Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 22 - Trường TH Vĩnh Hòa

Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 22 - Trường TH Vĩnh Hòa

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 SGK)

*BVMT (Trực tiếp): Việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK, tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển. Bảng phụ việt sẵn đoạn văn cần hướng dẫn.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 22 - Trường TH Vĩnh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 22
?&@
Thứ hai ngày 28 tháng 01 năm 2013 
TẬP ĐỌC: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 SGK)
*BVMT (Trực tiếp): Việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK, tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển. Bảng phụ việt sẵn đoạn văn cần hướng dẫn.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Gọi 2HSTB đọc bài “tiếng rao đêm” trả lời các câu hỏi 1,3/SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Lập làng giữ biển.
v Giới thiệu bài: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV chia bài thành các đoạn để HS luyện đọc.
+ Đoạn 1: “Từ đầu  hơi muốn.”
+ Đoạn 2: “Bố nhụ  cho ai?”
+ Đoạn 3: “ông nhụ  nhừng nào?”
+ Đoạn 4: đoạn còn lại.
- GV luyện đọc cho HS, chú ý sửa sai những từ ngữ các em phát âm chưa chính xác.
- Yêu cầu HS đọc từ ngữ chú giải. GV giúp HS hiểu những từ ngữ như: làng biển, dân chài, vàng lưới.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài văn rồi trả lời câu hỏi.
	+ Bài văn có những nhân vật nào?
	+ Bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau việc gì?
	+ Em hãy gạch dưới từ ngữ trong bài cho biết bố Nhụ là cán bộ lãnh đạo của làng, xã?
- Gọi HS đọc đoạn văn 2.
	+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới ngoài đảo có lợi?
	+ Hình ảnh một làng mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
	+ Tìm chi tiết trong bài cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn cuối.
	+ Đoạn nào nói lên suy nghĩ của bố Nhụ? Nhụ đã nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
- GV chốt. 
vHoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài văn.
- GV hướng dẫn HS nhấn giọng, ngắt giọng, luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm bài văn.
- GV nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cao Bằng”.
Nhận xét tiết học 
-HS đọc bài “tiếng rao đêm” trả lời các câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS khá, giỏi đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc những từ ngữ phát âm chưa chính xác.
- HS luyện phát âm.
- 1 HS đọc từ ngữ chú giải. Các em có thể nêu thêm từ chưa hiểu nghĩa.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc thầm cả bài.
- HS suy nghĩ và nêu câu trả lời.
	+ Bài văn có bạn nhỏ tên Nhụ, bố bạn và ông bạn: ba thế hệ trọn một gia đình.
	+ Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả gia đình ra đảo.
	+ HS gạch dưới từ ngữ chỉ rõ bố mẹ là cán bộ lãnh đạo của làng, xã.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ rồi phát biểu.
Dự kiến: Chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới rất có lợi là “Người có đất ruộng , buộc một con thuyền.”
+ “Làng mới ngoài đảo  có trường học, có nghĩa trang.”
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm, phát biểu ý kiến.
+ “Lúc đầu nghe bố Nhụ nói  Sức không còn chịu được sóng.”
	“Nghe bố Nhụ nói  Thế là thế nào?”
	“Nghe bố Nhụ điềm tĩnh giải thích quan trọng nhường nào?”
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
	+ Đoạn cuối, Nhụ đã suy nghĩ về kế hoạch của bố Nhụ là một kế hoạch đã được quyết định và mọi việc sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch ấy.
+ Ta cần đọc phân biệt lời nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
Đoạn kết bài: Đọc với giọng mơ tưởng.
- HS luyện đọc đoạn văn.
- HS thi đua đọc diễn cảm bài văn.
- HS các nhóm tìm nội dung bài và cử đại diện trình bày kết quả.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
KHOA HỌC: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CHẤT ĐỐT (tt)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụn năng lượng chất đốt.
- Thực hiện tiết kiệm các loại chất đốt.
*GDKNS: Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin; bình luận, đánh giá.
*GDBVMT (Liên hệ): Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
*GDSDNL (Toàn phần): Sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II. Chuẩn bị: 
- SGK, bảng thi đua, sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Tiết 1.
GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 2).
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV cho HS quan sát tranh SGK và liên hệ thực tế ở gia đình.
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
+ Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
+ Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình em?
