I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác bạo ngược.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Giọng kể khoan thai dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật: Lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ, lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh.
TUẦN 25 Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2013 Tập đọc Tiết 49: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác bạo ngược. 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Giọng kể khoan thai dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật: Lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ, lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng dũng cảm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa SGK, bảng nhóm(ND). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và TLCH. 3. Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài: - Giới thiệu chủ điểm qua hình ảnh SGK. - Nêu vấn đề qua chủ điểm để giới thiệu bài. 3.2. Nội dung bài: * HĐ1: Luyện đọc - YCHS đọc toàn bài và chia đoạn. - HD giọng đọc chung cả bài. - YCHS đọc nối tiếp đoạn. - Sửa lỗi phát âm, HDHS hiểu nghĩa từ mới và cách ngắt nghỉ ở câu văn dài. - Đọc đoạn trong nhóm. - GV đọc mẫu toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi SGK - HS chia đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến...bài ca man rợ. + Đoạn 2: tiếp đến ... phiên tòa sắp tới. + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS đọc nối tiếp đoạn và các từ chú giải có trong đoạn đọc. - Đọc trong nhóm, báo cáo kết quả đọc. - Lắng nghe. * HĐ2: Tìm hiểu bài. - YCHS đọc đoạn 1và trả lời câu hỏi: + Những hình ảnh nào cho thấy tên cướp rất dữ tợn ? + Đoạn 1 cho ta biết điều gì ? - Giảng:trắng bệch và chốt ý 1 - HS đọc đoạn 1và trả lời câu hỏi: - cao lớn, vạm vỡ, ....có một vết sẹo chém dọc xuống,....hát những bài ca man rợ. * Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển. - YCHS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? + Tác dụng của những dấu gạch ngang trong đoạn này là gì? + Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? + Đoạn 2 cho ta biết điều gì ? - HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: - ... đập tay xuống bàn quát....có câm mồm không?, rút soạt dao ra, lăm lăm định đâm bác sĩ Ly. - Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật đối thoại. - Là người nhân hậu, điềm đạm nhưng rất cứng rắn, dũng cảm, dám chống lại cái ác, cái xấu, bất chấp nguy hiểm. * Những hành động dũng cảm của bác sĩ Ly. - YCHS đọc đoạn 3, và trả lời câu hỏi: - HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? + Đoạn 3 kể lại tình tiết gì? - Giảng: cúi gằm mặt, im như thóc và chốt ý 3. - Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng... * Tên cướp biển bị khuất phục. + Câu chuyện cho ta biết điều gì ? *ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. - HS nêu, cả lớp bổ sung. - Nghe và nhắc lại nội dung. *HĐ3: Luyện đọc lại - HDHS đọc phân vai cả bài. - HDHS tìm giọng đọc hay. - HDHS đọc diễn cảm theo lối phân vai đoạn: Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ ...phiên toà sắp tới. - Cùng HS nhận xét, đánh giá. - 1 nhóm 3 HS sinh đọc. - HS nêu. - Nghe và đọc thầm. - Luyện đọc theo nhóm, các nhóm thi đọc. 4. Củng cố: + Em học tập được điều gì ở bác sĩ Ly ? (Lòng dũng cảm). 5. Dặn dò : YCHS đọc và trả lời các câu hỏi của bài Tiểu đội xe không kính. Toán Tiết 121: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số (qua tính diện tích hình chữ nhật). 2. Kĩ năng: Biết thực hiện phép nhân hai phân số. 3. Thái độ: HS tích cực tự giác học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp vẽ hình như SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : Tính : 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Thông qua bài toán ở SGK. 3.2. Nội dung bài: * HĐ1: Ví dụ a, Bài toán: SGK - Nêu bài toán: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng . - HS nêu bài toán. - Nghe và nhắc lại. + Để tính diện tích hình chữ nhật trên ta phải làm gì ? - Quan sát trên hình vẽ và nêu cách tính. + Hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ? + Hình vuông có diện tích bằng bao nhiêu ? + 1m + 1m2 . + Hình vuông gồm bao nhiêu ô vuông và mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu phần hình vuông(m2) ? + 15 ô vuông, mỗi ô có diện tích bằng 2 + Hình chữ nhật (phần tô màu) chiếm bao nhiêu ô? + Chiếm 8 ô . + Diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần m2? + Bằng 2 . + 8 và 15 là tích của những số nào ? - Trao đổi theo cặp, nêu và bổ sung. + Muốn tính diện tích hình chữ nhật trên ta phải làm thế nào ? + Muốn nhân hai phân số, ta làm thế nào ? b, Quy tắc: (SGK) - HS nêu. - HS đọc quy tắc trong SGK. * HĐ2: Luyện tập Bài 1 + 2 : - HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 1,2. - YCHS cả lớp làm vào vở nháp bài1, HSK,G làm cả bài 1 và 2. - Cùng HS nhận xét, đánh giá. - HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 1,2. - HS cả lớp làm vào vở nháp bài1, HSK,G làm cả bài 1 và 2, 2HS làm bài 1 trên bảng. - HSK,G nêu miệng bài 2. Bài 3 : - HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 1,2. - YCHS cả lớp làm bài vào vở, 1HS thực hiện và trình bày trên bảng lớp. - Chấm một số bài. - HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 1,2. - Cả lớp làm bài vào vở, 1HS chữa bài trên bảng lớp. - Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng : Bài giải Diện tích hình chữ nhật là: (m2) Đáp số: m2. 4. Củng cố: Cùng HS hệ thống nội dung bài và nhận xét giờ học. 5. Dặn dò : YCHS thuộc và ghi nhớ quy tắc thực hiện nhân phân số. Đạo đức Tiết 25: THỰC HÀNH KĨ NĂNG ĐẠO ĐỨC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học từ đầu kỳ II đến nay. 2. Kỹ năng: Nâng cao kỹ năng thực hành thông qua các bài tập. 3. Thái độ: Có thái độ đúng trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh thể hiện nội dung các bài đã học, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong giờ thực hành. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ thực hành. 3.2. Nội dung bài: * HĐ1: Hệ thống các bài đã học. - YCHS nêu lại tên các bài đạo đức đã học từ đầu kỳ II đến nay. - Nhận xét, chốt lại: 1. Yêu lao động. 2. Kính trọng, biết ơn người lao động. 3. Lịch sự với mọi người. 4. Giữ gìn các công trình công cộng. * HĐ 2: Làm việc cá nhân. - Nêu yêu cầu: + Hãy kể về ước mơ của em lớn lên em sẽ làm nghề gì ? + Để thực hiện ước mơ đó ngay từ bây giờ em phải làm gì ? - Cùng cả lớp nhận xét. * HĐ 3: Làm việc nhóm. - Chia nhóm, đưa ra các tình huống và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, xử lí. + Tình huống 1: Lan nghe thấy mấy bạn cùng lớp nhại lại tiếng người bán hàng rong Lan sẽ làm gì ? + Tình huống 2: Thành cùng các bạn chơi ngoài sân, chẳng may làm ngã một em học sinh lớp dưới. Thành sẽ làm gì ? + Tình huống 3: Huy và Sơn đang chơi đồ chơi của Sơn, chẳng may Huy làm hỏng đồ chơi của Sơn. Sơn và Huy sẽ làm gì khi đó ? - GV kết luận. * HĐ4: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát nói về người lao động. - YCHS làm việc cá nhân. - Cùng HS nhận xét, và giúp HS hiểu ý nghĩa các tục ngữ thành ngữ đó. - HS lần lượt kể tên các bài học. - Theo dõi. - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời. - 1 số HS trình bày. - Theo dõi. - Thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày - 1 số HS nêu 4. Củng cố: Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Nhắc nhở HS biết vận dụng những điều từ bài học vào cuộc sống hằng ngày. Lịch sử Tiết 25: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết từ thế kỉ XVI triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước bị chia cắt thành 2 miền: Nam triều và Bắc triều tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực. 2. Kỹ năng: Ghi nhớ các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: Tỏ thái độ không chấp nhận đất nước bị chia cắt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Việt Nam, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề qua nhà Hậu Lê để giới thiệu. 3.2. Nội dung bài: * HĐ1:Nguyên nhân nước ta bị chia cắt - YCHS dựa vào SGK để mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI. + Vua quan cuối thời Hậu Lê như thế nào ? *KL: Từ đầu thế kỉ XVI nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu. Vua ăn chơi xa xỉ, quan lại chia thành phe, phái đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc. * HĐ2: Sự phân tranh Trịnh – Nguyễn - YCHS đọc SGK. - YCHS trình bày cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn *KL: + Năm 1952, Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam – Bắc triều chấm dứt. + Sau năm 1952, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa đã xây dựng lực lượng, chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ. Trong khoảng 50 năm họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần. Cuối cùng phải lấy sông Gianh làm ranh giới chia đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong. - YCHS chỉ trên bản đồ giới tuyến phân chia Đàng Ngoài và Đàng Trong. * HĐ3: Hậu quả của sự phân tranh Trịnh Nguyễn - HDHS thảo luận về mục đích và hậu quả của cuộc đấu tranh Nam – Bắc triều theo nhóm. *KL: + Mục đích: Vì quyền lợi các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau. + Hậu quả: Đất nước bị chia cắt, nhân dân lao động cực khổ. - Đọc SGK, trả lời. - Ăn chơi sa đọa, không chăm lo triều chính và cuộc sống của dân. - Hoàn thành bài 1 ở VBT. - Thực hiện theo yêu cầu. -Trao đổi theo cặp,hoàn thành bài tập 2, 3 ở VBT. - 3, 5 HS trình bày và bổ sung trước lớp. - Lắng nghe. - HS thực hiện . - Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày. - Lắng nghe. 4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Về nhà học bài theo câu hỏi và SGK, chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013 Toán Tiết 122: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Củng cố cho HS cách thực hiện nhân số thập phân kết hợp giải toán. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số. 3. Thái độ : Giáo dục cho HS tính tích cực trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 3.2. Nội dung bài: * HĐ1 : Củng cố về nhân phân số Bài 1:Tính (theo mẫu) - HDHS đọc, hiểu yêu cầu, mẫu của bài tập. - Viết mẫu lên bảng: - Nêu cách thực hiện phép tính trên? - YCHS cả lớp làm bài v ... oàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS làm bài tập 2 tiết LTVC giờ trước. - Cùng HS nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 3.2. Nội dung bài: * HĐ1: Từ ngữ Bài 1: - HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. - YCHS làm bài vào VBT. - Nhận xét, chốt lại:Các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ ở SGK: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, bạo gan, quả cảm. * HĐ2: Luyện tập Bài 2: - HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. - YCHS thảo luận nhóm làm bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng: Tinh thần dũng cảm. Hành động dũng cảm. Người chiến sĩ dũng cảm. Nữ du kích dũng cảm. Em bé du kích dũng cảm. Dũng cảm xông lên. Dũng cảm nhận khuyết điểm. Dũng cảm cứu bạn. Dũng cảm trước kẻ thù. Dũng cảm nói lên sự thật. Dũng cảm chống lại cường quyền. Bài 3: - HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. - YCHS làm bài, nêu ý kiến. - Chốt lại lời giải đúng: + Gan góc - Chống chọi kiên cường, không lùi bước + Gan lì - Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì + Gan dạ - Không sợ nguy hiểm. Bài 4: - HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập - YCHS làm bài. - YCHS lên bảng thi điền đúng, nhanh - Nhận xét, chốt lời giải đúng: - Các từ lần lượt cần điền là: người liên lạc - can đảm - mặt trận - hiểm nghèo - tấm gương. - Nêu yêu cầu bài tập. - Làm bài vào VBT. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Thảo luận nhóm làm bài. - Đại diện nhóm trình bày. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Làm bài, nêu ý kiến. - Lắng nghe - Làm bài theo nhóm. - 1,2 HS làm bài trên bảng. - Nêu miệng kết quả. - HS đọc bài hoàn chỉnh. 4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Về nhà học bài, ghi nhớ các từ ngữ được cung cấp trong tiết học. Thể dục Tiết 50: BÀI 50 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Chơi trò chơi chạy tiếp sức ném bóng vào rổ. 2. Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân, động tác nhảy nhẹ nhàng. Biết cách so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, hăng say tập luyện ở lớp, ở nhà. II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. - Phương tiện: 1 còi, sân chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: A. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - YCHS khởi động. B. Phần cơ bản: a) Ôn tập bài thể dục phát triển chung. - GV nêu yêu cầu. - Chia tổ tập luyện. - GV quan sát, sửa sai giữa các lần tập. b) Nhảy dây kiểu chụm hai chân. - GVHDHS thực hiện cách so dây, chao dây, quay dây và tư thế bật nhảy. c) Trò chơi: chạy tiếp sức ném bóng vào rổ. - GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, luật chơi, HDHS chơi thử, GV nhận xét, sửa sai. - GV nhận xét, biểu dương. C. Phần kết thúc: - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. - Cán sự điều khiển. - Đứng vỗ tay hát. - Xoay các khớp cổ tay cổ chân. - Chạy tại chỗ. - Tổ trưởng điều khiển, cả lớp tập luyện(2 lần). - HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thực hiện cá nhân. - Chơi trò chơi: chạy tiếp sức ném bóng vào rổ. - Chơi thử 1 – 2 lần. - Chơi cả lớp. - Thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh. - Nêu nội dung chính của bài. - Tập lại các động tác đã học. Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2013 Toán Tiết 125: PHÉP CHIA PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia phân số. 2. Kỹ năng: Làm được các bài toán liên quan đến phép chia phân số. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình chữ nhật vẽ trên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ học ). 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 3.2. Nội dung bài: * HĐ1: Ví dụ: (SGK trang 135). - Nêu ví dụ bằng hình vẽ trên bảng. - YCHS nêu lại cách tính chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng. - Ghi phép chia lên bảng: - Nêu cách chia hai phân số: (SGK trang 135), trong ví dụ trên phân số được gọi là phân số đảo ngược của phân số . * Từ đó ta có: = - Chiều dài hình chữ nhật là: m - YCHS thử lại bằng phép nhân. + Muốn chia một phân số cho một phân số, ta làm thế nào ? * Quy tắc ( SGK ) * HĐ2: Thực hành Bài 1: - HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. - YCHS cả lớp làm 3 số đầu, HSK,G làm cả bài. - Kiểm tra, thống nhất kết quả bài làm đúng. Bài 2: - HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. - YCHS làm bài vào nháp - Cùng HS thống nhất cách thực hiện và kết quả. Bài 3 + 4 : - HDHS đọc, hiểu yêu cầu bài tập 3,4. - YCHS cả lớp làm bài 3a, HSK,G làm bài 3b và bài 4 ra nháp - Kiểm tra, chốt kết quả đúng: * HDHS: Lấy tích chia cho phân số thứ nhất thì được phân số thứ hai, lấy tích chia cho phân số thứ hai thì được phân số thứ nhất. Bài 4: Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: (m) Đáp số: m. - HS nhắc lại ví dụ. - HS nêu cách tính và phép tính. - Lắng nghe, theo dõi. - Thực hiện lại ở vở nháp. - HS nhắc lại. - 2 HS đọc ở SGK, cả lớp đọc thầm. - HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. - HS cả lớp làm 3 số đầu, HSK,G làm cả bài, 5 HS lên bảng viết phân số đảo ngược. - Phân số đảo ngược của các phân số đã cho lần lượt là: ; ; ; ; - HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. - HS cả lớp làm bài vào nháp, 3 HS thực hiện và trình bày trên bảng lớp. a ) b) c) - HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm bài 3a, HSK,G làm thêm bài 3b và bài 4 ra nháp. - 6 HS thực hiện trên bảng lớp. a) - HS nêu miệng bài giải 4. 4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Về nhà học bài. Tập làm văn Tiết 50: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được hai cách mở bài: Mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. 2. Kỹ năng: Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn miêu tả cây cối. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh về một vài cây hoa để học sinh quan sát, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu lại bài tập 3 của tiết TLV giờ trước. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học. 3.2. Nội dung bài: * HĐ1: HD HS nhận biết hai cách mở bài Bài 1: - HDHS đọc, hiểu yêu cầu của bài. - YCHS đọc thầm đoạn văn mở bài và trả lời. - Nhận xét: Kết luận: Điểm khác nhau giữa hai cách mở bài + C1: Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay cây hoa cần tả. + C2: Mở bài gián tiếp: Nói về mùa xuân các loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. *HĐ2: Luyện tập Bài 2: Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn văn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng, cây mai hoặc cây dừa. - HDHS đọc, hiểu yêu cầu của bài. - Nhấn mạnh vào yêu cầu của bài, HDHS quan sát tranh. a) Cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường. b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai. c) Đầu xóm có một cây dừa. - YCHS làm bài vào VBT. - YCHS đọc đoạn văn của mình. - Nhận xét, đánh giá. Bài 3: Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết a) Cây đó là cây gì ? b) Cây được trồng ở đâu ? c) Cây do ai trồng ? trồng vào dịp nào ? d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào ? - HDHS đọc, hiểu yêu cầu của bài. - YC cả lớp quan sát, đọc thầm dàn ý ở SGK - HDHS quan sát tranh, ảnh một số cây, hoa. - Nhận xét, sửa lỗi. Bài 4: Dựa vào các câu trả lời trên viết một đoạn văn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả. - HDHS đọc, hiểu yêu cầu của bài. - YCHS viết bài và đọc bài viết của mình. - Nhận xét, cho điểm. - HS đọc, hiểu yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm và trả lời. - Theo dõi, nhận xét . - Lắng nghe. - HS đọc, hiểu yêu cầu của bài. - Lắng nghe, xác định rõ yêu cầu của bài. - Quan sát một số cây. - HS làm bài vào VBT. - 3 HS đọc đoạn văn. - Theo dõi, nhận xét. - HS đọc, hiểu yêu cầu của bài. - Quan sát, làm bài, nêu miệng kết quả. - HS đọc, hiểu yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở và 5 HS đọc bài viết của mình trước lớp. 4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Về nhà học bài. Hoàn chỉnh bài 4. Khoa học Tiết 50: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. - Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan. 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng, lạnh. - Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình ảnh minh họa SGK, VBT, nhiệt kế. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: + Để tránh tác hại cho mắt do ánh sáng mạnh gây nên ta phải làm gì ? 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: + Thời tiết hôm nay thế nào? Em thấy nóng hay lạnh? 3.2. Nội dung bài: * HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt - YCHS quan sát hình minh họa ở trang 100, trả lời câu hỏi ở SGK. - YCHS quan sát nhiệt kế, nêu nhận xét. - Kết luận như SGK. * HĐ 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế. - Giới thiệu về hai loại nhiệt kế: đo nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ không khí. - HDHS cách đọc nhiệt kế. - YCHS thực hành đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ của nước. - Nhận xét, kết luận. - Đọc sách, trả lời câu hỏi. - Quan sát, nêu nhận xét. - Lắng nghe. - Quan sát, ghi nhớ. - Lắng nghe, quan sát. - Thực hành theo hướng dẫn. - Lắng nghe. 4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét tiết học. 5. Dặn dò:Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 25 1. Hạnh kiểm: - Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép. - Trong lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức xảy ra. 2. Học tập: - Các em đã chuẩn bị đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập. - Trong lớp chú ý nghe giảng. - Học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ. - Cần nhắc nhở một số em ý thức học tập còn yếu: Đông, Khánh, Sơn 3. Thể dục vệ sinh: - Thể dục: tương đối đều. - Vệ sinh lớp học sạch sẽ, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. - Vệ sinh khu vực sạch sẽ. 4. Hoạt động khác: - Tham gia đầy dủ các hoạt động của Đội và nhà trường. - HĐNGLL lên lớp đầy đủ, nhiệt tình. - Biết giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp. 5. Phương hướng tuần sau: - GDHS thực hiện ATGT, phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ sau tháng Tết, phòng chống đuối nước. - Phòng chống bệnh giao mùa.
Tài liệu đính kèm: