):	
* Bài 1/93 (5’): - KT: Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
- HS làm BT(N) – Trình bày cách làm – Nhận xét.
- Chốt: Cách tính diện tích hình thang.
* Bài 2/94 (6’): - KT: Củng cố tính diện tích hình thang, hình thang vuông.
- HS nêu yêu cầu BT – Nhận xét đường cao của hình thang vuông – Làm (V)
- Chốt: Đường cao của hình thang vuông là cạnh bên vuông góc với 2 đáy.
* Bài 3/94 (8’): - KT: Giải toán có lời văn : tính diện tích hình thang.
- Đọc đề bài – Nêu yêu cầu của đề bài – Làm vở – 1HS là bảng phụ – Chữa.
- DKSL: Bỏ qua bước tìm chiều cao.
BPKP: Nêu cách tính diện tích hình thang. Xác định yếu tố còn thiếu.
 - Chốt: S = ( diện tích hthang bằng TBC 2 đáy nhân với chiều cao) 
HĐ4: Củng cố: ( 3’): Nêu điểm giống và khác nhau giữa công thức tính diện tích htg với công thức tính diện tích hình thang.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kỹ thuật
Nuôi dưỡng gà
I. Mục tiêu: HS cần phải:
Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
Biết cách cho gà ăn, uống.
Có ý thức chăm sóc gà.
II. Đồ dùng: - Phiếu học tập; Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động:
Tiết 1
5’
25’
5’
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà:
Nuôi dưỡng gà: Cho gà ăn, uống
GVKL: Nuôi dưỡng gồm 2 công việc: Cho gà ăn, uống nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho gà.
HĐ2: Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
a, Cách cho gà ăn:
?: + Cách cho gà ăn ở từng thời kì: gà con, gà giò, gà đẻ trứng.
GV: Tác dụng của chất đường, chất đạm, chất khoáng( SGV/69)
Tóm tắt cách cho gà ăn
b, Cách cho gà ăn, uống:
GV: Nước là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật....
?: + Vì sao phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà?
- Tóm tắt cách cho gà uống nước theo thoe SGK
GVKL: Cho gà ăn uống đủ lượng, đủ chất, hợp vệ sinh.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập:
- Nhận xét, đánh giá: A+; A
Nêu ví dụ về công việc nuôi dưỡng gà 
( Cho gà ăn, uống)trong thực tế chăn nuôi ở gia đình, địa phương
- Đọc mục I/SGK. Nêu mục đích, ý 
nghiã của nuôi dưỡng gà.
- Đọc mục 2/SGK
- Trả lời các câu hỏi mục 2a/ SGK
- Đọc nội dung/SGK
- Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật.
- Đọc mục 2b/SGK
- Nêu cách cho gà uống.
- Làm bài tập trắc nghiệm (Phiếu bài tập)
Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết 92: Luyện tập
I - Mục tiêu: - Giúp HS rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông ) trong các tình huống khác nhau.
II - Đồ dùng 	 - GV: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (3’): Vẽ hình, viết công thức và nêu quy tắc tính diện tích hình thang.
 HĐ2: Luyện tập (32’)
* Bài 1/94 (8’): 
	- KT: Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang (với các số đo là số tự nhiên, phân số)
- Quan sát các số đo, vận dụng công thức để làm BT.
	- Chốt: Muốn tính diện tích hình thang em làm thế nào?
* Bài 2/94: (10’)
- KT: Giải toán có liên quan tính diện tích hình thang.
- HS đọc đề bài – Tóm tắt: 100 m2 : 64,5kg 
 S (m2) : ? kg
_ Lập kế hoạc giải: Các bước tính
- Chốt: Nêu các kiến thức vận dụng trong bài( Công thức tính diện tích hình thang; Bài toán về quan hệ tỉ lệ)
* Bài 3/94 (10’):
	- KT: So sánh diện tích các hình thang -> Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ sử dụng công thức tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng.
- HS quan sát hình vẽ - Điền Đ/S - Đổi vở kiểm tra kết quả.
	- Sai lầm: Câu b: HCN có 3 hình thang nên HS cho mỗi hình thang bằng HCN.
BPKP: Nhận xét phần diện tích chung của 3 hình thang, so sánh tổng diện tích 3 hình thang với diện tích HCN
- Chốt: Hai tam giác có 1 đáy chung, chiều cao và đáy còn lại bằng nhau thì diện tích bằng nhau.
HĐ3: Củng cố: ( 5’): Cách tính diện tích hình thang.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết 93: Luyện tập chung
I - Mục tiêu: - Củng cố cách tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng vào bài tập.
II - Đồ dùng:	 - GV: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (5’)
- Ghi công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang; Phát biểu quy tắc?
	HĐ2: Luyện tập (30’)
* Bài 1/95 (5’):
- KT: Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông là số tự nhiên, số thập phân và phân số.
- HS tự làm(V) - Đổi vở nhận xét. 
 - Chốt: Nêu công thức tính diện tích hình tam giác? 
 * Bài 2/95 (5’):
	 - KT: Vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong tình huống có yêu cầu phân tích hình vẽ tổng hợp .
- HS quan sát bài tập – tự làm – Dạy cá nhân – 1HS trình bày bài làm – Nhận xét
- Chốt: So sánh diện tích 2 hình dựa vào hiệu diện tích 2 hình.	
* Bài 3/95 ( 5’):
 - KT: Giải toán về tỉ số phần trăm và diện tích hình thang.
 - Đọc đề bài – Quan sát hình vẽ – Làm vở – 1 HS làm bảng phụ – Nhận xét – Chữa bài.
- DKSL: Bài toán dài, nhiều dữ kiện nên khó khăn trong việc lập kế hoạch giải.
BPKP: Đọc kĩ đề bài, tóm tắt bài toán, giải quyết từng phần.
- Chốt: Cách tìm giá trị phần trăm của một số, tính diện tích hình thang vuông. 
HĐ3: Củng cố (5’):
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
Tiết 38: Sự biến đổi hoá học ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
	 - Phát hiện sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
	 - Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
 II. Đồ dùng dạy học: 	- Hình SGK.
	- Giá đỡ, ống nghiệm ( hoặc lon sữa bò), đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến.
	- Một ít đường kính trắng, Giấy nháp , Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ ( 2 - 3’)
- Nêu cách tách các chất trong dung dịch.
2. Dạy bài mới (32 - 34’)
	Hoạt động 1: Thí nghiệm (8 - 10’):
a, Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
	 - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
 b, Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
	+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở Tr78/SGK sau đó ghi vào phiếu học tập.
	+ Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy
	Mô tả hiện tượng xảy ra.
	 Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
	+ Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa (cho đường vào ống nghiệ ... ng một biểu thức?
 * Bài 2 /160 ( 10’)
- KT: Tính nhanh giá trị biểu thức cộng trừ.
- Nêu yêu cầu – Tự làm – Trình bày cách tính nhanh ơe từng biểu thức.
- Chốt: Vận dụng các tính chất của phép cộng và phép trừ để tính nhanh giá trị biểu thức. 
 * Bài 3/160 ( 12’)
- KT: Giải toán có liên quan đến phân số, tỉ số phần trăm.
- Đọc đề – Tóm tắt – Giải BT(V) –Trình bày bài làm.
- DKSL: Phần b
BPKP: Sau khi làm xong phần a, cho HS nêu lại bài toán.
- Chốt : + Cách trình bày; Câu trả lời của bài toán. 
Hoạt động3: Củng cố ( 2-3’)
- M: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
*Rút kinh nghiệm sau giờ học:
Thứ tư ngày 
4 tháng 4 năm 2012 
 Toán
Tiết 153: phép nhân
I. Mục tiêu:- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán .
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 2-3’)
- M: Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân?
Hoạt động2: Ôn tập (10-12’)
- Phép nhân có những tính chất gì- Phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân?
- Muốn tính tích của 2 thừa số đầu với thừa số thứ ba ta có thể làm thế nào? Đó là tính chất gì của phép nhân?
- Muốn nhân một tổng với 1 số ta có thể làm như thế nào?
- Phép nhân có thừa số bằng 1 thì tích bằng bao nhiêu? 
- Trong phép nhân tích bằng 0 khi nào? -> Nhắc lại các tính chất của phép nhân.
 Chốt: Các tính chất trên đều áp dụng được với số tự nhiên, phân số, số thập phân.
Hoạt động3: Luyện tập - Thực hành ( 25’)
 * Bài 1/162 ( 6’)
- KT: Tính kết quả của các phép nhân STN, STP, phân số.
- HS làm từng phần (Bảng) - Nêu kq.
- Chốt: + Kĩ năng nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
	 + Khi nhân nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số em cần chú ý điều gì?
 * Bài 2/162 ( 5’)
- KT: Tính nhẩm
- Nêu miệng kq – Giải thích .
- Chốt: Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000và 0,1 ; 0,01 ; 0,001 em làm thế nào?
 * Bài 3/162 ( 6’)
- KT: Tính bằng cách thuận tiện.
- Nêu yêu cầu BT – Làm (V) – kq – Giải thích.
- DKSL: Trình bày bài làm.
BPKP: Trình bày đầy đủ từng bước tính.
- Chốt: Vận dụng các t.c của phép nhân để tính giá trị biểu thức một cách thuận tiện.
 * Bài 4/162 ( 8’)
- KT: Giải toán chuyển động đều có liên quan đến phép cộng, phép nhân.
- Làm BT (V) - Đổi vở kiểm tra kq.
- Chốt: Tính quãng đường của hai chuyển động ngược chiều.
Hoạt động3: Củng cố (2-3’)
- M: Nêu tên thành phần, kết quả của phép nhân, phát biểu các tính chất cơ bản ? 
*Rút kinh nghiệm sau giờ học:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
Tiết 61: Ôn tập: Thực vật và động vật
I. Mục tiêu: - Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình SGK/124 ; 125.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
- Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu?
2. Dạy bài mới (32’):
- Căn cứ 5 bài tập trang 124; 125;126/SGK. GV tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân hoặc theo nhóm.
 Bài 1: Nêu đáp án – Bổ sung: 1.C ; 2.A ; 3.B ; 4.D
 Chốt: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
 Bài 2: Quan sát hình vẽ SGK - Điền kết quả: 1. Nhuỵ 2. Nhị
 Chốt: Cơ quan sinh dục của hoa là nhị và nhuỵ. Có hoa coa cả nhị và nhuỵ nhưng có loài hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ
 Bài 3: Quan sát hình vẽ T125/SGK. Trả lời câu hỏi.
 Chốt; Có loài cây thụ phấn nhờ gió, có loài c
ây thụ phấn nhờ côn trùng.
 Bài 4: Nêu đáp án đúng – trình bày ND bài tập. 1.E ; 2.D 3.A ; 4.B ; 5.C
 Chốt: Sự sinh sản ở động vật.
 Bài 5: Thi kể tên những động vật đẻ trứng, đẻ con.
 Chốt: 2 hình thức sinh sản ở động vật: Đẻ trứng, đẻ con.
3. Củng cố, dặn dò (2-3’):
 Thực vật, động vật sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống.
Kĩ thuật
Lắp rô-bốt(tiếp)
Tiết 2
* Lắp các bộ phận khác ( H5 SGK) .
- HS quan sát H5..
- GV hướng dẫn HS lắp tay rô-bốt: 2 thanh chữ L dài; 2 tấm tam giác; 4 thanh thẳng 2 lỗ; 2 thanh chữ L ngắn (H5.a).
- Lắp trục ăng-ten: 1thanh chữ U ngắn và 2 hanh thẳng 9 lỗ. ( H5.b)
- Lắp trục bánh xe:1 trục dài; 1 bánh xe và 2 vòng hãm ( H5.c)
GV nhận xét, uốn nắn thao tác của HS. cLắp ráp máy rô-bốt ( H1. SGK)
- GV hướng dẫn lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK( Mục 2/SGK/90).
- Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa, nhất là mối ghép giữa đầu với thân; khớp vai; chân với tấm đỡ . . . 
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- GV hướng dẫn HS xếp gọn các chi tiết vào hộp theo đúng qui định.
- HS quan sát GV thực hành.
- 1 HS lắp tay rô-bốt. lớp theo dõi và bổ sung bước lắp cho bạn.
- HS thực hành .
- HS quan sát và thực hành lắp.
- HS tháo rời từng bộ phân sau đó tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp
Thứ năm ngày 
Toán
Tiết 154: Luyện tập
I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố ý nghĩa phép nhân,vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III. Các HĐ dạy- học :
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút):
- M: + Nêu tên gọi thành phần kết quả của phép nhân?
 + Phép nhân có những tính chất gì?
Hoạt động3. Luyện tập - Thực hành ( 32’)
 * Bài 1/162 ( 6’)
- KT: Chuyển thành phép nhân rồi tính kết quả.
- HS làm BT(N) – Nêu bài làm.
- Chốt: Phép nhân và phép cộng các số hạng bằng nhau. 
 * Bài2 /160 ( 6’)
- KT: Tính giá trị của biểu thức
- HS là BT (V) – Dạy cá nhân – Nêu kq từng biểu thức – Chữa.
- Chốt: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
 * Bài 3/160 ( 8-10’)
- KT: Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm
- Đọc đề bài – Tóm tắt bài toán.
- DKSL: Câu trả lời.
- Chốt : Bài toán về tìm giá trị phần trăm của một số.
 * Bài 4/ 162 ( 10-12’)
- KT: Giải toán về chuyển động
- Đọc đề bài – Lưu ý về chuyển động dưới nước ( ảnh hưởng của dòng nước chảy tới vận tốc của thuyền)
 - HS làm bài – dạy cá nhân
- DKSL: Vận tốc xuôi (ngược) dòng
BPKP: Lấy VD minh hoạ: V xuôi dòng = V thuyền + V nước 
 V ngược dòng = V thuyền - V nước 
 - Chốt: Độ dài quãng sông AB = V xuôi dòng x thời gian xuôi dòng. 
 (V ngược dòng x thời gian ngược dòng ).
 Hoạt động3: Củng cố ( 2-3 phút)
- Muốn tính vận tốc của vật chuyển động khi xuôi dòng ta làm thế nào?
- Nhắc lại các kiến thức vừa ôn?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Khoa học
Môi trường
I. Mục tiêu: - Khái niệm ban đầu về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật mà em đã được học. Cho ví dụ.
- HS hát một bài về môi trường.
2. Dạy bài mới (32’):
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (20-22’):
 a, Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường.
 b, Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành Tr128/SGK.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm:
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Bước 3: Làm việc cả lớp:
+ Mỗi nhóm nêu một đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
c, Kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: môi trường tự nhiên (mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường).
Hoạt động 2: Thảo luận (10-12’):
 a, Mục tiêu: - HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
 b, Cách tiến hành: GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
	+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
	+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
c, Kết luận: Con người sống và hoạt động trong môi trường.
 3. Củng cố, dặn dò (2-3’): - Đọc phần ghi nhớ SGK
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Toán
Tiết 155: phép chia
I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ.
III. Các HĐ dạy- học:
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Tìm nhanh kết quả	32,6 : 1 = ? 	68 : 68 = ? 	 0 : = ?
- Em có nhận xét gì về các phép chia trên?
Hoạt động2: Ôn tập (10-12’)
- Viết dạng tổng quát của phép chia? ( điều kiện: Số chia khác 0)
-- Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia hết và phép chia có dư? 
- Các tính chất của phép chia. 
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành ( 20-22’)
 * Bài 1/163 ( 8’)
- KT: Tìm thương trong phép chia hết, phép chia có dư.
êtHS quan sát mẫu - Làm BT (N) – Nêu kq - cách thử lại.
- Chốt: +Phép cia hết: a : b = c => a = b x c ( b # 0)
 + Phép chia có dư: a : b = c ( dư r) a = b x c + r ( 0 < r < b )
 * Bài 2 và Bài 4/164 ( 3’)
- KT: Thực hiện phép chia phân số
- HS làm BT(V) – Trình bày cách làm.
- Chốt: Muốn chia hai phân số em làm thế nào?
 * Bài 3/164 ( 5-7’)
- KT: Nhân chia nhẩm.
- HS nêu yêu cầu BT – Nhẩm miệng – Nêu kq (dãy).
- Chốt: Chia nhẩm một số với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
 Chia nhẩm một số với 0,25 ; 0,5 
 * Bài 4/164 ( 6-8’)
- KT: Một tổng chia một số. 
- Nêu yêu cầu BT – Làm BT (V) - Đổi vở KT kq – Chữa.
- DKSL: Cách trình bày.
- Chốt: ( a + b ) : c = a : c + b : c
Hoạt động3: Củng cố ( 2-3’: Nêu tên các thành phần và kết quả của phép chia? 
- Phép chia có những tính chất nào? Phát biểu các tính chất đó?
* Rút kinh nghiệm sau giờ học: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 2012-2013 HK II.doc