+ Gia đình em sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
+ Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
+ Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV nhận xét chốt ý.
* Để tránh lãng phí và đảm bảo an toàn, không làm ô nhiễm môi trường từ các chất đốt các em cần làm gì?
3. Tổng kết - Dặn dò: 
- Nêu lại toàn bộ nội dung bài học.
- Thi đua: Kể tên các chất đốt theo nội dung tiết kiệm
- Xem lại bài + học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng của gió và của nước chảy.
- Nhận xét tiết học .
- HS tự đặt câu hỏi và mời HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận SGK và các tranh ảnh đã chuẩn bị liên hệ với thực tế để trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. 
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là vô tận vì chúng được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm
- HS nêu ví dụ, lớp nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ thực tế ở gia đình
- Củi, rơm, than, dầu hỏa, ga, bi-ô-ga,
- Hoả hoạn, nổ bình ga, ngộ độc khí đốt,
- Tác hại: Làm ô nhiễm môi trường. 
- Biện pháp: Làm sạch, khử độc các khí thải. Dùng ống dẫn khí lên cao
- Tiết kiệm chất đốt, sau khi đun nấu xong cần dập lửa,... 
- HS nêu nội dung bài học ở mục bạn cần biết SGK
- HS khác nhắc lại
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
* Bài tập cần làm: Bài 1,2.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ chép sẵn BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: - Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
 - GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Luyện tập.
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề.
- GV chốt bằng công thức áp dụng.
- GV lưu ý đơn vị đo cho HS.
- GV nhận xét, chấm chữa bài.
Bài 2: Gọi HS nêu đề bài
- GV lưu ý HS : 
+ Thùng không có nắp, như vậy tính diện tích quét sơn là ta phải tính diện tích xung quanh của thùng cộng với diện tích một mặt đáy.
+ Cần đổi thống nhất về cùng một đơn vị đo.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3 Dành cho HS khá giỏi
- Cho Hs thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho và phải giải thích tại sao.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại qui tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp lập phương, hình hộp chữ nhật
- Chuẩn bị: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu: Sxq = Chu vi đáy x chiều cao.
 Stp = Sxq + 2 x Sđáy
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
1/ 1 HS đọc yêu cầu. HS tóm tắt.
- HS làm bài – sửa bài – nhận xét.
a) Đổi: 1,5m = 15dm
 Sxq = (25 +15) 2 18 =1440 (dm2)
Stp =1440 + 25 15 2 = 2190 (dm2)
b)Sxq= (dm2)
 Stp = (dm2)
2/ 1 HS đọc đề. HS tóm tắt .
- HS làm bài – sửa bài.
Bài giải:
Đổi: 8dm = 0,8 m
Diện tích xung quanh của thùng tôn đó là:
 (1,5 + 0,6) 2 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích quét sơn là:
 3,36 + 1,5 0,6 = 4,26 (m2)
 Đáp số: 4,26 m2.
3/ - 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thi đua nêu, lớp nhận xét.
*Kết quả:
 a) Đ b) S c) S d) Đ
- Vài HS nhắc lại qui tắt, lớp nghe khắc sâu KT.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
ANH VĂN: (GV bộ môn giảng dạy)
 BUỔI CHIỀU
MĨ THUẬT: (GV bộ môn giảng dạy)
Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: VÌ CUỘC SỐNG THANH BÌNH
 (Tiết 1 - Tuần 22 - Vở thực hành)
I/ Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn “Tra tấn hòn đá”, giọng đọc thay đổi phù hợp lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung và làm các bài tập trong bài: “Tra tấn hòn đá” .
 II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS đọc bài:
 - Hướng dẫn học sinh đọc bài: “Tra tấn hòn đá” và trả lời các câu hỏi ở vở thực hành.
 2/ Hướng dẫn HS dựa vào nội dung bài để làm các bài tập.
 - Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò:
 -Dặn HS về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
-HS đọc bài và trả lời các câu hỏi:
Bài 2
Đáp án:
 a) Vay được ít tiền đi chợ,qua mương bị ngã mất hết hàng Tết.
b) Tra tấn hòn đá để mọi người bỏ tiền ra xem, lấy tiền giúp chị ta.
c) Vì họ hiểu quan thương dân,muốn giúp
d) thảm thương
Bài 3
HS chọn các vế câu cho phù hợp
Đáp án:
a-3
b-1
c- 2
- Nhận xét, sửa bài.
