I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và các nhân vật thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)
II. Chuẩn bị: Tranh phóng to. Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động:
TUẦN 14 ?&@ Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012 TẬP ĐỌC: CHUỖI NGỌC LAM I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và các nhân vật thể hiện được tính cách nhân vật. - Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.) II. Chuẩn bị: Tranh phóng to. Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: - Gọi HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn và TLCH . - Gv nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới: a. Giới thiệu : Giới thiệu chủ điểm - Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: - Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp: + Đọc nối tiếp lần 1: GV phát hiện thêm lỗi đọc sai, ghi bảng âm cần rèn, sửa cho học sinh. + Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải: lễ Nô-en, giáo đường. + Đọc nối tiếp lần 3: hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng ở câu văn dài. - GV đọc diễn cảm bài văn. c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. + CH1: Cô bé mua chuổi ngọc lam để tặng ai? + CH 2: Em có tiền mua chuổi ngọc không? - HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi: + CH3: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì? + CH4: Dành cho HS khá, giỏi. Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao về chuổi ngọc lam? + Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này? - GV tóm tắt 3 nhân vật trong câu truyện điều nhân hậu tốt bụng. - Em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện là gì? d. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm: - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp cả bài, cả lớp cùng trao đổi nêu giọng đọc cả bài. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 2. - GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc đoạn đó, yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm giọng đọc hay đối với đoạn đó. - GV đọc mẫu. - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. Tổ chức HS thi đọc diễn cảm, yêu cầu cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc phân vai. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. - Về nhà tập đọc diễn cảm. - Chuẩn bị: “Hạt gạo làng ta”. - Nhận xét tiết học - 2 HS mỗi em đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo từng đoạn. - Lớp nhận xét. - HS lắng nghe quan sát trnh chủ điểm. - HS nghe nhắc lại tựa bài. - Bài văn được chia làm hai đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến yêu quý. + Đoạn 2: còn lại - Lần lượt HS đọc từng đoạn. - Nhận xét từ, âm, bạn phát âm sai. - HS luyện phát âm. - HS đọc lượt 2, đọc phần chú giải, nêu cách hiểu nghĩa từ. - HS đọc lượt 3 biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu - HS lắng nghe nắm cách đọc. - HS đọc to, lớp đọc thầm tìm hiểu TLCH - Cô bé mua chuổi ngọc lam để tặng chị nhân ngày nô-en. - Em không đủ tiền mua chuỗi ngọc. Em chỉ có một nắm xu, là số tiền đập con lợn đất. - HS đọc to, lớp đọc thầm tìm hiểu TLCH + Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm Pi-e không? Chuỗi ngọc là thật? Pi-e bán với giá bao nhiêu? + Vì em bé mua bằng tất cả số tiền em dành dụm được. + Ba nhân vật trong truyện là những người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau. *Ý nhgĩa:Ca ngợi những nhân vật trong truyện là những người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác. - Nêu giọng đọc của bài: chậm rãi, nhẹ nhàng, trầm lắng. - Nêu giọng đọc của hai nhân vật: xúc động, nghẹn ngào. - HS lắng nghe nắm cách đọc. - HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi. - 3-4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. - Tổ chức HS đóng vai nhân vật đọc đúng giọng bài văn. - Lớp nhận xét. - HS nêu, lớp nghe khắc sâu kiến thức. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: KHOA HỌC: GỐM XÂY DỰNG : GẠCH - NGÓI I. Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói và công dụng của chúng. - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. GDBVMT (Liên hệ):Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị các tranh trong SGK. Chuẩn bị vài viên gạch, ngói khô và chậu nước. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: Đá vôi. - Kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà em biết? - Nêu tính chất và lợi ích của đá vôi? - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Gốm xây dựng: Gạch, ngói” b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: v Hoạt động 1: Thảo luận. *Mục tiêu: Giúp HS kể được tên một số đồ gốm. Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ. - GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận: sắp xép các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm. + Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì? + Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào? - Cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, chốt ý, Kết luận. v Hoạt động 2: Quan sát. *Mục tiêu: HS nêu được công dụng của gạch ngói. - GV chia nhóm để thảo luận, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát Sgk trang: 56, 57. - Nêu tên các vật liệu và công dụng của nó trong các hình . - Mái nhà ở hình 5 được lợp bằng ngói ở hình nào ? - Mái nhà ở hình 6 được lợp bằng ngới ở hình nào ? - GV nhận xét, chốt ý. Kết luận: Có nhiều gạch và ngói gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà. Ngói dùng để lợp mái nhà . v Hoạt động 3: Thực hành. *Mục tiêu: HS biết được tính chất của gạch ngói. * Phương pháp “Bàn tay nặn bột” - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình: + Quan sát mẩu gạch, ngói em thấy gì? + Làm thực hành: Thả một mẩu gạch hoặc ngói khô vào nước, nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra. Giải thích hiện tượng đó. + Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói + Nêu tính chất của gạch ngói *Kết luận: Gạch , ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí & dễ vỡ. vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 57 SGK. - Chuẩn bị bài: “Xi măng”. - Nhận xét tiết học . - HS trả lới cá nhân. - Lớp nhận xét. - Nghe nhắc lại tựa bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các thông tin & tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy khổ to - Các nhóm treo sản phẩm trên bảng & cử người trình bày - Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét . - Tất Gạch, ngói hoặc nồi đất, được làm từ đất sét , nung ở nhiệt độ cao & không tráng men . Đồ sành , sứ đều là những đồ gốm được tráng men . Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng , cách làm tinh xảo . - Vài HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các bài tập ở mục quan sát tr.56,57 SGK . - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Hình 1(gạch ): Dùng để xây tường. 2.a (gạch ): Dùng để lát sàn hoặc vỉa hè. 2.b( gạch ): Dùng để lát sàn nhà. 2.c ( gạch: Dùng để ốp tường. 4( ngói ): Dùng để lợp mái nhà. - Hình 4C. - Hình 4A. - Vài HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và thực hành. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành & giải thích hiện tượng + Thấy có rất nhiều lổ nhỏ li ti - Thấy vô số bọt nhỏ từ viên gạch hoặc viên ngói thoát ra, nổi lên mặt nước. Giải thích: Nước tràn vào các lỗ nhó li ti của viên gạch hoặc viên ngói, đẩy không khí ra tạo thành các bọt khí. + Nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói thì nó sẽ vỡ + Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí & dễ vỡ. - Vài HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức. - Vài HS nêu, lớp nghe khắc sâu kiến thức. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: TOÁN: CHIA SỐ TỰ NHIÊN CHO SỐ TỰ NHIÊN THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. * Bài tập cần làm: Bài1a, 2. II. Chuẩn bị: Phấn màu. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: Gọi HS nêu lại cách chia nhẩm số thập phân cho 10, nhân nhẩm cho 0,1; ... - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập - Nhận xét, ghi điểm . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài b. HD thực hiện phép chia: - Gọi 1 HS đọc đề toán ở ví dụ 1 SGK + Muốn biết cạnh của sân dài bao nhiêu mét ta làm thế nào ? + GV ghi phép chia lên bảng: 27 : 4 = ? (m) + HD HS thực hiện phép chia gọi 1HS làm trên bảng lớp làm vào vở nháp. + Gọi vài HS nêu kết quả . Vậy 27 :4 = 6,75 (m) + HS nêu cách chia. - GV viết ví dụ 2 lên bảng : 43:52 = ? + Phép chia này có thực hiện tương tự như phép chia 27 : 4 được không? Tại sao? + HD HS thực hiện phép chia bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia 43 : 52 thành phép chia 43,0 : 52 + Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép chia, cả lớp làm vào giấy nháp. + Gọi vài HS nêu miệng kết quả. - Nêu qui tắc chia 1 STN cho 1 STN mà thương tìm được là 1 số thập phân? + GV ghi bảng qui tắc, gọi vài HS nhắc lại. c. Thực hành: Bài 1a: HSKG có thể làm thêm 1 trong 3 phép tinh ở bài b. - Gọi HS nêu yêu cầu. (Đặt tính rồi tính) - Gọi 3 HS lên bảng, cho lớp làm vào vở. - GV nhận xét chấm chữa bài. Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề, phân tích tóm tắt bài toán. Tóm tắt : 25bộ hết : 70m 6 bộ hết :m? - Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở. - GV nhận xét chấm chữa bài. Bài 3: Dành HS khá, giỏi - Viết các PS thành STP - HD HS giải tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. - Chấm một số vở, nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại quy tắc chia. - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập - Nhận xét tiết học - HS nêu qui tắt, lớp theo dõi nhận xét. - Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm HS1: 12,35 : 10 ...12,35 x 0,1 HS2: 45,23 : 100 .45,23 x 0,01 - Lớp nhận xét, sửa bài. - Nghe nhắc lại tựa bài. - 1HS đọc ,cả lớp đọc thầm . + Lấy chu vi chia cho 4 . - HS thực hiện trên bảng, lớp làm nháp. 27 4 30 6,75 (m) 20 0 + HS nêu kết quả, lớp nhận xét. *Lấy 27 chia cho 4 , được 6 ,viết 6 ;6 nhân 4 bằng 24 ;27 trừ 24 bằng 3 ,viết 3 . *Để chia tiếp, ta viết dấu phẩy vào bên phải 6 và viết thêm chữ số 0 vào bên phải 3 được 30 .30 chia 4 được 7, viết 7 ; 7 nhân 4 bằng 28 ; 30 trừ 28 bằng 2 ,viết 2. *Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2 được 20; 20 trừ 20 bằng 0 ;viết 0 . - Theo dõi . + Không thực hiện được vì số bị chia 43 bé hơn số chia 52. + HS theo dõi . 43,0 52 1 40 0,82 36 - HS nêu như SGK . + Vài HS nhắc lại . 1/ HS nêu yêu cầu. - 3HS lên bảng, cho lớp làm vào vở. a)12 : 5 = 2,4; 23 : 4 = 5,75; 882 : 36 = 24,5 b) HSKG 15 : 8 = 1,875; 75 : 12 = 6,25 2/ HS đọc đề, phân tích tóm tắt bà ... vở . - Nhận xét, Chấm chữa bài. Bài 3: HSKG (H/dẫn HS giải tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm) - Chấm một số vở, nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - Nêu Q/tắc chia 1 số thập phân cho 1 số TP - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập - Nhận xét tiết học - 3HS lên bảng thực hiện. - Lớp nhận xét. - Nghe nhắc lại tựa bài. - 1 HS đọc cả lớp đọc thầm . - Ta lấy 23,56 chia cho 6,2 . 23,56 : 6,2 = (23,56 x 10) : (6,2 x 10) = 235,6 : 62 = 3,8. + Ta chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia 235,6 : 62 bằng cách nhân số bị và số chia với cùng 1 số sao cho số chia (6,2) trở thành số tự nhiên (62) . + HS thực hiện . - HS nghe . - HS nêu ví dụ, làm nháp rồi nhận xét. + Gồm 2 bước : -Bước 1 : Đếm chữ số ở phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số rồi dịch chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. -Bước 2 : bổ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia . - HS nêu . - HS theo dõi . - Vài HS nhắc lại . 1/ HS nêu yêu cầu - HS nhắc lại quy tắc chia. - 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở, sửa bài. a)197,2 58 b) 821,6 52 232 3,4 301 1,58 416 c) 1288 0,25 38 51,52 130 50 2/HS đọc đề – Tóm tắt – Giải. 1lít dầu cân nặng là: 3,42:4,5= 0,76 (kg) 8 lít dầu cân nặng là: 0,76 ´8=6,08 (kg) Đáp số: 6,08 kg - Cả lớp nhận xét, sửa bài. Bài tập tìm x: x × 2,5 + x × 3 = 45,45 3/HS đọc đề, thực hiện, sửa bài. Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1) Vậy 429,5 m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và thừa 1,1 m vải. Đáp số: 153 bộ quần áo; thừa 1,1 m vải. - HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu KT. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: THỂ DỤC: (GV bộ môn giảng dạy) TẬP LÀM VĂN: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I. Mục tiêu: - Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung theo gợi ý của SGK. *GDKNS:-Ra quyết định/ giải quyết vấn đề -Hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp) II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn bảng so sánh như SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: HS nhắc lại nội dung biên bản . - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Gv gọi hs đọc yêu cầu và gợi ý trong SGK - Yêu cầu HS gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. - Gv giúp học sinh nắm lại : + Những người lập biên bản là ai? + Thể thức trình bày. + Nội dung loại hình biên bản. - Gv gợi ý: Có thể chọn bất kì một cuộc hợp nào mà em từng chứng kiến hoặc tham dự. + Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra trong thời gian nào ? - Gv gọi một số hs nói trước lớp biên bản viết về vấn đề gì? - Cho HS đọc 3 phần chính của biên bản cuộc họp. - Cho HS làm bài theo nhóm 4. * Giáo dục kĩ năng sống: Trao đổi nhóm Hợp tác (hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp). - Cho HS trình bày kết quả . - GV nhận xét và ghi điểm những biên bản viết tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh) 3. Củng cố - dặn dò: - Về nhà sửa lại biên bản vừa lập ở lớp ; quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của 1 người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lần lượt nhắc lại nội dung biên bản - Cả lớp nhận xét. - Nghe nhắc lại tựa bài. -1 HS đọc, cả lớp đọc thầm SGK . - HS đọc gạch: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội. - HS trao đổi trả lời, lớp nhận xét bổ sung. - Đại diện các nhóm nói biên bản sẽ lập. - HS đọc 3 phần chính của biên bản cuộc họp, lớp theo dõi để biết cách trình bày. - HS làm bài vào vở theo nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày biên bản đã lập. - Các nhóm khác nhận xét, rút kinh nghiệm và sửa chữa, bổ sung. Bình chọn nhóm viết biên bản tốt. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: BUỔI CHIỀU Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: GIỮ LẤY MÀU XANH (Tiết 2- Tuần 14 - Vở thực hành) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Giúp HS đọc truyện: “Chị Hà” và trả lời được các câu hỏi ở vở thực hành. - Viết đoạn văn tả ngoại hình của Cha-li qua câu chuyện về cậu bé. II/ Các hoạt động dạy- học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. - Gọi 2 HS nối tiếp đọc bài “Chị Hà”. - Hướng dẫn HS tìm hiểu và TL các CH. - Cho HS thực hiện vào vở. - Gọi HS nêu kết quả. - GV nhận xét, chấm chữa bài. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Gợi ý quan sát những tấm ảnh chụp cậu bé Cha-li để chọn một số nét tiêu biểu về ngoại và thể hiện tình cảm, sự khâm phục với Cha-li. - Gợi ý HS tìm ý: + Em cần tả gì về đặc điểm ngoại hình? (Hình dáng, khuôn mặt, đôi mắt, mái tóc, hàm răng, cách ăn mặc, ...). - Hướng dẫn HS xác định câu mở đoạn (nêu ý toàn đoạn, đặc điểm sẽ tả). - Cho HS làm bài vào vở. - Yêu cầu vài HS đọc đoạn văn đã viết. - Hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn; biết cách dùng từ đặt câu, lời văn sinh động, gợi tả, .... - GV nhận xét, chấm chữa bài. 3/ Củng cố, dặn dò: - Dặn về đọc lại bài và hoàn thành bài tập. - Nhận xét tiết học 1/ Đọc yêu cầu đề bài. - 2HS nói tiếp đọc, lớp đọc thầm, tìm hiểu làm bài vào vở. - Vài HS nêu kết quả, lớp nhận xét sửa bài. - Đáp án: a) Tả xen kẽ ngoại hình và hoạt động của chị Hà. b) Những nốt tàn nhang và vòng tóc mai uốn cong. c) Vòng tóc mai uốn cong như dấu hỏi lộn ngược. 2/ Đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm xác định yêu cầu đề bài. - Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn tả ngoại hình. - HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV để tìm ý. - HS nghe nắm cách làm bài. - HS làm bài vào vở. *Ví dụ: Tả ngoại hình Chi-li Quan sát tấm ảnh chụp em mới thấy cậu bé Cha-li là một người thật nhân hậu biết bao. Cậu có khuôn mặt khôi ngôi tuấn tú. Chiếc mũi dọc dừa cao cao. Vầng tráng rộng toát lên sự thông minh lanh lợi. Đôi mắt ánh lên vẻ hiền từ khó tả trông cậu ấy như người lớn tuổi. Cậu nở nụ cười thật quyến rũ và dễ mến. Em rất khâm phục hành động của cậu ấy, mới chỉ 7 tuổi mà cậu lại có một việc làm thật đáng khen. - Vài HS đọc bài văn vừa làm. - Lớp nhận xét, sửa bài, học tập những đoạn văn hay của bạn. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: LUYỆN VIẾT: BÀI 14 (N): “Nghề đan lát ở Bao La” (Tiết 2) I/ Mục tiêu: 1/ Giúp học sinh rèn luyện chữ viết + Viết đúng mẫu chữ hoa: N, B, L, Q, P, Đ, T, H, C, M. + Viết đều nét bài “Nghề đan lát ở Bao La” với mẫu chữ nghiêng. + Viết đúng khoảng cách giữa các chữ. 2/ Luyện viết giống chữ bài mẫu; đọc, ngẫm nghĩ và ghi nhớ nội dung tri thức trong bài viết. 3/ Rèn tính cẩn thận, ý thức “Giữ vở sạch –viết chữ đẹp” cho học sinh. II/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Giáo viên đọc: + Yêu câu HS đọc + Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết. 2. Tìm hiểu đoạn viết: - Số lượng câu trong đoạn viết. - Các chữ được viết hoa. 3. Tìm hiểu cách viết: - Độ cao của các nhóm con chữ. - Độ rộng của các con chữ. - Khoảng cách giữa các chữ. 4. Cách trình bày: - Bài viết được trình bày trên mẫu chữ viết nào? 5. Luyện viết các chữ hoa: Mẫu nghiêng N, B, L, Q, P, Đ, T, H, C, M. Các từ viết hoa Bao La, Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, biển Đông, Chùa, Đình, Hóp, Đông, Cầu, Chợ. 5. Viết bài: 6. Nhận xét bài viết: + Học sinh đọc đoạn viết ( 4 HS) + HS tìm hiểu phát biểu, lớp nhận xét bổ sung. - Học sinh trả lời + Gồm 2 đoạn có 5 câu. + 10 chữ hoa: N, B, L, Q, P, Đ, T, H, C, M. - Học sinh trả lời, lớp bổ sung: 1ly, 1,5 ly, 2 ly, 2,5 ly. - Độ rộng của các con chữ 1 ô ly. + Khoảng cách giữa các chữ : ô 1 ly + Mẫu chữ: Đứng. + HS lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách viết và trình bày bài viết. + Học sinh viết đoạn 1 của bài viết vào vở. + Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: Toán: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (Tiết 2- Tuần 14-Vở thực hành) I. Mục tiêu: - Củng cố phép chia số thập phân cho số thập phân; tìm X. - Làm được các bài tập ở vở thực hành. II. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Các hoạt động: Hướng dẫn Hs làm các bài tập ở vở thực hành. - Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Hướng dẫn HS tính. - Cho HS nhắc lại qui tắt chia. - Cho HS làm vào vở, 2HS lên bảng. - GV nhận xét, chấm sửa bài. - Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. - Cho HS làm vào vở, 2HS lên bảng. - GV nhận xét, chấm sửa bài. - Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. + Cho HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết. + Cho HS làm vào vở thực hành. + GV nhận xét, chấm sửa bài. - Bài 4: Hướng dẫn HS KG làm vào vở + GV nhận xét, sửa bài. 2. Củng cố - dặn dò: - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - Xem trước bài học sau. - Nhận xét tiết học. 1/ HS đọc yêu cầu đề bài. - HS nhắc lại qui tắt chia. - HS làm vào vở thực hành, 2HS lên bảng. a) 39,44 : 2,9 = 13,6 b) 52,2 : 4,35 = 12 - HS nhận xét, sửa bài. 2/ HS đọc, nắm yêu cầu rồi làm bài vào vở. a) 4,108 : 2,6 = 1,58 b) 3,864 : 1,25 = 3,0912 - HS nhận xét, sửa bài. 3/ HS đọc, nắm yêu cầu rồi làm bài vào vở. a) X x 4,5 = 5,625 b) 3,45 x X = 72,45 X = 5,625: 4,5 X = 72,45 : 3,45 X = 1,25 X = 21 - HS nhận xét, sửa bài. 4/ HS đọc đề, làm vào vở. Phép chia 72,435 : 3,4 có số dư là: 0,0004 - Lớp nhận xét, sửa bài. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: SINH HOẠT I/ Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê. II/ Hoạt động dạy - học: HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOAÏT ÑOÄNG HOÏC 1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua: + Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình. + GV đánh giá chung: * Ưu điểm: - Có tiến bộ trong học tập: - Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao. * Nhược điểm: - Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học. - Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm. 2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: - Tổ dành nhiều bông hoa điểm 10 là: + + 3/Phương hướng tuần tới: - Duy trì các nề nếp đã có. - Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo VN 20/11. Phong trào bông hoa điểm 10. - Lớp trưởng nhận xét - HS lắng nghe .nhận xét bổ sung thêm - Các tổ báo cáo: * Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình : + Học tập + Lao động Vệ sinh + Nề nếp, đạo đức,. + Các phong trào thi đua + ------------------- + ------------------ - Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: .... - Tổ .. nhất - Tổ .. nhì - Tổ .. ba - Cả lớp phát biểu ý kiến, xây dựng phương hướng. Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH Kiểm tra ngày.thángnăm 2012 Tổ trưởng Kiểm tra ngày.thángnăm 2012 Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: