Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 12 năm 2012

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 12 năm 2012

I. Mục tiêu

- Nhõn nhẩm một số thập phõn với 10, 100, 1000,

- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

 * HS khá, giỏi làm được BT3.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi sẵn BT2

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 99 trang Người đăng huong21 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 12 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn : 2/11/2012
Ngày dạy : thứ hai, 5/11/2012
Toán:
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
I. Mục tiêu
- Nhõn nhẩm một số thập phõn với 10, 100, 1000, 
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phõn.
 * HS khá, giỏi làm được BT3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn BT2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài : trong giờ học toán này chúng ta cùng học cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
2 Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
a. Ví dụ 1
- GV nêu ví dụ ; Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10.
- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
- Vậy ta có : 27,867 x 10 = 278,670
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10:
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 x 10 = 278,670. 
- Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,670.
- Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của 27,867 x 10 mà không thực hiện phép tính ?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào ?
b. Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ ; Hãy đặt tính và thực hiện phép tính 53,286 x 100
- GV nhận xét phần đặt tính và kêt quả tính của HS.
Vậy 53,286 x 100 = ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100 
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 53,286 x 100 = 5328,6.
- Suy nghĩ để tìm cách viết 53,286 thành 5328,6.
- Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của 53,286 x 100 mà không thực hiện phép tính ?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào ?
c, Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào ?
- Số 10 có mấy chữ số 0 ? 
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào ?
- Số 100 có mấy chữ số 0 ? 
- Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000. 
- Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
- GV yêu cầu HS học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
3. Luyện tập thực hành
* Bài 1 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 2
- GV gọi HS đọc đề toán. 
- GV viết lên bảng để làm mẫu một phần :
 12,6m = ...cm.
- 1m bằng bao nhiêu cm ?
- Vậy muốn đổi 12,6m thành cm em làm thế nào ?
- GV nêu lại : 1m = 100cm
 Ta có 12,6 x 100 = 1260
 Vậy 12,6m = 1260cm
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3
- GV gọi HS đọc đề toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài sau đó đi hướng dẫn HS yếu kém. 
- GV chữa bài và cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Hướng dẫn về nhà
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 27,867
x 10
 278,670
- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
+ Thừa số thứ nhất là 27,867, Thừa số thứ hai là 10, tích 278,670.
- Khi cần tìm tích 27,867 x 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích 278,670 mà không cần thực hiện phép tính.
+ Khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số là được tích ngay.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
53,286
x 
 100
5328,600
- HS lớp theo dõi.
- 53,286 x 100 = 5328,6
- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
+ Các thừa số là 53,286 và 100, tích là 5328,6
- Khi cần tìm tích 53,286 x 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 53,286 sang bên phải hai chữ số là được tích mà không cần thực hiện phép tính5328,6.
+ Khi nhân một số thập phân với 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số là được tích ngay.
- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
- Số 10 có một chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.
- Số 100 có hai chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.
- 3 - 4 HS nêu trước lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột tính. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc đề toán.
- 1m = 100cm
- Thực hiện phép nhân 12,6 x 100 = 1260 (vì 12,6 có chữ số ở phần thập phân nên khi nhân với 100 ta viết thêm chữ số 0 và bên phải 12,6)
- 3 HS lên bảng làm bài.
0,856m = 85,6cm
5,75dm = 57,5cm
10,4dm = 104cm
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 3 HS vừa lên bảng lần lượt giải thích.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
10 l dầu hoả cân nặng là :
10 x 0,8 = 8 (kg)
Can dầu hoả cân nặng là :
8 + 1,3 = 9,3 (kg)
Đáp số : 9,3 kg
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Tiết 23 : Mùa Thảo Quả
I. Mục tiêu :
-Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hỡnh ảnh, màu sắc, mựi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sụi của rừng thảo quả.
* HS khỏ, giỏi nờu được tỏc dụng của cỏch dựng từ, đặc cõu để miờu tả sự vật sinh động.
Ii. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS bài thơ Tiéng Vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
+ Vì sao tác giả lại day dứt về cái chết của con chim sẻ ?
+ Hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả ?
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu. Đây là cảnh mọi người đi thu hoạch thảo quả. Thảo quả là một trong những loài cây quý của Việt Nam. Thảo quả có mùi thơm đặc biệt, thứ cây hương liệu dùng làm thuốc chế dầu thơm, chế nước hoa, làm men rượu, làm gia vị. Dưới ngòi bút của nhà văn Ma Văn Kháng, rừng thảo quả hiện ra với mùi hương và màu sắc đặc biệt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Chú ý nghỉ hơi rõ sau các câu ngắn Gió thơm./Cây cỏ thơm./Đất trời thơm.
- Gọi Hs đọc chú giải
- Cho Hs quan sát tranh ảnh (vật thật) cây, hoa, quả thảo quả (Nếu có)
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Hs lắng nghe
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS 1: Thảo quả trên rừng...nếp áo, nếp khăn.
+ HS 2 : Thảo quả trên rừng....lẫn chiếm không gian.
+ HS 3 : Sự sống cứ tiếp tục...nhấp nháy vui mắt.
- 1 Hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn.
- 1 Hs đọc toàn bài trước lớp.
- Theo dõi
b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm cùng đọc thầm bài, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV mời 1 HS khá lên điều kiển các bạn trao đổi, tìm hiểu nào. GV chỉ kết luận, bổ sung câu hỏi.
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Thảo quả báo hiệu và mùa bằng cách nào ?
+ Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?
- Giảng ; Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt của nó, Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Tác dùng các từ : lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan toả kếo dài trong không gian. Các câu ngắn : Gió thơm. Cây cỏ thơm.Đất trời thơm Như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
+ Hoa thảo quả nảy nở ở đâu ?
+ Hoa thảo quả chín rừng có gì đẹp ?
- Giảng : Tác giả đã miêu tả được màu đỏ đặc biệt của thảo quả : đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Cách dùng câu văn so sánh đã miêu tả được rất rõ, rất cụ thể mùi hương thơm và màu sắc của thảo quả.
+ Đọc đoạn văn em cảm nhận được điều gì ?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm một trong ba đoạn của bài:
+ Treo bảng phụ có đoạn thơ văn chọn đọc diễn cảm.
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Đọc thầm bài thơ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- 1 HS khá điều kiển cả lớp trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
- Trả lời:
+ Thảo quả báo hiệu và mùa bằng cách mui thơm đặc biệt quyễn rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi cũng thơm.
+ Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
- Theo dõi
+ Tìm những chi tiết : Qua một năm, đã cao lớn tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm lên thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngon xoè lá, lẫn chiếm không gian.
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
+ Khi thảo quả chín dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
+ Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.
- 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi và trao đổi để tìm giọng đọc.
+ HS theo dõi để tìm cách đọc.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố - dặn dò
- Hỏi: Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào ? Cách miêu tả ấy có gì hay ?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Hành trình của bầy ong.
- 3 đến 5 HS thi đọc
- HS trả lời.
- HS lớp nhận xét.
- Hs chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : 3/11/2012
Ngày dạy : thứ ba, 6/11/2012.
Toán
Tiết 57 : Luyện tập
I. Mục tiêu
- Nhõn nhẩm một số thập phõn với 10, 100, 1000 ... bố chủ yếu ở cỏc vựng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tõm cụng nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chớ Minh.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xột phõn bố của cụng nghiệp.
- Chỉ một số trung tõm cụng nghiệp lớn trờn bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chớ Minh, Đà Nẵng, 
* SDTKNL : Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của cỏc ngành cụng nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện 
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Lược đồ công nghiệp Việt Nam.
- Sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
-Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng và trả lời câu hỏi : 
+ Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của các ngành đó?
 + Nêu đặc điểm của nghề thủ công của nước ta?
+ Địa phương em có những ngành công nghiệp, nghề thủ công nào?
- GV nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã cùng tìm hiểu về một số ngành công nghiệp, nghề thủ công, các sản phẩm của chúng. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự phân bố của ngành công nghiệp ở nước ta.
2. Nội dung :
a. Hoạt động 1: Sự phân bố của một số ngành công nghiệp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
- GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm hiểu những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít; công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện.
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- GV tổ chức cuộc thi ghép kí hiệu vào lược đồ
+ Treo 2 lược đồ công nghiệp Việt Nam không có kí hiệu các khu công nghiệp, nhà máy ....
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em đứng xếp thành 2 hàng dọc.
+ Phát cho mỗi em một loại kí hiệu của ngành công nghiệp.
+ Yêu cầu các em trong đội tiếp nối nhau dán các kí hiệu vào lược đồ sao cho đúng vị trí.
+ Đội nào có nhiều kí hiệu dán đúng là đội thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS chơi, sau đó nhận xét cuộc thi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Phỏng vấn một số em: Em làm thế nào mà dán đúng kí hiệu?
- GV nêu: Khi xem lược đồ, bản đồ cần đọc chú giải thật kĩ. Điều đó sẽ giúp các em xem chính xác bản đồ, lược đồ được chính xác.
b. Hoạt động 2: Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập sau:
Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp.
A
B
Ngành công nghiệp
Phân bố
1.Nhiệt điện
a)Nơi có nhiều thác ghềnh.
2.Thuỷ điện
b)Nơi có mỏ khoáng sản
3.Khai thác khoáng sản
c)Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
4.Cơ khí, dệt may, thực phẩm
d)Gần nơi có than, dầu khí.
- GV cho HS trình bày kết quả làm việc bài trước lớp.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm bài để trình bày sự phân bố cảu các ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí, nhiệt điện, thuỷ điện, ngành cơ khí, dệt may, thực phẩm.
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 3: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của phiếu học tập sau
- 3HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS nêu: Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của ngành công nghiệp đó.
- HS làm việc cá nhân.
- 5HS nối tiếp nhau nêu từng ngành công nghiệp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ HS lên bảng chuẩn bị chơi và nhận đồ dùng.
- Kí hiệu khai thác than.
- Kí hiệu khai thác dầu mỏ.
- Kí hiệu khai thác a-pa-tít.
- Kí hiệu nhà máy thuỷ điện.
- Kí hiệu nhà máy nhiệt điện.
+ HS tiến hành chơi.
- HS nêu suy nghĩ.
- HS tự làm bài
Kết quả làm bài đúng là
1nối với d
2 nối với a
3 nối với b
4 nối với c
- 1 HS nêu đáp án của mình, các HS khác nhận xét.
- 2 HS lần lượt trình bày trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS làm việc nhóm 4 hoàn thành phiếu.
Phiếu học tập
Bài: Công nghiệp ( tiếp theo )
Các em hãy cùng xem lược đồ công nghiệp Việt Nam, sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước và thảo luận để hoàn thành các bài tập
1.Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau:
Các trung tâm công nghiệp của nước ta
Trung tâm rất lớn
Trung tâm lớn
Trung tâm vừa
2. Nêu các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
- GV gọi 1 nhóm dán phiếu của mình lê bảng và trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
Khoa học
Tiết 26 : Đá vôi
I. Mục tiêu
- Nờu được một số tớnh chất của đỏ vụi và cụng dụng của đỏ vụi.
- Quan sỏt, nhận biết đỏ vụi.
* BVMT : Nếu khai thỏc đỏ vụi khụng cú kế hoạch hợp lớ sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyờn nỳi đỏ vụi, làm thay đổi cảnh quan mụi trường. Quỏ trỡnh khai thỏc và sử dụng đỏ vụi dẫn tới ụ nhiễm mụi trường.
II. Đồ dùng dạy- học
- HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi.
- Hình minh họa SGK trang 54.
- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi 
+ Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm?
+ Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?
+ Khi sử dụng những đò dung bằng nhôm cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- Gọi HS giới thiệu tranh ảnh về các hang động mà mình sưu tập được.
- Giới thiệu: ở nước ta có rất nhiều hang động, núi đá vôi. Đó là những vùng nào? đá vôi có những tính chất và ích lợi gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- 3 Hs lên bảng lần lượt trả lời.
- Lớp nhận xét.
- 3 đến 5 Hs giới thiệu mà tranh ảnh mà mình sưu tầm.
- Lắng nghe.
2. Nội dung :
a. Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi ở nước ta 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa trang 54 SGk, đọc tên các vùn núi đá vôi đó.
+ Em còn biết vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?
- Kết luận: ở nước ta có rất nhiều vùng núi đá vôi và hang động, di tích lịch sử.
- 3Hs nối tiếp nhau đọc.
- Tiếp nối nhau kể những địa danh mà mình biết.
+) Động Hương Tích ở Hà Tây.
+) Vịnh hạ Long ở Quảng Ninh.
+) Hang động Phong Nha_Kẻ Bàng ở Quảng Bình.
+) Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng.
+) Tỉnh Ninh Bình có nhiều dãy đá vôi.
- Lắng nghe.
b. Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi 
-Tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như sau:
*) Thí nghiệm 1:
+) Giao cho mỗi nhóm một hòn đá cuội và hòn đá vôi.
+) Yêu cầu: Cọ xát 2 hòn đá với nhau, quan sát cọ xát và nhận xét.
+) Gọi một nhóm mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm kết quả nhóm khác bổ sung.
-Thí nghiệm 2:
+) Dùng kim tiêm hút giấm trong lọ.
+) Nhỏ giấm vào trong hòn đá vôi và hòn đá cuội.
+) Quan sát và mô tả hiện tượng xẩy ra.
- Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có những tính chất gì?
-Kết luận: Qua thí nghiệm trên chứng tỏ: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giám chua có axít, trong giấm chua có axít, đá vôi có tác dụng với axxits tạo ra một số chất khác và khí các_bô_níc bay lên tạo thành bọt, có những tính chất như vậy nên đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống.
- 4 Hs ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Thí nghiệm 1:
+)Khi cọ xát 1 hòn đá cuội vào 1 hòn đá vôi thì có hiện tượng: Chỗ cọ xát hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát hòn đá cuội có mầu trắng, đó là vụn của đá vôi.
+) Kết luận: Đá vôi mềm hơn đá cuội.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
+) Hiện tượng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi.
- HS nêu: Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt.
- Kết luận.
c. Hoạt động 3: ích lợi của đá vôi
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Đá vôi được dùng để làm gì?
- Gọi HS trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh lên bảng.
- Kết luận: Có nhiều loại đá vôi. Đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, làm mặt bàn ghế, đồ lưu niệm, ốp lát, trang hoàng trong nhà ở, các công trình văn hóa, nghệ thuật
* BVMT : Núi dá vôi có phải là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt không? Ta cần phải làm gì để có nguồn đá vôi sử dụng lâu dài ?
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận câu hỏi.
- Tiếp nối nhau trả lời.
- Đá vôi dùng để: Nung vôi, lát đường, xây nhà, sảm xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm.
- lắng nghe.
- khai thỏc đỏ vụi khụng cú kế hoạch hợp lớ sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyờn nỳi đỏ vụi 
3. Củng cố, dặn dò
* BVMT : ở địa phương, có núi đá vôi không? Chúng ta thấy khi khai thác môi trường xung quanh biến đổi ntn? Có ảnh hưởng đến cuộc sống không?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi học sinh hiểu biết, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn học sinh về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi vào vở và chuẩn bị bài sau.
- Cảnh quan thay đổi. Khi khai thác gây nhiều bụi và tiếng ồn, ảnh hưởng đến môi trường. 
SINH HOẠT LỚP
ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 13
I. Mục tiờu:
- Giỳp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thõn và của cả lớp trong tuần
- Học sinh nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần 14.
II. Đồ dựng :
- Cỏc ghi chộp trong tuần.
II. Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Lớp trưởng đỏnh giỏ nhận xột cỏc h/đ của lớp , triển khai kế hoạch tuần tới 
3. Gv nhận xột chung:
b. Học tập:
 Trong lớp chăm chỳ nghe cụ giỏo giảng bài tớch cực tham gia cỏc hoạt động học tập. Nhiều em tớch cực học tập, mạnh dạn trong học tập chỗ nào chưa hiểu yờu cầu GV giảng lại .
 c. Đạo đức tỏc phong:
- Ngoan ngoón võng lời thầy cụ và người lớn tuổi 
d. Cụng tỏc khỏc:
- Cú ý thức giữ gỡn vệ sinh cỏc nhõn, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ .
 -Thực hiện tốt an toàn giao thụng và an ninh học đường . 
* Tuyờn dương: Phạm Nhung, Hiền, Quyờn
* Nhắc nhở : Long, Anh
4. Phương hướng hoạt động của Tuần 14.
 - Tiếp tục dạy và học theo đỳng PPCT- TKB tuần 16.
 - Đi học chuyờn cần, đỳng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, cỏc tổ trưởng- lớp trưởng cần cố gắng và phỏt huy tớnh tự quản.
- Tiếp tục duy trỡ SS, nề nếp ra vào lớp đỳng quy định
- Tớch cực tự ụn tập kiến thức đó học.
- Hỏt 
Cả lớp bổ sung.
Vài HS nờu kế hoạch hoạt động của mỡnh trong tuần 14

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 lop 5(1).doc