Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 25 năm học 2013

Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 25 năm học 2013

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tổ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 25 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ 2 ngày 25 tháng 2 năm 2013
Buổi sáng Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tổ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS đọc bài: Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- GV nhận xét và ghi điểm cho từng HS
2. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ điểm mới: Nhớ nguồn - Giới thiệu bài Phong cảnh đền Hùng.
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Mời một HS giỏi đọc bài văn.
- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng.
- YC học sinh chia đoạn bài đọc. 
- Luyện đọc theo nhóm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- YC học sinh đọc thầm theo đoạn, thảo luận nhóm tra lời câu hỏi:
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 
*Thời đại Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến năm 258)
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?
- GV: những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ? 
- GV kể thêm: đền Hạ gợi nhớ sự tích Sự tích trăm trứng. Ngã Ba Hạc gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh (nơi vua Hùng dựng lều kén rể); đền Trung gợi nhớ truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày.
* GV chốt lại: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc. 
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
 “Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- GV: Tương truyền vua Hùng Vương thứ sáu đã “hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh Nghĩa Lĩnh vào ngày 10-3 âm lịch (1632 TCN) nên người Việt lấy ngày 10-3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ. Câu ca dao còn có nội dung khuyên răn, nhắc nhở mọi người Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia ngọt xẻ bùi trong chiến tranh cũng như trong hoà bình.
- YC học sinh tìm nội dung của bài văn. 
HĐ3 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm:
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Bài văn muốn nói lên điều gì?
- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?
- Giáo dục HS lòng biết ơn tổ tiên.
- Dặn HS nếu có điều kiện hãy cùng cha mẹ đến thăm Đền Hùng; học tập lòng yêu nước, giữ gìn truyền thống dân tộc. 
- 4 HSđọc và trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- 3 học sinh đọc nối tiếp.
- HS luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
- HS nối tiếp nhau đọc lần 2.
- HS đọc chú giải trong sgk. 
- Từng cặp luyện đọc.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc thầm theo đoạn và trả lời câu hỏi. 
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu, Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- Có những khóm hải đường đâm bông đỏ rực, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bước tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh. 
- Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Câu ca dao ca ngợi truyền thống thuỷ chung luôn nhớ về cội nguồn của người Việt Nam./ Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn. 
*Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
- HS nêu.
Toán
KIỂM TRA GIỮA KÌ II
(Nội dung, yêu cầu, hình thức KT, đánh giá do nhà trường đề ra) 
Địa lí:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.
 - Khái quát châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ địa lý tự nhiên thế giới.
 - Các bản đồ, hình minh họa từ bài 17 đến bài 21.
 - Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 Hoạt động 1 Trò chơi đối đáp nhanh
GV phát phiếu HS chơi theo nhóm.
Hoạt động 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu.
- GV yêu cầu HS kẻ bảng như bài 2 trang 115 SGK vào vở và làm việc nhóm 2.
- GV nhận xét và kết luận phiếu làm đúng:
Tiêu chí
Diện tích
Khí hậu
Địa hình
Chủng tộc
Hoạt động kinh tế
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết nội dung về Châu Á và châu Âu
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về Châu Á và châu Âu, chuẩn bị cho bài Châu Phi.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi.
Một số câu hỏi ví dụ:
1.Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lý của Châu Á.
2.Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn Châu Á các phía đông, tây, nam, bắc.
Châu Âu
a. Rộng 10 triệu km2 
d. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hòa.
g. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ tây sang đông.
h. Chủ yếu là người da trắng
i. Hoạt động công nghiệp phát triển.
Buổi chiều 
GĐ - BD Toán
TỰ RA ĐỀ KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nắm đựơc các kiến thức đã học, biết vận dụng để làm bài kiểm tra.
 - Có kĩ năng làm bài kiểm tra.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 * GV viết đề lên bảng.
 * HS làm bài.
 * GV thu chấm, chữa bài.
PHẦN TRẮC NGHIỆM	(3 điểm)
1. Khoanh vào đáp án đúng	(2 điểm)
a) 0,15 m3 đọc là:
 A. Không phẩy mười lăm	B. Không phẩy mười lăm mét khối
 C. Không phẩy mười năm mét khối	D. Mười năm phần trăm mét khối
b) Năm mươi ba phần nghìn viết là
 A. 53000	 B. 0,53000	C. 0,053	D. 0,53
c) Diện tích xung quanh hình lập phương có cạnh 5 cm bao nhiêu cm2?
 A. 20 	 B. 100	C. 125	D. 80
d) Tổng của 2, 05 và 3, 9 là:
 A. 5, 14	 B. 5, 95	C. 2, 44	D. 2, 34
2. Điền tiếp vào chỗ chấm
	a) 4, 23 dm3 = . m3	
	b) Nếu cạnh hình lập phương tăng lên 2 lần thì thể tích của nó tăng lên.. lần.
 PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
1. Đặt tính rồi tính	(2 điểm)
 2245,29 + 40,58	 352,11 - 371,5	5, 45 × 1,8	95,2 : 68
2. Tính giá trị biểu thức bằng cách hợp lí	(2 điểm)
 15, 7 × 88 + 15, 7 × 12 	9, 21 × 4 × 2,5 
3. Một cái thùng không có nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,5 m và chiều cao 2 m. Người ta quét sơn toàn bộ mặt ngoài của thùng. Tính diện tích quét sơn. (1,5 điểm)
4. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 18cm, biết 1cm3 nặng 30g. Hỏi khối kim loại nặng bao nhiêu ki-lô-gam?	(1,5 điểm)
Kể chuyện
VÌ MUÔN DÂN
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
 - Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
 - Giáo dục học sinh biết đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ nhau trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tranh minh họa truyện trong SGK.
 - Bảng lớp viết những từ ngữ được chú giải sau truyện ở SGV.
 - Giấy khổ to vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- GV cùng HS nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
HĐ1 : GV kể chuyện : 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
- GV kể lần 1: Kể thong thả, chậm rãi.
- HS nghe, GV kể xong, giải nghĩa một số từ khó đã ghi trên bảng lớp.
- Dán tờ giấy vẽ lược đồ quan hệ gia tộc giữa các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ, giới thiệu tên 3 nhân vật.
- GV kể lần 2: GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to treo trên bảng lớp. HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.
HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
*Kể chuyện trong nhóm. 
- Yêu cầu cựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.
- GV kết luận, ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
* Thi kể chuyện trước lớp:
- GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
- GV nhận xét, cho điểm HS kể tốt.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
* Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. Sau đó GV chốt lại:
+ Câu chuyện kể về ai? 
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc?
3. Củng cố, dặn dò:
+ Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân”?
- Giáo dục HS noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- GV nhận xét tiết học.	
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
- Đọc chú giải SGK: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, Sát Thát. 
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nêu ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Kể chuyện theo nhóm 4
- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
- HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Câu chuyện kể về Trần Hưng Đạo.
+ Câu chuyện giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc
* Ý nghĩa: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết c ...  đã học vào cuộc sống.
 - KNS: Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). Kĩ năng hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giấy khổ to, bút dạ. 
 - KNS: Gợi tìm, kích thích suy nghĩ sáng tạo của HS, trao đổi trong nhóm nhỏ, đóng vai ( bộc lộ bản thân)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài :	
- GV yêu cầu: Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.
- Giới thiệu: 
2. Hướng dẫn học sinh làm BT :
Đề bài: Hãy viết một đoạn đối thoại của những người dân trong gia đình em.
- HS thảo luận và làm việc theo nhóm:
- Đề bài yêu cầu gì?
- Đoạn văn đối thoại thường gồm mấy nhân vật?
- Yêu cầu HS xác định nội dung của đoạn đối thoại:
+ Đoạn văn đối thoại của em gồm những ai? 
+ Đối thoại về nội dung gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về đoạn đối thoại của mình.
- Yêu cầu HS đọc đoạn đối thoại.
- GV nhận xét và sửa cho HS.
- Tuyên dương những em viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhau phát biểu: Các vở kịch: Ở vương quốc Tương lai; Lòng dân; Người Công dân số Một.
- HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Viết đoạn đối thoại của những người thân trong gia điình em.
- Thường có từ 2 nhân vật trở lên.
HS làm.
- Thảo luận.
- Đọc
- Nghe.
- Nghe
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Cộng trừ số đo thời gian.
 - Vận dụng các bài toán có nội dụng thực tế.
 - Làm các BT 1 (b), 2, 3. BT1a; BT4: HSKG
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 và 2 trong VBT Toán.
2. Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS làm bài luyện tập: 
Bài 1: Làm việc nhóm 4.
Bài 2: 
+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? 	
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.
Bài 3. 
Làm việc nhóm 4
- Nhận xét , ghi điểm
Bài 4 : Gọi HS đọc đề bài. GV hỏi và HS nối tiếp nhau trả lời :
+ Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm nào?
+ I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ vào năm nào?
+ Muốn biết được hai sự kiện này cách nhau bao lâu chúng ta phải làm như thế nào? 	
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp gọi 1 em đọc kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào ?
- Dặn HS về nhà làm VBT Toán.
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS tự làm vào vở. 
a) 12ngày = 288giờ (giải thích 1ngày 24giờ, 12ngày = 12 × 24 = 288giờ)
Tương tự như trên với các số còn lại.
Bài 2. Tính
- Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.
- Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm.
Bài 3. Tính.
a) 4năm 3tháng - 2năm 8tháng
-
-
 4năm 3tháng 3năm 27tháng
 2năm 8tháng 2năm 8tháng
 1năm 19tháng
b) 15ngày 6giờ - 10ngày 12giờ
-
-
 15ngày 6giờ 14ngày 30giờ
 10ngày 12giờ 10ngày 12giờ
 4ngày 18giờ
c) 13giờ 23phút - 5 giờ 45phút
-
-
 13 giờ 23 phút 12giờ 47phút
 5 giờ 45 phút 5giờ 45phút
 7giờ 2phút
- Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm 1942
- I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ vào năm 1961.
- Chúng ta phải thực hiện phép trừ 1961 – 1942 
-
 1961
 1942 
 19 
Hai sự kiện này cách nhau 19 năm.
- 2 HS nêu
Lịch sử
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết được cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
 + Tết Mậu Thân (1968) quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
 + Cuộc chến đấu tại sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
 - Giáo dục học sinh tình cảm yêu quê hương, tìm hiểu lịch sử nước nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) (cần sưu tầm ảnh ở địa phương).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi; sau đó nhận xét và ghi điểm từng HS:
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?
+ Kể về một tấm gương chiến đấu dũng cảm trên đường Trường Sơn ?
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
*Hoạt động 1: Sự kiện lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968
 GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
- Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ?
- Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968?
- GV giới thiệu tình hình nước ta trong những năm 1965- 1968: Mĩ ồ ạt đưa quân vào miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là chiến thắng to lớn của Cách mạng miền Nam, tạo ra những chuyển biến mới.
- Cho HS làm việc theo nhóm 
+ Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân dân ta vào dịp Tết Mậu Thân 1968?
- Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn ? 
*Hoạt động 2: Ýnghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
- Cho HS thảo luận nhóm và nêu:
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân năm 1968 có ý nghĩa như thế nào?
- Hướng dẫn HS thảo luận về thời điểm, cách đánh, tinh thần của quân ta, từ đó rút ra nhận định:
+ Ta tấn công địch khắp Miền Nam, làm cho địch hoang mang; lo sợ.
+ Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết bài.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
- 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Đọc sgk trả lời câu hỏi:
- Đêm 30 Tết Mậu Thân, khi mọi người đang chuẩn bị đón giao thừa thì các địa điểm bí mật trong thành phố Sài Gòn, các chiến sĩ quân giải phóng lặng lẽ xuất kích, vào lúc lời Bác Hồ chúc Tết , quân ta đánh vào sứ quán Mĩ, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, tổng nha Cảnh sát, Bộ tư lệnh hải quân , cuộc tiến công quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của địch. 
- HS đọc thông tin SGK và thuật lại 
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời :
+ Bất ngờ: Tấn công vào đêm Giao thừa, đánh vào các cơ quan đầu não của địch, các thành phố lớn.
+ Đồng loạt: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời ở nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự.
- Trận đánh của quân giải phóng vào sứ quán Mĩ đã làm cho những kẻ đứng đầu Nhà Trắng  khiến cho sứ quán Mĩ bị tê liệt.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Ý nghĩa: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là một cuộc tập kích chiến lược, một thắng lợi có ý nghĩa lớn, đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng miền Nam. Thắng lợi đó đã giáng cho địch những đòn bất ngờ, những sự choáng váng, làm cho thế chiến lược của Mĩ bị đảo lộn, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ. Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán tại hội nghị Pa-ri, chuyển “chiến tranh cục bộ “sang “VN hoá chiến tranh”.
Buổi chiều 
TH Toán:
TIẾT 2 - TUẦN 25
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm được cách cộng, trừ số đo thời gian.
 - Biết vận dụng để giải một số bài tập có liên quan đến đơn vị đo thời gian.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vở.4 HS TB lên bảng
 - Nhận xét. 
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và làm vào vở.
- Gọi 1 HS TB lên bảng.
- Chữa bài.
Bài 4: Dành cho HS khá
- Yêu cầu HS đọc đề và làm vào vở.
- Nhận xét.
Bài 5: Dành cho HS khá
- Cho HS tự làm vào vở.
- Chữa bài. KQ: 68 lần
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nêu. 
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 4 HS TB lên bảng, nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ cách làm.
- Làm vào vở, nhận xét bài bạn
- Tự làm vào vở.
- Một số HS trình bày, bổ sung.
- 1 HS khá nêu kết quả và giải thích.
KQ: 22 phút
- Cả lớp làm vở, 1 HS khá nêu kết quả và giải thích.
TH Tiếng Việt:
TIẾT 1 - TUẦN 25
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc trôi chảy và rành mạch bài “Nhớ Bắc”.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
 - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp lại dùng để liên kết câu, hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1:
- 1 HS đọc cả bài. Chia đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Cho HS đọc thầm lại bài, làm bài tập.
- Gọi HS nêu câu trả lời.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Đáp án: a, ý 2 b, ý 1 c, ý 1 d, ý 1 
Bài 3:
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
Đáp án: a, ý 1 b, ý 2 
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và tìm cách chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp, 3 lượt.
- Cả lớp suy nghĩ làm vào vở.
- Lần lượt trả lời từng câu.
- HS trình bày, nhận xét.
Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần.
 - HS nhận ra ưu điểm, tồn tại, nêu hướng phấn đấu phù hợp với bản thân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu 
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần qua :
+ Chuyên cần: Các em đi học chuyên cần, đúng giờ.
+ Học tập: Làm bài tập đầy đủ, có học bài, chăm học, sôi nổi. Còn một số em có ý thức học tập chưa cao...
+ Kỷ luật: Nhiều em có ý thức tự giác.
+ Vệ sinh: VS cá nhân sạch, vệ sinh lớp học và khu vực sạch.
+ Phong trào: Tham gia các hoạt động đúng giờ, nhanh nhẹn.
* Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ.
* Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần 26 
- Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt.
- Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao.
3. Kết thúc 
- Cho HS hát các bài hát tập thể.
- Lớp trưởng nêu chương trình.
- Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo.
- Tổ trưởng các tổ báo cáo.
- HS tham gia nhận xét, phát biểu ý kiến.
-HS bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
- HS bình bầu cá nhân có tiến bộ.
- HS nêu phương hướng phấn đấu tuần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGA BE LOP 5 TUAN 25.doc