Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 19

Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 19

I. Mục tiêu:

 - HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.

 - Yêu thích công việc trồng rau, hoa.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa.

 - Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa

 

docx 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 703Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4, học kì II - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013
KĨ THUẬT:
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu:
 - HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 - Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa.
 - Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Lợi ích của việc trồng rau và hoa.
 b) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 - GV treo tranh H.1 SGK và cho HS quan sát hình. Hỏi: 
 + Liên hệ thực tế, em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau?
 + Gia đình em thường sử dụng rau nào làm thức ăn?
 + Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình?
 + Rau còn được sử dụng để làm gì?
 - GV tóm tắt: Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, củ, quả,Trong rau có nhiều vitamin, chất xơ giúp cơ thể con người dễ tiêu hoá. Vì vậy rau không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta.
 - GV cho HS quan sát H.2 SGK và hỏi:
 + Em hãy nêu tác dụng của việc trồng rau và hoa ?
+ Nêu một số nơi trồng hoa nổi tiếng ở nước ta?
 - GV nhận xét và kết luận.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
+ Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta?
+ Với đặc điểm khí hậu đó phát triển nghề trồng rau hoa ntn?
+ Ở nhà em thường trồng những loại rau hoa gì?
+ Em đã làm gì để cùng bố, mẹ chăm sóc rau hoa?
 * GV cho HS thảo luận nhóm:
 + Làm thế nào để trồng rau, hoa đạt kết quả?
 - GV gợi ý với kiến thức TNXH để HS trả lời:
 + Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm ?
 - GV nhận xét bổ sung: Các điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.Nước ta có nhiều loại rau, hoa dễ trồng: rau muống, rau cải, cải xoong, hoa hồng,hoa cúc Vì vậy nghề trồng rau, hoa ở nước ta ngày càng phát triển. 
 - GV nhận xét và liên hệ nhiệm vụ của HS phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
 - GV tóm tắt những nội dung chính của bài học theo phần ghi nhớ trong khung
 và cho HS đọc.
* Cho HS đọc phần ghi nhớ /45.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nêu lại mục Bạn cần biết
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị đọc trước bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Rau làm thức ăn hằng ngày,rau cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho con người,dùng làm thức ăn cho vật nuôi
- Rau muống, rau dền, 
- Được chế biến các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu.
- Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm 
- HS nêu.
- Đà Lạt, Sa Pa, Hà Nội.
- Nhiệt đới nóng ẩm quanh năm
- Rau hoa được trồng quanh năm
- HS nối tiếp nêu.
- HS nối tiếp nêu.
-Dựa vào đặc điểm khí hậu, thời tiết của từng mùa, điều kiện đất đai, 
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS cả lớp.
KHOA HỌC:
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I.MỤC TIÊU :
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình 74,75 sách GK phóng to 
-Chong chóng, dụng cụ thí nghiệm : diêm, nhang 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ : Nhận xét bài thi 
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
1 Hoạt động 1: Chơi chong chóng 
GV tổ chức cho HS ra sân chơi chong chóng 
Các nhóm điều khiển nhóm mình chơi có tổ chức và tìm hiểu xem :
H: Khi nào chong chóng không quay ?
H: Khi nào chong chóng quay ?
H: Khi nào chong chóng quay nhanh, quay?
chậm ?
H: Nếu không có gió mà muốn chong chóng quay thì làm thế nào ?
Nhóm trưởng đề nghị 3 bạn 1 lần cầm chong chóng chạy, nhóm quan sát xem chong chóng của ai quay nhanh.
Cả nhóm tìm hiểu xem vì sao chong chóng của bạn đó quay nhanh?
2. Hoạt động 2 :Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió. ( 9 phút )
Các nhóm vào lớp và thực hành thí nghiệm như hình 4,5, SGK thảo luận theo câu hỏi gợi ý ở SGK. Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả .
H: Phần nào của hộp có không khí nóng ?
H: Khói bay ra qua ống nào ?
Thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?
GV kết luận :
Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nuyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí .Không khí chuyển động tạo thành gió .
3- Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên .( 8 phút )
HS thảo luận nhóm cặp quan sát hình vẽ, chỉ vào từng hình và hỏi nhau
H: Hãy giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ? 
Gọi HS đọc phần bạn cần biết .
4 Củng cố:
 GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà học bài, ôn tập và chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho tiết sau .
HS nhắc đề bài 
- HS ra sân theo nhóm, cả nhóm xếp 2 hàng đứng quay mặt vào nhau, đứng yên giơ chong chóng về trước nhận xét xem chong chóng của bạn có quay không ?
Nếu trời lặng gió chong chóng không quay .
Nếu trời có gió chong chóng sẽ quay .
Nếu có gió to thì chong chóng quay nhanh, gió yếu thì chong chóng quay chậm .
Phải tạo ra gió bằng cách chạy .
- HS chạy chong chóng – nhận xét .
- HS cùng tìm hiểu 
- Các nhóm chuẩn bị dụng cụ như hình 4 .
Thí nghiệm :
- Đặt cây nến đang cháy dưới ống A. Đặt vài mẩu hương cháy đã tắt dưới ống B. Quan sát và trả lời câu hỏi .
- Không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh, không khí nặng hơn và đi xuống .
- Không khí chuyển đông từ nơi lạnh đến nơi nóng .Không khí chuyển động tạo thành gió làm khói của mẩu hương đi ra qua ống A . 
- HS lắng nghe và nhắc lại .
- HS thảo luận nhóm cặp.
- Ban ngày có ánh nắng mặt trời nên nhiệt độ ở đất liền nóng nhanh hơn, nhiệt độ cao hơn. Khi nhiệt độ cao thì gió từ biển thổi vào đất liền . 
- Ban đêm phần đất liền nguội nhanh hơn, biển nóng hơn nên gió thổi từ đất liền ra biển . 
- 2 HS đọc 
- HS lắng nghe và ghi nhận
ĐỊA LÍ:
®ång b»ng nam bé
I.Mục tiêu: 
- ChØ vÞ trÝ ®ång b»ng Nam Bé trªn b¶n ®å ViÖt Nam: s«ng TiÒn, s«ng HËu, s«ng §ång Nai, §ång Th¸p Mưêi, Kiªn Giang, Mòi Cµ Mau.
- Tr×nh bµy nh÷ng ®Æc ®iÓm tiªu biÓu vÒ thiªn nhiªn ®ång b»ng Nam Bé 
II-Đồ dùng 
Bản đồ địa lí tự nhiên VN, tranh ảnh về thiên nhiên của đb Nam Bộ.
III. Các HĐ dạy- học: 
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra: hỏi: ch vị trí tp Hải Phòng trên bản đồ. Điều kiện nào để HP trở thành một tp cảng?
3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
Đồng bằng lớn nhất nước ta
-Yêu cầu hs dựa vào sgk , bản đồ địa lí tự nhiên VN để tìm hiểu:
 +Đb Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa các sông nào bồi đắp?
+Đb NB có tiêu biểu gì về diện tích, địa hình, đất đai?
+Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau,một số kênh rạch.
-Theo dõi và nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt:
- Cho hs quan sát hình 2 trg 117 trả lời 2 câu hỏi ở mục 2.
- Cho hs đọc tiếp nd trang 118 và hỏi:
+ Vì sao ở ĐB Nam bộ người dân không đắp đê ven sông? Sông có tác dụng gì?
+ Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân nơi đây đã làm gì?
- S2 sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và ĐBNB về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai?
- Nhận xét, kết luận.
- Mô tả thêm cảnh lũ lụt vào mùa mưa và tình trạng thiếu nước ngọt mùa khô ở Nam bộ.
4. Củng cố:
- Trình bày đặc điểm của ĐBNB?
-Nhận xét tiết học;
5. Dặn dò:
nhắc hs chuẩn bị bài sau: Người dân ở ĐB Nam bộ. 
- 2 HS. 
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- Mở sgk trang 116,117.
- HS tự đọc các nội dung trong sách và trả lời các câu hỏi.
