Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

I.Mục tiêu:

 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 13.

- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

II. Lên lớp:

1. Nhận xét, đánh giá tuần 14.

Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT
1. Tập trung toàn trường- chào cờ.
	2. Sinh hoạt chủ nhiệm.
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 13.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét, đánh giá tuần 14.
Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.
 2. Triển khai kế hoạch tuần 15:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 15.
 	 - Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
- Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến.
- Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Nhắc nhở động viên học sinh đóng góp các loại quỹ theo quy định.
3. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về Vệ sinh cá nhân: Rửa tay.
+ Xác định được vì sao phải rửa tay ? 
+ Quy trình các bước rủa tay.
 + Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ tay sạch sẽ cho bane thân và các em nhỏ.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt công việc tuần tới.
Tiết 2: TẬP ĐỌC
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
	- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
	- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em mình được học hành.
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. HS khá giỏi trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ ghi đoạn 3.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Tùy theo từng đối tượng, yêu cầu đọc thuộc lòng các khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Chia đoạn bài văn và yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho khách quý. 
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến chém nhát dao.
 + Đoạn 3: Tiếp theo đến xem cái chữ nào !
 + Đoạn 4: Phần còn lại
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc tên người dân tộc và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài văn, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo trân trọng và thân tình như thế nào ? 
 + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ" ?
 - Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi:
+ Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
* HĐ2: Luyện đọc diễn cảm 
 + Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn đoạn.
 + Treo bảng phụ ghi đoạn 3 và hướng dẫn đọc: giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu hs Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Hiểu biết và nắm được khoa học, con người sẽ thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Vì vậy, các em phải cố gắng học tập cho tốt để cuộc sống luôn vươn lên.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Về ngôi nhà đang xây.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- Luyện đọc nhóm đôi.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
- Nhà sàn chật ních; họ mặc quần áo như đi hội, trải đường đi 
- Mọi người ùa theo để xem cái chữ, im phăng phắc khi xem viết và cùng hò reo.
-Ham học, ham hiểu biết. Hiểu chữ viết mang lại sự hiểu biết, hạnh phúc, ấm no.
 + HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời 
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Các HS xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài 
Chú ý
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân (BT1a, b, c).
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn (BT2a, BT3).
- HS khá giỏi làm 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định .
2/ Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu HS:
 + Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
 + Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Luyện tập. 
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Thực hành
- Bài 1 ..Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính trong câu a, b, c; yêu cầu làm vào bảng con và trình bày cách làm. 
 + Nhận xét , sửa chữa.
a) 17,55 : 3,9 = 4,5 b) 0,603 : 0,09 = 7,9
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
- Bài 2 . Rèn kĩ năng vận dụng để tìm x.
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Yêu cầu nêu cách tìm thừa số.
 + Hỗ trợ: Câu b và câu c: Thực hiện phép tính ở vế phải rồi mới tìm x.
 + Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện và trình bày kết quả.
 + Nhận xét sửa chữa.
a) x = 40 b) x = 3,57 c) x = 14,28
- Bài 3 . Rèn kĩ năng giải các bài toán có lời văn 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.	
 + Ghi bảng tóm tắt và hướng dẫn: 
Tóm tắt:
5,2 lít dầu nặng : 3,952kg 
? lít dầu nặng: 5,32kg
 + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng. 
 + Nhận xét, sửa chữa.
 Đáp số: 7 lít
* HĐ2: Củng cố .
- Yêu cầu nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách chính xác và nhanh chóng.
5/ Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu. 
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu và treo bảng nhóm trình bày:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Chú ý.
Tiết 4: KHOA HỌC 
THUỶ TINH
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết một số tính chất của thủy tinh. 
- Nêu được công dụng của thủy tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh. 
- HS khá giỏi kể tên được một số vật liệu dùng để sản xuất ra thủy tinh. 
-BVMT: Từ việc nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh. Gv liên hệ về ý thức bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên hợp lý tránh sự suy thoái về tài nguyên.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình và thông tin trang 60-61 SGK.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định .
2/ Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu công dụng và tính chất của xi măng.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Thủy tinh sẽ giúp các em biết một số tính chất và công dụng của thủy tinh.
4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận .
- Mục tiêu: HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nhóm đôi:
 . Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh.
 . Nêu nhận xét về những đồ dùng bằng thủy tinh.
 + Nhận xét, kết luận: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
* Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin 
- Mục tiêu: 
 + Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất thủy tinh. 
 + Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 61 SGK.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, kết luận: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
. BVMT: Từ việc nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh. Gv liên hệ về ý thức bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên hợp lý tránh sự suy thoái về tài nguyên.
 * HĐ3: Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
 Thủy tinh cứng, giòn, dễ vỡ; khi vỡ, sẽ tạo nên những mảnh rất bén dễ gây nguy hiểm. Vì vậy, các em phải cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng bằng thủy tinh.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học và cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng bằng thủy tinh.
- Chuẩn bị bài Cao su.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu:
 + Chai, lọ, bóng đèn, li, cốc, 
 + Trong suốt, cứng, dễ vỡ.
- Nhận xét, bổ sung. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu;
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: CHÍNH TẢ
Nghe-viết
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. 
	- Làm được BT2a/b.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng nhóm kẻ nội dung BT2.
- Phiếu phô tô nội dung cần điền ở BT3a. 
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu viết những tiếng có âm đầu ch/tr hoặc có vần au/ao. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết 
- Yêu cầu đọc đoạn văn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo từ Y Hoa lấy trong gùi ra đến hết.
- Yêu cầu nêu nội dung của đoạn văn.
- Ghi bảng những từ dễ viết sai, những từ ngữ khó và hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:
 + Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định, đúng các kiểu câu: câu đối thoại, câu cảm, câu hỏi.
 + Trình bày sạch sẽ, đúng theo hình thức đoạn văn xuôi.
- HS gấp sách; GV đọc rõ từng câu, từng cụm từ.
- Đọc lại bài chính tả.
- Chấm chữa 8 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 2 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2a.
 + Hỗ trợ HS hiểu yêu cầu: Tìm tiếng  ... iáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : 
2. Bài mới :
3 . phát triển các hoạt động : 
* Hoạt động1 : GV kể 
- GV chỉ vào từng tranh và kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV giải nghĩa 1 số từ khó hiểu: tai biến, miễn dịch.
* Hoạt động2 : Học sinh kể 
* HS kể chuyện trong nhóm:
Lưu ý: HS không cần kể đúng nguyên văn chỉ cần kể được ND cốt truyện, đúng trình tự và những chi tiết tiêu biểu.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
* HS thi kể chuyện trước lớp. 
-Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.	
-GV nhận xét ,tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò .
- Cho HS nhắc lại ND
-Vn hoàn thành lại bài tập.
Hát vui. 
Hoạt động cá nhân,lớp
- 3-4 Hs nhắc lại .
Hoạt động nhóm, lớp.
-HS tập kể trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét- bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS kể từng đoạn của chuyện.
HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: TẬP ĐỌC
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. 
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. 
- HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ ghi khổ thơ 1 và khổ thơ 2.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Tùy theo từng đối tượng, yêu cầu đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Cho xem tranh minh họa và giới thiệu: Tác giả Đồng Xuân lan sẽ cho các em thấy sự đổi mới hàng ngày của đất nước ta qua bài Về ngôi nhà đang xây. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu từng nhóm HS nối tiếp nhau theo từng khổ thơ trong bài.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc tên người dân tộc và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài thơ, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Tìm những chi tiết nói lên hình ảnh ngôi nhà đang xây ?
+ Giàn giáo, trụ bê tông, bác thợ nề với cái bay, 
 + Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây ?
+ Trụ bê tông giống mầm cây, ngôi nhà tựa bài thơ sắp làm xong, ngôi nhà như trẻ nhỏ
 + Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà sống động và gần gũi ?
+ Tựa vào, thở ra, đứng ngủ, mang hương, lớn lên.
 + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta ? 
Đất nước phát triển từng ngày, cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
c) Luyện đọc diễn cảm 
 + Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn đoạn.
 + Treo bảng phụ ghi khổ thơ 1, khổ thơ 2 và hướng dẫn đọc: giọng giọng vui, tự hào.
 + Yêu cầu theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
4/ Củng cố 
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Những ngôi nhà được xây dựng cho thấy được sự phát triển không ngừng trên đất nước ta. Là những người chủ tương lai của đất nước, các em phấn đấu học tập để đất nước luôn phát triển.
5/ Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài thầy thuốc như mẹ hiền.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Từng nhóm HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- Luyện đọc với bạn ngồi cạnh.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
 + HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời 
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Các đối tượng xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài: 
- Chú ý lắng nghe.
Tiết 2: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân (BT1a, b, c).
- Vận dụng để tính giá trị của biểu thức (BT2a).
- Biết giải bài toán có lời văn (BT3).
- HS khá giỏi làm 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ được củng cố kiến thức về thực hiện các phép tính với số thập phân qua các bài tập thực hành trong tiết Luyện tập chung. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hành
- Bài 1 . Rèn kĩ năng thực hiện các phép chia với số thập phân 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính trong câu a, b, c; yêu cầu nhận dạng và nêu cách thực hiện từng phép tính.
 + Yêu cầu đặt tính và tính vào bảng con. 
 + Nhận xét , sửa chữa: a) 266,22 : 34 = 7,83 b) 483 : 35 = 13,8 c) 91,08 : 3,6 = 25,3
- Bài 2 . Rèn kĩ năng Vận dụng để tính giá trị của biểu thức 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng câu a.
 + Hỗ trợ: Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc.
 + Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện và trình bày kết quả.
 + Nhận xét sửa chữa.
a) (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32
 = 55,2 : 2,4 - 18,32
 = 23 - 18,32
 = 4,68
- Bài 4 .Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.	
 + Ghi bảng ghi bảng tóm tắt:
Tóm tắt:
1 giờ chạy: 0,5 lít dầu
  giờ chạy ?: 120 lít dầu
 + Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con, 1 HS thực hiện trên bảng. 
 + Nhận xét, sửa chữa.
Số giờ động cơ chạy hết 120 lít dầu:
120 : 0,5 = 240 (lít)
 Đáp số: 240 lít
4/ Củng cố .
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi làm tính nhanh, tính đúng.
- Tổng kết trò chơi.
- Nắm được kiến thức về các phép tính với số thập phân, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách chính xác và nhanh chóng.
5/ Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn làm BT4:
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Hỗ trợ: Thực hiện các phép tính ở vế phải rồi dựa vào thành phần chưa biết của phép tính để tính x. 
 + Yêu cầu HS khá giỏi làm ở nhà.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 4 bài trong SGK.
- Chuẩn bị bài Tỉ số phần trăm. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu. 
- Dựa vào từng phép tính, tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu.
- Chú ý và thực hiện:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu lại.
- Thực hiện trò chơi.
- Chú ý.
Tiết 3: ĐỊA LÍ
 THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. Mục tiêu:
	- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta: 
	 + Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, ...
	 + Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
	- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, 
- HS khá giỏi nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế; những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, ; các dịch vụ du lịch được cải thiện. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh, ảnh về các chợ lớn, các trung tâm thương mại và ngành du lịch. 
- Bản đồ Hành chánh Việt Nam. 
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
 + Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào ?
 + Giao thông vận tải có vai trò như thế nào trong đời sống của nhân dân ta ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Thương mại và du lịch sẽ giúp các em hiểu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch nước ta. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1 : Hoạt động thương mại 
- Yêu cầu tham khảo SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: 
 + Thương mại gồm những hoạt động nào ?
+ Bao gồm hoạt động mua bán trong và ngoài nước.
 + Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước ?
 + Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 + Kể tên những mặt hàng xuất, nhập khẩu nổi tiếng của nước ta ?
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, ...
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
Ngành thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
* Hoạt động 2: Ngành du lịch 
- Yêu cầu quan sát bản đồ, tham khảo SGK và thảo luận các câu hỏi sau theo nhóm đôi: 
 + Vì sao trong những năm gần đây, khách du lịch đến nước ta đã tăng lên ?
 + Đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch được cải thiện.
 + Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
+ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, 
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Nêu điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta ?
Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, ; các dịch vụ du lịch được cải thiện. 
- Yêu cầu chỉ bản đồ và trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại.
4/ Củng cố 
- Giáo viên hỏi lại tựa bài.
- Nêu lại các câu hỏi cuối bài và gọi học sinh trả lời.
- ận xét chốt lại.
- Hoạt động thương mại và du lịch phát triển góp phần đưa nước ta tiến lên cùng bạn bè năm châu. Các em cần tìm hiểu về các di tích lịch sử, thắng cảnh của đất nước để giới thiệu cùng bạn bè trên thế giới.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Ôn tập.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo mục 1 SGK và thảo luận câu hỏi:
- HS khá giỏi nối tiếp nhau nêu 
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát bản đồ, tham khảo SGK, thảo luận với bạn ngồi cạnh:
- HS khá giỏi tiếp nối nhau trình bày 
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
Học sinh nêu lại.
Học sinh trả lời.
 - Chú ý theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 15 moi.doc