I. Mục tiêu:
- Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
- KNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
Kĩ năng xác định giá trị bản thân ( giá trị của sự thật thà )
- Tư tưởng Hồ Chí Minh: Trả lại của rơi thực hiện đức tính thật thà, thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
Tuần 19 Tiết Môn: ĐẠO ĐỨC Bài: TRẢ LẠI CỦA RƠI I. Mục tiêu: - Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất. - Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng. - Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. - KNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi. Kĩ năng xác định giá trị bản thân ( giá trị của sự thật thà ) - Tư tưởng Hồ Chí Minh: Trả lại của rơi thực hiện đức tính thật thà, thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, tranh. - Học sinh: Vở bài tập đạo đức. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: - Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? - Mọi người cần làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ? - GV nhận xét. - Nhận xét – Tuyên dương. 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài. v Hoạt động 1: Nêu ý kiến. - Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh. - Cho HS nêu nội dung tranh. - Theo em, hai bạn cùng nhìn thấy số tiền 20.000 đồng hai bạn có cách giải quyết nào với số tiền nhặt được. - Cho HS thảo luận nhóm đôi: Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống, em sẽ chọn cách giải quyết nào ? - HS lần lượt nêu ý kiến. - Nhận xét – tuyên dương. * Kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình. v Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ - Cho HS làm bài tập trên phiếu. Hãy khoanh vào các chữ cái trước ý trả lời đúng. a) Trả lại của rơi là người thật thà, đán quý. b) Trả lại của rơi là đồ ngốc. c) Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình. d) Chỉ nên trả lại của rơi khi có người biết. e) Chỉ nên trả lại khi nhặt được số tiền lớn hoặc những vật đắc tiền. - Lần lượt đọc từng ý kiến. HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ bìa màu. - Các bạn khác nhận xét. - Yêu cầu một số HS giải thích lí do, cả lớp thào luận. - Nhận xét – Tuyên dương. * Kết luận: Các ý kiến a, c là đúng, b, d, e là sai. 4. Củng cố: - Cho HS hát bài Bà Còng. - Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát có ngoan không ? Vì sao ? - Bạn Tôm, bạn Tép nhặt được của rơi trả lại người mất là thật thà đáng quý, được mọi người yêu mến, các em hãy học tập theo hai bạn ấy. 5. Dặn dò: - Thực hiện trả lại của rơi khi nhặt được. - Sưu tầm các truyện kể, các tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao nói về không tham của rơi. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo. - Không vứt rác bừa bãi, - Đi nhẹ, nói khẽ, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, - Lắng nghe. - HS quan sát và nêu nội dung tranh. - Hai bạn cùng đi chơi với nhau trên một con đường, cả hai cùng nhìn thấy 20000 rơi ở dưới đất. - HS lần lượt nêu ý kiến. + Tranh giành nhau. + Chia đôi. + Tìm cách trả lại cho người mất. + Dùng làm việc từ thiện. + Dùng để tiêu dùng. - HS thảo luận nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. - Nhận xét. - Chú ý. - HS làm bài. - HS trao đổi với bạn bên cạnh. - Chú ý - HS bày tỏ thái độ Tán thành : màu đỏ. Không tán thành : màu xanh. Không giơ màu : không biết. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - HS hát bài Bà Còng. - HS thảo luận. - Nhận xét – Tuyên dương. - Chú ý lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 19 Tiết Môn: TOÁN Bài: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ I. Mục tiêu: - Nhân biết tổng của nhiều số. - Biết cách tính tổng của nhiều số. - Làm được các bài: 1 (cột 2), 2 (cột 1, 2, 3), 3 (a). II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Các bài tập. - Học sinh: SGK, Vở tập toán. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Sửa bài thi. - Nhận xét, đánh giá. 