Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II - Môn: Tiếng Việt - Lớp: 5

Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II - Môn: Tiếng Việt - Lớp: 5

A. Đọc thầm bài văn sau:

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận.

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.

. Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm.

 Theo Nguyễn Hoàng Đại

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II - Môn: Tiếng Việt - Lớp: 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bµi kiÓm tra ®Þnh kú cuèi häc kú II
M«n: TiÕng ViÖt - líp: 5
PhÇn ®äc thÇm vµ tr¶ lêi c©u hái
Thêi gian: 30 phót- Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò.
§Ò sè 1
Hä vµ tªn HS:....................................GT1:........................
Líp :.......Tr­êng...............................GT2 :.......................
Đọc thầm bài văn sau:
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.
... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
 Theo Nguyễn Hoàng Đại
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng”?
	A. Con đê
	B. Đêm trăng thanh gió mát.
	C. Tết Trung thu.
Câu 2: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?
	A. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.
	B.Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
	C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
Câu 3: Hình ảnh con đê được tác giả miêu tả như thế nào?
	A. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà.
	B. Quanh co uốn lượn theo sườn núi.
	C. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng.
Câu 4: Nội dung bài văn này là gì?
	A. Kể về sự đổi mới của quê hương.
	B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.
	C. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường.
Câu 5: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ tuổi thơ”?
	A. trẻ em B. thời thơ ấu C. trẻ con
Câu 6: Từ “ chúng” trong câu văn: Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?
	A. Trẻ em trong làng.
	B. Tác giả.
	C. Trẻ em trong làng và tác giả.
Câu 7: Câu “ Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ?
	A. Hai quan hệ từ.
	B. Ba quan hệ từ.
	C. Bốn quan hệ từ.
Câu 8: Các vế trong câu ghép : " Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy." được nối với nhau bằng cách nào?
	 A. Nối trực tiếp.
	B. Nối bằng từ có tác dụng nối.
	C. Nối bằng cặp từ chỉ quan hệ.
Câu 9: Hai câu cuối của bài văn liên kết với nhau bằng cách nào?
	A. Thay thế từ
	B. Lặp từ.
	C. Từ nối
Câu 10: Câu: " Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê." là câu ghép?
	A. Đúng
	B. Sai
bµi kiÓm tra ®Þnh kú cuèi häc kú II
 M«n: TiÕng ViÖt - líp: 5
PhÇn ®äc thÇm vµ tr¶ lêi c©u hái
Thêi gian: 30 phót- Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò.
§Ò sè 2
A.Đọc thầm bài văn sau:
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.
... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
 Theo Nguyễn Hoàng Đại
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Hình ảnh con đê được tác giả miêu tả như thế nào?
	A. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng.
	B. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà.
	C. Quanh co uốn lượn theo sườn núi.
Câu 2: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng”?
	A. Tết Trung thu.
	B. Đêm trăng thanh gió mát.
	C. Con đê 
Câu 3: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?
	A.Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
	B. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.
	C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
Câu 4: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ tuổi thơ”?
	A. thời thơ ấu B. trẻ em C. trẻ con
Câu 5: Từ “ chúng” trong câu văn: Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?
	A. Trẻ em trong làng và tác giả.
	B. Trẻ em trong làng.
	C. Tác giả.
Câu 6: Nội dung bài văn này là gì?
	A. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.
	B. Kể về sự đổi mới của quê hương.
	C. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường.
Câu 7: Hai câu cuối của bài văn liên kết với nhau bằng cách nào?
	A. Thay thế từ
	B. Từ nối
	 C. Lặp từ.
Câu 8: Câu “ Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ?
	 A. Ba quan hệ từ.
	 B. Hai quan hệ từ.
	 C. Bốn quan hệ từ.
Câu 9: Câu: " Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê." là câu ghép?
	 A. Đúng
	B. Sai
Câu 10: Các vế trong câu ghép : " Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy." được nối với nhau bằng cách nào?
	 A. Nối bằng từ có tác dụng nối.
	 B. Nối trực tiếp.
	 C. Nối bằng cặp từ chỉ quan hệ.
bµi kiÓm tra ®Þnh kú cuèi häc kú II
 M«n: TiÕng ViÖt - líp: 5
PhÇn kiÓm tra viÕt
Thêi gian: 40 phót- Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò.
I. Chính tả ( nghe viết ) 15 phút
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: Trí dũng song toàn ( SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 26 )
(Từ Thấy sứ thần Việt Nam . đến hết )
II. Tập làm văn ( 25 phút )
Đề bài: Hãy tả một cảnh đẹp mà em yêu thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docKTDK cuoi ki 2 TV.doc