Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 3

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 3

I. Mục tiêu:

 Học xong bài này học sinh nắm được:

 -Biết thế nào là có trách nhiệm với việc làm của mình.

 -Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.

 -Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

II. Chuẩn bị:

-GV: Nội dung bài ; Câu hỏi thảo luận .

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:35 pht

 1.Ổn định:

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3
 Thứ hai, ngày 3 tháng 9 năm 2012
ĐẠO ĐỨC: Có trách nhiệm với việc làm của mình (tiết 1)
Truyện kể: Chuyện của bạn Đức
I. Mục tiêu: 
 Học xong bài này học sinh nắm được: 
	-Biết thế nào là có trách nhiệm với việc làm của mình.
	-Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
	-Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. Chuẩn bị: 
-GV: Nội dung bài ; Câu hỏi thảo luận .
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:35 phút
	1.Ổn định:
	2. Bài cũ: Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi – Sau đó GV nhận đánh giá.
	3.Bài mới:
	- GV giới thiệu bài ghi đề lên bảng.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ1: Tìm hiểu ND câu chuyện: Chuyện của bạn Đức
-Gọi 1 HS đọc ND câu chuyện: Chuyện của bạn Đức
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
 +Đức đã gây ra chuyện gì?
 +Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 +Đức đá bóng vô tình làm bà Doan ngã nhưng Đức vờ không có chuyện gì xảy ra và đi về nhà.
 +Sau khi gây ra chuyện về nhà ngồi ăn cơm Đứcđã hiểu ra rằng việc làm của mình gây ra bà Doan ngã nhưng giả vờ không biết như vậy là không được nên Đức rất băn khoăn
- GV kết luận : Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất Theo em, Đức nên nên giải quyết việc này thế nào cho tốt?
- Giới thiệu bài, Ghi đề lên bảng.
HĐ 2: Rút ghi nhớ
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm rút ra ghi nhớ với các nội dung sau:
+ Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều gì cần ghi nhớ?.
- Yêu cầu các nhóm trình bày, giáo viên tổng kết các ý kiến, chốt ý. 
Ghi nhớ : Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. 
HĐ3 : Làm bài tập 1 sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập 1 ở SGK.
-Yêu cầu HS trình bày - GV kết luận: a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c, đ, e không phải là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. 
Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
HĐ4 : Bày tỏ thái độ.
- Y/c 1 cán sự lớp lên bảng thực hiện điều khiển lớp hoàn thành BT 3: (Tán thành hay không tán thành những ý kiến) . 
-GV kết luận: Tán thành ý kiến a, đ. Không tán thành ý kiến b, c, d.
- GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi.
-HS quan sát và thảo luận theo nhóm hai em.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
-Học sinh lắng nghe. Đưa ra các tình huống (Đức cần phải rút kinh nghiệm lần sau phải có trách nhiệm với việc làm của mình).
-HS thảo luận theo nhóm 4 em rút ra ghi nhớ.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
 -1 HS đọc và nêu.
-Học sinh hoạt động cá nhân đọc và trả lời câu hỏi.
-HS trình bày trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét.
-Lớp thực hiện bằng cách đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến bạn đưa ra.
-HS giải thích. 
	4. Củng cố – Dặn dò: 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 
- Nhận xét tiết học
 ________________________________________________
 TẬP ĐỌC: 
Lòng dân
I.Mục đích yêu cầu: 
-Biết đọc một văn bản kịch. Cụ thể:
	+Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
- Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
-Hiểu được:
	+Nghĩa các từ: cai, hổng thấy,thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.
	+Nội dung bài: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
	-HS khâm phục sự mưu trí, dũng cảm của dì Năm.
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:40 phút
	1. Ổn định: 
	2. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi:
	-GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới:
	- Giới thiệu bài: 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Luyện đọc: 
-Gọi 1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch.
-GV đọc mẫu toàn bài (thể hiện được giọng từng nhân vật)
-Yêu cầu HS đọc thành tiếng theo cách sau (phân vai và đọc theo lời từng nhân vật):
 *Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) kết hợp giải nghĩa từ: cai, hổng thấy,thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.
 *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 4 em) trước lớp (lặp lại 2 lượt).
-Khi HS đọc GV chú ý sửa sai.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:
-GV yêu cầu đọc thầm phần đầu đoạn kịch để tìm hiểu nội dung bài bằng cách phát biểu trả lời các câu hỏi ở SGK – GV nhận xét chốt lại:
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? 
(bị giặc rượt bắt, chạy vào nhà dì Năm.)
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
(vội đưa cho chú cán bộ 1 chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.)
+ Trong đoạn kịch chi tiết nào làm em thích thú nhất?
(VD: Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng khi tên cai xẵng giọng, hỏi lại: Chồng chị à?, dì vẫn khẳng định: Dạ chồng tui)
-GV tổ chức HS thảo luận nêu đại ý của bài – GV chốt lại:
Đại ý: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm :
-GV hướng dẫn cho 1 tốp đọc phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu.
 Chú ý: Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
 Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối.
 Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc.
-Tổ chức cho HS từng tốp 6 em đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
-1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống.
-Nghe GV đọc.
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt).
-HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em).
 SGK- phát biểu trả lời.
-HS thảo luận nêu đại ý của bài.
-HS đọc lại đại ý.
- Cứ 6 HS 1 tốp đọc theo vai, HS khác nhận xét xem bạn đọc đã thể hiện phù hợp giọng nhân vật chưa.
	4. Củng cố:	- Nêu đại ý đoạn kịch, GV kết hợp giáo dục HS.
	5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi .
 - Nhận xét tiết học
 ________________________________________________
TOÁN:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
	-Củng cố cho HS kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số, làm các phép tính có liên quan đến hỗn số, so sánh hỗn số.
	-HS chuyển đổi được hỗn số thành phân số, làm tính, so sánh hỗn số khá thành thạo.
	-HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học
II. Hoạt động dạy và học:40phút
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Giới thiệu bài.
- HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập SGK/14.
-Y/c HS đọc các bài tập 1, 2, 3 SGK, nêu yêu cầu của từng bài.
HĐ 2: Làm bài tập và chấm sửa bài:
- Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm từng bài, HS khác làm vào vở – GV theo dõi HS làm.
-Gọi HS đối chiếu bài của mình nhận xét đúng/sai bài trên bảng của bạn. Sau đó GV chốt lại cách làm từng bài:
Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
2= 5= 9= 12=
-Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 2: So sánh các hỗn số: 
a . 3= ; 2= Ta có: >, vậy 3>2
Hay :3> 2 Vì có phần nguyên 3 > 2 .
b. 3= ; 3= Ta có: >, vậy 3>3
Hay : 3>3 Vì có phần nguyên bằng nhau, mà >
c. 5= ; 2= Ta có: >, vậy 5 > 2
Hay: 5 > 2Vì có phần nguyên 5 > 3.
d. 3 = ; 3== Vì = , vậy 3= 3
Hay: 3= 3. Vì phần nguyên bằng nhau, mà =
- Qua cách làm yêu cầu HS nêu cách so sánh hỗn số.
Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
a/ 1+1=+== b/ 2-1=-==
c/ 2x5=x==14
d/ 3 : 2 = : = x = 
-Qua cách làm y/c HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
-HS đọc các bài tập 1, 2, 3 sgk, nêu yêu cầu của từng bài.
-HS thứ tự lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
-HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
-HS nêu cách so sánh hỗn số.
-HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
	4. Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số, cách so sánh và cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
 Nhận xét tiết học
 ________________________________________________
 CHÍNH TẢ: 
 Thư gửi các học sinh (Nhớ – viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
	- HS nhớ – viết và trình bày đúng bài chính tả: Thư gửi các học sinh (từ “Sau 80 năm giời nô lệ ở công học tập của các em”). Nắm vững được mô hình cấu tạo của vần, nắm được quy tắc viết dấu thanh trong tiếng.
	- HS có kĩ năng nhớ – Viết đúng bài chính tả, viết đạt tốc độ, vận dụng làm tốt phần bài tập.
	-HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: GV: Chép bài tập 2 vào bảng phụ và phiếu bài tập.
 III. Các hoạt động dạy và học:35 phút
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: Gọi HS trả lời:
	-GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Giớ ... ạn văn hợp lí, tự nhiên. Ví dụ thêm vào chỗ() các nội dung sau:
-HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1, lớp đọc thầm.
-HS trả lời, HS khác nhận xét.
-HS làm bài vào vở.
-HS đọc bài nối tiếp nhau trước lớp.
Đoạn 1: Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màu nước trắng xoá, những bóng cây cối ngả nghiêng, mấy chiếc ô tô phóng qua, nước té lên sau bánh xe. 
Đoạn 2: -Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. 
-Đàn gà con xinh xắn đang lích rích chạy quanh mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra dưới đôi cánh to của gà mẹ. 
-Chú mèo khoang ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm.
Đoạn 3:Những hàng cây ven đường được tắm nước mưa thoả thuê nên tươi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên là đang nhè nhẹ toả hương.
Đoạn 4: Tiếng người cười nói, đi lại rộn rịp. Túa ra từ những chỗ trú mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: 
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài.
Gợi ý: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Sau 10 -12 phút làm bài, yêu cầu một số em đọc bài làm của mình, lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nghe, nhận xét và chấm điểm cho học sinh.
1 em nêu, lớp theo dõi vào SGK.
- Chú ý nghe.
- Từng cá nhân thực hiện.
5-6 em lần lượt đọc bài làm, lớp nhận xét bài của bạn.
4.Củng cố- Dặn dò: 
- Về nhà hoàn thiện các đoạn văn còn lại vào vở, chuẩn bị bài: “Luyện tập tả cảnh”.
- Nhận xét tiết học
 ____________________________________________________
TOÁN Ôn tập về giải toán
I.Mục tiêu:
	- Ôn tập về giải toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
	-HS giải được các b/toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
	-HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài.
 HS: Tìm hiểu bài.
III. Hoạt động dạy và học:40 phút
 1. Ổn định:
	2. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
	-GV nhận xét ghi điểm.
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài.
HĐ 1: Hướng dẫn ôn tập về giải toán:
1. B/toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-GV chép bài toán 1 lên bảng – Yêu cầu HS đọc và xác định dạng toán – chỉ rõ đâu là tổng, đâu là tỉ, đâu là số phần tương ứng của số lớn, số bé?
-Yêu cầu 1 em lên bảng tóm tắt và giải, HS khác làm vào vở.
- GV nhận xét chốt lại cách làm:
 ?
Tóm tắt: Số bé : 
 Số lớn: ? 121 
Bài giải
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11(phần)
 Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55
 Số bé là: 121 – 55 = 66 
 Đáp số: số bé 55; số lớn 66
- Sau đó yêu cầu HS nhắc lại cách giải dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2. B/ toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
(GV trình tự hướng dẫn như Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó)
HĐ 2: Luyện tập - thực hành:
Yêu cầu HS đọc bài tập sgk, nêu yêu cầu và làm bài – GV theo dõi HS làm.
- GV chốt cách làm bài HS và ghi điểm.
Bài 1: Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. 
Bài giải:
a. Tổng số phần bằng nhau là: 7 + 9 = 16 (phần)
Số lớn là : 80 : 16 x 9 = 45
Số bé là : 80 – 45 = 35.
 Đáp số : 45 và 35.
b. Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 4 = 5 (phần)
Số lớn là : 55 : 5 x 9 = 99
Số bé là: 99 – 55 = 44. 
 Đáp số ; 99 và 44
Bài 2:Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. 
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần )
Số lít nước mắm loại hai là : 12 : 2 = 6 (l)
Số lít nước mắm loại một là : 6 + 12 = 18 (l)
 Đáp số : 18 lít và 6 lít
Bài 3:Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. 
Bài giải:
Nửa chu vi của vườn hoa hình chữ nhật là: 
120 : 2 = 60 (m)
 Tổng số phần bằng nhau là : 5 +7 = 12 (phần)
Chiều rộng của mảnh vườn là : 60 : 12 x 5 = 25 (m)
 Chiều dài của mảnh vườn là : 60 – 25 = 35 (m)
 Diện tích của mảnh vườn là: 25 x 35 = 875 (m2)
 Diện tích của lối đi là : 875 : 25 = 35 (m2)
 Đáp số : 25m, 35m, 35m2
-HS hoạt động cá nhân trả lời nội dung GV yêu cầu. 
-1 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào giấy nháp.
-Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-HS nhắc lại cách giải dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-Bài 1, đọc, tìm hiểu bài toán, tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Bài 2, đọc, tìm hiểu bài toán, tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Bài 3, đọc, tìm hiểu bài toán, tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng làm.
	4. Củng cố:-Yêu cầu HS nhắc lại cách giải toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó
 Nhận xét tiết học.
 ____________________________________________________
 KHOA HỌC:
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì 
I. Mục tiêu:
	- Kể được một số đặc điểm chung của trẻ em ở một số giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
	- HS có kĩ năng quan sát nhận xét để nhận biết được một số đặc điểm chung của trẻ em ở một số giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
	- Hiểu được tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Hình trang 14 SGK.
	 III. Các hoạt động dạy và học:35 phút
1.Ổn định:
2. Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi–sau đó GV nhận xét ghi điểm cho từng học
3.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của GV
HĐ 1: Giới thiệu ảnh sưu tầm được.
MT: HS nêu được tuổi và đặc điểm của bé trong ảnh đã sưu tầm được.
-GV y/cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp.
-GV nhận xét khen ngợi HS giới thiệu hay, giọng rõ ràng, lưu loát.
HĐ 2: Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”
MT: HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
-GV chia lớp thành nhóm 4 em và giới thiệu trò chơi, cách chơi:
+Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin trong khung chữ và quan sát tranh trang 14 SGK. Sau đó cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng con. Cử 1 bạn khác báo nhóm đã làm xong. – Nhóm nào xong trước sẽ thắng cuộc.
-Tổ chức cho HS tiến hành hoàn thành nội dung SGK yêu cầu theo sự hướng dẫn của GV. Nhóm nào làm xong thì báo. GV ghi nhận nhóm xong trước, xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong yêu cầu các em giơ đáp án.
-GV n/xét nêu đáp án đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Sau đó gọi HS nêu các đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi.
 Đáp án đúng:
 1. Dưới 3 tuổi. (1-b)
 2.Từ 3 đến 6 tuổi. (2-a)
 3. Từ 6 đến 10tuổi. (3-c)
GV kết luận: 
 HĐ3: Tìm hiểu về đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người:
MT: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì.
- Yêu cầu: HS hoạt động theo nhóm 6, nội dung:
 + Đọc thông tin và quan sát trang 4; 5 trong SGK.
 + Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
 + Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không?
 +Tại sao nói là tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
-Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét chốt lại:
*Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người vì đây là thời kì có nhiều thay đổi nhất: Cơ thể phát triển nhanh về cân nặng và chiều cao; con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh; biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
-HS giới thiệu được; Bé tên gì? Mấy tuổi? Lúc đó bé biết làm gì?...
-Nắm bắt cách chơi.
-HS tiến hành hoàn thành nội dung SGK yêu cầu, theo sự hướng dẫn của GV.
-HS giơ đáp án.
-HS theo nhóm đọc thông tin và trả lời nội dung được giao.
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
	4. Củng cố – Dặn dò: 
- Gọi 1 em đọc mục: Tuổi dậy thì.
- Nhận xét tiết học
ÂM NHẠC :
 Ơn tập bài hát :Reo vang bình minh Tập đọc nhạc TĐN số 1
Mục tiêu:Học sinh hát thuộc lời ca ,đúng giai điệu và sắc thái bài hát .Tập bài hát cĩ lĩnh xướng ,đối đáp đồng đồng ca và hát kết hợp vận động phụ họa .
Chuẩn bị: Một vài động tác phụ họa 
III. Các hoạt động dạy và học30phút
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của GV
1 Phần mở đầu 
a KTBC :HS hát lại bài Reo vang bình minh 
b Bài mới gt bài
2 Phần hoạt động 
A nội dung 1Ơn tập bài hát 
GV hát
GV sửa chữa những sai sĩt
Chú ý sắc thái tình cảm ở đoạn avui tươi rộn ràng ở đoạn b...
Tập hát cĩ lĩnh xướng
Cho HS hát vỗ tay theo phách 
Tập hát cả bài kết hợp gõ đệm theo âm hình tiết tấu 
Cho HS vừa hát vừa vận động vài động tác phụ họa .
3 Phần kết thúc : Nhận xét tiết học. 
Dặn dị
- 
HS cả lớp 
 1 em đoạn a
Tất cả hịa giọng đoạnb
Học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách - 
 Sinh hoạt cuối tuần 3
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 2. Phương hướng tuần 4 : 
-Học chương trình tuần 4.
-Đi học chuyên cần, đúng giờ.
-Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu.
 -Tham gia tốt các khoản bảo hiểm, tiếp tục thu các khoản tiển nhà trường quy định.
-Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an thuy t3.doc