+ Nằm ở phía nam của đất nước,do phù sa của sông Mê Kông và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Là ĐB lớn nhất cả nước,diện tích gấp 3 lần ĐB BB,đất phù sa màu mỡ,có đất phèn,mặn
+ 2 HS tìm và chỉ trên bản đồ.
-Lắng nghe.
-2 HS
- Cả lớp lắng nghe và bổ sung.
- Hs đọc thầm nội dung trong sgk.
- Thảo luận nhóm đôi và nêu lên ý kiến.
... vì qua mùa lũ, đồng bằng được bồi thêm 1 lớp phù sa màu mỡ.
- Cung cấp nước tưới cho đồng ruộng....
- XD hồ lớn để cấp nước cho SX và SH.
- Khí hậu: ĐBBB có 4 mùa rõ rệt. ĐBNB chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
- Sông ngòi: ĐBNB sông ngòi chằng chịt. ĐBBB có nhiều sông lớn
- Đất đai: ở ĐBBB đất phù sa màu mỡ. ở ĐBNB ngoài đất phù sa còn có đất phèn, đất mặn.
 - Lắng nghe và bổ sung.
 - Đọc ghi nhớ sgk.
-Lắng nghe nhận xét.
KHOA HỌC:
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH- PHÒNG CHỐNG BÃO
I.MỤC TIÊU :
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Các hình minh hoạ trong SGK trang 76
+ Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm
+ Sưu tầm các tranh ảnh về thiệt hại do dông, bão gây ra.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ. 
+ Gọi 2 HS lên bảng thực hiện hiện yêu cầu:
* Mô tả thí nghiệm , giải thích tại sao có gió?
* Dùng tranh minh hoạ giải thích hiện tượng ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
+ Nhận xét trả lời và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài 20 phút
HĐ1: Một số cấp độ của gió
+ Gọi HS tiếp nối nhau đọc mục bạn cần biết trang 76 SGK.
H. Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào?
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong SGK trang 76. GV phát phiếu học tập cho nhóm bàn.
Gọi HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
Nhận xét kết luận lời giải đúng
Kết luận: Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây thiệt hại cho con người.
Hoạt động 2:Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão
 H. Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông?
 H. Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão?
+ Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết Trang 77, SGK sử dụng tranh ảnh đã sưu tầm để nói về:
- Tác hại do bão gây ra.
- Một số cách phòng chống bão mà em biết.
+ GV nhận xét,Kết luận: 
Hoạt động 3: Trò chơi : ghép chữ vào hình và thuyết minh - 5 puút
+ GV dán 4 hình minh hoạ như trang 76 SGK lên bảng. Gọi hS tham gia thi lên bốc các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình minh hoạ. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết cũa mình về cấp gió đó 
(hiện tượng, tác hại và cách phòng chống).
4. Củng cố:
+ Nêu những cấp độ của bão?
+ Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò. 
+ Dặn HS về học thuộc mục bạn cần biết
+ Dặn HS luôn có ý thức không ra khỏi nhà khi trời có dông, bão, lũ.
+ Lần lượt H ...  viết đoạn văn mở bài về tả chiếc bàn học theo 2 cách như yêu cầu.
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
+ Cách1: Chiếc bàn học sinh này là người bàn ở trường thân thiết , gần gũi với tôi đã hai năm nay .
+ Cách 2: Tôi rất yêu quý gia đình tôi, gia đình của tôi vì nơi đây tôi có bố mẹ và các anh chị em thân thương, có những đồ vật , đồ chơi thân quen , gắn bó với tôi. Nhưng thân thiết và gần gũi nhất có lẽ là chiếc bàn học xinh xắn của tôi .
-Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
 ----------------------------------------------
KỂ CHUYỆN:
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I.Yêu cầu:
 -Dựa theo lời kể của GV, nói rõ lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2)
 -Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
-Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa phóng to 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. KTBC:-2 HS kể lại truyện " Một phát minh nho nhỏ " .
-Nhật xét về HS kể chuyện cho điểm từng HS 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn kể chuyện:
 * GV kể chuyện : 
- Kể mẫu câu chuyện lần 1 ( giọng kể chậm rãi đoạn đầu " bác đánh cá ra biển ngán ngẫm vì cả ngày xui xẻo " , nhanh hơn căng thẳng hơn ở đoạn sau ; hào hứng ở đoạn cuối ( đáng đời kẻ vô ơn )
+ Kể phân biệt lời của các nhân vật ( lời của gã hung thần hung dữ độc ác , lời bác đánh cá bình tĩnh , thông minh .) 
+ Giải nghĩa từ khó trong truyện (ngày tận số hung thần , vĩnh viễn )
+ GV kể lần 2 , vừa kể kết hợp chỉ từng bức tranh minh hoạ .
-Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ trong SGK và mô tả những gì em biết qua bức tranh.
 * Kể trong nhóm:
- Gọi HS đọc lại gợi ý 3 trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. GV đi giúp đỡ các em yếu.
 * Kể trước lớp:-Tổ chức cho HS thi kể.
- Gv khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa của chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét HS kể, HS hỏi và chi điểm từng HS 
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị 
bi sau
-2 HS kể trước lớp.
+ Lắng nghe .
-Lời của gã hung thần hung dữ độc ác , lời bác đánh cá bình tĩnh , thông minh .
- ngày tận số hung thần , vĩnh viễn 
+ Lắng nghe kết hợp quan sát từng bức tranh minh hoạ.
-2 HS giới thiệu.
- 1HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện.
-5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện.
-Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I. Yêu cầu:
- HS biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1,BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
 - Giúp HS biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực .
II. Chuẩn bị: 
-Từ điển Tiếng việt.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu và xác định chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? .
-Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ,GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu -Nhận xét, kết luận các từ đúng.
a/. Các từ có tiếng tài " có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường .
b/ Các từ có tiếng tài " có nghĩa là " tiền của" 
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS đọc câu- đặt với từ
-HS nhận xét
Bài 3: Nghĩa bóng của các câu tục ngữ nào ca ngợi sự thông minh , tài trí của con người ?
-Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung như đã nêu ở trên .
+ Nhận xét câu trả lời của HS . 
Bài 4: Giúp HS hiểu nghĩa bóng .
a/ Người ta là hoa đất: (ca ngợi con người là tinh hoa , là thứ quý giá nhất của trái đất 
b/ Chuông có đánh mới kêu 
 Đèn có khêu mới tỏ 
(Ý nói có tham gia hoạt động ,làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình )
c/ Nước lã mà vã nên hồ 
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan .
( ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng , nhờ có tài có chí , có nghị lực đã làm nên việc lớn )
- Gọi HS đọc câu tục ngữ mà em thích giải thích vì sao lại thích câu đó .
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS đọc các từ ngữ thuộc chủ đề Tài năng
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
-3 HS lên bảng viết.
-Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
-Đọc thầm lài các từ mà các bạn chưa tìm được.
+Tài hoa , tài giỏi , tài nghệ , tài ba , tài đức , tài năng ,
+ tài trợ, tài nguyên, tài sản, tiền tài 
 -1 HS đọc thành tiếng.
-HS tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV4.
-HS có thể đặt:
+Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài hoa 
+ Đoàn địa chất đang thăm dò tài nguyên vùng núi phía Bắc .
-1 HS đọc thành tiếng.
+ Suy nghĩ và nêu .
a/ Người ta là hoa đất .
b/Nước lã mà vã nên hồ 
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV4.
+HS tự chọn và đọc các câu tục ngữ 
 --------------------------------------------------
TẬP ĐỌC:
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục đích - yêu cầu: 
 - HS biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
 - Hiểu ý nghĩa: Mọi vật được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ) 
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. KTBC:
- Gọi 5 HS lên bảng đọc tiếp nối bài " Bốn anh tài " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi 1HS đọc bài.
-Yêu cầu 7 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt HS đọc).GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-Lưu ý học sinh ngắt nhịp đúng :
Nhưng còn cần cho trẻ 
Tình yêu / và lời ru 
Cho nên mẹ sinh ra 
Thầy viết chữ thật to 
" Chuyện loài " / trước nhất ..
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, 
 * Tìm hiểu bài:
-Y/c HS đọc khổ 1, trao đổi và TL câu hỏi.
+ Trong " câu chuyện cổ tích " này ai là người sinh ra đầu tiên?
- HS đọc thầm khổ thơ 2,3 và tl câu hỏi.
+Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ ?
- Yêu cầu HS đọc các khổ thơ còn lại , trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
 * Đọc diễn cảm:
- Giới thiệu các khổ thơ cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS đọc diễn cảm từng khổ thơ .
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
4. Củng cố: Hỏi: Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
5. Dặn dò:Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát, lắng nghe.
1HS đọc bài
-HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+Khổ 1: Trời sinh ra đến ngọn cỏ.
+Khổ 2: Mắt trẻ conđến nhìn rõ.
+Khổ 3: Nhưng còn cần cho trẻ  đến chăm sóc.
+Khổ 4 : Muốn cho trẻ ... đến biết nghĩ .
+Khổ 5 : Rộng lắm ... đến là trái đất 
+Khổ 6 : Chữ bắt đầu ... đến thầy giáo .
+Khổ 7 : Cái bảng ... trước nhất .
-HS thực hiện.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi: 
+Vì trẻ cần tình yêu và lời ru , trẻ cần bế bồng , chăm sóc .
+ 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi .
+ Bố giúp trẻ hiểu biết , bảo cho trẻ ngoan , dạy trẻ biết nghĩ. Thầy dạy trẻ học hành .
- 7 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm 3 HS .
+ Tiếp nối thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ .
- 2 đến 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- HS: Mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người , vì trẻ em . Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất . 
TẬP LÀM VĂN: 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu: 
 - Nắm vững hai cách kết bài ( mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
 - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Một số tờ giấy trắng để hs làm BT2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. KTBC: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Gọi hs đọc các đoạn MB (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học
- Nhận xét, cho điểm
3. Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
2) HD hs luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung BT 
- Gọi hs nhắc lại ghi nhớ về 2 cách kết bài đã biết khi học về văn KC. 
 Ở thể loại văn KC, các em đã biết 2 kiểu kết bài: đó là kết bài MR và không mở rộng. Ở thể loại miêu tả, chúng ta cũng vẫn áp dụng 2 kiểu kết bài trên. Kết bài MR là nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện. Kết bài không mở rộng là chỉ cho biết kết cục câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- Dán bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài 
- Các em hãy đọc thầm lại bài Cái nón, suy nghĩ tìm đoạn kết bài và cho biết đó là cách kết bài theo cách nào.
- Gọi hs phát biểu
- Cùng hs nhận xét 
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- Các em hãy chọn cho mình đề bài miêu tả (là cái thước kẻ, hay cái bàn học, cái trống trường)
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs đọc bài viết của mình 
- Gọi hs làm bài trên phiếu lên dán bảng, đọc đoạn kết bài của mình
- Cùng hs nhận xét, chọn bạn viết kết bài hay nhất.
4. Củng cố:
? Có mấy cách kết bài. Đó là những cách nào? 
5. Dặn dò:
- Về nhà viết lại đoạn kết bài (nếu chưa đạt)
- Tiết sau: Làm bài kiểm tra viết miêu tả đồ vật
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện 
- 1 hs đọc nội dung 
* Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện
* Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc lại 
- Tự làm bài 
- HS lần lượt phát biểu:
a) đoạn kết bài là đoạn cuối cùng trong bài: Má bảo...dễ bị méo vành.
b) Xác định kiểu kết bài: Đó là kiểu kết bài mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ. 
- 4 hs nối tiếp đọc 4 đề bài 
- Nối tiếp nhau trả lời
- Tự làm bài viết 1 đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho đề bài mình chọn (phát giấy cho một vài hs) 
- Vài hs đọc bài của mình 
- Dán bảng và trình bày
- Nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUẦN 19- GA4.docx