Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 22

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 22

Chào cờ

 Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.

- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để giải một số bài toán đơn giản.

* HS cả lớp làm bài : bài 1; bài 2. HS nào xong làm bài 3.

- Thích học toán.

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra 3’ Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?

- Nhận xét, cho điểm.

 

doc 45 trang Người đăng hang30 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
 Buổi sáng
 Tiết 1: Chào cờ
 Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: 
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để giải một số bài toán đơn giản.
* HS cả lớp làm bài : bài 1; bài 2. HS nào xong làm bài 3.
- Thích học toán.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra 3’ Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới 
HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2. Thực hành 30 -32’
Bài 1.Rèn kỹ năng vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân và chữa bài.
- GV khắc sâu công thức tính.
Bài 2. Áp dụng cách tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải bài tập thực tế.
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài toán.
- GV tổ chức chức HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3. Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV tổ chức cho HS thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho.
- GV đánh giá kết quả của HS.
- HS làm bài vào vở, lưu ý phần a đổi các số đo về cùng đơn vị đo.
- 2 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- HS thảo luận tìm cách giải bài toán.
- 1 số HS nêu cách giải bài toán (tính diện tích xung quanh và diện tích 1 mặt đáy).
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài lựa chọn kết quả đúng và báo cáo kết quả. Đáp án đúng là:
a.Đ b.S c.S d.Đ 
 3. Củng cố- dặn dò 3’
- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS học bài và chuẩn bị cho giờ sau.
Tiết 3 Tập đọc
 LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ 
- HS: Tranh, ảnh về những làng ven biển, làng đảo.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra 5’ HS đọc bài Tiếng rao đêm, TLCH về nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới HĐ1 Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2. Luyện đọc 10’
- Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài
- GV chia 4đoạn 
- GV kết hợp sửa lỗi khi HS phát âm và ngắt nghỉ sai. Hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ.
-GV đọc mẫu cả bài
HĐ3.Tìm hiểu bài 12’
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV tổ chức hoạt động nhóm 4, phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Bài văn có những nhân vật nào ?
- Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
- Bố Nhụ nói: "Con sẽ họp làng", chứng tỏ ông là người như thế nào?
- Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
- Hình ảnh làng chài hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
- Tìm chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng đã đồng ý với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
- Nhụ nghĩ như thế nào về kế hoạch của bố?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc phân vai. Yêu cầu cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp cho mỗt nhân vật.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phân vai
- Tổ chức thi đọc phân vai.
3. Củng cố- dặn dò 3’Em hãy nêu ý chính của bài ?
- GV nhận xét tiết học, HS đọc trước bài Cao Bằng. 
- 1 HS giỏi đọc cả bài và nêu cách chia đoạn.
- 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn từ 2- 3 lượt kết hợp giải nghĩâ từ.
- HS đọc trong nhóm đôi.
- 1 HS khá đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi của phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận dưới hình thức một nhóm hỏi- một nhóm trả lời.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn, cả lớp theo phát hiện giọng đọc của từng nhân vật.
- HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- HS thi đọc phân vai.
- Lớp theo dõi, bình nhóm bạn đọc hay nhất.
Tiết 4 Địa lí
 CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU: 
- Mô tả được sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu ; Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu : + 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3diện tích là đồi núi. Châu Âu có khí hậu ôn hoà. Dân cư chủ yếu là người da trắng. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ ( lược đồ ). Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
II. CHUẨN BỊ GV: Bản đồ tự nhiên châu Âu. Quả địa cầu.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra 4’
- Địa hình của Cam- pu- chia và Lào có gì khác nhau?
- So sánh nông sản của Lào và Cam- pu- chia?
- Tại sao dân cư và các ngành kinh tế của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông?
- Nhận xét đánh giá câu trả lời của HS.
2. Bài mới. 	
HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’
1. Vị trí địa lí giới hạn
HĐ2. Làm việc cá nhân 8’
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát h.1 và cho biết châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
- GV đưa bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục, yêu cầu HS nêu tên bảng số liệu.
- Châu Âu có diện tích là bao nhiêu triệu km2? Em hãy so sánh diện tích của châu Âu với diện tích của châu á?
- Gọi HS báo cáo kết quả.
*GV kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu á, ba phía giáp biển và đại dương.
2. Đặc điểm tự nhiên 
HĐ3. Làm việc theo nhóm 4 10-12’
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4. Yêu cầu các nhóm quan sát h.1 SGK đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, nhận xét về vị trí của núi, đồng bằng của các khu vực ở châu Âu.
- Yêu cầu các nhóm quan sát h.2 mô tả quang cảnh thiên nhiên ở châu Âu.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận dưới hình thức hỏi- đáp.
- GV nhận xét, bổ sung. 
* GV kết luận : Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng và khí hậu ôn hoà.
3. Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu. 
HĐ4. Làm việc cả lớp 12’
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét bảng số liệu ở bài 17.
- Châu Âu có dân số là bao nhiêu triệu người?
- Châu Âu có dân số đứng thứ mấy trong các châu lục?
- Dân số châu Âu bằng bao nhiêu phần dân số châu á?
- Nêu nét khác biệt của người dân châu Âu và người dân châu á thể hiện qua bảng số liệu?
- Người dân châu Âu thuộc chủng tộc gì?
- Quan sát h.4 kể tên một số hoạt động sản xuất được phản ánh qua các ảnh?
*GV kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước ở châu Âu có nền kinh tế phát triển.
3. Củng cố-dặn dò 3’
- Gọi 1-2 HS đọc nội dung bài học- tr 112.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài 21.
- HS quan sát chỉ ví trí của châu Âu trên lược đồ.
- HS nêu vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu.
- HS so sánh diện tích của châu Âu gần bằng 1/4 diện tích của châu á.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Thi mô tả về cảnh thiên nhiên ở châu Âu.
- HS quan sát, nhận xét về bảng số liệu.
- HS nối tiếp trả lời các câu hỏi của GV.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
Buổi sáng
Tiết 1 Toán 
DIỆN TÍCH XUNG QUANH- DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
 CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I.MỤC TIÊU: 
- Hình lập phương là HHCN đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP để giải một số bài tập có liên quan.
II. CHUẨN BỊ
- GV + HS: 1 số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra 5’
- Nêu các yếu tố của hình lập phương ?
- 1 HS chữa bài tập 3 tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm.
2.Bài mới
HĐ1.Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2. Hướng dẫn HS hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. 12’
- GV hướng dẫn cho HS quan sát mô hình hình lập phương và nêu dặc điểm về ccạnh của hình lập phương.
- Em có thể rút ra nhận xét gì về mối quan hệ của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
- Hãy rút ra cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
HĐ3. Thực hành 20’
Bài 1. Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quang và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
 Bài 2. Giải toán.
- Gọi HS nêu đề toán.
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào vở.
- Chấm bài cho HS.
- HS quan sát mô hình hình lập phương và chỉ các mặt xung quanh của hình lập phương.
- HS giỏi nhận xét hình lập phương là hình chữ nhật đặc biệt và đưa ra cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- 1 số HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
 - HS làm bài vào vở. 
- 1 HS làm bảng, lớp làm và so sánh nhận xét bài làm của bạn.
- Nêu yêu cầu của bài toán .
- Vận dụng công thức vừa học để làm bài vào vở.
 3. Củng cố- dặn dò 3’ Nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS học bài và chuẩn bị cho giờ sau.
Tiết 2 Chính tả
HÀ NỘI
I.MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam( BT2) ; Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường: Có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan Thủ đô để giữ một vẻ đẹp của Hà Nội.
II. CHUẨN BỊ:
- HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
- GV: Bảng phụ viết qui tắc viết hoa.
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra 5’
- Gọi HS lên bảng viết từ khó bài trước, làm BT. 
- Nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới 
HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’
- GV nêu mục đích, y/c tiết học. 
HĐ2. Hướng dẫn nghe-viết 20’
- GV đọc toàn bài. 
- Em hãy nêu nội dung chính của bài ? 
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- GV đọc từ khó cho HS tập viết.
- GV đọc bài lần 2.
- GV đọc từng câu ngắn hoặc cụm từ cho HS viết.
- GV đọc bài cho HS soát lỗi.
- GV chấm nhanh 1 số bài trước lớp nhận xét.
HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập 8-10’
Bài 2. GV treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc bài 2.
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi.
- Gọi đại diện các nhóm chữa  ... HUẨN BỊ
- Mô hình thể hiện thể tích của hình lập phương có cạnh 3cm (nếu có)
- Bảng số trong bài tập 1,viết sẵn vào bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Kiểm tra 5'
- Gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 2, 3 tiết trước. 
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mớiHĐ1.Giới thiệu bài 1’
HĐ2.Hình thành công thức tình thể tích của hình lập phương 12-14’
- GV nêu bài toán.
- Nhận xét bài làm của HS sau đó đi đến công thức tính thể tích của hình lập phương.
HĐ3. Luyện tập 13-15'
Bài 1. Nhắc lại cách tính diện tích :1 mặt; DT toàn phần và thể tích hình LP?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức chữa bài.
Bài 2. GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Muốn tính được cân nặng của khối kim loại đó chúng ta phải làm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3. Gọi HS đọc đề bài.
+ Muốn tính trung bình cộng của các số ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận và làm bài (gợi ý: dựa vào cách tính thể tích hình hộp chữ nhật).
- Vài HS phát biểu ý kiến.
- HS nêu công thức tính thể tích của hình lập phương cạnh a.
- 2-3 HS đọc quy tắc và công thức tính thể tích của hình lập phương.
- HS nêu yêu cầu của BT.
- Thảo luận nhóm 2 rồi làm bài.
- 1 HS nêu trước lớp ,cả lớp nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu. HS lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, sửa chữa bài - HS đổi chéo vở kiểm tra.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS lớp đọc thầm.
- 1HS nêu tóm tắt, nhận xét chữa bài.
 - 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét chữa bài. 
3. Củng cố- dặn dò 3-5' GV gọi HS nhắc lại quy tắc tính thể tích của hình LP
Tiết 2 Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM(T1)
I. MỤC TIÊU :
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
* HS khá, giỏi: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
II. CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra 5’
- UBND xã làm những công việc gì?
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài 1,
HĐ2.Tìm hiểu thông tin tr.34-SGK 7- 8’
*MT: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, truyền thống và con người VN.
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ 
*GVKL:...
HĐ3. Thảo luận nhóm 7-8’
*MT: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước.
- GV chia nhóm HS và đề nghị thảo luận các câu hỏi:
- Em biết thêm gì về đất nước Việt Nam?
- Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
- Nước ta còn có những khó khăn gì?
- Chúng ta làm gì để xây dựng đất nước? 
*GVKL:...
HĐ 4: Làm bài tập 2, SGK 8-10,
* MT: HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốcViệt Nam.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Tổ chức cho HS làm việc.
*GVKL:...
- Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày ý kiến trước lớp. 
- Nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Làm việc cá nhân.
- HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.
- Một số trình bày trước lớp (giới thiệu về Quốc kỳ VN, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam)
3.Củng cố dặn dò 5’
- Nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài sau. Nhắc nhở HS thực hiện theo bài học.
 ______________________________________________
Tiết 3 Tập làm văn
 TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung ; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra viết ( kể chuyện ) cuối tuần 22; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu đoạn, ý... cần chữa chung cả lớp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Kiểm tra 3 -5' 
- Gọi 2 -3 HS đọc trước lớp chương trình hoạt động các em đã lập trong tiết TLV trước. GV nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài 2' 
HĐ2. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp 7’
- GV mở bảng phụ viết sẵn 3 đề ...
a) Nhận xét về kết quả làm bài.
- Những ưu, khuyết điểm chính. Nêu một vài VD cụ thể kèm tên HS.
- Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài VD cụ thể kèm tên HS.
b) Thông báo số điểm cụ thể.
HĐ3. Hướng dẫn HS chữa bài 18-20’
- GV trả bài cho từng HS.
 a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
b) Hướng dẫn sửa lỗi trong bài.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- GV đọc cho HS nghe những đoạn văn hay của HS. 
d) HS chọn viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn.
- Theo dõi, chấm điểm cho HS.
- 1 HS đọc các đề.
- Theo dõi, rút kinh nghiệm.
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp chữa trên giấy nháp
- Nghe, thảo luận tìm cái hay, cái đáng học từ đó rút kinh nghiệm.
- Làm bài theo y/c .
- Vài HS đọc bài làm của mình
3. Củng cố- dặn dò 3-5’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 Khoa học
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I.MỤC TIÊU :
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằn nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng nhôm, sắt...) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ...
- Chuẩn bị chung: Bóng đèn hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây)
- Hình trang 94,95,97 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra 3 -5' 
- Nêu vai trò của điện trong đời sống của con người?
- Chúng ta cần sử dụng thiết bị điện như thế nào để tránh lãng phí điện?
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới
HĐ1. Thực hành lắp mạch điện 12-15’
* Mục tiêu:HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Làm việc theo nhóm.
- Làm việc cả lớp.
- Làm việc theo cặp
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- HS thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.
HĐ2. Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện 10-12’
* MT: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc dẫn điện
- Làm việc theo nhóm
- GV kết luận.
- Làm việc cả lớp
+ Vật cho dòng điện chạy qua là gì?
+ Kể tên một số vật cho dòng điện chạy qua
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên các vật không cho dòng điện qua?
- Các nhóm làm thí nghiệm như HD ở mục thực hành trang 94 SGK.
- HS mắc để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
-Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
- HS đọc mục Bạn cần biết tr.94, 95 SGK
- QS hình 5 và dự đoán.
- Một số HS trình bày.
- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK.
- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
- HS trả lời.
3. Củng cố- dặn dò 2- 3' 
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Buổi sáng
Tiết 1 Toán
LUYỆN: TÍNH THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU: 
- Luyện tập cách tính của hình hộp chữ nhật, áp dụng để giải bài có liên quan đến thực tế.
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra: Ghép vào nội dung luyện tập.
2. Bài mới: 35’
a. Giới thiệu bài:1’GV nêu yêu cầu tiết học.
b. Nội dung: 32’
Bài 1: Tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
*. a= 1,35 m ; b = 6,5 dm; c = 12,7 dm
*. a = ; b = ; c = 
- GV tổ chức cho HS làm bài và chữa bài.
- GV khắc sâu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Bài 2. Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2m, chiều rộng 2m, chiều cao 0,8m. Biết 1dm gỗ cân nặng 1,5kg. Hỏi khối gỗ đó cân nặng bao nhiêu kg?
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của mình. GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong phòng là : chiều dài 8,5m, chiều rộng là 6,4m, chiều cao là 3,5m. Tính thể tích không khí chứa trong phòng?
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của mình. GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4. Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong phòng là : chiều dài 8m, chiều rộng là 6m, chiều cao là 3m. Lớp học có 29 học sinh và 1 giáo viên. Hỏi mỗi người được bao nhiêu mkhông khí?
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của mình. GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò: 2’	
 GV đánh giá giờ học. HD HS chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài độc lập, trình bày bài làm.
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- Cả lớp làm bài cá nhân 
- HS chữa bài.
- Đánh giá bài trên bảng.
- Làm bài độc lập, 1HS lên bảng làm.
- HS đánh giá, nhận xét bài làm của bạn và nêu lại cách làm. Đổi vở và kiểm tra chéo cho nhau.
- Cả lớp làm bài cá nhân 
- HS chữa bài.
- Đánh giá bài trên bảng.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của mình. GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của mình. GV nhận xét, cho điểm.
Tiết 2: Tập làm văn
LUYỆN: VĂN KỂ CHUYỆN
Đề bài: Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên về tình bạn
I. MỤC TIÊU
- HS biết cấu tạo bài văn kể chuyện. 
- Viết câu chuyện mà mình thích.
- GD HS tình cảm đúng với từng nhân vật trong chuyện..
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra 5’ HS nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện. HS tự KT theo nhóm đôi việc chuẩn bị ở nhà.
2. Bài mới
 HĐ1. Giới thiệu bài 1'
HĐ2. Phần luyện tập 34'
- GV nhắc lại dàn bài chung của bài văn kÓ chuyÖn.
- GV HD HS chữa dàn bài cho cả lớp.
* Viết bài văn. 
- Y/c HS: Dựa vào dàn bài trên, hãy viết một bài văn kÓ l¹i mét kØ niÖm khã quªn vÒ t×nh b¹n.
- Tổ chức cho HS trình bày bài văn trước lớp.
- GV cùng HS NX.
- HS trình bày miệng dàn bài bài văn kÓ l¹i mét kØ niÖm khã quªn vÒ t×nh b¹n.
- HS viÕt bµi, nèi nhau ®äc bµi. NhËn xÐt.
3. Củng cố – dặn dò: 3’- GV nhận xét giờ học – nhắc HS chuẩn bị trước bài sau.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp 
SƠ KẾT THI ĐUA TUẦN 23- KẾ HOẠCH TUẦN 24
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá việc thực hiện nề nếp tuần 23.
- Nắm vững công việc tuần 24.
- Học sinh dần hình thành KN tự đánh giá, từ đó có ý thức vươn lên trong rèn luyện cũng như trong học tập.
II. CHUẨN BỊ: Lớp trưởng tập hợp kết quả theo dõi thi đua của các tổ. 
III. NỘI DUNG : 
1. Lớp trưởng đánh giá chung 
2. Giáo viên nhận xét: 
`
3. Công tác tuần 24: 
- Duy trì nề nếp kỉ cương.
- Rèn chữ viết.
- Nâng cao chất lượng giải toán.
- Tham gia các hoạt động của trường lớp. 
- Đảm bảo an toàn giao thông.
- Học bài và làm bài đầy đủ.
NHẬN XÉT
 Ngày 20 tháng 2 năm 2012
 P. HT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 t23.doc