Bài soạn Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5

Bài soạn Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5

Bài tập thực hành:

Bài 1: Viết tên xã, huyện, tỉnh nơi em ở.

Bài 2: Viết tên các cơ quan, tổ chức, đoàn thể sau đây:

 + Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

 +Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam.

 + Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc.

 + Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

2. Phân biệt một số phụ âm đầu:

 a) phân biệt ch/tr.

 - Tên các đồ vật trong nhà phần lớn viết ch.

VD: chăn, chổi, chiếu,chạn.

 - Những tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng và huyền phải viêt là tr.

 VD: truyền thống, trân trọng, lập trường.

b)Phân biệt x/s.

- Tên các giống chim, giống vật ở rừng, ở biển thường viết s.

VD: chim sẻ,chim sâu, chim sáo.

 VD: sư tử, sói, sóc, sơn dương, hươu sao .

VD: san hô, cá sấu,sò.

Lưu ý: khi viết cần dựa trên văn cảnh mà viết cho đúng.

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng: thứ sáu, ngày 24 tháng 9 năm 2010
BDHS giỏi T. Việt
Một số luật viết chính tả
I. Mục tiêu: 
 - HD học sinh ôn luyện, củng cố về một số quy luật chính tả ; phân biệt một số phụ âm đầu HS hay nhầm lẫn trong tiếng Việt.
 - Làm được một số bài tập thực hành.
II. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
Giới thiệu bài:
Nội dung ôn tập:
Quy luật viết hoa:
Danh từ riêng:
* Tên người:
- Tên người VN viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng. (Lưu ý: Riêng tên của người một số vùng dân tộc cũng giống như tên người nước ngoài được phiên âm ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng bộ phận có dấu gạch nối.
 VD: Vô - lô - đi – a.). 
 - Tên người nước ngoài được gọi như kiểu tên người Việt Nam do phiên âm Hán Việt thì viết hoa như tên người VN. 
 VD: Mao Trạch Đông.
*Tên địa danh:
- Tên núi, sông, tỉnh, thành phố... của Vn được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
- Riêng một số tên phiên âm từ tiếng dân tộc ít người thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên giữa các tiếng có dấu gạch nối.
 VD: Y – a – li ; Bô - cô.
b) Tên các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng danh hiệu, huân chương: Được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cái tên đó.
 VD: Trường Tiểu học Bắc Sơn.
 Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Huân chương Chiến công hạng Nhất.
c) Viết hoa chữ cái đầu sau dấu chấm.
 Bài tập thực hành:
Bài 1: Viết tên xã, huyện, tỉnh nơi em ở.
Bài 2: Viết tên các cơ quan, tổ chức, đoàn thể sau đây:
 + Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
 +Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam.
 + Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc.
 + Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
2. Phân biệt một số phụ âm đầu:
 a) phân biệt ch/tr.
 - Tên các đồ vật trong nhà phần lớn viết ch.
VD: chăn, chổi, chiếu,chạn...
 - Những tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng và huyền phải viêt là tr.
 VD: truyền thống, trân trọng, lập trường...
b)Phân biệt x/s.
Tên các giống chim, giống vật ở rừng, ở biển thường viết s.
VD: chim sẻ,chim sâu, chim sáo...
 VD: sư tử, sói, sóc, sơn dương, hươu sao ...
VD: san hô, cá sấu,sò...
Lưu ý: khi viết cần dựa trên văn cảnh mà viết cho đúng.
 c) Phân biệt g/gh và ng/ngh:
 - Đứng trước các nguyên âm e,ê,i thì viết gh,ngh.
 - Đứng trước các nguyên âm khác viết g/ng.
 d) Qui tắc viết phụ âm đầu (cờ):
 - Âm “cờ” được ghi bằng các chữ cái: c/k/q
 + Viết k trước nguyên âm e, ê, i.
 + Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.
 + Viết “q” trước vần có âm đệm ghi bằng u, để tạo thành qu. Qu có thể đứng trước mọi nguyên âm trừ o,u,ơ,ă, â.
 Bài tập thực hành
* Bài 1: Phát hiện và gạch dưới từ viêt sai chính tả trong đoạn thơ sau và sửa lại cho đúng.
 Người ta đi cấy lấy công
 Tôi nai đi cây con chông nhiều bề
 Trông chời, trông đất, chông mâi
Trông mưa, trông dó, trông nghày, trông đêm
 Trông cho chân kứng đá mềm
Trời iên biểm lặng mới iên tấm lòng.
* bài 2: Viết chính tả một đoạn trong bài Tác phẩm của Si–le và tên phát xít.Từ “ –Lão thích...cho người Pháp.”
C. Củng cố – dặn dò:
G: Nêu yêu cầu tiết học.
G: Gợi ý cho HS nhắc lại các quy luật viết hoa.
G: Đọc VD – HS viết.
G: kết luận.
G: Nêu yêu cầu bài tập.
H: Viết bài thực hành vào vở – 1 số em trình bày trên bảng.
H+G: Nhận xét.
H: Nêu môt số VD viết ch/tr.
H+G: Nhận xét bổ xung.
G: kết luận.
H: Nêu môt số VD viết x/s.
H+G: Nhận xét bổ xung.
G: kết luận.
H: Nêu môt số VD viết ng/ngh H+G: Nhận xét bổ xung.
G: kết luận.
G: Nêu qui tắc viết phụ âm “cờ”.
G: Nêu yêu cầu bài tập – viết lên bảng.
H: Đọc lại nội dung bài.
H: Trao đổi cặp làm bài – các nhóm đại diện nêu kết quả.
T: Đọc thong thả - HS viết chính tả.
H: Soát lỗi cá nhân - đổi chéo soát lỗi.
T: Thu một số bài KT - đánh giá- nhận xét.
H: Nhắc lại các qui luật chính tả của ôn tập.
G: Nhận xét giờ học.
*********************************
Tuần 6
Ngày giảng: thứ sáu, ngày 1 tháng 10 năm 2010
BDHS giỏi T.Việt
Từ đơn – từ ghép – từ láy
I. Mục tiêu:
 - HD học sinh ôn tập củng cố về: Từ đơn- từ ghép – từ láy. Phân biệt được từ đơn, từ ghép từ láy.
 - Vận dụng vào làm được một số bài tập và viết được một đoạn văn ngắn (5->7 câu) sử dụng từ 2 từ ghép và 1 từ láy trở lên.
II. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức
Giới thiệu bài:
Nội dung ôn tập:
1. Ôn tập lí thuyết:
a) Từ đơn: Là một từ có nghĩa do một tiếng tạo thành.
 VD: bàn, sông, núi, cây, hoa ...
b) Từ ghép: Là từ gồm hai,ba ...tiếng có nghĩa ghép lại.
 VD: cây cỏ, hoa lá, thiếu niên, vô tuyến truyền hình,...
- Từ ghép được phân thành hai kiểu : 
 + Từ ghép phân loại.
 + Từ ghép tổng hợp.
c) Từ láy: Từ gồm 2,3,4... tiếng láy một bộ phận , vần hoặc láy cả tiếng.
 * Phân biệt từ ghép – từ láy:
 + Hai loại từ đều có từ 2 tiếng trở lên tạo thành nhưng từ láy các tiếng có quan hệ với nhau về âm còn từ ghép giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
 Lưu ý: Có một số từ ghép 1 trong 2 tiếng có nghĩa mờ nhạt.
 VD: máy móc, chùa chiền.
 2. Bài tập thực hành:
 * Bài 1: Xác định từ đơn:
 Em yêu màu đỏ 
 Như máu trong tim
 Lá cờ tổ quốc 
 Khăn quàng đội viên 
* Bài tập 2: Cho đoạn văn tìm từ láy:
 “Trăng đầu tháng mờ mờ. Mặt nước pha một chút lo mong mỏng, phơn phớt. Những chiếc lá lúa quẫy quẫy rung rinh, trông xa như những làn sóng nhỏ lăn tăn”
* Bài tập 3: Xếp các từ theo 3 nhóm: Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy:
 Thung lũng, cây cỏ, tia nắng, chăm chỉ, bạn học, hư hỏng, san sẻ, giúp đỡ, khó khăn, gắn bó.
 * Bài 4: Tìm từ ghép PL, từ ghép TH:
 Suy nghĩ, sách vở, cây cỏ, ngon lành, xa lạ, tia nắng, bút chì, bạn thân, bạn học.
 * bài 5: Ghép 5 tiếng: Kính,quý, mến, yêu, thương thành 9 từ ghép.
 * bài 6: 
 - Tìm 5 từ ghép có cấu tạo x + học.
 - Tìm 5 từ ghép có cấu tạo học +x.
 - Tìm tiếng ghép với lễ tạo thành từ ghép.
 - Tìm tiếng ghép với tiếng sáng để được từ ghép? Từ láy?
 - Tiếng nào ghép với tiếng hòa để tạo thánh từ ghép?
3. Củng cố – dặn dò:
T: giới thiệu bài nêu yêu cầu bài học.
H: Nêu thế nào là từ đơn – lấy VD.
H+T: Nhận xét.
T: HD tương tự với các loại từ còn lại.
T: HD học sinh phân biệt từ láy, từ ghép.
H: Xác định từ đơn và nêu: (em, yêu, như, máu, trong, tim)
H+T: Nhận xét.
T: Nêu yêu cầu bài tập – HD.
H: trao đổi cặp tự làm bài nêu đáp án (từ láy: lờ mờ, mong mỏng, phơn phớt, rung rinh, lăn tăn”
T: Nêu ND và yêu cầu bài tập.
H: tự làm vở nêu bài làm – nêu kết quả.
T+H: Nhận xét.
T: Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là từ đơn ? từ ghép ? từ láy? Cách để phân biệt được chúng?
T: Nhận xét buổi học.
******************************
Kí duyệt:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Điều chỉnh bổ xung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
*************************************
Thứ bảy, ngày 9 tháng 10 năm 2010
BDHS giỏi T.V
Biện pháp tu từ
I. Mục tiêu:
 - Học sinh nhận biết được một số biện pháp tu từ trong văn thơ.
 - Biết câu văn có hình ảnh thông qua biện pháp tu từ.
 - Rèn viết câu văn vận dụng biện pháp tu từ.
II. Các hoạt động dạy – học.
Nội dung
Các thức tổ chức các hoạt động
A. ổn định tổ chức.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Thế nào là biện pháp tu từ?
 (Là nghệ thuật mà tác giả dùng trong câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn, trong miêu tả.)
 2. Nội dung bài.
a) Biện pháp nhân hóa:
 -Biện pháp nhân hóa là: Tác giả dùng biện pháp biết đồ vật, loài vật như con người biết suy nghĩ, hành động giống như con người.
 * Bài tập: Tìm biện pháp nghệ thuật nhân hóa (gạch chân những từ ngữ đó) 
 “ Bão bùng thân bọc lấy thân 
 Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn.
 Thương nhau tre chẳng ở riêng
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
 .....
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
 Có manh áo cộc tre nhường cho con.” 
b) Biện pháp so sánh:
 - Biện pháp so sánh là khi viết văn tác giả so sánh cái này với cái kia.
 * Bài tập: 
 - Lá bàng to như cái mẹt bán bánh của bà bán hàng.
 - Cây bàng trước sân trường gốc to như cột đình, cành lá sum suê như một chiếc ô khổng lồ.
 - Mặt trời đỏ ửng như quả gấc chín đang nhô lên ở đằng đông.
c) Biện pháp tu từ:
 - Biện pháp tu từ là tác giả dùng nhắc đi nhắc lại một từ ngữ nào đó để nhấn mạnh ý mình định nói.
* Bài tập: Phát hiện điệp từ:
 “ Hạt gạo làng ta
 Có vị phù sa
 Của sông Kinh Thầy
 Có hương sen thơm
 Trong hồ nước đầy
 Có lời mẹ hát
 Ngọt bùi đắng cay”
d) Luyện tập (40p)
 - Viết đoạn văn tả cảnh có dùng biện pháp nghệ thuật tu từ
3. Củng cố –dặn dò:
H: Nêu cách hiểu của mình về biện pháp tu từ.
T: Nhận xét bổ xung.
- Thế nào là biện pháp nhân hóa?
H: Vài em nêu .
T+H: Nhận xét, bổ xung.
T: Nêu yêu cầu bài tập.
H: Làm bài – nêu .
T: Nhận xét.
T: Nêu câu hỏi: Thế nào là biện pháp so sánh?
H: Nêu – GV nhận xét kết luận.
T: Nêu bài tập – HS tìm biện pháp so sánh. 
T: Nêu câu hỏi: Thế nào là biện pháp điện từ?
H: Nêu – GV nhận xét kết luận.
T: Nêu bài tập – HS tìm biện pháp điệp từ.
T: Nêu yêu cầu luyện tập.
H: Viết bài - đọc bài của mình – cả lớp nhận xét bổ xung.
T: Kết luận.
H:- Nêu các biện pháp nghệ thuật tu từ thường dùng.
 - Về nhà đọc một số đoạn văn tìm biện pháp tu từ.
Kí duyệt:
................................................................................................................................. ... ệu bài: (1p)
2. Nội dung bài: (90p)
 Đề bài và đáp án 
*Bài 1: 
Điền vào chỗ trống s hoăc x để hoàn chỉnh câu thơ sau:
 Cuối uân,ấu trút lá
 .ắc.anh trải khắp vườn.
*Bài 2: 
1. Sắp xếp các câu sau thành đoạn văn:
a. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động.
b.Tối về Bác lấy viên gạch ra ,bọc nó vào to9ừ báo cũ,để xuống dưới đệm nằm cho đớ lạnh.
c. Lại có những mùa đông,Bác Hồ sống ở Pa ri ,thủ đô nước pháp.
d. Buổi sáng trước khi đi làm,bácđể viên gạch vào trong bếp lò.
2. Dựa vào đâu em sắp sếp như vậy.
* Bài 3: 
Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của rừng mơ hương sơn được gợi tả qua đoạn thơ sau:
 “ Rừng mơ ôm lấy núi
 Mây trắng đọng thành hoa
 Gió chiều đông gờn gợn
 Hương bay gần bay xa”
* Bài 4: Hãy kể lại một câu chuyện lịch sử về một nhân vật thiếu niên anh hùng mà em được nghe hoặc được đọc. 
3. Củng cố dặn dò: (5p) 
T: Giới thiệu yêu cầu tiết học
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
H: làm bài vào vở(C/l)
H: TLM(2em)
T:NX uốn nắn 
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: Làm bài vào vở(C/l)
H: Nêu kết quả(2em)
H+T: NX bổ sung sửa chữa
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
T: Hướng dẫn
H: Làm bài vào vở (C/l)
H:trình bày trước lớp(3em)
H+T: NX uốn nắn
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: PT yêu cầu bài(2em)
H: Kể lại chuyện(2em)
H: làm bài vào vở (C/l)
H: Đọc bài viết 
T: NX bài làm của HS
H: chữa bài của mình(C/l)
T: Đọc các bài văn hay 
T: TTND Và NX tiết học 
 - Dặn HS vềnhà học bài
 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 4 tháng 3 năm 2011
 Tiếng việt
 Ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi 
I. Mục tiêu:
 - Biết áp dụng kiến thức đã học để ôn tập theo bộ đề thi học sinh giỏi.
 - Luyện tập kỹ năng làm bài thi cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học:
 Nội dung
 Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1p)
2. Nội dung bài: (90p)
 Đề bài và đáp án 
*Bài 1: \Giải nghĩa từ”hoà thuận”, “nâng đỡ”.
*Bài 2: 
Tìm danh từ,động từ,tính từ trong các câu sau:
“ Chim hót líu lo. Nắng bốc hươnghoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa hương ngọt lan xa,phảng phất khắp rừng.”
* Bài 3: 
 “ Con cò bay lả bay la
 Luỹ tre đầu xóm ,cây đa giũa đường
 Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh,quả bòng đungđưa”
 Theo em hình ảnh nào của quê hương được tác giả nhắc tới trong đoạn thơ?Hình ảnh đó gợi cho em suy ngghĩ gì.
 * Bài 4: Hãy viết một bài văn về ấn tượng ngày đầu đến trường đáng nhớ nhất trong cuộc đời học sinh của em.
3. Củng cố dặn dò: (5p) 
T: Giới thiệu yêu cầu tiết học
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
H: làm bài vào vở(C/l)
H: TLM(2em)
T:NX uốn nắn 
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: Làm bài vào vở(C/l)
H: lên bảng chữa bài2em)
H+T: NX bổ sung sửa chữa
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
T: Hướng dẫn
H: Làm bài vào vở (C/l)
H:trình bày trước lớp(3em)
H+T: NX uốn nắn
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: PT yêu cầu bài(2em)
H: Kể lại chuyện(2em)
H: làm bài vào vở (C/l)
H: Đọc bài viết 
T: NX bài làm của HS
H: chữa bài của mình(C/l)
T: Đọc các bài văn hay 
T: TTND Và NX tiết học 
 - Dặn HS vềnhà học bài
****************************************************************
 Tuần 26
 Ngày giảng: Thứ 2 ngày7 tháng 3 năm 2011
 Tiếng việt
 Ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi 
I. Mục tiêu:
 - Biết áp dụng kiến thức đã học để ôn tập theo bộ đề thi học sinh giỏi.
 - Luyện tập kỹ năng làm bài thi cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học:
 Nội dung
 Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1p)
2. Nội dung bài: (90p)
 Đề bài và đáp án 
*Bài 1: Tìm tiếng ghép với “sáng” để có:
a. Một từ ghép tổng hợp.
b. Một từ ghép phân loại.
c. Hai từ láy.
*Bài 2: 
Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a.trời mưachúng em sẽ nghỉ lao động.
b.nhờ cha mẹ quan tâm dạy dỗem bé này rất ngoan.
cLan ốm..Lan vẫn đi học.
d.Nam hát hayNam vẽ cũng giỏi
* Bài 3: 
 Chép lại 4 khổ thơ trong bài”sắc màu em yêu”(của tác giả Phạm Đình Ân-sách Tiếng việt lớp 5 tập1)mà em yêu thích nhất và phát biểu cảm nghĩ của em về 4 khổ thơ đó.
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 25 dong. Hãy kể lại một kỷ niệm khó quên về tình bạn.
( Mở bài và kết bài theo lối mở rộng)
3. Củng cố dặn dò: (5p) 
T: Giới thiệu yêu cầu tiết học
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
H: làm bài vào vở(C/l)
H: TLM(3em)
T:NX uốn nắn 
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: Làm bài vào vở(C/l)
H: lên bảng chữa bài( 4 em)
H+T: NX bổ sung sửa chữa
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
T: Hướng dẫn
H: Làm bài vào vở (C/l)
H:trình bày trước lớp(3em)
H+T: NX uốn nắn
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: PT yêu cầu bài(2em)
H: Kể lại chuyện(2em)
H: làm bài vào vở (C/l)
H: Đọc bài viết 
T: NX bài làm của HS
H: chữa bài của mình(C/l)
T: Đọc các bài văn hay 
T: TTND Và NX tiết học 
 - Dặn HS vềnhà học bài
 Ngày giảng: Thứ 3ngày 8 tháng 3 năm 2011
 Tiếng việt
 Ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi 
I. Mục tiêu:
 - Biết áp dụng kiến thức đã học để ôn tập theo bộ đề thi học sinh giỏi.
 - Luyện tập kỹ năng làm bài thi cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học:
 Nội dung
 Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1p)
2. Nội dung bài: (90p)
 Đề bài và đáp án 
*Bài 1: Trong các từ in đậm dưới đây từ nào là từ đồng âm từ nào là từ nhiều nghĩa:
a. Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
b.Tấm lòng vàng.
c.Ông tôi mua bộ vàng lưới để chuẩn bị cho việc đánh bắt hải sản.
*Bài 2: 
Xác định các bộ phận trạng ngữ ,chủ ngữ,vị ngữ trong câu sau:
a. ở mảnh đất ấy ,những ngày 
 TN TN
chợphiên,dì tôi lại mua một cái bánh 
 CN VN
rợm.
b. Sự sống cứ tiếp tục trong âm 
 TN
thầm,hoa thảo quả nảy dưới gốc cây 
 CN VN
kín đáo và lặng lẽ.
* Bài 3: Trong bài cửa sông của Quang Huy có đoạn viết:
 Dù giáp mặt cùng biển rộng
 Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
 Lá xanh mỗi lần trôi xuống
 Bỗng nhớ một vùng núi non.
Hãy chỉ ra những biện pháp nhân hoã được dùng trong đoạn thơ trên? nói rõ cái hay của đoạn thư đó
*Bài 4: Hãy tả cảnh cánh đồng lúa quê em vào mùa gặt hái.
( Mỏ bài và kết bài theo lối mở rộng)
3. Củng cố dặn dò: (5p) 
T: Giới thiệu yêu cầu tiết học
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
H: làm bài vào vở(C/l)
H: TLM(3em)
T:NX uốn nắn 
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: Làm bài vào vở(C/l)
H: lên bảng chữa bài( 3 em)
H+T: NX bổ sung sửa chữa
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
T: Hướng dẫn
H: Làm bài vào vở (C/l)
H:trình bày trước lớp(3em)
H+T: NX uốn nắn
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: PT yêu cầu bài(2em)
H: Kể lại chuyện(2em)
H: làm bài vào vở (C/l)
H: Đọc bài viết 
T: NX bài làm của HS
H: chữa bài của mình(C/l)
T: Đọc các bài văn hay 
T: TTND Và NX tiết học 
 - Dặn HS vềnhà học bài
 **********************************
 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2011
 Tiếng việt
 Ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi 
I. Mục tiêu:
 - Biết áp dụng kiến thức đã học để ôn tập theo bộ đề thi học sinh giỏi.
 - Luyện tập kỹ năng làm bài thi cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học:
 Nội dung
 Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1p)
2. Nội dung bài: (90p)
 Đề bài và đáp án 
*Bài 1: Cho một số từ sau:
 Đất đai , cần mẫn,bình minh,máy móc,cây cỏ,hoà hoãn,sáng sủa,thầy giáo,mùa màng,phấn khởi.
Hãy xếp cáctừ vào 3 nhóm :(Từ ghép có nghĩa phân loại,từghép có nghĩa tổng hợp,từ láy)
*Bài 2: 
Cho từ “trường sơn” . Hãy đặt câu với từ”Trường Sơn” giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau và chỉ rõ chúng giữ chức vụ gì?
* Bài 3:trong bài thơ chú đi tuần của nhà thơ Trần Ngọc có đoạn viết:
 Trong đêm khua vắng vẻ,
 Chú đi tuần đêm nay
 Nép mình dưới bóng cây
 Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
 Rét thì mặc rét cháu ơi!
 Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.
 *Bài 4: Hãy tả lại một người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
3. Củng cố dặn dò: (5p) 
T: Giới thiệu yêu cầu tiết học
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
H: làm bài vào vở(C/l)
H: TLM(3em)
T: Giải nghĩa một số từ
T:NX uốn nắn 
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: Làm bài vào vở(C/l)
H: lên bảng chữa bài( 3 em)
H+T: NX bổ sung sửa chữa
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
T: Hướng dẫn
H: Làm bài vào vở (C/l)
H:trình bày trước lớp(3em)
H+T: NX uốn nắn
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: PT yêu cầu bài(2em)
H: Kể lại chuyện(2em)
H: làm bài vào vở (C/l)
H: Đọc bài viết 
T: NX bài làm của HS
H: chữa bài của mình(C/l)
T: Đọc các bài văn hay 
T: TTND Và NX tiết học 
 - Dặn HS vềnhà học bài
 ***************************************
 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2011
 Tiếng việt
 Ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi 
I. Mục tiêu:
 - Biết áp dụng kiến thức đã học để ôn tập theo bộ đề thi học sinh giỏi.
 - Luyện tập kỹ năng làm bài thi cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học:
 Nội dung
 Cách thức tổ chức
1. Giới thiệu bài: (1p)
2. Nội dung bài: (90p)
 Đề bài và đáp án 
*Bài 1: Xác định các vế câu và các quan hệ từ , cặp quan hệ từ trong trừng câu ghép dưới đây:
a.Vì rừng ngập mặn được phục hồi ở nhiều địa phương nên môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
b. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn đã được phục hồi.
c. Nếu lá chắn bảo vệ biển không còn nữa thì đê điều dễ bị sạt lở,bị vỡ khi có gió,bão ,sóng lớn.
d. Không những lượng hải sản tăng lên nhiều mà các loài chim nước cũng trở nên phong phú.
*Bài 2: Nghĩa nào dưới đây thích hợp với từng quan hệ từ sau: do.tại,nhờ.
a. Điều sắp nêu là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.
b. Điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc nói đến .
c. Điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay - được nói đến.
* Bài 3: Trong bài bộ đội về làng,nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
 Các anh về
 Mái ấm nhà vui
 Tiếng hát câu cười
 Rộn ràng xóm nhỏ.
 Các anh về
 Tưng bừng trước ngõ,
 Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau.
 Mẹ già bịn rịn áo nâu
 Vui đàn con ở rừng sâu mới về.
 Em hãy cho biết : Những hình ảnh nào thể hiện niềm vui của xóm nhỏ khi bộ đội về?Vì sao các anh bộ đội được mọi người mừng rỡ đón chào như vậy?
 *Bài 4: ở ngã ba đầu làng,hay một góc sân trườngtrong khu nhà em hay trên dườngem đi họccó một cái cây cho bóng mát quen thuộc thân thiết với em.
 EM hãy tả lại cái cây đó. 
3. Củng cố dặn dò: (5p) 
T: Giới thiệu yêu cầu tiết học
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
H: làm bài vào vở(C/l)
H: TLM(4em)
H: Nêu tác dụng của quan hệ từ trong từng câu
T:NX uốn nắn 
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: Làm bài vào vở(C/l)
H: lên bảng chữa bài( 2 em)
H+T: NX bổ sung sửa chữa
H: Đọc yêu cầu bài(2em)
T: Hướng dẫn
H: Làm bài vào vở (C/l)
H:trình bày trước lớp(3em)
H+T: NX uốn nắn
H: Đọc yêu cầu(2em)
H: PT yêu cầu bài(2em)
H: Kể lại chuyện(2em)
H: làm bài vào vở (C/l)
H: Đọc bài viết 
T: NX bài làm của HS
H: chữa bài của mình(C/l)
T: Đọc các bài văn hay 
T: TTND Và NX tiết học 
 - Dặn HS vềnhà học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_5.doc