Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 10 năm 2011

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 10 năm 2011

I/ Mục tiêu: HS cần phải:

- Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V

- Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kỹ thuật, đúng quy trình

- Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận

II/ Đồ dùng dạy học: : - Mẫu thêu chữ V ( được thêu bằng len hoặc sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu lớn gấp 3-4 kích thớc ở SGK)

- Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V( váy, áo, khăn tay.)

- HS : Mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35 cm; kim khâu len

- Len (hoặc sợi) khác màu vải; phấn màu, thớc kẻ, kéo, khung thêu

III/Hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 10 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật(T10)
Bài: Thêu chữ V ( Tiết 3 )
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V
Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kỹ thuật, đúng quy trình
Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận
II/ Đồ dùng dạy học: : - Mẫu thêu chữ V ( được thêu bằng len hoặc sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu lớn gấp 3-4 kích thớc ở SGK)
Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V( váy, áo, khăn tay...)
HS : Mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35 cm; kim khâu len
Len (hoặc sợi) khác màu vải; phấn màu, thớc kẻ, kéo, khung thêu
III/Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: (1’)
* Giới thiệu bài:
1.Hoạt động 1: HS tiếp tục thực hành ( 20’)
Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu chữ V
GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu
HS nêu các yêu cầu của sản phẩm ở mục III ( SGK) 
HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm
GV theo dõi, uốn nắn cho những em chưa hoàn thành 
bài 
2.Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm ( 8 phút)
- Chỉ định một số em trng bày sản phẩm
- Hướng dẫn HS cách đánh giá sản phẩm theo yêu cầu nêu ở mục III trong SGK
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS theo 2 mức: hoàn thành (A) và cha hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm, đường thêu đúng kỹ thuật, đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt ( A+ )
3. Nhận xét - dặn dò:(1’)
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành thêu chữ V của HS .
- Dặn dò HS chuẩn bị một mảnh vải, kim, chỉ, kéo, bút chì.
-Nhận xét sự chuẩn bị của HS - Nay chúng ta hoàn thành bài
1/ HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm theo sự hướng dẫn của GV
- HS kiểm tra lại sản phẩm của mình theo các yêu cầu của sản phẩm ở mục III (SGK)
2/ HS trình bày sản phẩm theo sự hớng dẫn của GV
- HS đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu ở mục III (SGK)
3/ Nhận xét chung về kết quả các sản phẩm của cả lớp
- Tuyên dương những em có sản phẩm đúng và đẹp
Ngày dạy: Thứ hai: 31/10/2011
Tập đọc
Tiết: 19 Bài : Ôn tập giữa học kỳ I (T1)
I-Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc- hiểu( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
- Đọc trụi chảy,lưu loỏt bài tập đọc đó học; tốc độ 100 tiếng/phỳt ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn. Thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ , hiểu nội dung chớnh, ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn.
* Lập được bảng thống kờ cỏc bài thơ đó học trong cỏc giờ TĐ từ tuần 1-9 theo mẫu trong SGK.
II -Đồ dùng dạy- học: 
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần học
+ 11 phiếu- mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
III-Các hoạt động dạy- học: (45’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ:à(3’)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
2/ Bài mới:
a/.Giới thiệu bài: (1’)
b/ Hướng dẫn HS ôn tập:(40’)
* Kiểm tra Đọc: 
 - Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong 9 tuần đầu học kỳ I
 - GV tiến hành kiểm tra 1/4 số HS trong lớp (5 HS)
 * GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc
 * GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau
* Ôn tập
Lập phiếu thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
- GV phát giấy cho các nhóm làm việc theo mẫu:
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
VN Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả màu sắc gắn bó với cảnh vật, con người VN
.
.
3/ Dặn dò: ( 1’)
Nhận xét tiết học
- Giao BTVN.
 - HS lắng nghe
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài 
( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút)
- HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
HS yếu yêu cầu đọc đúng là được.
- HS làm việc theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
Ngày dạy: Thứ ba; 01/11/2011
Luyện từ và câu
 Tiết: 19 Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 3)
I- Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng
- Đọc trụi chảy,lưu loỏt bài tập đọc đó học; tốc độ 100 tiếng/phỳt ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn. Thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ , hiểu nội dung chớnh, ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn
2. Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm Việt Nam- Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học
II- Đồ dùng dạy- học: 
 -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần học
+ 11 phiếu- mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
+ 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng để HS bốc thăm.
III-Các hoạt động dạy- học: ( 45’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ:(2’)	
- Kiểm tra chuẩn bị bài của HS
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài (1’)
b/ HD ôn tập (40’)
 - Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 9 tuần đầu học kỳ I
- GV tiến hành kiểm tra 1/4 số HS trong lớp
(5HS)
 * GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc
 * GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau
* Phần luyện tập:
 Bài tập 2: GV ghi bảng tên 4 bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mau
GV hướng dẫn HS yếu.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS tìm được chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích
c/ Củng cố dặn dò:(2’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ôn laị từ ngữ
đã học trong các chủ điểm
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút)
- HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
-HS làm việc độc lập: Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích trong bài, suy nghĩ, giải thích lí do vì sao mình thích chi tiết đó
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
Toán
Kiểm tra định kì 
Đề nhà trường ra
*****************-------------------********************
Kể chuyện
Tiết 10 Ôn tập giữa học kì I (Tiết 2)
I-Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng
- Đọc trụi chảy,lưu loỏt bài tập đọc đó học; tốc độ 100 tiếng/phỳt ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn vă
Thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ , hiểu nội dung chớnh, ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn 
-Nghe - viết đỳng bài CT, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phỳt, khụng mắc quỏ 5 lỗi
II-Đồ dùng dạy- học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần học
+ 11 phiếu- mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
+ 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng để HS bốc thăm
* Dự kiến hình thức dạy học : Cá nhân
III-Các hoạt động dạy- học: (45’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: (2’)
- Kiểm tra chuẩn bị bài của HS
2/ Bài mới:
a/.Giới thiệu bài:(1’)
b/ Hướng dẫn ôn tập (15’) 
 - Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS trong 9 tuần đầu học kỳ 1
- GV tiến hành kiểm tra số HS trong lớp còn lại
 * GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc
 * GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau
c/ Nghe- viết chính tả: (25’)
- GV đọc mẫu lần 1
- HD viết các từ khó
- Giải nghĩa các từ : cầm trịch, canh cánh, cơ man
- Giúp HS hiểu nội dung: Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- GV đọc từng câu, cụm từ cho HS viết.
- Đọc cả lớp soát lỗi
- Thu bài.
d/ Củng cố dặn dò:( 2’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút)
- HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
HS yếu đọc đúng là được.
- Luyện viết các từ khó : 
. Tập viết các tên riêng( Đà, Hồng), các từ ngữ dễ sai chính tả: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ...
- HS viết bài
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
Ngày dạy: Thứ tư; 02/11/2011
 Tập đọc
Tiết 20	Ôn tập giữa học kỳ I(tiết 4)
I - Mục tiêu:
1. Hệ thống hoá vốn từ ngữ ( danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ ) gắn liền với các chủ điểm đã học trong 9 tuần đầu lớp 5
2. Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm
3. Giáo dục ý thức sử dụng đúng và hợp lý các từ ngữ đã học
II-Đồ dùng dạy- học: 
- Kẻ bảng từ ngữ ở bài tập 1, 2
* Dự kiến hình thức dạy học : Cá nhân
III-Các hoạt động dạy- học: (45’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: (4’)
Bài : Đại từ 
Kiểm tra 2 HS
2/Bài mới
a/ Giới thiệu: (1’)
b/ Hướng dẫn ôn tập: ( 38’)
- Nêu mục đích bài học
Tổ chức cho HS lần lượt các bài tập 1, 2 trang 96, 97 / SGK
 Bài 1:
GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập
- GV chú ý: Một từ đồng thời có thể diễn tả nội dung theo chủ điểm này hay chủ điểm kia hoặc một từ cóthể thuộc một số từ loại khác nhau
VD : Danh từ: ( Chủ đề- VN Tổ quốc em)
Tổ quốc, đất nước
Chủ đề- Cánh chim hòa bình:Hòa bình, tráiđất
Bài 2:
Tổ chức cho HS làm việc theo cặp
-GV gọi HS đứng tại chỗ trình bày phân loại từ ngữ 
- GV nhận xét, kết luận
c/ Củng cố dặn dò(2’)
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc
- HS đọc bài tập 3 để củng cố kiến thức đã học về đại từ
Bài 1: HS hoạt động theo nhóm 4 
- Nhóm trưởng điều khiển tìm các danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ tục ngữ vào VBT
HS trình bày kết quả.
Nhóm khác nhận xét
Bài 2: HS làm việc theo cặp, ghi kết quả vào giấy nháp, trình bày trước lớp
- Bảo vệ: giữ gìn # phá hoại
- Bình yên: Bình an # bất ổn
- Đoàn kết: liên kết # chia rẽ
- Bạn bè: Bạn hữu # kẻ thù
- Mênh mông: Bao la # chật chội
Thi đua giữa các tổ- Nhận xét 
+ Nhắc lại nội dung ôn tập
 Ngày dạy: Thứ năm; 03/11/2011
Tập làm văn
 Tiết 19 Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 6)
 I-Mục tiêu: 
- Tỡm được từ đồng nghĩa, từ trỏi nghĩa, để thay thế theo yờu cầu của BT1,BT2(chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d,e)
	- Đạt cõu BT4).
	 Giáo dục ý thức sử dụng đúng và hợp lý các từ ngữ đã học
	II-Đồ dùng dạy- học: 
	 - Viết bảng phụ nội dung ở bài tập 1
	- Bảng phụ viết đoạn văn đã thay từ chính xác
	- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
	- Bảng phụ kẻ bảng phân loại ở bài tập 4
	* Dự kiến hoạt độngdạy học: Cá nhân, lớp
	III-Các hoạt động dạy- học: (45’)
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động  ...  1’)
b/ Hướng dẫn các ví dụ: ( 17’)
 * Ví dụ 1 : GV nêu ví dụ rồi viết 
27,5 + 36,75 + 14,5 = ?
-Lưu ý đặt tính tương tự như tính cộng 2 STP .
- Cho HS tự nêu cách tính tổng nhiều số thập phân 
 * Ví dụ 2 : Hướng dẫn HS tự nêu bài toán tự giải và chữa bài (như SGK)
Hướng dẫn HS tự nêu cách tính, cách đặt dấu phẩy và thực hiện 1 ví dụ.
c/ Luyện tập: ( 20’)
- GV GD HS làm các BT 1,2,3 /50,52 rồi chữa bài
Bài 1 : Tính 
-Yêu cầu đặt tính, lưu ý đánh đúng dấu phẩy ở kết quả.
-Lưu ý HS yếu có thể sử dụng t/c giao hoán để giải .
Bài 2: Tính, so sánh giá trị biểu thức .
Lưu ý: Sử dụng t/c kết hợp
Rút ra kết luận: (a+b)+ c = a +(b+c )
Bài 3 : Cho HS đọc rồi nêu cách giải ( Tương tự bài 2)
Y/c: giải thích đã sử dụng t/c nào trong khi tính ?
d/ Củng cố dặn dò: ( 1’)
-Cho HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân
Giáo dục HS tính cẩn thận.
- Giao bài tập về nhà
- 2 HS lên sửa bài 
- Nhận xét
1/ HS tính trên giấy nháp, lưu ý về cách đặtdấu phẩy
- 2HS nêu cách tính 
 27,5 - HS yếu nhắc lại.
 +36,75 
 14,5
 78,75
2/ 1 HS thực hiện trên bảng, lớp tính vào giấy nháp- Nhận xét 
-2 HS nêu.
- HS yếu nhắc lại cách tính 
Bài 1: HS nêu lại cách tính rồi thực hiện bảng con (HS yếu lên bảng làm)- Nhận xét
 5,27 14,35 
 14,35 -> 5,27
 9,25 9,25
 29,07 29,07
Bài 2 : HS làm bút chì vào SGK.
Kết quả: 10,5 ; 5,86
- Nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng...
Bài 3 : HS làm bài vào vở, 
xét, chữa bài
( T/c kết hợp )
 Mỹ thuật 
 Tiết 10 Vẽ trang trí
 Trang trí đối xứng qua trục
I/ Mục tiêu: 
-HS nắm được cách trang trí đối xứng qua trục
- HS tập vẽ được một họa tiết đối xứng đơn giản.
- HS yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, một số bài vẽ trang trí đối xứng, giấy, màu vẽ
- Học sinh: SGK, vở thực hành, bút chì, màu vẽ, thước kẻ
III/ Hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Bài cũ: ( 3’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
*Giới thiệu bài: Trang trí đối xứng qua trục
1/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét ( 5’)
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang trí đối xứng có dạng hình tròn, hình vuông...ở trang 32 SGK
GV giói thiệu một số hoạ tiết đối xứng qua các trục
2/ Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng( 7’)
GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ , vẽ phác lên bảng các bước trang trí đối xứng
Cho HS nêu các bước trang trí đối xứng
3/ Hoạt động 3: Thực hành ( 20’)
* HS thực hành :
+ Kẻ các đường trục
+ Tìm các hình mảng và hoạ tiết
+ Cách vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục
+ Tìm, vẽ màu hoạ tiết và nền( có đậm, nhạt)
- Đối với các HS lúng túng, GV cho sử dụng một số hoạ tiết đã chuẩn bị và gợi ý cách sắp xếp đối xứng qua trục
4/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (2’)
- GV cùng HS chọn một số bài trang trí đẹp và chưa đẹp để nhận xét, xếp loại bài
- GV tóm tắt và động viên, khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ, khen bài vẽ đẹp
* Dặn dò:
- Giao BTVN
-Nhận xét sự chuẩn bị của HS
1/ HS quan sát và nhận xét:
+ Các phần của hoạ tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng nhau và được vẽ cùng màu
+ Có thể trang trí đối xứng qua một, hai hoặc nhiều trục
2/ HS quan sát hình 3, hình 4 ở SGK để nêu các bước trang trí đối xứng
3/ HS thực hành tập vẽ được một họa tiết đối xứng qua trục
HS có thể vẽ hình mảng chính có dạng hình vuông hoặc hình tròn
4/ HS trình bày bài vẽ và nhận xét bài vẽ của các bạn trong lớ
* Sưu tầm tranh ảnh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam
Sinh hoạt tuần 10
I/ Mục tiêu:
 	Giúp học sinh:
	- Biết đựợc những ưu, khuyết điểm trong tuần 10 và nội dung kế hoạch tuần 11. Có ý thức khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 11 
	- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp tốt, kính trọng và biết ơn thầy thầy cô giáo nhân ngày 20/11
	II/ Nội dung - Tiến trình sinh hoạt:
	1/ Đánh giá hoạt động tuần 10
	- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 10
	- Lớp trưởng báo cáo chung
	- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
	* Ưu điểm: 
	- HS thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, đoàn kết tốt 	
	- Các em có học ài và chuẩn bị bài ở nhà tốt: Quân, Hanh, Ngiên, Quyên, Rưl, Thâm, Bas
	- Các em tham gia kiểm tra định kì đầy đủ, nghiêm túc
	- Đã tập xong tiết mục văn nghệ
	- Ban cán sự lớp đã làm tốt công việc được giao
	* Khuyết điểm: 
	- Ngồi trong lớp còn làm việc riêng (A Tinh, A Kiêu, A Lập)
	- Một số em vệ sinh cá nhân chưa sạch : ( Y Thoi, A Kiêu,)
 - Chất lượng bài KTĐK còn thấp.
	2/ Kế hoạch tuần 11 - Biện pháp và phân công thực hiện:
	- GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm)
	- Ban chỉ huy chi Đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
	- Tiếp tục luyện tập văn nghệ chuẩn bị tham gia Hội diễn chào mừng ngày 20 - 11
	3/ Hoạt động ngoài giờ lên lớp: - Hát tập thể bài hát ca ngợi thầy cô giáo.
Đạo đức
Tiết 10 Tình bạn ( Tiết 2 )
I-Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS biết:
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
- Trong cuộc sông hằng ngày biết ứng sủ phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều gì sai trái biết tha thứ và giúp đỡ bạn.
- GD học sinh yêu thương và giúp đỡ bạn bè. Biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn .
II-Đồ dùng dạy học: 
 - Sưu tầm thơ ca, tục ngữ nói về tình bạn
 * Dự kiến hình thức dạy học : Cá nhân, lớp, nhóm
III-Các hoạt động dạy học: (30’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: ( 5’)
Bài :Tình bạn ( T1 )
Gọi HS trả lời câu hỏi 2/17SGK.
Nêu ghi nhớ ?
2. Bài mới
a/ Giới thiệu bài( 1’)
b/ Phát triển các hoạt động: ( 23’)
HĐ1: Đóng vai
Tổ chức cho HS thảo luận chọn tình huống để đóng vai.(bài tập 1/SGK )
-GV quan tâm đến các nhóm, giúp đỡ nhóm chậm.
- Cho các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
-VD :- Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai ? Em có sợ bạn giận không ?
-Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái ?...
KL: Cần khuyên ngăn, góp ý bạn khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như vậy mới là người bạn tốt.
-Nhận xét tuyên dương nhóm thể hiện đóng vai tốt.
HĐ2: Liên hệ bản thân
-Tổ chức cho HS tự liên hệ bản thân về cách đối xử với bạn bè.
-Cho HS rút ra những điều cần học tập ở bạn.
- Tổ chức cho HS chơi xì điện: hát, đọc thơ, kể chuyệnvề chủ đề tình bạn đã sưu tầm chuẩn bị
3/ Củng cố - Dặn dò
-Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
-GD học sinh biết trân trọng và xây dựng tình bạn tốt.
- 2 HS trình bày
- Lớp nhận xét.
- Các nhóm thảo luận đóng vai (N6- 3’ )
- Mỗi nhóm đóng vai theo gợi ý tình huống cho trước (SGK)
- Các nhóm lên thể hiện.
-Các nhóm trao đổi ý kiến.
Các nhóm nhận xét về cách ứng xử khi đóng vai.
-HS yếu nhắc lại.
-Thảo luận N2( 2’)
-Cá nhân tự liên hệ.
-Lớp nhận xét.
-Nhiều HS tham gia
-Lớp nhận xét, đánh giá
- Về nhà vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết: 19 Học động tác: vặn mình
Trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn
 I. Mục tiêu:
- Học động tác vặn mình. Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
- Hs thực hiện cơ bản đúng động tác. Biết cách chơi, chơi đúng luật và tham gia chơi trò chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Dọn vệ sinh sân tập, một còi, bóng và kẻ sân để tổ chức chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp. (30’)
Nội dung- phương pháp
Hình thức
1. Phần mở đầu:( 6’)
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, y/c bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục...
- Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn trên sân rồi đi thường hít thở sâu, khởi động
- Chơi trò chơi: Đứng ngồi theo hiệu lệnh.
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 5 hs lên tập lại 3 động tác đã học)
2) Phần cơ bản: ( 20’)
- Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân: (2-3 lần).
- Điều khiển hs tập từng động tác (1 lần).
 Điều khiển hs tập liên hoàn 2 động tác (2 lần).
 Gv: sửa sai động tác cho hs.
- Học động tác vặn mình: (4-5 lần).
 Gv: Nêu tên động tác, phân tích động tác kết hợp làm mẫu.
 Hs: Tập chậm theo gv.
 Gv: Hô cho hs tập lại động tác, sau mỗi lần tập gv nhận xét, sửa sai động tác cho hs.
- Ôn 4 động tác thể dục đã học: (2 lần).
 Gv: Điều khiển cả lớp tập 2 lần, mỗi lần 2x8 nhịp.
 Trò chơi vận động: 
Chơi trò chơi: “Ai nhanh và khéo hơn”.
- GV chia lớp thàng 2 nhóm , nhòm nam và nhóm nữ, mỗi nhóm tập hợp 2 hàng ngang
Gv: Nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi.
 Hs: Chơi theo tổ, có thi đua.
 Gv: Quan sát, nhận xét, tổng kết trò chơi.
3) Phần kết thúc: ( 4’)
- Hs tập hợp lớp thành 2 hàng dọc.
 Hs: Hát một bài + vỗ tay theo nhịp.
 Hs: Cúi người thả lỏng.
Gv: Nhận xét, đánh giá kết qủa bài học, dặn hs về nhà ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung.
Thể dục
Tiết 20 Trò chơi: chạy nhanh theo số
I. Mục tiêu:
 - Học trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Y/c nắm được cách chơi.
 - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
 - Rèn kỹ năng thực hiện tương đối đúng động tác.
 - Giaos dục các em yêu thích môn học ý thức rèn luyện cơ thể khoẻ mạnh.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân tập vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn tập luyện.
- 1 cái còi, bóng, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp (30’)
Nội dung- Phương pháp
Hình thức
1) Phần mở đầu: ( 6’) 
Tập hợp lớp thành đội hình 2 hàng ngang, HS chỉnh đốn hàng ngũ đứng nghiêm nghe GV phổ biến nhiệm vụ, y/c giờ học.
 HS: Khởi động các khớp tay, chân, cổ, .....rồi chạy nhẹ nhàng thành 1 vòng trên địa hình tự nhiên, đi thường theo 3 hàng ngang.
 HS: Chơi trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh”.
2) Phần cơ bản: ( 20’)
* Học trò chơi “Chạy nhanh theo số ” 
 - Nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, chia đội chơi, sau đó tổ chức cho hs chơi thử 1- 2 lần. Sau mỗi lần chơi thử, gv nhận xét và giải thích thêm để tất cả hs đều nắm được cách chơi.
 Gv: Cho hs chơi chính thức . Gv nhắc hs trong khi chơi không nên vội vàng quá. 
* Ôn 4 động tác: vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung. 
- Hs tập hợp thành đội hình vòng tròn.
 Gv: Nhắc lại bằng lời cách tập 4 động tác trên.
 Gv: Điều khiển hs ôn tập 4 động tác trên (2-3 lần).
 Gv: Chia tổ, hs tập luyện dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
 Gv: Theo dõi sửa sai động tác cho hs từng tổ.
 Gv: Tổ chức cho hs các tổ thi đua xem tổ nào tập đúng nhất.
 Gv: Nhận xét, tuyên dương.
 3. Phần kết thúc: 	( 4’)
 Hs: Tập động tác thả lỏng, cùng hát 1 bài hát kết hợp vỗ tay. 
Hệ thống lại bài và nhận xét giờ học. Dặn hs về nhà ôn lại 4 động tác đã học .
 x x x x x x x
 x x x x x x x
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
x x x x x x x 
 x x x x x x x 

Tài liệu đính kèm:

  • docTu_n 10.doc