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài. v Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính - GV viết lên bảng: 2 + 3 + 4 = và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. - GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2 + 3 + 4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính - GV giới thiệu cách tính 12+34+40 tương tự. - GV giới thiệu cách tính15 + 46 + 29 + 8 tương tự. * Lưu ý HS: (viết tổng của nhiều số theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái). v Luyện tập * Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS làm bài. - HS sửa bài. - Nhận xét – tuyên dương. * Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu. - HD HD làm bài. - Cho HS làm bài. - Nhận xét – Tuyên dương. * Bài 3: - Cho HS nêu yêu. - Cho HS làm bài. - Cho HS sửa bài. - Nhận xét – Tuyên dương. 4. Cũng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo. - HS chú ý. - HS chú ý. - HS làm bài. 2 * 2 cộng 3 bằng 5. + 3 * 5 cộng 4 bằng 9. 4 9 - Chú ý. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài. ( HS giỏi làm hết bài ) 3 + 6 + 5 = 14 8 + 7 + 5 = 20 7 + 3 + 8 = 18 6 + 6 + 6 + 6 = 24 - Lắng nghe. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài 14 36 15 +33 +20 +15 21 9 15 68 65 15 60 - Lắng nghe. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài.( HS giỏi làm hết ) 12kg + 12kg + 12 kg = 36 kg 5l + 5l + 5l + 5l = 20l - Lắng nghe. - Lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 19 Tiết Môn: TẬP ĐỌC Bài: CHUYỆN BỐN MÙA I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. - Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. - BVMT: Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cấn có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ. - Trả lời được CH 1, 2, 4. - HS khá, giỏi trả lời được CH3. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh minh họa, SGK, câu cần luyện đọc. - Học sinh: SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài. TIẾT 1 a) Luyện đọc - Đọc mẫu. - Cho HS luyện đọc từng câu. - Viết các từ khó lên bảng hướng dẫn HS đọc. - Cho HS đọc từng đoạn trước lớp. - HD kết hợp hiểu nghĩa các từ khó trong bài. - Hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ câu. - Cho HS đọc nối tiếp nhau theo nhóm. - Mời các nhóm thi đua đọc tốt. - Nhận xét – Tuyên dương các nhóm đọc tốt. - Cho cả lớp đọc đồng thanh. TIẾT 2 b) Tìm hiểu bài - Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ? - Yêu cầu HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. + Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông ? + Các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không ? + Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất ? + Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay ? + Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ? c) Luyện đọc lại. - Cho HS đọc lại bài. - Nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 4. Củng cố: - Cho HS nêu nội dung bài học. - Giáo dục học sinh: Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cấn có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ. 5. Dặn dò: - Về nhà đọc và trả lời các câu hỏi. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo. - HS hát. - Chú ý nghe. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - Đọc các từ: sung sướng, trăng rằm, phá cỗ, bập bùng. - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - HS nêu và nghe giảng từ khó. - Đâm chồi nảy lộc: Mộc ra những mầm non, lá non. - Đơm: nảy ra. - Bập bùng: ngọn lửa cháy mạnh, khi bốc cao, khi hạ thấp. - Tựu trường: Cùng dến trường để mở đầu năm học. + Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.// + Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.// - HS đọc theo nhóm - Các nhóm thi đọc bài. - Lớp đọc đồng thanh. - 2 HS đọc. - Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. - HS quan sát tranh : Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét. - Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. - Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc. - Xuân làm cho cây lá tươi tốt. - Mùa hạ: Có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm. Mùa thu: Có những ngày nghỉ hè của học trò. Có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ, vườn bưởi chín vàng. Mùa đông: Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. - HS trả lời theo ý thích và nêu lí do. - HS đọc lại bài theo vai. - Bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có vẻ đẹp riêng và đều có ích. - Lắng nghe. - Chú ý. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 19 Tiết Môn: CHÍNH TẢ Bài: CHUYỆN BỐN MÙA I. Mục tiêu: - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT (2) b. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài tập 2, b. - Học sinh: Vở chính tả, Vở bài tập tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài. v Hướng dẫn tập chép a) Hướng dẫn cách trình bày - Đọc mẫu đoạn cần viết - Gọi HS đọc lại. + Đoạn chép có những tên riêng nào ? + Những tên riêng ấy phải viết thế nào ? b) Hướng dẫn viết từ khó - Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con. - Giáo viên nhận xét – sửa chữa. c) Viết bài: - Đọc lại bài trước khi cho HS viết. - Cho HS viết bài vào vở. d) Soát lỗi - Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi. e) Chấm bài -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét v Hướng dẫn làm bài tập * Bài 2: - Gọi một em nêu bài tập 2b - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - Nhận xét – Tuyên dương. - Cho HS đọc lại các câu. 4. Củng cố: - Gọi 2 HS lên bảng viết lại các từ viết sai. - Giáo dục HS viết đúng chính tả. 5. Dặn dò: - Viết lại các từ sai. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo. - Lớp hát. - Lắng nghe. - 2 HS đọc lại đoạn cần viết. - Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Viết hoa chữ cái đầu. - HS viết: tựu trường, ấp ủ, mầm sống, nảy lộc. - Chú ý. - HS viết bài vào vở. - Dò lại bài và tự sửa lỗi bằng bút chì. - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm. - Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? - HS làm vào VBT, 1 HS làm bảng phụ. + Kiến cánh vỡ tổ bay ra Bão táp mưa sa gần tới + Muốn cho lúa nảy bông to Cày sâu cuốc kĩ, phân gio cho nhiều. Tục ngữ - Lắng nghe. - HS đọc lại các câu. - HS viết ... , trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. - Học sinh: Kéo, giấy thủ công. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập. 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài. v Cho HS quan sát, nhận xét. - Gv giới thiệu hình mẫu và hỏi: + Thiếp chúc mừng có hình gì ? Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì ? + Em hãy kể những thiếp chúc mừng mà em biết ? - Gv: Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì. v Hướng dẫn cắt, gấp - Cắt tờ giấy trắng hay giấy thủ công hcn có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô. - Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô (h1). - Gv: Tùy thuộc vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau... (h2). - Để trang trí thiếp có thể vẽ hình, xé, dán hoặc cắt hình lên mặt ngoài thiếp và viết chữ chúc mừng. v Thực hành - Cho HS thực hành cắt, gấp. - Quan sát – nhắc nhở, giúp đỡ HS yếu. - Đánh giá sản phẩm. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc nhở, nhận xét ưu khuyết điểm. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo. - Cả lớp hát. - Hình chữ nhật. - Thiếp mừng sinh nhật, chúc tết, giáng sinh,. - Chú ý nghe. - HS thực hành gấp, cắt, dán. - Lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM .... . Tuần 19 Tiết Môn: CHÍNH TẢ Bài: THƯ TRUNG THU I. Mục tiêu: - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được BT (3) b. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài chính tả cần viết, các bài tập 3 b. - Học sinh: Vở chính tả, Vở bài tập tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài. v Hướng dẫn viết chính tả a) Hướng dẫn cách trình bày - Đọc mẫu. - Gọi HS đọc lại. + Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào ? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao ? b) Hướng dẫn viết từ khó - Cho HS viết các từ khó. - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh. c) Viết bài - Đọc lại bài trước khi viết. - Đọc cho HS viết bài vào vở. d) Soát lỗi - Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi. e) Chấm bài -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét v Hướng dẫn làm bài tập * Bài tập 3: - Cho HS nêu yêu cầu. - HD HS làm bài. - Cho HS làm bài - Chia hai đội thi làm bài. - Nhận xét – Tuyên dương. 4. Củng cố: - Gọi 2 HS lên bảng viết lại các từ viết sai. - Giáo dục HS viết đúng chính tả. 5. Dặn dò: - Viết lại các từ sai. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo. - Lớp hát. - Lắng nghe. - 2 HS đọc lại. Lớp đọc đồng thanh. - Bác, các cháu. - Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa theo qui định chính tả. Chữ Bác viết hoa để tỏ lòng tôn kính; ba chữ Hồ Chí Minh viết hoa là vì là tên riêng chỉ người. - Lớp viết: ngoan ngoãn, xinh xinh, tùy, kháng chiến, gìn giữ, hòa bình.. - Chú ý. - Nghe. - HS nge và viết bài vào vở. - Tự sửa lỗi bằng bút chì. - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm. - Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ? - Chú ý. - Cả lớp làm vào vở ( đỗ, đổ ): thi đỗ, đổ rác. ( giả, giã ): giả vờ ( đò ), giã gạo. - Hai đội thi đua. - Lắng nghe. - HS viết các từ sai. - Chú ý. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 19 Tiết Môn: TOÁN Bài: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 2. - Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2). - Biết thừa số, tích. - Làm được các bài: 1, 2, 3, 5 (cột 2, 3, 4). II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Các bài tập. - Học sinh: SGK, vở tập toán. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: - Goi HS trả bài. - Nhận xét, đánh giá. 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài. * Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài. - Cho HS sửa bài. - Nhận xét – Tuyên dương. * Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài. - Gọi HS sửa bài. - Nhận xét – Tuyên dương. * Bài 3 : - Cho HS đọc bài toán. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết 8 xe đạp có bao nhiêu bánh xe ta làm sao ? - Cho HS làm bài. 1 HS làm bảng phụ sửa bài. - Nhận xét – Tuyên dương. * Bài 5 : - Cho HS nêu yêu cầu. - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Muốn tìm tích ta làm sao ? - Cho HS làm bài. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo. - Cả lớp hát. - HS lên bảng tính nhẩm: 2 x 3 2 x 8 2 x 6 2 x 10 - HS dưới lớp đọc bảng nhân 2. - Nhắc lại. - Lắng nghe. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài. - HS sửa bài. - Lắng nghe. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài. 2cm x 3 = 6 cm. 2 kg x 4 = 8 kg 2cm x 5 = 10 cm 2 kg x 6 = 12 kg 2dm x 8 = 16 dm 2 kg x 9 = 18 kg - Lắng nghe. - HS nêu yêu cầu. - Mỗi xe đạp có 2 bánh. - 8 xe đạp có mấy bánh. - Làm tính nhân. - HS làm bài. Bài giải Số bánh xe của 8 xe đạp là : 2 x 8 = 16 ( bánh xe ) Đáp số : 16 bánh xe - Lắng nghe. - HS nêu yêu cầu. - Tìm tích. - Muốn tìm tích ta lấy thừa số nhân với thừa số. - HS làm bài. Thừa số 2 2 2 2 2 2 Thừa số 4 5 7 9 10 2 Tích 8 10 14 18 20 4 - Lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 19 Tiết Môn: TẬP LÀM VĂN Bài: ĐÁP LỜI CHÀO – TỰ GIỚI THIỆU I. Mục tiêu: - Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). - Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3). - KNS: Giao tiêp: ứng xử văn hóa. Lắng nghe tích cực. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Các bài tập 1, 2, 3. - Học sinh: Vở bài tập TV. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài. v Hướng dẫn làm bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu . cả lớp đọc thầm lại, quan sát từng tranh, đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh. - GV cho từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp theo 2 tranh. Gợi ý cho HS cần nói lời đáp với thái độ lịch sự , vui vẻ. Sau mỗi nhóm làm bài thực hành, cả lớp và GV nhận xét. - Cuối cùng bình chọn nhóm biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu đúng nhất. v Hướng dẫn làm bài tập 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - GV nhắc HS suy nghĩ về tình huống bài tập nêu ra: 1 người lạ mà em chưa bao giờ gặp đến nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu là bạn bố em thăm bố mẹ em. Em sẽ nói thế nào, xử sự thế nào (trường hợp bố mẹ em có nhà và trường hợp bố mẹ em đi vắng)? - GV khuyến khích HS có những lời đáp đa dạng. Sau khi mỗi cặp HS, cả lớp và GV nhận xét, thảo luận xem bạn HS đã đáp lời tự giới thiệu và xử sự đúng hay sai. - GV gợi ý để các em hiểu: làm như vậy là thiếu thận trọng vì người lạ đó có thể là 1 người xấu giả vờ là bạn của bố lợi dụng sự ngây thơ, cả tin của trẻ em, vào nhà để trộm cắp tài sản. Ngay cả khi bố mẹ có ở nhà tốt nhất là mời bố mẹ ra gặp người lạ xem có đúng là bạn của bố mẹ không,) - Cả lớp bình chọn những bạn xử sự đúng và hay – vừa thể hiện được thái độ lịch sự, có văn hoá vừa thông minh, thận trọng. v Hướng dẫn làm bài tập 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - GV nêu yêu cầu (viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn đối thoại); cho 1 HS cùng mình thực hành đối đáp; gợi ý cho HS cần đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu của mẹ bạn thể hiện thái độ lịch sự, niềm nở, lễ độ. - GV nhận xét, chọn những lời đáp đúng và hay. 4. Củng cố: - Nhắc HS cách nói lời đối đáp, lời giới thiệu sao cho lịch sự, lễ phép.. - Giáo dục HS 5. Dặn dò: - Làm lại bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo. - Cả lớp hát. - 1 HS đọc lời chào của chị phụ trách (trong tranh 1); lời tự giới thiệu của chị (trong tranh 2). - Mỗi nhóm làm bài thực hành, bạn nhận xét. - Chị phụ trách: Chào các em. Các em nhỏ: Chúng em chào chị ạ/ Chào chị ạ - Chị phụ trách: Chị tên là Hương. Chị được cử phụ trách sao của các em. Các bạn nhỏ: Ôi, thích quá! Chúng em mời chị vào lớp ạ. /Thế thì hay quá! Mời chị vào lớp của chúng em. - Lắng nghe. - HS đọc đề bài. - 3, 4 cặp HS thực hành tự giới thiệu – đáp lời tự giới thiệu theo 2 tình huống. - VD: Nếu có bạn niềm nở mời người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng. - VD: a) Nếu có bố em ở nhà, có thế nói: Cháu chào chú, chú chờ bố mẹ cháu một chút ạ./ Cháu chào chú. (Báo với bố mẹ) có khách ạ. b) Nếu bố mẹ em đi vắng, có thể nói: - Cháu chào chú. Tiếc quá, bố mẹ cháu vừa đi. Lát nữa mời chú quay lại có được không ạ?/ Bố mẹ cháu lên thăm ông bà cháu. Chú có nhắn gì lại không ạ? - HS nêu yêu cầu. - HS điền lời đáp của Nam vào vở hoặc Vở bài tập. - Nhiều HS đọc bài viết. + Chào cháu. + Cháu chào cô ạ! Thưa cô, cô hỏi ai ạ? + Cháu cho cô hỏi đây có phải là nhà bạn Nam không? + Dạ, đúng ạ! Cháu là Nam đây ạ./ Vâng, cháu là Nam đây ạ. + Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây. + Thế ạ? Cháu mời cô vào nhà ạ./ A, cô là mẹ bạn Sơn ạ? Thưa cô, cô có việc gì bảo cháu ạ. + Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học - Lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu : - Tiếp tục ồn định nề nếp học sinh. - Nhắc nhở HS tác phong chuẩn mực về đạo đức, học tập. - Nhận xét tình hình học tập tuần qua, nhắc nhở HS thực hiện tốt tinh thần học tập. - Đề ra biện pháp và phương hướng hoạt động tuần tới. II. Chuẩn bị: Giáo viên : Sổ ghi chép SHL hàng tuần, bài hát, trò chơi tập thể. Học sinh : Sổ ghi chép của lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng. III. Hoạt động tập thể : 1. Nhận xét tuần qua : - Cho các tổ trưởng lần lượt báo cáo. - Cho lớp phó báo cáo. - Cho lớp trưởng báo cáo. - Giáo viên nhận xét những công việc của lớp đã làm được tuần qua. Tuyên dương những học sinh thực hiện tố, phê bình những học sinh làm việc chưa tốt 2. Đề ra phương hướng tuần tới : - Giáo viên đưa ra biện pháp và phương hướng tuần tới : + Hát đầu giờ, đọc 5 điều Bác Hồ dạy khi ra về. + Trực nhật giữ vệ sinh lớp học. + Không nói tục chửi thề. + Nhắc nhở HS giữ sách vở sạch – chữ đẹp. + Xây dựng đôi bạn cùng tiến. + Soạn tập vở trước khi đi học. + Giữ trật tự lớp trong giờ học. + Nghỉ học phải xin phép. + Thực hiện an toàn giao thông + Phòng chống sốt xuất huyết. + Thực hiện tốt phong trào thu gom giấy vụn. + Thực hiện tốt phong trào nuôi heo đất. + Thực hiện phong trào Hoa điểm mười. 3. Tổng kết : - Cho cả lớp văn nghệ, chơi trò chơi - Nhận xét tiết sinh hoạt.
Tài liệu đính kèm: