Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 31

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 31

I/ Mục tiêu: Giúp HS :

1. Biết cách thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.

2. Rèn luyện kĩ năng trừ nhanh, chính xác

II/ Đồ dùng dạy học:

HS: - Bảng nhóm, vở bài tập

III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 1/ 4/ 2011
Ngày dạy: Thứ hai 4/ 4/ 2011
 Toán
Tiết 151: PHÉP TRỪ
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
1. Biết cách thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
2. Rèn luyện kĩ năng trừ nhanh, chính xác
II/ Đồ dùng dạy học: 
HS: - Bảng nhóm, vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Ôn tập phép cộng 
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài 3, 4 trang 159 /SGK
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Củng cố những hiểu biết về phép trừ.
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết đối với phép cộng nói chung: Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép trừ ,...(như SGK)
3. Thực hành
Bài 1: Củng cố về cách thực hiện phép tính trừ
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính vào VBT.
- Theo dõi kèm HS chậm(HS chậm làm 3 phép tính)
- Tổ chức cho HS nêu kết quả, nhận xét sửa sai
Bài 2: Củng cố tính số hạng chưa biết, số bị trừ .
- YCHS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết, SBT
- Cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài 
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu, TB.
- GV yêu cầu HS trình bày cách làm bài 
- Tổ chức cho HS nhận xét chữa bài
+ Bài 3: ( HS khá, giỏi) Củng cố cách giải toán.
- Gọi HS đọc đề bài ở SGK
* Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ lên bảng, HD HS tìm cách giải.
- GV tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài, HS chậm làm tiếp bài 2
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà: Ôn lại các nội dung đã học 
- Về hoàn thành bài 3 trang 160 / SGK
5'
1'
10'
32'
2'
- HS lên bảng giải
- Cả lớp theo dõi - Nhận xét
* HS trả lời câu hỏi của GV.
Bài 1: HS thực hiện bài tập trên VBT.
- 4 HS chữa bài trên bảng, lớp nhận xét sửa sai
Bài 2: 
- 2 HS nêu, lớp nêu lại
- HS thực hiện bài tập vào vở.
- HS trình bày kết quả trên bảng.
+ Bài 3: 
- 2 HS đọc đề
- HS nêu
- Theo dõi và nêu cách làm
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài 
- HS nhận xét bài làm của bạn
Đáp số : 696,1ha
* HS yếu, TB về nhà hoàn thành BT3
 Tập đọc
Tiết 61: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I/ Mục tiêu:
1. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng đọc phù hợp với nôi dung mỗi đoạn và tính cách của nhân vật.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện.
- Nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
3. Giáo dục HS lòng yêu nước, có ý thức đóng góp sức mình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
* HS yếu có thể yêu cầu chỉ rèn đọc đúng.
II/ Đồ dùng dạy- học: 
-Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc ở SGK. 
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Tà áo dài Việt Nam
- Gọi 4 HS đọc bài, trả lời câu hỏi 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài 
 - Giới thiệu tranh SGK và bài học.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a) Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài, HS đọc nối tiếp 
- Chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ...đến "giấy gì " 
+ Đoạn 2: Tiếp ...đến "rầm rầm"
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại
- Theo dõi ghi bảng từ khó đọc- luyện đọc từ khó
- GV giảng từ: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li,...
- Cho HS đọc bài trong nhóm 3, theo dõi kèm HS yếu đọc, YC 2 nhóm thi đọc trước lớp, nhận xét chung.
- Đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài:
- Tổ chức cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài / SGK / trang 127
- Tham khảo SGV / trang 216, gợi ý HS trả lời .
*Câu hỏi 1, 2, 3 nên khuyến khích HS yếu, TB trả lời.
* Câu hỏi 4 dành cho HS giỏi:
- Vì sao chị út muốn được thoát li ?
- GV giảng thêm: Bài văn là đoạn hồi tưởng- kể lại việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làm cho Cách Mạng....
- GV chốt ý, ghi nội dung lên bảng.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- Hướng dẫn HS đọc phù hợp - GV đọc mẫu 
- Tổ chức HS đọc thể hiện theo đúng nội dung từng đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 1.(Anh lấy .... giấy gì.)
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
* Liên hệ, giáo dục về lòng yêu nước góp sức xây dựng đất nước 
5'
1'
20'
12'
10'
2'
- HS đọc nối tiếp bài và trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài - Nhận xét
- Quan sát tranh minh hoạ bài đọc SGK/ trang 1126; nói về nội dung tranh
a) 1-2 HS khá, giỏi đọc toàn bài
- Từng tốp 3 HS nối tiếp đọc đoạn, bài 
- HS yếu, TB đọc đúng: Ba Chẩn, rải, phải, chỉ vẽ, chợ Mĩ Lồng
- HS đọc chú giải/ SGK trang 127
- HS đọc bài trong nhóm và thi đọc trước lớp.
- Theo dõi 
b) HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi 
- HS yếu, TB trả lời- HS khá, giỏi nhận xét, bổ sung.
(Vì chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng).
 *HS giỏi nêu ý nghĩa của bài, ghi vào vở
c) Luyện đọc theo đoạn: 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 3 đoạn của bài văn theo đúng nội dung của từng đoạn 
- HS đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai.
- Thi đua đọc diễn cảm đoạn, bài; trả lời câu hỏi 
. Từng tốp HS giỏi thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp 
. Cả lớp bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất 
* Nhắc lại nội dung bài 
- Theo dõi lắng nghe
ÔN TV: RÈN ĐỌC, RÈN VIẾT
I/ Mục tiêu: Giúp Hs
- Đọc diễn cảm bài: Công việc đầu tiên
- Viết một bài trong vở luyện viết theo đúng mẫu.
II/ Nội dung: 40'
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Rèn đọc: 
- Gv tổ chức cho Hs đọc nối tiếp
- Gv nhận xét chung
2. Rèn viết: 
- Gọi Hs đọc đoạn 1 trong bài : Thuần phục sư tử
- Nhắc nhở hướng dẫn cách viết
- Gv chấm bài, nhận xét.
- Gv nhận xét tiết học.
20'
20'
- Hs đọc nối tiếp đoạn 3 lần
- Hs đọc theo nhóm 4
- Các nhóm thi đọc trước lớp
- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay
- 2 Hs đọc, lớp theo dõi
- Hs nghe, viết bài
- Hs nghe
Ôn Toán: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
Củng cố cho HS về kĩ năng:
- Cộng, trừ, các số tự nhiên, thập phân, phân số.
- Vận dụng được các tính chất của phép cộng và phép trừ vào làm các bài tập.
- Giúp HS chậm làm được các bài tập đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: bảng phụ
- HS: VBT, Vở ghi toán.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
Bài 1: Tính
a/ - ; + 
b/ 23675 + 4589 ; 678903 - 90876
c/ 345,07 + 45,6; 678 - 567,94
- Giao nhiệm vụ cho HS ( HS chậm,TB làm phần a, b, HS khá giỏi làm cả bài )
- Theo dõi kèm HS chậm làm bài
- Nhận xét bài làm của HS, chấm một số bài 
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
a/ 673 + 469 + 327
b/ 56,08 - 23,05 - 12,03
c/ + + + 
- Gọi HS đọc đề bài
- Cho HS làm bài vào vở ôn, 2 HS làm ở bảng phụ
- Theo dõi và kèm HS chậm làm bài
- Tổ chức cho HS nhận xét chữa bài
Bài 3: >, <, =
456,37... 465,7 45... 45,00
1789,03... 1789,1 672,346... 672, 345
- Gọi HS đọc đề bài
- Cho HS làm bài vào vở ôn, 2 HS làm ở bảng phụ
- Theo dõi và kèm HS chậm làm bài
- Tổ chức cho HS nhận xét chữa bài
- Gv nhận xét tiết học.
20'
9'
10'
1'
Bài 1: 2 HS đọc đề bài
- Theo dõi nhận nhiệm vụ
- Làm bài vào vở ôn, 3 HS tham gia chữa bài trên bảng( Các ĐT cùng tham gia)
Bài 2:
- 1 HS đọc đề bài ở bảng phụ
- Làm bài vào vở ôn, 1HS chữa bài trên bảng.
Bài 3:- 1 HS đọc đề bài ở bảng phụ
- Nhắc lại quy tắc so sánh số thập phân 
- Làm bài vào vở ôn, 1HS chữa bài trên bảng.
Ngày soạn : 2/ 4/ 2011
Ngày dạy : Thứ ba 5/ 4/ 2011
 Khoa học
Bài 61: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
- Giáo dục HS yêu quý, bảo vệ thực vât, động vật có ích.
II/ Đồ dùng dạy- học : 
- Hình trang 124, 125, 126/ SGK. .
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Sự nuôi và ... của 1 số loài thú
- Gọi 2 HS trả lời các câu hỏi về Sự nuôi và dạy con của hươu, và của hổ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3,4 trong SGK/124,125,126.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
3. Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu HS trình bày miệng kết quả.
- Kết luận: GV kết luận theo đáp án đúng trong SGV/194
- GV thu bài của HS chấm điểm- nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhắc lại nội dung bài 
- Liên hệ thực tế
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Môi trường
5'
1'
12'
18'
4'
- 2 HS nêu nội dung bài học
- Cả lớp theo dõi - nhận xét
1/ HS làm việc cá nhân vào SGK bằng bút chì
3/ - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả bài tập vừa hoàn thành. .
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
* HS nhắc lại nội dung ôn tập.
* Về nhà chuẩn bị bài 62.
 Mỹ thuật
Tuần 31: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
I/ Mục tiêu:
HS hiểu được nội dung đề tài.
HS biết cách vẽ và được tranh theo ý thích.
HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: . SGK, SGV; Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em và 1 số đề tài khác.
Học sinh: SGK, bút chì, tẩy , màu vẽ ,....
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới
*Giới thiệu bài:Cho HS xem tranh ảnh về 1 số đề tài để lôi cuốn HS vào bài học.
1/ Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV 1 số bức tranh ảnh có nôi dung khác nhau để HS chọn ra tranh có đề tài về ước mơ.
- GV giải thích : Về về ước mơ là thể hiện sự mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại và tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh và màu sắc trong tranh.....
- GV yêu cầu 1 số HS nêu ước mơ của mình.
2/ Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. 
- GV phân tích cách vẽ ở 1 vài bức tranhhoặc vẽ lên bảng để HS thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung đề tài. 
- Nhắc HS nhớ lại cách vẽ tranh đã học 
- Cho HS tham khảo các bức tranh ở SGK.
3/ Hoạt động 3: Thực hành 
- Cho HS vẽ theo cá nhân
- GV yêu cầu HS trao đổi để chọn nội dung, tìm hình ảnh và tự phân công người vẽ màu, người vẽ hình.
- GV hướng dẫn đối với một số HS lúng túng.
* Lưu ý : Khuyến khích HS vẽ theo những nội dung khác nhau và tìm ra cách thể hiện sinh động, hấp dẫn của bài vẽ.
4/ Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét một số bài .
- Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét chung về tiết học.
* Dặn dò:Quan sát lọ hoa và quả, chuẩn bị cho bài vẽ sau.
2'
1'
3'
6'
25'
2'
1'
- Các tổ trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các bạn trong tổ và báo cáo với cô giáo.
1/ HS quan sát ... n xét, bổ sung hoàn chỉnh các dàn ý.
+ Bài tập 2: Trình bày miệng bài văn em vừa lập dàn ý.
- GV nhắc lại yêu cầu của BT, trình bày bài ngắn gọn, diẽn dạt thành câu.
- GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập trong nhóm và cả lớp.
- GV hướng dẫn HS cả lớp bổ sung, nhận xét .
- GV chốt lại lời giải đúng(Theo gợi ý trong SGV/227)
3. Củng cố, dặn dò: ( 1 phút)
- Nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập; cả lớp chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tới (viết bài văn hoàn chỉnh).
- 3 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
+ Bài 1: 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài tập 
* - HS nêu đề bài em đã lựa chọn.
* HS đọc gợi ý 1,2 /134
- HS làm cá nhân, viết nhanh dàn ý bài văn, 4 HS làm trên bảng phụ.
- 4 HS làm bài trên bảng phụ đọc kết quả, lớp nhận xét.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình.
+ Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS trình bày bài mịêng trong nhóm4,5(Tránh cầm dàn ý đọc).
- Đại diện các nhóm thi trình bày bài trước lớp. Lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.*
* HS yếu, TB có thể trình bày 1,2 phần của dàn bài.
* HS nhắc lại nội dung ôn tập 
Địa lí
Tiết 31: Tỉnh Kon Tum
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết vị trí địa lí, giới hạn của tỉnh Kon Tum.
- Nhận biết được đặc điểm địa hình và khí hậu của tỉnh Kon Tum.
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Lược đồ tự nhiên tỉnh Kon Tum.(nếu có), bản đồ Việt Nam.
 - Phiếu học tập cho các nhóm
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
A/Bài cũ(3p) Đại dương trên thế giới
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu (1p)Nêu mục tiêu tiết học
2/ HĐ1: (15p) Vị trí địa lí và giới hạn.
- GV đọc thông tin cho HS nghe.
- Nêu câu hỏi , yêu cầu thảo luận cặp đôi
+ Kết luận: Kon Tum là tỉnh vùng cao nằm ở cực bắc Tây Nguyên. Phía bắc giáp Quảng Nam - Đà Nẵng, phía nam giáp Gia Lai phía đông giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp Nam Lào và Đông Bắc Cam pu chia.
3/ HĐ2: (15p) Đặc điểm địa hình và khí hậu.
- GV đọc thông tin cho HS nghe
- GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận câu hỏi sau:
+ Kết luận: Kon Tum có diện tích 13 000km2 phần lớn diện tích là rừng núi và cao nguyên nên đìa hình chủ yếu là vùng cao đất dốc, đồi núi chia cắt mạnh, có xen lẫn vùng đất bằng.
+ Khí hậu đa dạng. Trong cùng 1 thời điểm ở núi Ngọc Linh có khí hậu mát lạnh thì thị xã Kon Tum, huyện Sa Thầy nóng bức hơn.
Nhìn chung khí hậu Kon Tum có 2 mùa: Mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 - 10; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 - 4(năm sau).
4/ Củng cố- Dặn dò:(1p)
- Nhận xét tiết học
- Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, kinh tế của tỉnh Kon Tum.
Hoạt động của học sinh
- Nêu và chỉ các đại dương trên thế giới trên bản đồ thế giới, và quả địa cầu.
1/Hoạt động cá nhân.
- HS nghe thông tin và trả lời các câu hỏi sau :
+ Nêu Vị trí và giới hạn của tỉnh Kon Tum.
+ Kon Tum giáp với những tỉnh nào, nước nào ?
- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam chỉ vị trí Kon Tum trên bản đồ.
- Nêu kết hợp chỉ bản đồ các tỉnh, nước giáp Kon Tum.
2/- HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau :
+ Nêu diện tích của tỉnh Kon Tum.
+ Địa hình Kon Tum có đặc điểm gì?
+ Khí hậu Kon Tum có đặc điểm gì ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS ghi chép 1 số ý cần ghi nhớ.
	--------------*****------------
Lịch sử
Tiết 31: Tổ chức đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Kon Tum được thành lập
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- ánh sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam đến với phong trào cách Mạng ở tỉnh Kon Tum bằng con đường nào..
- Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được ra đời như thế nào.
*Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân Kon Tum.
II/Đồ dùng dạy học: 
- ảnh, tư liệu về nhà lao Kon Tum.
- Bản đồ Hành chính Việt nam ( để xác định địa danh Kon Tum) . III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ: (3 p).Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. 
- Gọi 3 HS lên kiểm tra nội dung bài 
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài( 1p) : GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hoạt động 1: (15p). ánh sáng của đảng Cộng sản Việt NamLàm đến với phong trào cách mạng ở Kon Tum. 
+ GV giới thiệu bài : Nêu tóm tắt đặc điểm của tỉnh Kon Tum trong những năm 1929- 1930:
Thực Dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân rất nặng nề vì thế đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum kề vai sát cánh cùng nhân dân cả nước liên tục đấu tranh, kiên cường bất khuất không sợ hi sinh gian khổ. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên phong trào thường xuyên bùng lên rồi lai bị Pháp bao vây kìm kẹp chưa có lối thoát. Mãi đến khi đường lối cách mạng của Đảng và Bác Hồ như luồng gió mới thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở tỉnh Kon Tum.
- GV đọc cho HS nghe thông tin (Tài liệu lịch sử đảng bộ Kon Tum/ 60- 66)
+ Giới nêu nhiệm vụ học tập: nghe và trả lời câu hỏi.
+ Kết luận: GV chốt ý đúng: 
- Do cách truyền miệng của người dân giao lưu buôn bán từ tỉnh khác đến; do một số thầy giáo có tư tưởng yêu nước nên bị Pháp đày lên Kon Tum để dạy học , các thầy đã tuyên truyền tư tưởng yêu nước . Sâu sắc nhất là cao trào cách mạng 1930 - 1931 và những người yêu nước, các chiến sĩ cộng sản bị bắt và giam cầm ở nhà lao Kon Tum giác ngộ và tuyên truyền tư tưởng yêu nước .
3. Hoạt động 2: (15 p). Nhà lao Kon Tum và sự ra đời của chi bộ đảng trong binh lính.
 GV đọc thông tin (Tài liệu Lịch sử dảng bộ Kon Tum/ 67- 72)
- GV giao nhiệm nhiệm vụ cho HS.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
+ Kết luận: GV chốt ý đúng:
a) Cuối tháng 9- 1930, ngay tại nhà lao KT .
b) Đồng chí Ngô Đức Đệ là người đứng ra thành lập chi bộ, đồng chí Huỳnh Đăng Thơ là người đảng viên đầu tiên của chi bộ.
c) Gồm 4 người, đồng chí Ngô Đức Đệ là bí thư đầu tiên của chi bộ.
d) Được thành lập sau khi đảng ta ra đời và có gắn với cao trào Xô viết- Nghệ Tĩnh, gắn với vai trò trung kiên của những người công sản bị Pháp đày ở các nhà ngục tỉnh Kon Tum.
4. Củng cố, dặn dò: (1p)HS đọc nội dung bài đã ghi chép. 
- Liên hệ thực tế: về tinh thần đấu tranh của nhân dân Kon Tum.
- 3 HS trả lời lại 3 câu hỏi trong SGK/62.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
1/ HS nhận nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. 
 HS chú ý lắng nghe và nhớ thông tin và trả lời câu hỏi sau :
+ Những thành phần nào đã mang ánh sáng của Đảng cộng sản Việt Nam dến với phong trào cách mạng ở Kon Tum ?
- HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.
2/ Thảo luận nhóm 4,5
- HS nghe, nhớ thông tin thảo luận câu hỏi sau :
a) Chi bộ đầu tiên ở Kon Tum thành lập vào thời gian nào, ở đâu ?
b) Ai đứng ra thành lập, ai là người đảng viên đầu tiên của chi bộ ?
c) Chi bộ đầu tiên gồm có mấy người, ai là bí thư đầu tiên của chi bộ ?
d) Chi bộ đảng đầu tiên ở Kon Tum có gì khác với các chi bộ ở tỉnh khác ?
- HS thảo luận trong nhóm.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
*HS nhắc lại nội dung bài
* HS tìm hiểu KT giai đoạn 1973- 1975
------------------*****-----------------
-------------*****-----------
Kĩ thuật
Tiết 31 Lắp máy bay trực thăng ( tiết 2)
A/ Mục tiêu: HS cần phải :
Chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
HS yêu thích lao động, sáng tạo trong lao động. 
B/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu máy bay đã lắp sẵn
Học sinh: SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* Bài cũ : (2p)Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
*Giới thiệu bài:(1p)GV nêu mục đích bài học và tác dụng của máy bay trực thăng.
1/ Hoạt động 1: ( 20p) HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
a/Chọn các chi tiết.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận
- GV cần : 
+ Gọi 1 HS đọc nghi nhớ.
+ Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và đọc nôi dung từng bước lắp.
- Nhắc nhở HS lắp từng bộ phận: 
+ Lắp thân và đuôi máy bay(H.2- SGk).
Lắp sànn ca bin và giá đỡ(H.3 SGK0.
+ Lắp ca bin (H. 4- SGk).
+ Lắp cách quạt (H.5- SGk).
+ Lắp càng máy bay(H.6- SGK).
c/Lắp ráp máy bay tực thăng(H.1- SGK).
- GV hướng dẫn cách lắp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK. Cần lưu ý HS một số điểm như gợi ý trong SGV/90.
* Lưu ý : + Bước lắp thân máy bay vào ca bin và giá đỡ phải đúng vị trí.
+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
* Dặn dò: (1p) HS mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ hoàn thành ở tiết 3.
- Các tổ trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các bạn trong tổ và báo cáo với cô giáo.
1/ 
a/HS lên chọn đúng, đủ các chi tiết xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- Lớp quan sát, bổ sung.
b/HS lắp từng bộ phận.
- HS thực hiện cá nhân, 2- 3 nhóm lắp theo nhóm để HS yếu, TB quan sát cùng thao tác.
c/ HS lắp ráp máy bay theo các bước trong SGK
----------------*****-----------------
Hoạt động tập thể
Tuần 31
A/Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 31
	- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 32 có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 32	
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp. Có tinh thần phê bình và tự phê bình..
B/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
	- Tích cực học chương trình tuần 31 ghiêm túc. 
	- Rèn luyện ,thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học
	- Tập thể lớp đoàn kết tốt
	- Lên kế hoạch hoạt động của chi đội kịp thời, phù hợp KH chung của liên đội
	- Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả.
- Lao động đi đầy đủ, tự giác , tích cực khi làm việc.
- Thực hiện tốt việc ủng hộ DDHT cho HS dân tộc trong trường.
	* Khuyết điểm: 
- Một số HS chưa có ý thức trong học tập : Đặng Trọng, Duy, Hiếu học bài chưa tốt.
-Một số HS chưa tiến bộ về chữ viết (Tuấn, Đặng Trọng, Pháp)
2/ Kế hoạch tuần 32- Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm)
- BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
* Nhắc nhở chung: Tích cực học bài cũ và chuẩn bị bài mới thật tốt cho tuần sau.
3/ Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 - Tổ chức hội vui để học dưới hình thức "Đố vui để học ", trò chơi "Đoán ô chữ ".
4/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: 
- Thi kể chuyện, hát về chủ đề Thiếu nhi, về quê hương, đất nước .
	-------------------*****---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc