Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT

1. Tập trung toàn trường- chào cờ.

 2. Sinh hoạt chủ nhiệm.

I.Mục tiêu:

 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 23.

- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

- Nắm được những công việc trọng tâm trong tuần 24.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 24
Thứ hai ngày 18 tháng 02 năm 2013
Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT
1. Tập trung toàn trường- chào cờ.
	2. Sinh hoạt chủ nhiệm.
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 23.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Nắm được những công việc trọng tâm trong tuần 24.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét, đánh giá tuần 23.
Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.
 2. Triển khai kế hoạch tuần 24:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 24.
 - Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến.
 	 - Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
- Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu qua từng tiết dạy.
- Lao động vệ sinh trường lớp sạch đẹp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
3. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.
+ HS nêu được 1 số nguyên nhân gây nhiễm bẩn nguồn nước và tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm
+ Nêu được một số việc làm nhằm bảo vệ nguồn nước trong sạch.
+Có ý thức giữ vệ sinh nguồn nước.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt công việc tuần tới.
Tiết 2: TẬP ĐỌC
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. Mục tiêu:
	- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 	- Hiểu nôi dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. 
	- Trả lời được 3 câu hỏi trong SGK. HS khá giỏi hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, thực hiện theo luật pháp. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ viết đoạn 3: Về các tội: Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội và giấy khổ to ghi 5 điều luật của nước ta.
	- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài Chú đi tuần và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Luật tục xưa xủa người Ê-đê 
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc.
- HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu chia đoạn bài văn ( 3 đoạn)
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ mới, từ khó.
- Yêu cầu đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài 
- Ghi các câu hỏi trong SGK lên bảng.
- Chia lớp thành 5 nhóm, phát bảng nhóm, yêu cầu đọc thầm bài văn và thảo luận câu hỏi:
 + Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê xử phạt rất công bằng?
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: 
 + Tại sao trong xã hội cần phải có luật pháp ?
+ Để có cuộc sống an bình, mọi người dân phải có thái độ như thế nào đối với luật pháp ?
- Nhận xét và chốt ý sao mỗi câu trả lời.
- Yêu cầu kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
- Nhận xét, đính giấy ghi 5 điều luật của nước ta.
* HĐ2: Luyện đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn đọc: giọng đọc rõ ràng, dứt khoát, rành mạch thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ và đọc mẫu.
- Yêu cầu luyện đọc theo nhóm đôi.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc hay.
* HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu HS Nêu nội dung, ý nghĩa của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Các luật lệ được đặt ra đòi hỏi mọi người phải thực hiện để bảo vệ cuộc sống thanh bình, yên lành. Sống và thực hiện theo pháp luật là thể hiện nếp sống văn minh.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Hộp thư mật.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó, đọc thầm chú giải và nêu những từ ngữ cần giải đáp.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận các câu hỏi: 
 - Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
-Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
- Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, tội lớn thì xử nặng; người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy; tang chứng và vật chứng phải chắc chắn.
- Treo bảng phụ và trình bày kết quả.
- HS khá giỏi tiếp nối trả lời câu hỏi: 
-Để xã hội được bình yên, trật tự.
- Mọi người phải sống, thực hiện theo luật pháp. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Chú ý.
- 3 HS nối tiếp đọc diễn cảm.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc với bạn ngồi cạnh.
- Các đối tượng thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài. 
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp (BT1, BT2 cột 1).
- HS khá giỏi làm 3 bài tập trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ kẻ thep mẫu BT2.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ : Thể tích hình lập phương.
 + Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Luyện tập chung.
4/ Phát triển các hoạt động.
*HĐ1: Luyện tập
- Bài 1: Củng cố cách tính, diện tích thể tích hình lập phương
 + Nêu yêu cầu bài tập 1.
 + Hỗ trợ: Yêu cầu nhắc lại cách tính diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương.
 + Yêu cầu HS làm vào vở và 1 HS thực hiện trên bảng.
 + Nhận xét và sửa chữa.
 Đáp số: 6,25cm2 ; 37,5cm3 ; 15,625cm3
- Bài 2 : Củng cố cách tính, diện tích thể tích hình hộp chữ nhật
 + Nêu yêu cầu bài tập.
 + Treo bảng phụ và hỗ trợ: 
 . Yêu cầu nêu cách tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quang và thể tích hình hộp chữ nhật.
 . Dựa vào công thức để tính.
 + Yêu cầu thực hiện vào vở cột 1, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày bài làm.
 + Nhận xét, sửa chữa.
 ĐS:1,17(m2), 0,09(m3)
Bài 3 : cho hs đọc yêu cầu bài tập 2. ( HS khá , giỏi giải được BT 3 ) .
 - Cho hs làm bài 
Cho hs trình vày kết quả 
 - Gv chốt lại : 
 Đáp số : 206cm3
* HĐ2: Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc tính diện tích thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- Nắm vững kiến thức đã học, các em sẽ vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn làm bài 3:
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau nêu và thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét, bổ sung và đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu.
- Quan sát và chú ý.
- Tiếp nối nhau nêu và thực hiện: 
- Treo bảng nhóm và trình bày.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau nêu và thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét, bổ sung và đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Chú ý.
Tiết 4: KHOA HỌC
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình và thông tin trang 94-95 SGK. 
- Pin, dây đồng có vỏ bọc, bóng đèn pin; một số vật bằng kim loại, nhựa, sứ 
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Nêu các phần của pin mà em biết ? 
 + Quan sát hình 5, dự đoán mạch điện ở hình nào thì bóng đèn sáng và giải thích tại sao ? 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Lắp mạch điện đơn giản 
4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm thí nghiệm để phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện (10 phút)
- Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc vật cách điện .
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu làm thí nghiệm theo hướng dẫn ở mục Thực hành trang 96 SGK và ghi theo mẫu sau:
Vật
Kết quả
Kết luận
Đèn sáng
Đèn không sáng
Miếng nhựa 
Miếng nhôm 
 + Yêu cầu báo cáo kết quả thí nghiệm.
 + Nhận xét, kết luận:
 . Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch hở thành mạch kín.
 . Các vật bằng nhựa, cao su,  không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở. 
 + Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 
 . Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
 . Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
 . Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ?
 . Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
 + Nhận xét, kết luận.
+ Vật dẫn điện: Các vật liệu bằng kim loại.
 + Vật cách điện: Các vật bằng nhựa, cao su, gốm, 
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
- Mục tiêu: + Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở; về vật dẫn điện, cách điện
 + HS hiểu được vai trò của ngắt điện
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu tham khảo SGK, thảo luận và trình bày các ý sau:
 . Chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện.
 . Vai trò của cái ngắt điện.
 . Sử dụng kim giấy để làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp.
 + Nhận xét, kết luận: Cái ngắt điện gọi là cầu chì. Hiện nay trên thị trường có những cầu chì tự động sẽ tự ngắt mạch điện khi dòng điện có sự cố.
* HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 97 SGK.
- Điện rất nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta, biết được các vật dẫn điện, cách điện cũng như vai trò của cầu chì, các em sẽ biết tự bảo vệ mình cũng như người thân tránh bị điện giật.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị của bài An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận và trả lời:
- Nhận xét, bổ sung.
- Tham khảo SGK, thảo luận và tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
Chú ý.
Thứ ba ngày 19 tháng 02 năm 2013
Tiết 1: CHÍNH TẢ ( Nghe-viết)
NÚI NON HÙNG VĨ
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả;  ... c lớp và trao đổi, thảo luận sau mỗi dàn ý được trình bày.
 + Nhận xét, ghi điểm HS trình bày dàn ý hay.
* HĐ2: Củng cố 
 Thông qua việc lập dàn ý cũng như trình bày dàn ý đã lập, các em sẽ trình bày rõ ràng, tự nhiên cũng như thái độ tự tin khi phát biểu giữa đám đông người.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập trình bày miệng dàn ý đã lập ở nhà.
- Chuẩn bị bài Tả đồ vật (Kiểm tra viết).
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Treo bảng nhóm và trình bày.
- Nhận xét, góp ý và tự hoàn chỉnh dàn ý của mình.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Trình bày miệng dàn ý đã lập theo nhóm.
- Xung phong trình bày và cùng trao đổi thảo luận dàn ý.
- Nhận xét, góp ý.
-Lắng nghe
Tiết 2: LỊCH SỬ
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. Mục tiêu:
- Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,  của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam , ngày 19-5-1959, trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).
 + Qua đường Trường Sơn , miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
*BVMT: - Vai trß cña giao th«ng vËn t¶i ®èi víi ®êi sèng. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh tư liệu.
	- Bản đồ Hành chánh Việt Nam.
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 + Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời vào năm nào, trong hoàn cảnh nào ?
 + Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có những đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Đường Trường Sơn 
4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: 
- Yêu cầu tham khảo SGK, thảo luận và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn.
- Sử dụng bản đồ để giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn và nêu mục đích của đường Trường Sơn: Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. 
* Hoạt động 2: 
- Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu tham khảo SGK, thảo luận câu hỏi sau: 
 + Nêu những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn mà em biết.
 + Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
 + Quan sát hình 1 và hình 3, nêu nhận xét về đường Trường Sơn qua 2 thời kì lịch sử.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng: Ngày 19-5-1959, trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Đây là con đường để miền Bắc đã chi viện sức người, vũ khí, lương thực,  cho chiến trường góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- Ghi bảng nội dung bài.
* HĐ3: Củng cố 
Giáo viên nêu câu hỏi trong sách giáo khoa và gọi học sinh trả lời.
Nhận xét chốt lại:
- BVMT: Để chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước, không chỉ có con đường Trường Sơn trên bộ mà trên biển cũng có tuyến đường Hồ Chí Minh với biết bao con tàu không mang số hiệu và nhiều chiến sĩ đã dũng cảm vận chuyển lương thực, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Nhiều con tàu bị địch phát hiện đã phải dùng thuốc nổ phá tàu để không rơi vào tay địch.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài đã học.
- Chuẩn bị bài Sấm sét đêm giao thừa.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, thảo luận và nối tiếp nhau trả lời.
- Quan sát và chú ý nghe. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận các câu hỏi theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
Học sinh trả lời.
Chú ý theo dõi.
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương (BT1a, b; BT2).
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của gv	
Hoạt động cảu hs
 1/Ổn định
 2/ Kiểm tra 
 - Cho HS nhắc lại quy tắt tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Gv nhận xét ghi điểm
3/ Bài mới
+ GT : Luyện tập chung .
4/ Phát triển các hoạt động. 
* HĐ1: Thực hành.
Bài 1 : cho hs đọc yêu cầu bài tập 1 . 
Cho hs làm bài 
Cho hs trình vày kết quả 
 - Gv chốt lại : 
 Đáp số : a/ 230dm2 ; b/ 300dm3 ; *c/ 225dm3
Bài 2 : cho hs đọc yêu cầu bài tập 2 . 
 - Cho hs làm bài 
 - Cho hs trình vày kết quả 
 - Gv chốt lại : 
 Đáp số : 9m2; 13,5 m2 ; 3,375 m3
 Bài 3 : cho hs đọc yêu cầu bài tập 3 . (HS khá , giỏi giải BT3 )
 - Cho hs làm bài 
 - Cho hs trình vày kết quả 
 - Gv chốt lại : 
 a/ Diện tích TP hình M gấp 9 lần diện tích TP hình N.
 b/ Thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N .
* HĐ2: Củng cố 
 - Cho hs nhắc lại tựa bài 
 - Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương và giải BT sau : VD a = 3m
 3 x 3x 3 = 27 m3
5/ Dặn dò
 -Gv nhận xét tiết học
 -Về nhà xem lại bài và hoàn thành các bài tập vào vở . 
 -Chuẫn bị bài học tiết sau . 
Hát vui
Hs được chỉ định thực hiện
HS nêu tựa bài
1HS 
Hs làm theo cặp 
Đại diện trình bày 
Lớp nhận xét 
1HS 
HS làm theo nhóm 4 
Đại diện trình bày 
Lớp nhận xét 
1HS 
Hs làm theo cặp 
Đại diện trình bày 
Lớp nhận xét 
- Lần lượt nhắc lại
-Thực hiện theo yêu cầu
Hs lắng nghe
Tiết 4: KĨ THUẬT
LẮP XE BEN ( Tiết 1)
I. Mục tiêu;
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
- Với HS khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
- Rèn tính cẩn thận, khéo léo cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ Lắp ghép kĩ thuật lớp 5.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu các bước lắp xe cần cẩu.
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Lắp xe ben 
4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu 
- Cho xem mẫu xe ben đã lắp.
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Để lắp được xe ben, theo em cần lắp mấy bộ phận, nêu tên những bộ phận đó ?
5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ, sàn ca bin và các thanh đỡ, hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau, trục bánh xe trước, ca bin.
- Nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a) Hướng dẫn chọn chi tiết:
- Yêu cầu chọn đủ, đúng từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Yêu cầu xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại.
- Yêu cầu kiểm tra theo nhóm đôi.
b) Lắp từng bộ phận:
- Lắp khung sàn xe và các giá đỡ: 
 + Yêu cầu quan sát hình 2 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, em cần chọn những chi tiết nào ?
 + Yêu cầu chọn chi tiết để lắp khung sàn xe và các giá đỡ.
+ Thực hiện và hướng dẫn các thao tác lắp theo thứ tự, đồng thời lưu ý HS vị trí trên, dưới của các thanh lắp.
- Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ:
 + Yêu cầu quan sát hình 3 SGK và trả lời câu hỏi: Ngoài các chi tiết ở hình 2, để lắp sàn ca bin và các thanh đỡ, em cần chọn thêm chi tiết nào ?
2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài.
 + Thao tác và hướng dẫn lắp tấm chữ L vào đầu 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài. 
- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau:
 + Yêu cầu quan sát hình 4 SGK, yêu cầu thực hiện lắp 1 trục trong hệ thống.
 + Nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau và lưu ý HS vị trí, số lượng vòng hãm ở mỗi trục bánh xe. 
- Lắp trục bánh xe trước:
 + Yêu cầu quan sát hình 5a SGK, yêu cầu thực hiện lắp trục bánh xe trước.
 + Nhận xét và sửa chữa. 
- Lắp ca bin:
 + Yêu cầu 1-2 HS thực hiện lắp.
 + Nhận xét và hoàn thiện các bước lắp.
c) Lắp ghép xe ben:
- Tiến hành thao tác lắp xe ben theo các bước:
 + Lắp ca bin.
 + Lắp các bước khác.
- Kiểm tra sản phẩm: mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp:
- Tháo rời từng bộ phận rồi tháo rời từng chi tiết của từng bộ phận.
- Xếp gọn các chi tiết vào hộp theo đúng vị trí.
* HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại các bộ phận cần lắp và các bước lắp.
- Nắm vững các thao tác, các em thực hiện lắp ráp xe ben đúng qui trình và đúng kĩ thuật.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại các chi tiết và các bước lắp xe ben.
- Chuẩn bị Bộ lắp ghép kĩ thuật để thực hành bài Lắp xe ben tiếp theo. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát mẫu xe ben đã lắp.
- Thảo luận và nối tiếp nhau trả lời 
- Nhận xét, bổ sung.
- Dựa vào bảng để chọn đủ, đúng từng loại chi tiết.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cạnh kiểm tra với nhau.
- Quan sát, thảo luận và tiếp nối nhau trả lời.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát và chú ý.
- Quan sát và tiếp nối nhau trả lời 
- Quan sát và chú ý.
- Quan sát hình và thực hiện theo yêu cầu.
- Chú ý.
- Quan sát hình và thực hiện theo yêu cầu.
- Chú ý.
- HS được chỉ định thực hiện lắp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và chú ý.
- Quan sát, chú ý và thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu.
Tiết 5:: LUYỆN TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	-Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật.
	- Nắm được cấu tạo của văn miêu tả đồ vật trình tự miêu tả, biện pháp tu từ, so sánh và nhân hóa được sử dụng khi miêu tả đồ vật.
	- HS viết được đoạn văn miêu tả đồ vật.
II/ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động : 
 2. Bài mới :
3 . Phát triển các hoạt động : 
* Hoạt động1 : Ôn tập, củng cố kiến thức. 
- GV yêu cầu HS nêu bố cục của bài văn miêu tả đồ vật.
- GV nhận xét.
* Hoạt động2 : Học sinh thực hành :
* GV tổ chức cho HS thực hành viết đoạn văn tả đồ vật:
Đề: Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
Lưu ý: HS không cần viết cả bài văn, chỉ yêu cầu viết một đoạn. Chú ý sử dụng các biện pháp nghệ thuật để miêu tả tránh sa vào kể lể.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
* HS thi đọc đoạn văn trước lớp. 
-Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.	
-GV nhận xét ,tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò .
- Cho HS nhắc lại ND
-Vn hoàn thành lại bài tập.
Hoạt động cá nhân,lớp
- 3-4 Hs nhắc lại .
Hoạt động nhóm, lớp.
-HS tập kể trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét- bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS đọc đoạn văn.
HS khác bổ sung
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 24 moi.doc