- Nghe thực hiện ở nhà.
* Bổ sung:
KỸ THUẬT: LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe cần cẩu
- Lắp được xe chở hàng đúng kỉ thuật, đúng quy định
- Rèn tính cẩn thậnvà bảo đảm an toàn
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
*GDSDNL(Liên hệ): Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh minh hoạ bài học
 - Bộ lắp ghép mô hình kỉ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bài cũ:
-Gọi HS nêu cách lắp xe cần cẩu
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:	
b) Phát triển các hoạt động: 
*	Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi:
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời
+ Để lắp được xe em cần mấy bộ phận? 
+ Đó là những bộ phận nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỉ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
- GV cùng HS chọn đúng các chi tiết theo bảng SGK
- Xếp các chi tiết đã chọn vào hộp theo từng loại
b) Lắp từng bộ phận
 - Lắp giá trục đỡ bánh xe
 - Lắp ca bin
 - Lắp mui xe và thành bên
 - Lắp thành sau và trục bánh
c)  ... hình hộp chữ nhật. Hãy nêu vị trí của 2 hình khối.
- Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
- Gọi 2 HS nhắc lại.
 Ví dụ 2: GV treo tranh minh họa.
- Mỗi hình lập phương C và D được lập bởi mấy hình lập phương nhỏ.
- GV: Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
- Gọi vài HS nhắc lại.
Ví dụ 3:
- GV cùng HS lấy bộ đồ dùng học toán đưa ra 6 hình lập phương và xếp thứ tự như hình ở SGK (tr, 114). Gọi HS tách hình xếp được thành 2 phần (gọi 2, 3 HS nêu các cách tách).
- Hình P gồm mấy hình lập phương?
- Khi tách hình P thành 2 hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
- Ta nói rằng thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
- Kết luận: Ta biết 1 hình này nằm hoàn toàn trong hình khác thì có thể tích bé hơn và cũng biết 2 hình được hợp thành bởi các hình lập phương như nhau thì có thể tích bằng nhau. Một hình tách ra thành 2 hay nhiều hình nhỏ thì thể tích của hình đod bằng tổng thể tích các hình nhỏ.
* Hướng dẫn HS biết so sánh thể tích hai hình trong một số trường hợp đơn giản.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS quan sát hình vẽ đã cho để trả lời (ghi vào vở).
- Gọi HS nêu bài giải. Giải thích.
- GV nhận xét, đánh giá, chữa bài – kết luận.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS quan sát hình vẽ đã cho để trả lời (ghi vào vở).
- Gọi HS nêu bài giải. Giải thích.
- GV nhận xét, đánh giá, chữa bài – kết luận.
.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- GV chia lớp thành 3 nhóm, cho HS thi xếp hình nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Hệ thống nội dung bài học.
- Chuẩn bị: “Xen-ti-met khối – Đề-xi-met khối”.
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu qui tắt tính Sxq và Stp HHCN, HHLP.
- Cả lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
HS quan sát.
Hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật to hơn; Hình lập phương nhỏ hơn.
- Hình lập phương hoàn toàn nằm trong hình hộp chữ nhật.
- HS nghe .
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- Hình C gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế (các hình lập phương giống nhau.
- 2 HS nhắc lại.
- HS thực hiện.
- 2 HS nêu các cách tách hình.
- Hình P gồm 6 hình lập phương.
- Hình M gồm 4 hình lập phương. Hình N gồm 2 hình lập phương.
- Nghe, hiểu và nhắc lại.
1/HS đọc đề bài và tự quan sát hình đã cho, trả lời.
- HHCN A có 16 hình lập phương nhỏ. HHCN B có 18 hình lập phương nhỏ. Hình B có thể tích lớn hơn.
- Cả lớp nhận xét
2/HS đọc đề bài và tự quan sát hình đã cho, trả lời.
- HHCN A có 45 hình lập phương nhỏ. HHCN B có 26 hình lập phương nhỏ. Hình B có thể tích lớn hơn A.
- Cả lớp nhận xét
3/1 HS nêu yêu cầu.
- 3 nhóm thi đua xếp hình nhanh
*Lời giải:
Có 5 cách xếp 6 HLP cạnh 1 cm thành HHCN.
- Lớp nhận xét bình chọn.
