Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 31 năm 2011

Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 31 năm 2011

I. Mục đích – yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.

- Hiểu nội dung bài : Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

- Kính trọng những người có công với cách mạng.

- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 31 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
 TẬP ĐỌC
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
 I. Mục đích – yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.	
- Hiểu nội dung bài : Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- Kính trọng những người có công với cách mạng.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
GV 
 HS 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mời HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Chiếc áo dài VN có đặc điểm gì?
-Bài văn muốn nói lên điều gì?
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài: Bài học Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết về một người phụ nữ Việt Nam nổi tiếng- bà Nguyễn Thị Định, Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài học là trích đoạn hồi kí của bà - kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho Cách mạng.
HĐ1. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Mời một hoặc hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
- YC học sinh chia đoạn.
- YC học sinh đọc nối tiếp, GV kết hợp uốn nắn cách phát âm và cách đọc cho các em: Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
+ Lời anh Ba - Ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
-Giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- Mời một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ ngữ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- YC HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
+ Lời anh Ba - Ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
HĐ2. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? 
-Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? 
-Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? 
-Vì sao Út muốn được thoát li? 
GV: Bài văn là đoạn hồi tưởng - kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làm cho cách mạng. Bài văn này cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ3. Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm
 - Mời ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai. GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật theo gợi ý ở mục 2a.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ !
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ: Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biét giấy gì.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố 
-Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.
-Qua bài văn này em thấy bà Nguyễn Thị Định là người như thế nào ?
4.Dặn dò.
- Về nhà học bài, đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Bầm ơi.
-2 hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
- Có thể chia bài làm 3 đoạn: 
+ đoạn 1: từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
+ đoạn 2: tiếp theo đến mấy tên lính mã rà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
+ đoạn 3 phần còn lại.
-HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2-3 lượt).
Luyện phát âm đúng: mừng rỡ,truyền đơn, lính mã tà,
- HS đọc mục chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS lắng nghe.
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Rải truyền đơn.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi dậy nghĩ cách dấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng , chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn dắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
*Nội dung:Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út). 
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
.
TOÁN
ÔN TẬP : PHÉP TRỪ
 I. Mục đích yêu cầu
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải toán có lời văn.
- Làm các Bt 1, 2, 3
II. Các hoạt động dạy - học
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước:
Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất:
34,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 73,33 + 86,08
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
2.Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập về phép trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
GV
HS
*HĐ1:Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép trừ
- GV viết lên bảng công thức của phép trừ:
- GV hỏi HS:
+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó.
+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu?
+ Một số trừ đi 0 thì bằng mấy ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó nêu yêu cầu HS mở SGK và đọc phần bài học về phép trừ.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài toán
- H: Muốn thử lại để kiểm tra kết quả một phép trừ đúng hay sai chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
-Mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vài vào vở.
-Mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và ghi điểm .
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Cho HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS lên bảng làm, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
3.Củng cố 
-Muốn trừ hai số thập phân ta làm thế nào ?
-Muốn trừ hai phân số ta làm thế nào?
4.Dặn dò.
- HS về nhà làm các bài tập ở vở BTT và chuẩn bị tốt tiết học sau.
- HS đọc phép tính:a - b = c
+ a - b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu, a - b cũng là hiệu.
+ Một số trừ đi chính nó thì bằng 0.
+ Một số trừ 0 thì bằng chính số đó.
- HS mở SGK trang 159 và đọc bài trước lớp.
Bài 1: Tính rồi thử lại theo mẫu:
+ Muốn thử lại kết quả của một phép trừ có đúng hay không ta lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đó đúng, nếu không thì phép tính sai.
- 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài. HS cả lớp làm bài vào vở.
+
-
a) 8923 thử lại 4766
 4157 4157
 4766 8923
+
-
 27 069 thử lại 17 532 
 9 537 9 537
 17 532 27 069 
b) thử lại 
thử lại ; 
-
-
c) 7,284 0,863
 5,596 0,298
 1,688 0,565
Thử lại 
+
+
 1,688 0,565
 5,596 0,298 
 7,284 0,863 
Bài 2: Tìm x:
a) 	x + 5,84 = 9,16
	x = 9,16 - 5,84
	x = 3,32
b)	x - 0,35 = 2,55
	x = 2,55 + 0,35
	x = 2,9
Bài 3: 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
Tóm tắt:
Đất trồng lúa: 540,8 ha	 	
Đất trồng hoa ít hơn đất trồng lúa: 385,5ha ha? 
Bài giải
	Diện tích trồng hoa là:
	540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích trồng lúa và đất trồng hoa là:
	540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
	Đáp số: 696,1 ha
...........................................
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
(tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Học xong bài học này HS biết: 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nơi có điều kiện : Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ BÀI CŨ:
H: Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người?
Yêu cầu Hs đọc thuộc lòng phần Ghi nhớ SGK.
B/ BÀI MỚI:
1.Gtb. Gv ghi đề bài
2.Hướng dẫn luyện tập 
 Hoạt động 1: Yêu cầu HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta mà mình biết (bài tập 2, SGK)
GV tổng hợp, kết luận: tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: làm bài tập 4, SGK
Gv cho HS đọc đề bài, thảo luận nhóm, nêu những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Gv nhận xét, tổng hợp và nêu thêm: phá rừng đầu nguồn gây lũ quét, đốt rẫy làm cháy rừng gây ô nhiễm môi trường
Hoạt động 3: làm bài tập 5, SGK
Gv cho HS đọc đề bài, thảo luận nhóm, nêu một số biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
C/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
Gv nhận xét tiết học.
2 Hs trả lời
TL : than ở Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu, A-pa-tít ở Lào Cai, bô-xít ở Tây Nguyên, vàng ở Bồng Miêu
HS đọc đề bài, thảo luận nhóm 2, nêu những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét: không khai thác nước ngầm bừa bãi, sử dụng tiết kiêm điện, nước, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, 
HS đọc đề bài, thảo luận nhóm 2, nêu một số biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét: chỉ sử dụng điện nước khi cần thiết, ra khỏi phòng cần tắt điện, quạt
HS nhắc lại ghi nhớ. 
..
KHOA HỌC
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. Mục đích – yêu cầu: Ôn tập về : 
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật, động vật thông qua một số đại diện.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh sưu tầm về các loài hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng; các con vật đẻ trứng, đẻ con;
- Tranh ảnh minh hoạ SGK trang 124, 125, 126.
- Các thẻ từ dùng để làm bài tập theo hình thức lựa chọn đáp án.
- Phiếu học tập cá nhân: Nội dung các bài tập từ 1 đến 5 (trang 124 - 126).
III. Các hoạt động dạy – học:
GV 
 HS 
1. KTBC: Sự nuôi và dạy  ... 
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối, 
- kiểm tra bài cũ
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
1. Môn tự chọn (đá cầu®) 
+ Tâng cầu bằng đùi: 
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân:
+ Phát cầu bằng mu bàn chân 
18-20 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện 
*
**********
**********
HS luyện tập theo nhóm GV quan sát sửa sai cho H
Tổ chức thi tâng cầu (theo nhóm hoặc theo tổt)
2. Chơi trò chơi chuyển đồ vật 
3. Củng cố:
- đá cầu 
5-6 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h /s hệ thống lại kiến thức
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********
SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 31.
- Triển khai công việc trong tuần 32.
- Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 31
- Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
- Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
- GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
- Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. 
- Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập
+Học tập :
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 	
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu. Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều.
+ Các hoạt động khác :
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. 
*Tồn tại: 15’ đầu giờ các em còn ồn, chưa có ý thức tự giác ôn bài, lúc ra chơi vào các em còn chậm chạp. 
*Tuyên dương HS có thành tích học tập.
 *Kế hoạch tuần 32
-Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 32 theo thời khoá biểu. 
- 15 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
- Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn. Vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. 
MĨ THUẬT: (vẽ tranh)
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
 	I/ MỤC TIÊU
- HS hiểu nội dung đề tài.
- HS biết cách chọn hoạt động.
- HS vẽ được trang về ước mơ của bản thân.
 	II/ CHUẨN BỊ
- Sưu tầm vẽ đề tài “Ước mơ của em”.
- Hình gợi ý vẽ tranh.
- Bài vẽ của HS năm trước.
- Kéo, chì, màu vẽ, giấy, hồ dán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2. Lên lớp:
*/ Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý HS quan sát.
- GV giải thích :
+ Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại và tương lai. VD : Ước mơ sau này sẽ trở thành kĩ sư, bác sĩ, phi công, nhà khoa học...
- H: Em có ước mơ gì ?
*/ Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh.
- GV phân tích cách vẽ :
- Cách chọn hình ảnh.
- Cách bố cục.
- Cách vễ hình.
- Cách vẽ màu.
*/ Hoạt động 3 : Thực hành
 - GV hướng dẫn những em còn lúng túng.
*/ Hoạt động 4 : Nhận xét ,đánh giá.
- GV chọn một số bài đẹp và bài chưa đẹp để HS nhận xét về:
+ Bố cục.
+ Hình minh hoạ...
+ Màu sắc ...
Sắp xếp các hình mảng...
- GV khen ngợi những bài vẽ đẹp.
3. Củng cố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài đề tài “vẽ tĩnh vật”
- HS sưu tầm các đầu tờ báo để tham khảo.
- Hs lắng nghe.
- HS trả lời:
- Tuỳ HS trả lời.
- HS vẽ theo nhóm 4 em, nhóm trưởng điều khiển, hoặc vẽ cá nhân.
- HS vẽ trên giấy A4.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm khác nhận xét.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ của mình về việc làm của nhân vật trong truyện.
- Nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn. 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Gọi hs kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. 
GV nhận xét ghi điểm.
B/ BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:
Yêu cầu hs đọc đề bài.
GV gạch chân từ ngữ quan trọng trong đề Kể về việc làm tốt của bạn em
Yêu cầu cầu HS đọc các gợi ý SGK
Yêu cầu HS viết dàn ý câu chuyện định kể.
Kiểm tra việc chuẩn bị của hs.
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi nội dung câu chuyện.
Cho Hs kể trong nhóm cho nhau nghe, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện
Gv theo dõi kiểm tra các nhóm làm việc.
Cho hs thi kể trước lớp.
Gv hướng dẫn HS nhận xét về câu chuyện và lời kể của từng HS.
GV nhận xét, bổ sung và tuyên dương những em kể hay, nội dung câu chuyện phù hợp, hay nhất.
C/CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.
GV nhận xét tiết học.
1HS kể
Hs đọc đề.
HS đọc đề bà i: Kể về việc làm tốt của bạn em
1 Hs đọc to, lớp theo dõi SGK
HS viết dàn ý câu chuyện định kể
Một số HS lần lượt đứng lên giới thiệu.
Từng cặp hs kể chuyện
Đại diện hs thi kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
Lớp nhận xét.
 ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ (tt)
NGHE NHẠC
	I. MỤC TIÊU
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sấ thái của bài Dàn đồng ca mùa hạ.
- Biết hát kết hợp vỗ tay, gõ đẹm theo bài hát.
- Nơi có điều kiện : nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Đàn, Nhạc cụ, đĩa băng, máy nghe
- HS: Nhạc cụ
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới
1. Phần mở đầu:
a. Giới thiệu nội dung bài học.
2. Phần hoạt động:
*/ Nội dung1 : Ôn tập bài hát: Dàn đồng ca mùa hạ .
+ GV khuyến khích các em tự chọn nhóm để biểu diễn.
- Nội dung 2 : Nghe nhạc.
-GV giới thiệu tên bài, xuất xứ.
3. Phần kết thúc:
- Chọn một nhóm trình bày bài hát theo hình thức tốp ca, có kết hợp động tác phụ hoạ.
- GV: Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng hát bài "Dàn đồng ca mùa hạ". 
- HS lắng nghe.
- HS trình bày bài hát bằng cách có lĩnh xướng, đối đáp, lời ca.
*/ VD:
 1. Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát.
2. Bè trầm hoà bè cao trong màn xanh lá dày.
...................
...................
...................
Ve ve ve ve ve, ve ve ve ve ve. 
+ HS trình bày bài hát "Dàn đồng ca mùa hạ". kết hợp các động tác phụ hoạ.
- HS nghe lần thứ nhất.
- HS nói lên cảm nhận về bài hát.
HS nghe lạibài hát, các em có thể đứng lên vận động theo nhạc.
KĨ THUẬT
LẮP RÔ BỐT
(tiết 2)
I/MỤC TIÊU:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
- Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt tương đối chắc chắn.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
- HS khéo tay : Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt lắp chắc chắn, tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Mẫu đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
A. KIỂM TRA :
Đồ dùng học tập của hs
B. BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài: Ghi đề bài 
2.Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trưch thăng.
a.Hướng dẫn chọn từng loại chi tiết:
Cho HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK; xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b.Lắp từng bộ phận:
Cho một HS đọc lại Ghi nhớ - SGK.
Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu
c/ Lắp ráp rô-bốt.
- Nhắc HS cần lưu ý:
+ Bước ráp thân rô-bốt, chân, giá đỡ phải đúng vị trí.
+ Bước ráp giá đỡ vào rô-bốt phải chặt.
d/.Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp:
Cho hs tháo từng bộ phận sau đó tháo từng chi tiết và xếp vào hộp.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Dặn hs tập lắp ghép ở nhà (nếu có bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật)
Nhận xét tiết học.
Đặt bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lên bàn.
Nhắc lại đề bài
HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK; xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
Một HS đọc lại Ghi nhớ - SGK.
- HS lắp ráp rô-bốt theo SGK.
- HS tháo từng bộ phận sau đó tháo từng chi tiết và xếp vào hộp.
Bài 61
Môn thể thao tự chọn 
I. Mục tiêu.
- Ôn tập kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích
II. Địa điểm –Phương tiện .
- Sân thể dục 
- Thầy: giáo án, sách giáo khoa, đồng hồ thể thao, còi .
- Trò: sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định, chuẩn bị quả cầu đá..
 III . Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối, 
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
1. Môn tự chọn (đá cầu®) 
+ Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân: 
 + hoàn thành tốt: thực hiện cơ bản đúng động tác tâng liên tục được 5 quả trở lên 
+ hoàn thành: thực hiện cơ bản đúng tâng được 3 quả 
+ chưa hoàn thành: thực hiện sai động tác tâng dưói 3 lần 
18-20 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện 
*
**********
**********
Tổ chức kiểm tra tâng cầu (theo nhóm hoặc theo tổt)
2. Chơi trò chơi nhảy ô tiếp sức 
3. Củng cố:
- đá cầu 
4-5 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h /s hệ thống lại kiến thức
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 CKTKN.doc