Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 25 (chuẩn)

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 25 (chuẩn)

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu ý chính: ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào , ca ngợi.

- Giáo dục học sinh có ý thức nhớ về cội nguồn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Tranh minh họa trong SGK; bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.

2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)- 3 HS lần lượt đọc bài tập đọc tiết trước và trả lời câu hỏi SGK.

- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.

3.- Dạy bài mới:a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV cho HS xem tranh minh họa dẫn lời vào bài học.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 25 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ : 25 Từ ngày 3/3/2014 đến ngày 7/3/2014
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Nội dung tích hợp
Hai
3/3/2014
1
SHDC
2
Tập đọc
Phong cảnh đền Hùng
3
Anh văn
Self check Three
4
Toán
Kiểm tra định kì (giữa HK II)
5
Lịch sử
Sấm sét đêm giao thừa
6
Đạo đức
Thực hành đạo đức
Ba
4/3/2014
1
LT & Câu
Giảm tải
2
Toán
Bảng đơn vị đo thời gian (trang 129)
3
Thể dục
Phối hợp chạy và bật nhảy - Trò chơi “Chuyền nhanh, nhảy nhanh”
4
Mĩ thuật
Xem tranh: Bác Hồ đi công tác
5
Khoa học
Ôn tập: Vật chất và năng lượng
Tư
5/3/2014
1
Tâp làm văn
Tả đồ vật (Kiểm tra viết)
2
Toán
Cộng số đo thới gian (trang 131)
3
Chính tả
Nghe-viết : Ai là thủy tổ của loài người
4
Địa lí
Châu Phi
BVMT (Liên hệ): Giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí; khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí; xử lí chất thải công nghiệp. 
GDSDNL(Liên hệ): Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí.
5
Kĩ thuật
Lắp xe ben
GDSDNL(Liên hệ): Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
Năm
6/3/2014
1
Tập đọc
Cửa sông
BVMT (Gián tiếp): Ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
2
Toán
Trừ số đo thời gian (133)
3
Khoa học
Ôn tập : Vật chất và năng lượng
4
Kể chuyện
Vì muôn dân
5
Thể dục
Bật cao - Trò chơi “Chuyền nhanh, nhảy nhanh”
Sáu
7/3/2014
1
LT & Câu
Giảm tải
2
Anh văn
Test 3
3
Toán
Luyện tập (trang 134)
4
Tâp làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự tự tin; hợp tác. 
5
Âm nhạc
Ôn tập: Màu xanh quê hương - TĐN số 7
6
SHTT
 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
TỔ TRƯỞNG
 GVCN
TUẦN 25 	 TẬP ĐỌC
Tiết 49 PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
 Ngày soạn: 24/02/2014 - Ngày dạy: 03/03/2014
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu ý chính: ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào , ca ngợi.
- Giáo dục học sinh có ý thức nhớ về cội nguồn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong SGK; bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)- 3 HS lần lượt đọc bài tập đọc tiết trước và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV cho HS xem tranh minh họa dẫn lời vào bài học.
 b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8 phút
7 phút
7 phút
HĐ 1: Luyện đọc
MT: HS phát âm chính xác và hiểu từ ngữ mới.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Gợi ý cho HS chia đoạn, yêu cầu đọc nối tiếp.
- Uốn nắn cách phát âm cho HS, giải thích từ mới.
- Nhận xét chung và đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu ý chính: ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Cách tiến hành:	
- Gọi HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào , ca ngợi.
Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ, gọi HS khá, giỏi đọc.
- Hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu.
- Giúp đỡ HS luyện đọc.
- Theo dõi HS thi đọc.
- Nêu nhận xét.
- 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài.
- Chia đoạn, đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc chú giải SGK; đọc theo cặp.
- 1 HS đọc lại cả bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS khá (giỏi) đọc đoạn văn.
- Lắng nghe, ghi nhận cách đọc GV.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
4.- Củng cố: (5phút)
- Hỏi HS về ý nghĩa, nội dung bài tập đọc. (Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên).
- GD thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức nhớ về cội nguồn.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.________________________________________________________________
TUẦN 25 	 TOÁN
Tiết 121 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Giữa học kì II)
 Ngày soạn: 24/02/2014 - Ngày dạy: 03/03/2014 
TUẦN 25 	 LỊCH SỬ
Tiết 25 SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
 Ngày soạn: 24/02/2014 - Ngày dạy: 03/03/2014
I. MỤC TIÊU:
- Biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp tết Mậu thân( 1968) , tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:
+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
- Học sinh tự hào về tinh thần tiến công cách mạng của quân ta trong tết Mậu Thân 1968.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 3 HS lần lượt nêu nội dung cần ghi nhớ tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12 phút
10 phút
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp tết Mậu thân( 1968) , quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
Cách tiến hành: 
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.	
Mục tiêu: Biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp tết Mậu thân( 1968), cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
Cách tiến hành: 
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc cả lớp.
- Lần lượt trình bày trước lớp.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ.
- GD thái độ: Học sinh tự hào về tinh thần tiến công cách mạng của quân ta trong tết Mậu Thân 1968.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 25 	 TOÁN
Tiết 122 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
 Ngày soạn: 25/02/2014 - Ngày dạy: 04/03/2014
I. MỤC TIÊU:
	- Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Biết một năm nào đó thuộc thế kỉ nào; đổi đơn vị đo thời gian.
	- Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Chữa bài kiểm tra và thông báo kết quả tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10 phút
12 phút
Hoạt động 1: Ôn tập các đơn vị đo thời gian.
Mục tiêu: Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Gọi HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học.
- Gọi HS nhắc lại quan hệ giữa những đơn vị đo thời gian đã học.
- Treo bảng đơn vị đo thời gian phóng to; yêu cầu HS nhìn bảng đọc lại.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu: Biết một năm nào đó thuộc thế kỉ nào; đổi đơn vị đo thời gian.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu, gọi HS đọc yêu cầu BT .
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- 1 HS đọc nhắc lại yêu cầu của hoạt động.
- Nêu những đơn vị đo thời gian đã học.
- Nêu quan hệ giữa những đơn vị đo thời gian đã học.
- Lần lượt đọc bảng đơn vị đo thời gian.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Tự suy nghĩ làm bài vào vở. HS trung bình, yếu làm bài 1, 2, 3a; HS khá giỏi làm cả 3 bài.
- Lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS khá, giỏi thi đua giải BT3b.
- GD thái độ: Rèn luyện óc suy luận, phán đoán toán học.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 25 	 KHOA HỌC
Tiết 49 ÔN TẬP
 Ngày soạn: 25/02/2014 - Ngày dạy: 04/03/2014
I. MỤC TIÊU:
	Ôn tập kiến thức về:
	- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
	- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, biết tôn trọng các thành tựu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS lần lượt nhắc lại kiến thức về an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10 phút
12 phút
Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”.
Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: Các kiến thức phần vật chất và năng lượng.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Phổ biến luật chơi, giao nhiệm vụ học tập.
- Lần lượt đọc câu hỏi.
- Kết luận: 1d, 2b, 3c, 4b, 5b, 6c.
Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nhận xét và nêu kết quả cụ thể.	
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm giành quyền trả lời phát biểu ý kiến.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua nêu tác dụng của nột số năng lượng đã học.
- GD thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, biết tôn trọng các thành tựu kh ... t động.
- Làm việc cả lớp.
- Lần lượt phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua nêu tác dụng của nột số năng lượng đã học.
- GD thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, biết tôn trọng các thành tựu khoa học.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 25 	KỂ CHUYỆN
Tiết 25 VÌ MUÔN DÂN
 Ngày soạn: 28/02/2014 - Ngày dạy: 06/03/2014
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa : Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cử xử vì đại nghĩa.
- Giáo dục truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh làng xóm, phố phường tiết 24.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7 phút
15 phút
Hoạt động 1: GV kể chuyện.
Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS hiểu và nắm được toàn bộ câu chuyện “Vì muôn dân”.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Kể chuyện lần 1, kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật, mốc thời gian trong truyện.
- Treo các tranh minh họa, kể chuyện lần 2 theo tranh.
- Giải thích một số từ ngữ mới trong truyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Mục tiêu: Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân. Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa : Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cử xử vì đại nghĩa.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động; gọi 1 HS đọc các yêu cầu trong SGK.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và đánh giá.
- Nêu tên câu chuyện.
- Lắng nghe, ghi nhận các nhân vật và mốc thời gian.
- Lắng nghe, quan sát tranh minh họa nắm bắt tình tiết câu chuyện.
- Ghi nhận nghĩa của từ ngữ mới..
- 1 HS đọc các yêu cầu trong SGK.
- Kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
- GD thái độ: Giáo dục truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 24 	 TẬP LÀM VĂN
Tiết 47 TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
 Ngày soạn: 28/02/2014 - Ngày dạy: 07/03/2014
I. MỤC TIÊU:
	- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của giáo viên, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp.
	- Biết phân vai đọc lại màn kịch.
- GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự tự tin; hợp tác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK; giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 3 HS lần lượt đọc đoạn văn viết lại, tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12 phút
10 phút
Hoạt động 1: Bài tập 1, 2.
Mục tiêu: Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của giáo viên, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét kết quả làm việc của HS.
Hoạt động 2: Bài tập 2.
Mục tiêu: Biết phân vai đọc lại màn kịch.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét kết quả bài làm của HS.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Làm việc theo nhóm 4, trình bày trên giấy A3 bằng bút dạ.
- Đại diện nhóm lần lượt đính bài làm lên bảng và trình bày kết quả.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS bình chọn nhóm phân vai đọc hay nhất.
- GD thái độ: GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự tự tin; hợp tác. 
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
....
TUẦN 25 	 TOÁN
Tiết 125 LUYỆN TẬP 
 Ngày soạn: 28/02/2014 - Ngày dạy: 07/03/2014
I. MỤC TIÊU:
	- Biết cộng số đo thời gian.
	- Biết trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 2 HS lên bảng làm lại BT1, 2 tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14 phút
8 phút
Hoạt động 1: Bài tập 1, 2.
Mục tiêu: Biết cộng số đo thời gian.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động, gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
Hoạt động 2: Bài tập 3.
Mục tiêu: Biết trừ số đo thời gian.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động, gọi HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Tự suy nghĩ làm bài vào vở. HS trung bình, yếu làm bài 1b và bài 2; HS khá, giỏi làm cả 2 bài.
- Lên bảng chữa bài.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- Tự suy nghĩ làm bài vào vở. 
- Lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS khá, giỏi thi đua giải BT4.
- GD thái độ: Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
....
TIẾT HỌC THƯ VIỆN
TIẾT 25 TÌM HIỂU CHỦ ĐIỂM "NHỚ NGUỒN" QUA ĐỌC SÁCH Ở THƯ VIỆN
NGHĨA THẦY TRÒ
 Ngày soạn: 28/02/2014 - Ngày dạy: 07/03/2014
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi
người cần gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
 - Tìm hiểu về chủ điểm "Nhớ nguồn" qua việc tra cứu một số sách của Room to read có ở thư viện trường. 
- Ý thức kính yêu thầy cô giáo, biết ơn những người đã dạy mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong SGK; Sách đọc: Mười tám đời vua Hùng Vương; Chuyện Chữ Đồng Tử-Tiên Dung; Kết thúc một triều đại; Lý Nam Đế; Triệu Việt Vương.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Hát vui: Bài “Bụi phấn”.
- Dựa theo nội dung bài hát, nêu ý nghĩa dẫn lời giới thiệu bài.
2.- Các hoạt động.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7 phút
15phút
HĐ 1: Củng cố kiến thức bài tập đọc.
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động, gọi HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
HĐ 2: Đọc sách.
Mục tiêu: Tìm hiểu về chủ điểm "Nhớ nguồn" qua việc tra cứu một số sách của Room to read có ở thư viện trường. 
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động: đọc sách.
- Chia nhóm, tổ chức bốc thăm, phát sách.
- Đặt câu hỏi thảo luận, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi học sinh trình bày.
- Nêu nhận xét chung.
- 1 HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- 1 HS nêu lại mục tiêu của hoạt động.
- Nhóm trưởng bốc thăm và nhận sách.
- Đọc sách, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
 - Hỏi HS về ý nghĩa, nội dung sách vừa đọc; giới thiệu một số sách về con người với thiên nhiên.
- GD thái độ: Ý thức kính yêu thầy cô giáo, biết ơn những người đã dạy mình.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
.
TUẦN 25	Sinh hoạt lớp 
Tiết 25 Ngày soạn: 28/02/2014 - Ngày sinh hoạt: 07/03/2014
I. Phần học sinh : 
- Ổn định lớp: Hát vui.
- Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp.
- Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về : đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy
- Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công.
- Cả lớp tham gia ý kiến.
II. Phần của GV :
Nhận xét chung về tuần 25
 - Nắm lại các chương trình thực hiện KH liên đội phát động 
+ Có XD quỹ heo đất , phiếu học tốt 
+ Duy trì mọi nền nếp nhà trường đề ra. 
+ Có thực hiện tốt các nếp của lớp đề ra. 
 	- Phát động phong trào “Xanh hoá trường học” đạt kết quả tốt.
 	- Phát động phong trào “Giúp bạn vui xuân” Hưởng ứng nhiệt tình.
 	- Thực hiện tốt các qui định của nhà nước trong thời gian trước và sau Tết Nguyên Đán 
 	- Đôi bạn có kiểm tra bản cữu chương, các yêu cầu về công thức do GV yêu cầu.
 	- Nhóm có kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, bài soạn trong tuần.
 	- Tổ 2lao đông vệ sinh lớp và chăm sóc cây xanh tốt. 
 	- Tổ chức phong trào “Giúp bạn cùng tiến” đảm bảo yêu cầu.
	- Đội tuyển có HSG tham gia bồi dưỡng vào buổi chiều thứ năm, thứ sáu.
Kế hoạch công tác trong tuần 26
 - Tiếp tục củng cố nề nếp ra vào lớp, múa hát tập thể, ra về.......
 - Kiểm tra việc tham gia các hoạt động tập thể dục múa hát tập thể giữa giờ trong buổi sáng và buổi chiều.
 -Tiếp tục củng cố các nề nếp và kiểm tra tác phong đến trường. 
 -Tiếp tục thực hiện các qui định của nhà nước trong thời gian trước và sau Tết Nguyên Đán 
 -Đôi bạn tiếp tục kiểm tra bản cữu chương, các yêu cầu về công thức do GV yêu cầu.
 -Nhóm tiếp tục kiểm tra vở, sách, đồ dùng học tập, bài soạn trong tuần.
 -Tổ 3lao đông vệ sinh lớp và chăm sóc cây xanh.
 -Tổ chức phong trào “Giúp bạn cùng tiến”.
 - Đội tuyển HSG duy trì bồi dưỡng vào buổi chiều thứ năm, thứ sáu.
 III. Phần vui chơi, văn nghệ,... 
* Ôn lại các bài hát, múa của đội.
*Trò chơi: Múa mời
 - GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. 
- Tổ chức cho lớp chơi thử.
- Tổ chức cho lớp chơi thật.
 - GV nhận xét chung, khen ngợi những HS chơi tốt. 
*Hát kết thúc tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25 tich hop MT Bien dao.doc