- HS lắng nghe cùng hệ thống bài.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
THỂ DỤC: (GV bộ môn giảng dạy)
TẬP LÀM VĂN: KỂ CHUYỆN
 (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong sách giáo khoa. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa, lời kể tự nhiên.
II. Chuẩn bị: Giấy kiểm tra. truyện cổ tích Cây khế.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Ôn tập về văn kể chuyện.
- GV kiểm tra 2 – 3 HS những yêu cầu cần có về văn kể chuyện:
	  Kể chuyện là gì?
	  Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay các em sẽ làm bài kiểm tra viết về văn kể chuyện theo một trong các đề đã nêu.
b. Hướng dẫn HS làm bài: 
- Yêu cầu HS đọc các đề bài kiểm tra.
- GV lưu ý HS: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo cách nhập vai một nhân vật trong truyện (người em, người anh hoặc chim thần).
- Khi nhập vai cần kể nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn, hoá thân lẫn trong cách kể.
- Cần chú ý đưa cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật vào truyện.
- GV giải đáp thắc mắc cho HS (nếu có).
- GV cho HS làm bài kiểm tra.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tuần sau.
- Nhận xét tiết học. 
- HS nêu khái niệm và cấu tạo bài văn kể chuyện
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS tiếp nối đọc các đề bài.
- Cả lớp đọc thầm các đề bài trong SGK và lựa chọn đề bài cho mình.
- Nhiều HS tiếp nối nhau nói lên đề bài em chọn.
- HS lắng nghe nắm cách làm bài.
- HS làm kiểm tra.
- HS thu vở nộp.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm. 
* Bổ sung:
Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: VÌ CUỘC SỐNG THANH BÌNH
 (Tiết 2 - Tuần 22 - Vở thực hành)
I/ Mục tiêu: 
- Đọc lại bài "Tra tấn hòn đá" và làm được BT1.
-Củng cố về dạng bài văn kể chuyện: HS chọn 1 trong 2 đề ở vở thực hành để kể.
II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS đọc bài:
 - Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức đã học về kể chuyện, đọc kĩ yêu cầu đề bài để chọn đề thích hợp.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu BT
Yêu HS đọc lại bài "Tra tấn hòn đá" rồi chọn câu trả lời đúng.
GV nhận xét chấm chữa bài. 
2/ Hướng dẫn HS viết một bài văn kể chuyện:
 Bài 2: Gọi 2HS tiếp nối đọc 2 đề bài.
- GV lưu ý HS: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo cách nhập vai một nhân vật trong truyện. 
- Khi nhập vai cần kể nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn, hoá thân lẫn trong cách kể.
- Cần chú ý đưa cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật vào truyện.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò:
 - Dặn HS về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài "Tra tấn hòn đá" rồi làm bài.
a) Vì hòn đá không được nhân hóa, không có lời nói, suy nghĩ, hành động, tính cách như người.
b) Quan vừa thương dân, vừa thông minh, hóm hỉnh.
c) Ca ngợi vị quan thương dân, đã nghĩ ra một kế hay để giúp dân. 
- Nhận xét, sửa bài.
- 2 HS tiếp nối đọc các đề bài.
- Cả lớp đọc thầm các đề bài trong SGK và lựa chọn đề bài cho mình.
- Nhiều HS tiếp nối nhau nói lên đề bài em chọn.
- HS lắng nghe nắm cách làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS đọc bài đã làm, lớp nhận xét.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm. 
* Bổ sung:
LUYỆN VIẾT: BÀI 4 (N)
I/ Mục tiêu:
1/ Giúp học sinh rèn luyện chữ viết
+ Viết đúng mẫu chữ hoa: B, N, P, C, T, K, H, Đ, M.
+ Viết đều nét Bể cá vàng dành cho các cháu với mẫu chữ nghiêng.
+ Viết đúng khoảng cách giữa các chữ.
2/ Luyện viết giống chữ bài mẫu; đọc, ngẫm nghĩ và ghi nhớ nội dung tri thức trong bài viết.
 3/ Rèn tính cẩn thận, ý thức “Giữ vở sạch –viết chữ đẹp” cho học sinh.
II/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giáo viên đọc:
+ Yêu câu HS đọc
2. Tìm hiểu đoạn viết:
- Số lượng câu trong đoạn viết.
- Các chữ được viết hoa.
3. Tìm hiểu cách viết:
- Độ cao của các nhóm con chữ.
- Độ rộng của các con chữ.
- Khoảng cách giữa các chữ.
4. Cách trình bày:
- Bài viết được trình bày trên mẫu chữ viết nào?
5. Luyện viết các chữ hoa:
Mẫu nghiêng 
B, N, P, C, T, K, H, Đ, M.
	Các từ viết hoa	
Bác, Phủ Chủ tịch,
6. Viết bài:
- Lưu ý HS cách trình bày, viết hoa các chữ cái tiếng đầu câu mỗi, tư thế ngồi, ...
7. Nhận xét bài viết:
- Chấm một số bài, nhận xét chung bài viết của HS. Về rèn luyện thêm.
+ Học sinh đọc đoạn viết ( 4 HS)
-Học sinh trả lời
+ Gồm 2 đoạn 17 câu 
+ 9 chữ cái hoa B, N, P, C, T, K, H, Đ, M.
- Học sinh trả lời, lớp bổ sung.
- Có đủ các nhóm chữ: 1 ly, 1,5 ly, 2 ly, 2,5 ly
+ khoảng cách giữa các chữ : 1 ô ly
+ Mẫu chữ: nghiêng.
+ HS lắng nghe, quan sát nắm kĩ thuật viết.
+ Học sinh viết bài.
+ Nghe rút kinh nghiệm và thực hiện ở nhà.
* Bổ sung:
Toán: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (Tiết 2 - Tuần 22 - Vở thực hành)
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về thể tích của một hình.
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Các hoạt động: Hướng dẫn Hs làm các bài tập ở vở thực hành
Bài 1: Hướng dẫn HS làm
- Nhận xét, chấm sửa bài
Bài 2: Củng cố về tính diện tích xung quanh, toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Hướng dẫn HS làm bài các bài tập ở vở thực hành.
- Nhận xét, sửa bài.
2. Củng cố - dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung luyện tập. 
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học 
- Xem trước bài tiết học sau
- Nhận xét tiết học 
1/ HS làm vào vở thực hành
Đáp án:
a) Hình A có 24 hình lập phương
 Hình B có 16 hình lập phương
b) Hình A có thể tích lớn hơn hình B
 Hình B có thể tích bé hơn hình A.
Sửa bài, nhận xét.
c) Hình A có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm, chiều cao 3cm. Diện tích toàn phần là: 36 cm2.
Hình B có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm, chiều cao 2cm. Diện tích toàn phần là: 24 cm2.
2/ HS thực hiện rồi nhận xét sửa bài.
- HS làm bài vào vở thực hành
a) Hình C là hình hộp chữ nhật. S
 Hình C là hình lập phương. Đ
b) Hình C có18 hình lập phương bé không tô đậm.
 Hình C có 9 hình lập phương không tô đậm.
c) Thể tích phần không tô đậm lớn hơn phần tô đậm
 Thể tích phần tô đậm bé hơn phần không tô đậm 
d)Diện tích toàn phần của hình C tính như sau:
9 x 6 = 54 (cm2)
- Vài HS nhắc lại.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
SINH HOẠT
I/ Mục tiêu:- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua:
+ Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình.
+ GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Có tiến bộ trong học tập.
- Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao.
* Nhược điểm:	 
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.	
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm.
2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
3/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có.
- Phổ biến kế hoạch nghỉ Tết và tuần 22.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Đi học đúng giờ. 
- Thi đua học tập, dành nhiều điểm tốt Mừng Đảng Mừng Xuân. Phong trào bông hoa điểm 10.
- Các tổ trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Lớp trưởng tổng kết, nhận xét đánh giá chung.
- HS lắng nghe, nhận xét bổ sung thêm.
- Các tổ báo cáo:
* Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình:
+ Học tập
+ Lao động Vệ sinh 
+ Nề nếp, đạo đức,.
+ Các phong trào thi đua
+ -------------------
+ ------------------
- Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: ....
- Tổ .. nhất
- Tổ .. nhì
- Tổ .. ba
- Cả lớp phát biểu ý kiến, xây dựng phương hướng.
- Theo dõi tiếp thu.
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của BGH
Kiểm tra ngày.thángnăm 2013
Tổ trưởng
Kiểm tra ngày.thángnăm 2013
Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 22 TICH HOP.doc