A.Mục tiêu
Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận :Người lao động là đáng quí nhất ( trả lời được câu hỏi 1,2,3)
GDHS biết yêu lao động
B. Thiết bị -ĐDDH
1-GV:- Tranh minh họa bài học trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
2-HS : SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TUẦN 9 Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012 Tập đọc Tiết : 17 CÁI GÌ QUÍ NHẤT A.Mục tiêu Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật . Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận :Người lao động là đáng quí nhất ( trả lời được câu hỏi 1,2,3) GDHS biết yêu lao động B. Thiết bị -ĐDDH 1-GV:- Tranh minh họa bài học trong SGK. - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 2-HS : SGK C. Các hoạt động dạy học chủ yếu T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1) Ổn định : KT đồ dùng HS 2)Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi - Vì sao người ta gọi là “cổng trời” ?( HSTB) - Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? vì sao ?(K) -Đọc thuộc lòng khổ thơ em thích, nêu nội dung bài?(TB) GV nhận xét,ghi diểm. *HS1 đọc + trả lời câu hỏi. - Vì đứng giữa 2 vách đá, nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời. HS2 đọc thuộc lòng khổ thơ em thích,nêu nội dung -Cả lớp nhận xét. 32’ 1’ 11’ 10’ 10’ 3) Bài mới: a) Giới thiệu bài: Trong cuộc sống dường như cái gì cũng thật đáng quý. Nhưng quý nhất là cái gì ? vì sao là quý nhất ? Các em sẽ biết được điều đó qua bài tập đọc Cái gì quý nhất b) Luyện đọc:. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp( Đoạn 1: “Từ đầu sống được không ?”Đoạn 2: “ phân giải”. Đoạn 3: Còn lại) HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc : sôi nổi, quý hiếm, -Cho HS đọc đoạn nối tiếp đọc chú giải + giải nghĩa từ. - HS khá giỏi đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt c) Tìm hiểu bài: *Đoạn 1+2 : cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. -Theo Hùng, Quý, Nam, cái quí nhất trên đời là gì ? (HS TB ,Y) - Lý lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào ? ( GV ghi tóm tắt ý phát biểu của HS) *Đoạn 3 : cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ? (HSTBK) -Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào ? Thái độ tranh luận phải ra sao ?(G) d) Đọc diễn cảm: - GV cho HS đọc thầm thảo luận cặp đôi nêu cách đọc. + Lời dẫn chuyện cần đọc chậm, giọng kể. + Lời các nhân vật: đọc to, rõ ràng để thể hiện sự khẳng định -GV đưa bảng phụ chép sẵn lên, hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt giọng + GV đọc mẫu - Cho HS thi đọc theo nhóm ,đọc trước lớp (nếu có điều kiện, cho HS thi đọc phân vai) - HS lắng nghe - HS đọc đoạn nối tiếp và luyện đọc từ khó - HS đọc nối tiếp Cả lớp đọc thầm. - HS khá giỏi đọc cả bài Theo Hùng: quý nhất là lúa gạo - Theo Quý : vàng là quý nhất - Nam : thì giờ là quý nhất - Hùng : lúa gạo nuôi sống con người -Quý : có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo - Nam : có thời giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. Cả lớp đọc thầm - Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. - Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh, khiêm tốn HS thảo luận nêu cách đọc - Một số HS đọc đoạn trên bảng -HS nghe - HS thi đọc. 3’ 4) Củng cố,dặn dò : - Qua bài tập đọc, chúng ta khẳng định cái gì quý nhất? tại sao? (K) - GV nhận xét tiết học - Các em về nhà tiếp tục đọc diễn cảm toàn bài, chuẩn bị cho tiết sau bài : Đất Cà Mau Khẳng định: người lao động là quý nhất. Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. D. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : Toán Tiết 41 LUYỆN TẬP A.Mục tiêu Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân . - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. -Giáo dục HS tính cẩn thận,tự tin,ham học. B. Thiết bị -ĐDDH 1 – GV : Bảng phụ,SGK. 2 – HS : SGK,VBT C. Các hoạt động dạy học chủ yếu TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1/ 4/ 32’ 1’ 9’ 8’ 7’ 7’ 3’ 1– Ổn định lớp : KT đồ dùng HS 2– Kiểm tra bài cũ : -Nêu tên các đơn vị đo độ dài lần lượt theo thứ tự từ bé đến lớn ?(Y,TB) -Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền kề ?(KG) Gọi 1 HS làm bài 3 - Nhận xét,sửa chữa . 3 – Bài mới : a– Giới thiệu bài : Luyện tập b– Hướng dẫn luyện tập : Bài 1:-Nêu y/c bài tập . -Gọi 3 HS(TB) lên bảng làm cả lớp làm vào vở . -Gọi 1 số HS nêu cách làm . -Nhận xét ,sửa chữa . Bài 2 :Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu ). -GV phân tích bài mẫu : 315cm = m Cách làm : 315cm = 300cm + 15cm = 3m15cm = 3m = 3,15m . Vậy 315cm = 3,15m . -Gọi 3 HS(K) lên bảng làm trên bảng phụ ,cả lớp làm vào VBT . Nhận xét ,sửa chữa . Bài 3:Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là km: -Cho HS thảo luận theo cặp . -Gọi 1 số cặp trình bày kết quả . -Nhận xét ,sửa chữa . Bài 4:Chia lớp làm 4 nhóm ,mỗi nhóm thảo luận 1 câu . -Cho đại diện nhóm trình bày kết quả . -Nhận xét ,sửa chữa . 4– Củng cố,dăn dò : -Mỗi đơn vị đo độ dài ứng mấy chữ số ? (TB) - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân . - HS nêu . -HS nêu . 1 HS làm bài 3 - HS nghe . -Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : -HS làm bài . a)35m23cm = 35,23m b)51dm3cm = 51,3dm c)14m7cm = 14,07m -HS nêu cách làm . -HS theo dõi . -HS làm bài . 234cm = 2,34m 506cm = 5,06m 34dm = 3,4m -Từng cặp thảo luận . -HS trình bày . a)3km245m = 3km = 3,245km. b) 5km34m = 5km = 5,034km. c)307m = km = 0,307km -HS thảo luận nhóm . -Trình bày kết quả. a)12,44km = 12m 44cm . b)7,4dm = 7dm 4cm . c)3,45km = 3450m . d)34,3km = 34300m . -HS nêu . - HS nghe . D. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : Lịch sử Tiết 9 CÁCH MẠNG MÙA THU A.Mục tiêu Tường thuật lại sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố.Ngay sau cuộc mít tinh,quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù:Phủ Khâm sai,Sở Mật thám,Chiều ngày 19-8 – 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. Biết cách mạng tháng tám nổ ra vào thời gian nào,sự kiện ,cần nhớ,kết quả: Tháng tám năm 1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội,Huế,Sài Gòn. Ngày 19 – 8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng tám. Liên hệ các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương B. Thiết bị -ĐDDH 1 – GV : +Ảnh tư liệu về cách mạng tháng Tám ở Hà Nội & tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa dành chính quyền ở địa phương . 2 – HS : SGK . C. Các hoạt động dạy học chủ yếu TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 4’ 27’ 1’ 8’ 10’ 8’ 3’ I – Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số HS II – Kiểm tra bài cũ :Xô viết Nghệ Tĩnh -Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ -Tĩnh dành được chính quyền cách mạng( HSTB). -Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh (HSK) . Nhận xét,ghi điểm. III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “Cách mạng mùa thu” 2 – Hoạt động : a) Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp Thời cơ Cách mạng Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài CM mùa thu . Đảng ta đã nhanh chóng phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc .Bác Hồ động viên, kêu gọi quyết tâm toàn dân tộc hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng và lời kêu gọi của Bác ,nhân dân đã đã nổi dậy tiêu biểu khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội . b) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm . -N.1 : Việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào , kết quả ra sao ? - N.2 : Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám . - N.3 : Em biết gì về khởi nghĩa dành chính quyền năm 1945 ở quê hương em . GV cho HS nêu hiểu biết của mình , sau đó sử dụng những tư lệu lịch sử địa phương để liên hệ với thời gian , không khí khởi nghĩa cướp chính quyền ở quê hương . c) Hoạt động3 : Làm việc cả lớp . Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của CM tháng tám GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nguyên nhân và ý nghĩa của cách mạng tháng Tám. -Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong CM tháng tám ?(TB) -Thắng lợi của CM tháng tám có ý nghĩa như thế nào ?(KG) IV – Củng cố,dặndò: -Gọi HS đọc nội dung chính của bài -Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu Cách mạng ?(HS Cả lớp) -Vì sao ngày 19 /8 được lấy làm ngày kỉ niệm CM tháng 8 năm 1945ở nước ta ?(HSKG) Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài “ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập “ - 2HS trả lời,cả lớp nhận xét HS nghe . HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài CM mùa thu để tìm hiểu thời cơ Cách mạng -N.1 : Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, đảng ta đã phát động toàn dân tổng khởi nghĩa dành chính quyền ( 16-8-1945 ) . Ngày 19-8 Hà Nội giành được chính quyền . Ngày 25-8 Sài Gòn dành được chính quyền -N.2 : Cách mạng tháng Tám thắng lợi là một bước ngoặc vĩ đại của lịch sử Việt Nam : Chấm dứt hơn 80 năm đô hộ Pháp – Nhật & hàng nghìn năm chế độ phong kiến . Chính quyền về tay nhân dân lao động & cơ sở để lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà , độc lập tự do , hạnh phúc . -N.3 : Phát biểu hoặc đọc bài viết đã được sưu tầm . -HS thảo luận nhóm đôi + Vì ND ta có lòng yêu nước ,tinh thần cách mạng.Đồng thời lại có Đảng lãnh đạo . +Giành độc lập tự do cho nước nhà đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ. - 2 HS đọc . -HS trả lời - HS lắng nghe . D. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : Kĩ thuật Tiết 9 LUỘC RAU A.Mục tiêu -Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau. Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình. B. Thiết bị -ĐDDH GV :-Rau muống, rau cải củ hoặc bắp cải, đậu quả, còn tươi, còn non; nước sạch. -Nồi, soong cỡ vừa, đĩa . -Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch. HS :-Hai cái rổ, chậu nhựa hoặc chậu nhôm, đũa nấu . C. Các hoạt động dạy học chủ yếu T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 1’ 10’ 10’ 7’ 3’ 1) Ổn định : KT dụng cụ HS II)Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS Cho HS nhắc lại ghi nhớ III) Bài mới: a) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau . b) Giảng bài: Hoạt động1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau Hướng dẫn HS quan sát H1: - Em hãy nêu tên những nguyên liệu về dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau. Cho HS quan sát hình 2 và đọc nội dung mục 1b để nêu cách sơ chế rau trước khi luộc GV lưu ý học sinh: Đối với một số loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, đậu venên ngắt, cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ được chất dinh dưỡn ... 3kg c) 1103kg = 1,103kg -HS đọc yêu cầu HS làm bài vào vở 1 HS lên bảng .Một số HS đọc bài trước lớp - HS nhìn hình vẽ nêu miệng kết quả a)1,8 kg . b)1800g . -HS nêu . -HS nghe . D. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : Ôn tự nhiên xã hội ÔN KHOA HỌC A.Mục tiêu Làm bài tập khoa học - Giải thích một cách đơn giản HIV là gì , AIDS là gì . - Nêu các đường lây truyền & cách phòng tránh HIV/ AIDS . * Giáo dục kĩ năng sống : - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS. - Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm. - Có ý thức tuyên truyền , vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS . B. Thiết bị -ĐDDH 1 – GV : - Thông tin & hình trang 35 SGK . - Các bộ phiếu hỏi – đáp có nội dung như trang 34 SGK ( đủ cho mỗi nhóm một bộ) 2 – HS : Có thể sưu tầm các tranh ảnh , tờ rơi ,tranh cổ động & các thông tin về HIV/AIDS . C – Các hoạt động dạy học chủ yếu : Tg Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 3’ 28’ 1’ 13’ 14’ 3’ I – Ổn định lớp : KT sự chuẩn bị HS II – Kiểm tra bài cũ : “Phòng bệnh viêm gan A” -Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ?(HSTB) -Nêu cách phòng bệnh viêm gan A ?(HSK) - Nhận xét,ghi điểm III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “ Phòng tránh HIV/AIDS “ 2 – Hoạt động : a) Hoạt động 1 Trò chơi “Ai nhanh,Ai đúng? “ Mục tiêu: Giúp HS : - Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì - Nêu được các đường lây truyền HIV . Cách tiến hành: -Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn . GV phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu có nội dung như SGK, Một tờ giấy khổ to và băng keo yêu cầu các nhóm thi tìm được câu trả lời đúng và nhanh nhất . -Bước 2: Làm việc theo nhóm. - Bước 3: Làm việc cả lớp. GV theo dõi và tuyên dương những nhóm làm đúng, đẹp, nhanh. Kết luận: HIV là một là một loại vi-rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm. b) Hoạt động 2 :.Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh & triển lãm . Mục tiêu: Giúp HS : _ Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS . _ Có ý thức tuyên truyền , vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS . Cách tiến hành: _Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. _Bước 2: * Giáo dục kĩ năng sống Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm. Phương pháp :Làm việc theo nhóm. - Bước 3: Trình bày triển lãm . GV phân chia khu vực trình bày triển lãm cho mỗi nhóm. Kết luận: Có 3 con đường lây truyền HIV . IV – Củng cố,dặn dò : -HS về nhà sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh về phòng tránh HIV/AIDS. - Nhận xét tiết học . Bài sau “Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS”. -HS trả lời. - HS nghe . - Các nhóm thi tìm được câu trả lời đúng và nhanh nhất . - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng với một câu hỏi và dán vào giấy khổ to. Nhóm nào làm xong thì dán sản phẩm của mình lên bảng . - Đại diện nhóm lên trình bày. - HS nghe . - HS theo dõi. - Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm mình làm việc. - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày triển lãm. - HS lắng nghe. - HS về nhà sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh về phòng tránh HIV/AIDS. - HS lắng nghe. -HS xem bài trước. D. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : Hoạt động tập thế (Nếp sống thanh lịch) BÀI 9 A.Mục tiêu 1. Học sinh nhận thấy khi đi mua đồ dùng, cần thực hiện đúng quy định của cửa hàng với thái độ lễ phép, thân thiện. 2. Học sinh có kĩ năng: - Tìm hiểu và thực hiện đúng quy định của các cửa hàng (vào siêu thị, cần gửi đồ vào tủ, xếp hàng lần lượt, không chen lấn, ...). - Khi lựa chọn đồ dùng, không làm hỏng, làm bẩn hoặc thay đổi vị trí. - Biết tôn trọng người bán hàng và những người xung quanh. 3. Học sinh chủ động ứng xử thanh lịch, văn minh khi đi mua đồ dùng. B. Thiết bị -ĐDDH - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 33’ 3’ 8’ 8’ 6’ 7’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ trong giờ học. 2.Bài mới: * Giới thiệu bài * Mục tiêu : Giúp HS định hướng nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở nội dung bài với câu hỏi gợi ý : - Bạn nào đã từng đi mua hàng ? - Khi đi mua hàng em nói với người bán hàng như thế nào ? GV nhận xét và dẫn dắt tới nội dung bài mới. Bước 2: GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài “Đi mua đồ dùng”. Hoạt động 1 : Nhận xét hành vi * Mục tiêu : HS hiểu cần phải có những hành vi ứng xử thanh lịch, văn minh khi đi mua hàng. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Trong siêu thị”, SHS trang 27, 28. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý : - Chị Mai khuyên Lâm không nên làm những việc gì khi mua hàng ở siêu thị ? (SHS tr. 28) (Chị Mai khuyên Lâm không được vứt đồ lung tung, bừa bãi sau khi chọn xong hàng. Mua hàng thanh toán xong mới được bóc ra dùng ). - Chị Mai nhận túi hàng và nói với cô bán hàng như thế nào ? (SHS tr.28) (Chị Mai nhận túi hàng bằng hai tay và cảm ơn cô bán hàng) - Em có nhận xét gì về cách ứng xử của chị Mai khi mua hàng? (Chị Mai có ý thức khi đi mua hàng : lựa chọn hàng cẩn thận, trả tiền, nhận tiền bằng hai tay, biết cảm ơn cô bán hàng) - Khi mua hàng, em phải có thái độ ứng xử như thế nào ? (Khi đi mua hàng, em phải tuân theo nội quy của cửa hàng hay của siêu thị, lựa chọn đồ cẩn thận, không được để đồ lộn xộn, không làm hỏng, làm bẩn đồ, trả tiền bằng hai tay, thưa gửi lễ phép với người bán hàng,....) Bước 3 : GV gợi mở để HS rút ra ý 1,2,4 của lời khuyên, SHS trang 29. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến * Mục tiêu : HS biết bày tỏ ý kiến với những hành vi đúng hoặc hành hành vi chưa đúng khi đi mua hàng. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 28. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : a) Khi vào siêu thị, gửi túi vào ngăn tủ cất đồ > Có ý thức chấp hành đúng quy định của siêu thị. b) Cười đùa, chạy nhảy ầm ĩ trong của hàng, siêu thị > Làm mất trật tự ở nơi công cộng, làm ảnh hưởng đến các khách mua hàng khác c) Bóc đồ ra ăn trước khi trả tiền trong siêu thị > Vi phạm nội quy trong siêu thị. Đó là hành vi thiếu văn hóa, chưa thanh lịch, văn minh. d) Mua hàng xong, xếp xe đẩy hàng vào đúng vị trí > Thực hiện đúng quy định của siêu thị. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang29. Bước 4 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện các hành vi, ứng xử đúng khi đi mua hàng mọi nơi, mọi lúc. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 28. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét và động viên HS theo từng trường hợp. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện các hành vi ứng xử thanh lịch, văn minh khi mua bán. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 29. GV có thể gợi ý cho HS xây dựng lời thoại thể hiện những lời nói, cử chỉ, thái độ đúng mực vừa được học. Bước 2 : HS trình bày theo từng tình huống. GV nhận xét và động viên HS. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. 3,Củng cố - dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - GV yêu cầu HS thực hiện nội dung lời khuyên. Nêu miệng Ghi bài Đọc truyện, nêu nội dung, nhận xét hành vi nên hay không vì sao?. Trao đổi theo nhóm bàn, đại diện nêu kết quả. Hs nêu lại 4-6 em. Trao đổi theo bàn , đại diện nêu kết quả. Học sinh thảo luận nhóm, đóng vai. 3-4 em nêu lại. D. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 9: SINH HOẠT CUỐI TUẦN A.Mục tiêu Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể. Biết được công tác của tuần đến. Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng B. Thiết bị -ĐDDH C. Các hoạt động dạy học chủ yếu TG NỘI DUNG SINH HOẠT 2’ 13’ 3’ 10’ 2’ I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát II/ Kiểm điểm công tác tuần 9: 1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần. 2. Lớp trưởng điều khiển : - Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ. - Tổng hợp những việc làm tốt , những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể. - Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt. ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................. ................................................................................. - Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần. 3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính: + Ưu điểm : - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra. - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp. - Trả bài 15’ đầu buổi tương đối tốt - Nhiều em cố gắng học tập,học thuộc bài ,làm bài tập đầy đủ - Nhiều em phát biểu sôi nổi ,chuẩn bị tốt đồ dùng học tập - Tác phong đội viên thực hiện tốt. + Tồn tại : - Một số em trong giờ trả bài chưa nghiêm túc ( .. - Một số em chưa thuộc bài, làm bài ở nhà .) III/ Kế hoạch công tác tuần 10: -Tiếp tục củng cố và thực hiện nội quy trường, lớp - Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1 - Thành lập đội đố vui để học của lớp - Lên kế hoạch sổ Chi đội. - Vận động HS đóng góp các khoản thu IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể : - Hát tập thể một số bài hát của Đội - Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát , hò, vè. V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài , hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi. D. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ..
Tài liệu đính kèm: