1. Đọc thầm bài văn sau:
Mừng sinh nhật bà
Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.
Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.
Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 - Bài kiểm tra đọc (Thời gian làm bài: 35 phút) Họ và tên học sinh:....................................................................Lớp: 5 Điểm Lời nhận xét của giáo viên ..................................................................................................................... ............................................................................................................................. ................................................................................................................................. I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (Giáo viên kiểm tra từ tuần 19 đến tuần 26, bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc) II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt 1. Đọc thầm bài văn sau: Mừng sinh nhật bà Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả. Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy. Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm. Theo Cù Thị Phương Dung 2.Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau: Câu 1:Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu? A. 7 bữa tiệc B. 6 bữa tiệc C. 5 bữa tiệc D. 4 bữa tiệc Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà? A.Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật. B.Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà. C.Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà. D.Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui. Câu 3:Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà? Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật. Viết thiếp mời giúp chị em. Làm giúp mấy chị em món bún chả. Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui? A. Vì hôm đó bà rất vui. B. Vì hôm đó các cháu rất vui. C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui. D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui. Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm? A.Vì mấy chị em biết làm món bún chả. B.Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật. C.Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui. D.Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà. Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì? ....................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là: A.Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Quan hệ từ Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn? .......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên? ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II – LỚP 5C NĂM HỌC 2019 - 2020 I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: 7 điểm Câu 1 2 3 4 5 7 Đáp án A D B D C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 Câu 6: 1 điểm Trong cuộc sống, chúng ta cần biết quan tâm đến người già trong gia đình Câu 8: 1 điểm Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. Hoặc Mặc dù ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. Câu 9: 0,5 điểm. Từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1: bà; chúng tôi Câu 10: 1 điểm: Năm nay : TN chị em tôi,; chúng tôi: CN lớn cả; họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà : VN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIẾT GIỮA HỌC KÌ II -LỚP 5 A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 4 1 Câu số 1,2,3,4 6 Số điểm 2 1 2 Kiến thức TV Số câu 1 2 1 1 Câu số 7 9,10 5 8 Số điểm 0,5 1,5 1 1 Tổng số câu 3 Tổng số điểm 2 2 2 1 Tỷ lệ % 28,6% 28,6% 28,6% 14,2% BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 - Bài kiểm tra viết (Thời gian làm bài: 40 phút Họ và tên học sinh:.............................................. Điểm Lời nhận xét của giáo viên ......................................................................................... ................................................................................................. .......................................................................................................... 1. Chính tả: (Nghe – viết): Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “từ Thấy Sứ thần Việt Nam ... đến hết” của bài Trí dũng song toàn - Sách TV5 tập 2, trang 25. 2. Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. Bài làm HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC B. BÀI KIỂM TRA VIẾT Chính tả (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về khoảng cách, kiểu chữ, cỡ chữ. Trừ 0,5 điểm toàn bài. 2.Tập làm văn: (8 điểm) - Viết được bài văn tả đồ vật đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt logic, không mắc lỗi chính tả, - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. + Mở bài: Giới thiệu được đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.. (1điểm) + Thân bài: ( 6 điểm) Tả bao quát hình dáng cụ thể của đồ vật. Tả các bộ phận của đồ vật đó. Nêu công dụng của đồ vật + Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của em về đồ vật hoặc món quà đó.(1điểm). Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 8 - 7,5 - 7 - 6,5 - 6 - .. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIẾT GIỮA HỌC KÌ II -LỚP 5 2. BÀI KIỂM TRA VIẾT TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Viết chính tả Số câu 1 1 Câu số 1 Số điểm 2 2 2 Viết văn Số câu 1 1 Câu số 2 Số điểm 8 8 Tổng số câu 1 1 2 Tổng số điểm 2 8 10
Tài liệu đính kèm: