Bài soạn các môn khối 5 - Trịnh Diễm Thúy - Tuần 3

Bài soạn các môn khối 5 - Trịnh Diễm Thúy - Tuần 3

I-Mục tiêu:

 -Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số (BT 1. 2ý đầu, 2 ad, 3)

II- Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ.

III- Các hoạt động dạy học :

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Trịnh Diễm Thúy - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Toán
Tuần: 03-Bài: LUYỆN TẬP
 Tiết: 11 (KTKN: 56 , SGK : 14 )
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
I-Mục tiêu:
 -Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số (BT 1. 2ý đầu, 2 ad, 3)
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐT
1.Bài cũ : Hỗn số (tt)
- Gọi 2HS làm bài tập 2.
- Muốn chuyển hỗn số thành PS ta làm ntn?
2.Bài mới : Luyện tập
H/dẫn HS làm bài tập:
 * Bài 1: Làm 2 ý đầu
 - Nêu y/c bài tập?
 - Nêu cách chuyển hỗn số thành p/số.
 - GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2: (a,b)
- Nêu y/c bài tâp? 
GV nh/xét – cho HS nêu cách SS
Nếu HS chỉ bằng nhận xét cũng biết > thì cho HS kiểm tra lại nhận xét đó bằng cách làm như trên.
* Bài 3: 
 - Nêu yêu cầu của đề.
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại cách chuyển hỗn số thành PS, chuyển PS thành PSTP.
Nhận xét tiết học – ch/bị: LT chung.
- 2 HS lên bảng.
- Trả lời.
-Chuyển các hỗ số thành phân số.
- Lấy phần nguyên nhân với MS rồi cộng với TS được TS, MS giữ nguyên.
HS tự làm bài – Nh/xét - Chốt ý đúng.
*So sánh các hỗn số.
HS tự làm bài – Nh/xét – trao đổi cách so sánh - Chốt ý đúng:
-Chuyển hỗ số thành PS rổi so sánh.
So sánh và 
 = ; = 
 Vì > nên > 
*Chuyển hỗn số thành PS rồi tính.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
-HS trao đổi để củng cố cách cộng, trừ hai phân số cùng MS, khác MS.
Y
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Tập đọc
Tuần: 03 - Bài: LÒNG DÂN
Tiết: 05 - (KTKN: 09 , SGK : 24 )
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc đúng văn bản kịch: Ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cáh của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu ND, YN: ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi1,2,3 trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh họa bài đọc trong GSK
Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1- Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu, trả lời 2 câu hỏi trong SGK 
- Những sắc màu mà bạn nhỏ yêu thích gắn với những sự vật, cảnh và người của đất nước như thế nào? 
- Bài thơ nói lên điều gi về tình cảm của bạn nhỏ với đất nước?
2- Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc :
GV đọc diễn cảm màn kịch chú ý : 
Giọng rõ ràng, rành mạch (đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật ấy. Đổi giọng, hạ giọng khi đọc những chữ trong ngoặc đơn nói về thái độ, hành động của nhân vật. 
Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược
Giọng dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu:tự nhiên. Ở đoạn sau dì Năm rất khéo giả đò than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trối trăn với con khi bị doạ bắn chết. 
Giọng An : giọng một đứa trẻ đang khóc (An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch do má em dàn dựng. Trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thật sự lo cho má). 
- GV chia đoạn : 3 đoạn
Đoạn 1 : từ đầu đến lời dì Năm (chồng tui. Thằng này là con). 
Đoạn 2 : từ lời cai (Chồng chị à?) đến lời lính (ngồi xuống!  rục rịch tao bắn) 
Đoạn 3 : còn lại
- GV giúp các em hiểu những từ đó. 
b)Tìm hiểu bài 
- GV tổ chức cho HS đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung màn kịch theo 4 câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển luân phiên của 2, 3 HS:
+ Câu 1: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? 
+ Câu 2: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Câu 3: Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? 
- GV tôn trọng ý kiến của mỗi em, đồng thời có thể nêu ý kiến của mình. 
 Chi tiết kết thúc phần một của vở kịch là hấp dẫn nhất vì dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng dì sắp khai nhưng chúng tẽn tò khi dì căn dặn con trai mình. Tình huống đó thể hiện mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm (thắt nút) sau đó giải quyết rất nhanh và rất khéo. 
c) Đọc diễn cảm 
GV đọc diễn cảm 1 đoạn của màn kịch (như đã gợi ý ở trên)
GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc 1 đoạn của màn kịch : giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt giọng. 
Chú ý :Vai người dẫn truyện phải đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch; tên nhân vật sắp nói; những chữ trong ngoặc đơn giới thiệu thái độ, cử chỉ, hành động  của nhân vật. 
3- Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS học tốt. 
- Yêu cầu các nhóm HS nếu có điều kiện về nhà phân vai tập đóng hoạt cảnh màn kịch trên. 
Chuẩn bị cho tiết tập đọc tới bằng cách đọc trước màn 2 của vở kịch Lòng dân. 
- HS đọc bài, trả lời theo y/c của GV.
- 1 HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch. 
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch. Chú ý đọc đúng các từ địa phương (hổng thấy, tui, lẹ ). 
- 1 HS đọc các từ được chú giải trong bài - 1, 2 HS đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- HS đọc thầm lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch, suy nghĩ trả lời câu hỏi 1, 2. 
+ Chú bị bọn giặc rượt đuổi, chạy vào nhà dì Năm. 
+ Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì. 
- HS đọc thầm từng đoạn, cả màn kịch, trả lời các câu hỏi 3. HS có thể thích những chi tiết khác nhau. 
- HS điều khiển lớp sẽ tổ chức cho cả lớp trao đổi, nhận xét. 
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm(đọc cá nhân)
Từng nhóm 6 HS thi đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân cho mỗi HS đọc 1 vai trong các vai sau : người dẫn chuyện, dì Năm, An, chú cán bộ, cai, lính. 
Y
Y
G
Y-G
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
Môn: Lịch sử
Tuần: 03 –Bài: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
 Tiết: 03 - (KTKN: 98 , SGK : 08 )
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
I/ Mục tiêu : 
Tường thuật được sơ lược cuộc phản công kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
Trong nội bộ triều đình Huế có 2 phái: chủ hòa và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)
Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
Trước thế mạnh của giặc nghĩa quân, rút lui quân lên vùng núi Quảng Trị.
Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đánh Pháp.
Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành- Đinh Công Tránh (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).
Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong,ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên. 
II/ Đồ dùng học tập :
-Bản đồ hành chính VN. Phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ĐT
1/ Giới thiệu bài :
2/ Bài mới :
+HĐ1 : Tìm hiểu về Tôn Thất Thuyết
-Y/c : 
. Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp ntn ?
. Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp ?
+KL : Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục; Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia làm 2 phái: Phái chủ chiến do TônThất Thuyết chủ trường và phái chủ hoà.
+HĐ 2 : Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
-GV chia nhóm 5 em, y/c :
. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ?
-Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế (cuộc phản công diễn ra khi nào?. Ai là người lãnh đạo ? Tinh thần phản công của quân ta ntn ? Vì sao cuộc phản công thất bại ?)
- GV nhận xét, chốt lại.
+HĐ 3 : Tìm hiểu về TTT, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương.
-Y/c :
- Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế bị thất bại, TTT đã làm gì ? Việc làm đó có ý nghĩa ntn với phong trào chống Pháp của nhân dân ta ?
- Tìm hiểu về TTT và vua Hàm Nghi.
-GV giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi (SGK).
-Hãy nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng phong trào cần vương ?
+KL: Sau cuộc phản công thất bạikêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
3/ Củng có, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Làm việc cả lớp.
-HS đọc SGK và TLCH:
-Vài HS trả lời
-Các nhóm thảo luận, trả lời theo câu hỏi :
-TTT đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, TTT đã quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.
-Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu  kháng chiến.
- HS trình bày.
-Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung.
-Sau cuộc phản công bị thất bại, TTT đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng núi Quảng Trị. Tại đây ông lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.
-Thảo luận nhóm đôi, trả lời (mỗi HS nêu 1 vấn đề), lớp theo dõi, bổ sung.
-Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đình-Thanh Hoá), Phan Đình Phùng (Hương Khê-Hà Tĩnh), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy-Hưng Yên).
Y
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Đạo đức
Tuần: 03 –Bài: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIẾT 1)
 Tiết: 03 - (KTKN: 82 , SGK : 06)
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
I- Mục tiêu
 Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa
Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
*KNS:
 -Kĩ năng đảm bảo trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động;khi làm điều sai,biết nhận và sửa chữa).
-Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến,việc làm đúng của bản thân).
-Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm,đổ lỗi cho người khác).
 II- Tài liệu và phương tiện 
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
ĐT
1. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS đọc ghi nhớ 
 - GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới 
 a Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đôi khi mắc lỗi với mọi người. Vậy chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào với việc làm đó. Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ hơn .
 b Nội dung bài
 * Hoạt động 1: tìm hiểu chuyện Chuyện của bạn Đức
 Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện
H: Đức gây ra chuyện gì?
H: Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
 H: Theo em, Đức nên giải quyết việc này như thế nào cho tốt? vì sao?
GV: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức và Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức cảm thấy day dứt và suy nghĩ mình phải có trách nhiệm về hành động của mình.
Các em đã đưa ra giúp Đức một số c ...  sắp đến, những từ ngữ gợi tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; Từ đó nắm dược cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập dược dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
* GDMT: Giáo dục học sinh phải biết yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
VBT Tiếng Việt 5, tập một (nếu có). 
Những ghi chép của HS khi quan sát 1 cơn mưa. 
Bút dạ + 2, 3 tờ giấy khổ to để 2, 3 HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh mưa của mình, làm mẫu để cả lớp cùng phân tích. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1- Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra vở của HS cả lớp đã về nhà làm lại vào vở bài tập 2 của tiết Tập làm văn tuần trước (Trình bày kết quả thống kê bằng 1 bảng thống kê). 
- Nhận xét và chấm điểm bài làm của 2, 3 HS. 
2- Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1. 
- Cho HS làm việc. 
- Cho HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét chốt lại. 
Lời giải:
a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến:
- Mây: bay về, mây lớn, nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, mây tản ra rồi san đều trên nền đen. 
- Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, rồi điên đảo trên cành cây. 
b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc trận mưa. 
- Tiếng mưa: lẹt đẹt, ù, lách tách, rào rào, sầm sập, đồm độp, bùng bùng, ồ ồ, xối. 
- Hạt mưa: những giọt nước lăn, mấy giọt, tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt bay. 
c) Cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa: 
- Trong cơn mưa: Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẫy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm những tiếng sấm của mưa mới đầu mùa. 
- Sau cơn mưa: Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào hót râm ran. Phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh. 
d) Tác giả quan sát cơn mưa bằng các giác quan : 
- Thị giác (nhìn), xúc giác (cảm nhận bằng da), thính giác (nghe), khứu giác (ngửi). 
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT. 
- GV phát giấy + bút dạ cho 3 nhóm. 
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày kết quả bài làm. 
- GV nhận xét + khen những HS làm đúng, làm hay. 
* GDMT: Giáo dục học sinh phải biết yêu thiên nhiên.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cơn mưa, viết lại vào vở; chọn trước 1 phần trong dàn ý để chuyển thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh trong tiết học tới. 
Chuẩn bị bài :”Luyện tập tả cảnh”.
- 1 HS đọc to rõ toàn văn yêu cầu của bài tập (đọc yêu cầu, bài Mưa rào và các câu hỏi sau bài đọc). 
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi. 
- HS phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- 1 HS trình bày kết quả quan sát 1 cơn mưa. 
- 3 nhóm làm bài vào giấy, các nhóm còn lại làm vào giấy nháp. 
- Đại diện 3 nhóm lên dán kết quả bài làm lên bảng lớp. 
- Cả lớp nhận xét. 
Y
G
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Luyện từ và câu
Tuần: 03–Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
Tiết: 06 - (KTKN: 10 , SGK : 32 )
Thứ năm ngày 01 tháng 9 năm 2011
I. MỤC TIÊU:
- Biết Sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp(BT1); Hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ(BT2)
- Dựa theo ý 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được một đoạn văm miêu tả sự vạt có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa(BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
VBT Tiếng Việt 5, tập một (nếu có). 
Bút dạ + 2, 3 tờ phiếu photocopy nội dung bài tập 1. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1- Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2, 3 HS làm lại các bài tập 3, 4b, 4c trong tiết luyện từ và câu trước. 
2- Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- GV nêu yêu cầu của BT
- GV dán lên bảng lớp 2, 3 tờ giấy khổ to; mời 2, 3 HS lên bảng làm bài. 
- Cho HS trình bày. 
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng :Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phương kẹp báo. 
Bài tập 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT 2 
- Cho HS làm bài. 
+ GV gợi ý : Các em có thể lần lượt lắp các ý trong ngoặc đơn vào 3 câu a, b, c ý nào đúng nhất với cả 4 câu thì ý đó là ý chung. 
- Cho HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại: ý đúng nhất là : Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. Ý này có thể giải thích nghĩa chung của cả 3 câu trên. 
Bài tập 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày. 
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, có sử dụng từ đồng nghĩa. 
3- Củng cố, dặn dò. 
GV nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS cả lớp về nhà hoàn chỉnh bài tập 3, viết lại vào vở
Chuẩn bị bài :” Từ trái nghĩa”. 
- Cả lớp đọc thầm toàn văn nội dung bài tập. Quan sát tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Các em điền bằng bút chì mờ những tiếng thích hợp vào ô trống trong SGK ( khi chưa có vở BT)
- 1, 2 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền những tiếng thích hợp vào ô trống
- Cả lớp sửa bài trong SGK theo lời giải đúng
- 1 HS đọc yêu cầu + đọc 3 câu a, b, c. 
- HS đọc lại 3 câu a, b, c và các ý cho trong ngoặc đơn. 
- HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS làm việc cá nhân. 
- Một số HS đọc bài viết của mình. 
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người viết hay nhất. 
Y-G
Y-G
Y-G
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 
Môn: Toán
Tuần: 03–Bài: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN 
Tiết: 15 - (KTKN: 57 , SGK : 17 )
Thứ sáu ngày 02 tháng 9 năm 2011
I- Mục tiêu:	
 -Làm được bài tập dạng tìm 2 số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
(BT 1)
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐT
1.Bài cũ : Luyện tập chung
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 1b, d và 2 a, b.
- Nêu cách nhân, chia hai PS? 
2.Bài mới : 
- G/t: Ôn tập về giải toán
HĐ1: Củng cố cách giải bài toán “tìm 2 số khi biết tổng(hiệu) của chúng”
*Bước 1: Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
GV h/dẫn HS xác định tổng và tỉ số.
- Nêu các bước giải loại toán này.
*Bước 2: Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Hướng dẫn tương tự như bước 1.
HĐ2: Bài tập:
*Bài 1: Đọc đề, xác định dạng toán.
- GV nhận xét,cho điểm.
3.Củng cố, dặn dò: 
 Bài sau Ôn tập và bổ sung về giải toán
-HS làm bài tập.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài toán 1.
- Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của chúng.
HS nêu: -Xác định tỉ số -Vẽ sơ đồ - Tìm giá trị một phần – Tìm giá trị mỗi số. HS giải toán.
- HS thực hiện tương tự bài 1.
- 1a) Dạng tổng - tỉ.
- 1b) Dạng hiệu - tỉ
HS tự làm bài – nh/xét - chữa bài.
G
Y
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
Môn: Tập làm văn
Tuần: 03 –Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (MỘT HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN)
Tiết: 06 - (KTKN: 08 , SGK : 23 )
Thứ sáu ngày 02 tháng 9 năm 2011 
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo y/c của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết một đoan văn có chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2)
*GDMT: Giáo dục học sinh phải biết yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
VBT Tiếng Việt 5, tập một (nếu có). 
Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa(BT1)
Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS trong lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐT
1- Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra, chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của 2, 3 HS (đã hoàn chỉnh sau tiết học trước). 
2- Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
- Cho HS đọc BT1. 
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày ý chính của 4 đoạn văn. 
- GV chốt lại ý đúng của 4 câu:
+ Đoạn 1 : Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt rồi tạnh ngay. 
+ Đoạn2: Cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa. 
+ Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa. 
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. 
- GV yêu cầu mỗi HS chọn hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn (trong số 4 đoạn đã cho) bằng cách thêm vào những chỗ có dấu (. . . ). 
- GV nhắc các em chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn. 
- Cho HS trình bày đoạn văn. 
- GV nhận xét và chọn 4 đoạn văn hay nhất đọc cho cả lớp nghe. VD:
 + Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào- ào ạt rồi tạnh ngay. 
 Lưu ý: Đề bài yêu cầu tả quang cảnh sau cơn mưa, vì vậy trong đoạn mở đầu này chỉ cần thêm một câu tả mưa là đủ. 
+ Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. 
+ Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa. 
 + Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. 
+ Lưu ý: Bài văn tả quang cảnh một thị xã nhỏ, vì vậy có cả cảnh đàn gà trong vườn lẫn xe cộ chạy trên đường phố. Tuy vậy, khi thêm câu hoặc từ ngữ vào chỗ trống, nên có chừng mực. Nếu sa đà miêu tả quá nhiều cảnh, nội dung các đoạn có thể không thống nhất với nhau. 
Bài tập 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày bài làm. 
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, biết chuyển dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh. 
*GDMT: Giáo dục học sinh phải biết yêu thiên nhiên.
3- Củng cố, dặn dò:
- 1 HS đọc “ lưu ý “ về cách quan sát trường học. Cả lớp đọc thầm lại. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà hoàn thiện nốt đoạn văn (nếu ở lớp viết chưa xong). 
- GV yêu cầu HS quan sát trường học của mình ngay sau giờ học, nhằm làm phong phú, sâu sắc hơn những suy nghĩ, cảm nhận về nhà trường mà các em có rất tự nhiên trước đó; về nhà viết lại những điều đã quan sát, lập thành dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh Ngôi trường. 
Chuẩn bị bài :”Luyện tập tả cảnh”.
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HS đọc thầm lại đề + yêu cầu + 4 đoạn
- Xác định ý chính của mỗi đoạn. Một số HS trình bày. 
- Lớp nhận xét. 
- HS làm việc cá nhân. Các em hoàn chỉnh từng đoạn văn trên nháp. Có thể yêu cầu một nửa số HS hoàn chỉnh đoạn 1 và 2, số còn lại hoàn chỉnh các đoạn 3 và 4 (nếu không đủ thời gian hoàn chỉnh cả 4 đoạn)
- Nhiều HS đọc bài làm. 
- Cả lớp nhận xét. 
- HS xem lại dàn bài tả cơn mưa đã làm ở tiết TLV trước. Chọn phần trong dàn bài. Viết phần đã chọn thành đoạn văn. 
- Một số HS đọc cho cả lớp nghe đoạn văn mình viết. 
- Lớp nhận xét. 
Y
Y
G
G
DUYỆT: (Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng..năm.
 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 3 du cac mon.doc