A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu được nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc đoạn : Sau 80 năm công học tập của các em.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3
* Tư tưởng Hồ Chí Minh : Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc lòng.
MÔN : TẬP ĐỌC BÀI : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH. SGK / 4 TGDK : 40 phút. A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. - Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Hiểu được nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - Học thuộc đoạn : Sau 80 năm công học tập của các em. - Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 * Tư tưởng Hồ Chí Minh : Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc lòng. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. * Luyện đọc. - 1 HS khá đọc toàn bài - Bức thư chia làm 2 đoạn : + Đoạn 1 : Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao ?. + Đoạn 2 : Phần còn lại. - 2 HS đọc nối tiếp bài lần 1- rút từ khó: hết thảy, kiến thiết. - 2 HS đọc nối tiếp bài lần 2 – Tìm câu dài - GV kết hợp nhắc nhở, sửa chữa nếu các em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi không đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp. - HS luyện đọc theo nhóm - Đại diện đọc – nx GV đọc mẫu toàn bài : * Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK / 5, giải thích từ: giời, giở đi. - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2, 3 SGK / 5. - TTHCM : Qua bức thư của Bác, em thấy Bác Hồ có tình cảm gì với các em học sinh ? Bác gởi gấm hi vọng gì vào các em học sinh ? * Đọc diễn cảm. - Hai HS đọc nối tiếp bức thư theo đoạn. - GV huớng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 - Qua bức thư Bác Hồ muốn gửi đến các em HS điều gì ? 3/ Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. - Nhận xét tiết học. Bổ sung ............................................................................................................ ............. TUẦN 1 Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012 MÔN : TOÁN BÀI : ÔN TẬP - KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ. SGK / 3 TGDK : 40 phút. A/ MỤC TIÊU : - Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. - HS làm được bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4 B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ SGK / 3. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Giới thiệu bài. 2/ Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. - GV hướng dẫn HS quan sát các tấm bìa và nêu tên gọi phân số, tự viết phân số và đọc phân số. - Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. - HS chỉ vào phân số ; ; ; và nêu hai phần ba, năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần trăm là các phân số. 3/ Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên. - GV hướng dẫn HS cách viết 1 : 3 dưới dạng phân số : 1 : 3 = Một chia ba có thương là một phần ba. - Làm tương tự với phép chia 4 : 10 ; 9 : 2 - HS nêu các chú ý SGK / 3, 4. 4/ Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1 : Đọc các phân số – HS làm miệng. Bài 2 Viết các thương dưới dạng phân số - HS làm vở - Nhận xét Bài 3 : Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1. Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống - HS làm vở - Nhận xét 5/ Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị : Ôn tập - Tính chất cơ bản của phân số. Nhận xét tiết học Bổ sung ............................................................................................................ ... Thứ ba ngày 21 tháng 08 năm 2012 MÔN : CHÍNH TẢ (NGHE -VIẾT) BÀI : VIỆT NAM THÂN YÊU. SGK / 6 TGDK : 35 phút. A/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Theo chuẩn kiến thức trang 6 B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - VBT Tiếng Việt 5. - Phiếu bài tập. B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn HS nghe - viết - GV đọc bài Việt Nam thân yêu – HS theo dõi. - HS đọc thầm bài chính tả. - Nêu cách trình bày thể thơ lục bát ? * Từ khó : mênh mông, biển lúa, dập dờn. - HS luyện viết từ khó. - HS gấp SGK - GV đọc bài cho HS viết vào vở. - GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi - GV chấm 5 - 7 bài - Nhận xét 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: VBT / 2 - Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn. - HS làm vở - HS chữa miệng - GV nhận xét. Bài 2: VBT / 2 - Điền chữ thích hợp vào ô trống. - HS làm vở - HS chữa bảng - GV nhận xét. - Nêu quy tắc viết chính tả c / k, g / gh, ng / ngh ? 4/ Củng cố, dặn dò. - Viết lại các lỗi sai. - Học thuộc quy tắc chính tả với ng / ngh, g / gh, c / k. Chuẩn bị : Lương Ngọc Quyến. - Nhận xét tiết học. Bổ sung ........................................................................................................... ... MÔN : ĐỊA LÍ. BÀI : VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA. SGK / 66 TGDK : 35 Phút. A/ MỤC TIÊU : - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam + Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo. + Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia. - HS nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000km2 - Chỉ phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ( lược đồ). B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Giới thiệu bài. 2/ Các hoạt động. Hoạt động 1 : - Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta. - GV cho HS quan sát quả Địa cầu và trả lời câu hỏi + Nước Việt Nam chúng ta nằm trong khu vực nào của thế giới ? + HS chỉ vị trí của nước Việt Nam trên quả Địa cầu ? - GV cho HS quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á trong SGK và trả lời caâu hỏi (nhóm đôi) + Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ ? + Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào ? + Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ? Tên biển là gì ? + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ? - Cá nhóm trình bày kết quả - Cả lớp và Gv nhận xét. Kết luận : Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền, vừa có biển, các đảo và quần đảo. Hoạt động 2 : Một số thuận lợi do vị trí địa lí mang lại cho nước ta. - Từ Việt Nam có thể đi đường bộ sang các nước nào ? - Vị trí giáp biển và có đường bờ biển dài có thuận lợi gì cho việc phát triển giao thông đường biển của Việt Nam ? - HS trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận : Việt Nam là một bộ phận của châu Á, có đường bờ biển dài thông với đại dương nên thuận lợi cho việc giao lưu với các nước. Hoạt động 3 : Hình dạng và diện tích của nước ta. - HS thảo luận (nhóm đôi) trả lời các câu hỏi sau : + Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì ? + Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu kilômet ? + Từ Tây sang Đông, nơi nào hẹp nhât ? Với diện tích là bao nhiêu ? - Các nhóm trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị : Địa hình và khoáng sản - Nhận xét tiết học. Bổ sung ........................................................................................................... Thứ tư , ngày 22 tháng 8 năm 2012 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI : TỪ ĐỒNG NGHĨA. SGK / 7 TGDK : 35 phút A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (Nội dung ghi nhớ) - Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu bài tập 1, 2. Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu bài tập 3 B/ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - VBT Tiếng Việt 5. Phiếu bài tập C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Giới thiệu bài . 2/ Phần nhận xét. Bài 1 : SGK / 7 - HS đọc yêu cầu - HS đọc những từ in đậm trong bài - GV viết bảng: - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày- nhận xét Kết luận : Những từ có nghĩa giống nhau như vậy gọi là từ đồng nghĩa. Bài 2 : SGK / 8 - HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét. - HS đọc phần ghi nhớ SGK / 8 - HS lấy ví dụ. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập . Bài 1 : VBT / 3 - Xếp các từ in đậm thành các nhóm từ đồng nghĩa. - HS làm vở - HS đọc bài làm - GV nhận xét. Bài 2 : VBT / 3 - HS làm phiếu bài tập (nhóm đôi) - sửa bài - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 3 : VBT / 3 - Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa vừa tìm ở bài 2. - HS làm vở - HS đọc bài làm - Cả lớp và GV nhận xét. 4/ Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị : Luyện tập về từ đồng nghĩa. - Nhận xét tiết học. Bổ sung ........................................................................................................... MÔN : KHOA HỌC. BÀI : SỰ SINH SẢN. SGK / 4 TGDK : 35 phút. A/ MỤC TIÊU : - Nhận biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. * Kỹ năng sống : - Kỹ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và các con có đặc điểm giống nhau (1) B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Phiếu trò chơi “Bé là con ai ?” C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Giới thiệu bài. 2/ Các hoạt động : Hoạt động 1/ - HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. KNS 1 - HS tham gia trò chơi “Bé là con ai ?” Cách chơi : Mỗi HS được phát một phiếu, ai có phiếu hình em bé thì sẽ đi tìm mẹ và bố cho em bé đó và ngược lại. - HS trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét. - Tại sao chúng ta tìm được bố và mẹ cho các em bé đó ? - Qua trò chơi, em rút ra được điều gì ? Kết luận : Mỗi trẻ em đều do bố và mẹ sinh ra nên có những đặc điểm giống bố mẹ của mình. Nhờ đó mà nhìn vào đặc điểm bên ngoài chúng ta có thể nhận ra bố mẹ của em bé đó. Hoạt động 2/ - HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. - HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK / 4, 5 và đọc lời thoại. - Liên hệ gia đình mình để trả lời câu hỏi SGK / 5 (nhóm đôi) - Các nhóm trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét. - Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ? Kết luận : Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Do vậy, loài người được tiếp tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lúc đầu gia đình nào cũng bắt đầu từ bố mẹ rồi sinh con, có cháu chắt, tạo thành dòng họ. 3/ Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị : Nam hay nữ ? - Tiết 1 - Nhận xét tiết học. Bổ sung ............................................................................................................ MÔN : TOÁN BÀI : ÔN TẬP - TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ. SGK / 5 TGDK : 40 phút. A/ MỤC TIÊU : - Giúp HS : + Biết tính chất cơ bản của phân số vận dụng để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản). + HS làm được bài 1 và bài 2 B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Bài cũ : - Đọc và chỉ ra đâu là tử số, mẫu số của các phân số sau : ; ; 2/ Bài mới : a/ Giới thiệu bài. b/ Tính chất cơ bản của phân số. - GV nếu ví dụ 1 SGK / 5. - HS tự thực hiện phé ... DẠY HỌC. - Hình ảnh SGK / 112, 113. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Bài cũ (5 phút) - Chuồi thường mọc ra ở vị trí nào nếu ta trồng cây từ một số bộ phận của cây mẹ ? - Nêu cách trồng một bộ phận của cây mẹ để có cây con mới ? 2/ Bài mới (27 phút) a/ Giới thiệu bài (2 phút) b/ Các hoạt độâng(25 phút) Hoạt động 1/ - Sự sinh sản của động vật. - HS đọc mục Bạn cần biết SGK / 112 và thảo luận (nhóm 4) : + Đa số động vật được chia thành mấy giống ? Đó là những giống nào ? + Cơ quan nào của động vật giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái ? + Thế nào là sự thụ tinh ở động vật ? + Hợp tử phát triển thành gì ? + Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì ? + Động vật có những cách sinh sản nào ? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận : + Đa số động vật được chia thành hai giống : đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. + Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặt tính của bố và mẹ. + Những loài động vật khác nhau có những cách sinh sản khác nhau như có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Hoạt động 2/ - Các cách sinh sản của động vật. - HS quan sát hình SGK / 112, chỉ vào từng hình và thảo luận nhóm đôi : + Con nào được nở ra từ trứng ? + Con nào vừa được đẻ ra đã thành con ? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận : Các con vật được nở ra từ trứng : sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc. Các con vật vừa được đẻ ra đã thành con : voi, chó. Hoạt động 3/ - HS kể tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con. - Cả lớp được chia thành hai đội, mỗi đội cử 5 bạn lên thi tiếp sức tìm tên con vật đẻ trứng và tên con vật đẻ con. - Cả lớp và GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò (3 phút) Chuẩn bị : Sự sinh sản của côn trùng. - Nhận xét tiết học. MÔN : KĨ THUẬT. BÀI : LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN - TIẾT 3 KYIETGIERLYHERIOYHIRYHERO SGK / 83 TGDK : 35 Phút. A/ MỤC TIÊU : - HS cần phải : + Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình. + Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Giới thiệu bài (3 phút) 2/ Các hoạt động (27 phút) Hoạt động 1 : - Thực hành lắp máy bay trực thăng. a/ Chọn chi tiết. - Để lắp được máy bay trực thăng ta cần chọn những chi tiết nào ? - GV kiểm tra sự lựa chọn các chi tiết của HS. - Để lắp được máy bay trực thăng chúng ta cần lắp những bộ phận nào ? b/ Lắp từng bộ phận. - Em hãy nêu quy trình lắp máy bay trực thăng ? Chú ý : - Cách lắp chân và đuôi máy bay. - Lắp cách quạt phải lắp đủ số vòng hãm. - Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh ; mặt phải, mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít. c/ Lắp ráp máy bay trực thăng. - Em hãy nêu quy trình lắp ráp máy bay trực thăng ? Chú ý : Khi lắp ráp các bộ phận cần chú ý : + Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí. + Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt. - HS thực hành lắp máy bay trực thăng (nhóm 4) 2/ Củng cố, dặn dò Chuẩn bị : Lắp máy bay trực thăng - Tiết 3 - Nhận xét tiết học. MÔN : KỂ CHUYỆN BÀI : ÔN TẬP HỌC KÌ II - TIẾT 4 SGK / 165 TGDK : 40 Phút. A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết. B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Giới thiệu bài (3 phút) 2/ Hướng dẫn HS luyện tập (34 phút) Bài 1 : - HS đọc yêu cầu bài tập (cá nhân). - HS đọc bài Cuộc họp của chữ viết + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ? + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ? + Hãy nêu cấu tạo của một biên bản cuộc họp ? - HS làm vở (nhóm đôi) - HS chửa miệng - Cả lớp và GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò (3 phút) Chuẩn bị : Ôn tập cuối học kỳ II - Nhận xét tiết học. * Bổ sung :....................................................................................................... Thứ sáu ngày 24 tháng 5 năm 2013 MÔN : TẬP ĐỌC BÀI : ÔN TẬP HỌC KÌ II - TIẾT 5 SGK / 166 TGDK : 35 Phút. A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 15 tuần sách Tiếng Việt 5 tập II để HS bốc thăm. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Giới thiệu bài (3 phút) 2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (21 phút) - HS lên bốc thăm chọn bài đọc. - HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc cho HS trả lời. Bài 1 : - HS đọc yêu cầu bài tập (cá nhân). - HS đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ (cá nhân) Giải thích : Sơn Mỹ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, có thôn Mỹ Lai - nơi đã xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai mà các em đã biết qua bài KC Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. Chú ý : Miêu tả một hình ảnh (ở đây là một hình ảnh sống động về trẻ em) không phải là diễn lại bằng văn xuôi câu thơ, đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho em. - HS đọc những câu thơ nói về hình ảnh rất sống động về rẻ em. - HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển. - HS làm vào vở (nhóm đôi). - HS chửa bài miệng - Cả lớp và GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò (3 phút) Chuẩn bị : Ôn tập giữa HK II. - Nhận xét tiết học. * Bổ sung :....................................................................................................... MÔN : TOÁN BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG. SGK / 178 TGDK : 40 Phút. A/ MỤC TIÊU : - Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn. - Phần 1: bài 1, bài 2; phần 2: bài 1 B/ CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC. 1/ Bài cũ (5 phút) Giá áo sơ mi là 36000 đồng. Sau hai lần giảm giá, mỗi lần giảm 10% (so với giia1 ban đầu) thì giá bán áo sơ mi đó là bao nhiêu đồng ? 2/ Bài mới (30 phút) a/ Giới thiệu bài(2 phút) b/ Hướng dẫn HS thực hành(28 phút) Phần 1 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Bài 1 : - HS làm vở (cá nhân) - HS chữa bảng - GV nhận xét. - HS giải thích về cách làm của mình. Bài 2 : - HS làm vở (cá nhân) - HS chữa bảng - GV nhận xét. - HS giải thích về cách làm của mình. Phần 2 : Bài 1 : - HS làm vở (cá nhân) - HS chữa bảng - GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò (5 phút) Chuẩn bị : Luyện tập chung - Nhận xét tiết học. * Bổ sung :....................................................................................................... MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI : ÔN TẬP HỌC KÌ II - TIẾT 6 SGK / 167 TGDK : 40 Phút. A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. - Nghe-viết đúng CT đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.- Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ). B/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Giới thiệu bài (3 phút) 2/ Nghe viết chính tả (34 phút) - GV đọc 11 dòng đầu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. - HS đọc thầm lại bài thơ. - Tác giả đã tả gì trong bài văn ? Từ khó : Sơn Mỹ, chân trời, biết. Chú ý : Đây là thể thơ tự do nên khi viết chú ý cách trình bày. - GV đọc bài cho HS viết vào vở (cá nhân) - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. - GV chấm bài. Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài tập (cá nhân). - Gv viết đề bài lên bảng - HS phân tích đề - HS tự chọn đề để làm (nhóm đôi) - HS sửa bài miệng - Cả lớp và GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò (3 phút) Chuẩn bị : Kiểm tra - Nhận xét tiết học. * Bổ sung :....................................................................................................... MÔN : ĐỊA LÍ. BÀI : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II MÔN : TIẾNG VIỆT BÀI : KIỂM TRA HỌC KÌ II - TIẾT 7 MÔN : TOÁN BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG. SGK / 179 TGDK : 40 Phút. A/ MỤC TIÊU : - Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật. - Phần 1 B/ CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC. 1/ Bài cũ (5 phút) Mẹ mua thịt lợn và rau quả hết 48000 đồng. Số tiền mua thịt lợn bằng 140% số tiền mua rau quả. Hỏi mẹ mua rau quả hết bao nhiêu tền ? 2/ Bài mới (30 phút) a/ Giới thiệu bài(2 phút) b/ Hướng dẫn HS thực hành (28 phút) Bài 1 : VBT / 74 - Viết vào ô trống. - HS làm vở (cá nhân) - HS chữa miệng - GV nhận xét. Bài 2 : VBT / 74 - Viết số thích hợp vào chỗ chấm để. - Làm thế nào để viết được các số tự nhiên liên tiếp ? - Thế nào là số chẵn, hai số chẵn liên tiếp thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? - Thế nào là số lẻ, hai số lẻ liên tiếp thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? - HS làm vở (cá nhân) - HS chữa miệng - GV nhận xét. Bài 3 : VBT / 74 - Viết các số sau theo thứ tự. - HS làm vở (cá nhân) - HS chữa miệng - GV nhận xét. Chú ý : HS nêu cách so sánh các số tự nhiên trong trường hợp chúng có cùng số chữ số hoặc không cùng số chữ số. Bài 4 : VBT / 75 - Viết một chữ số thích hợp vào ô trống để có số : - HS làm vở (cá nhân) - HS chữa miệng - GV nhận xét. Chú ý : HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 và nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 Bài 4 : VBT / 75 - HS đọc yêu cầu (cá nhân) - HS làm vở (cá nhân) - HS chữa miệng - GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò (5 phút) Về nhà : Bài 2, 5 SGK / 147, 148. Chuẩn bị : Ôn tập về phân số. - Nhận xét tiết học. * Bổ sung :....................................................................................................... MÔN : KHOA HỌC. BÀI : KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN : LỊCH SỬ BÀI : KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II. MÔN : MĨ THUẬT BÀI :TỔNG KẾT CUỐI NĂM - TRƯNG BÀY CÁC BÀI VẼ ĐẸP MÔN : TIẾNG VIỆT KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II o0o MÔN : TOÁN BÀI : KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II . SINH HOẠT TẬP THỂ 1 / NHẬN XÉT TUẦN QUA : - Các em thực hiện tốt nề nếp của lớp của trường. - Vẫn còn một số em lười và hay nói chuyện trong giờ học - Duy trì tốt đôi bạn cùng tiến. - Chăm sóc bồn hoa và chậu cây của lớp - Các em tham gia tốt phong trào nuôi heo đất theo tổ tốt. - Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ. 2 / PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI : - Duy trì những nề nếp đã đạt được. - Tiếp tục kèm cặp HS yếu trong các tiết học và 15 phút đầu giờ. - Duy trì đôi bạn cùng tiến. - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Chăm sóc bồn hoa và chậu cây của lớp. - Thực hiện đúng luật an toàn giao thông. - Duy trì phong trào nuôi heo đất theo tổ.
Tài liệu đính kèm: