I.Mục tiêu:
1. Đọc: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
2. Hiểu: - Hiểu được nội dung của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - Đọc thuộc lòng đoạn "Sau 80 năm giời nô lệ . . . công học tập của các em" ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) - HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng
II.Đồ dùng Dạy - Học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
- Bảng phụ ghi đoạn thư cần đọc thuộc.
III.Các hoạt động Dạy - Học:
TUẦN 1 Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2013 Mĩ thuật ( Giáo viên chuyên ngành) -------------------- ------------------ Tập đọc Tiết: 1 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I.Mục tiêu: 1. Đọc: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 2. Hiểu: - Hiểu được nội dung của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - Đọc thuộc lòng đoạn "Sau 80 năm giời nô lệ . . . công học tập của các em" ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) - HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng II.Đồ dùng Dạy - Học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. - Bảng phụ ghi đoạn thư cần đọc thuộc. III.Các hoạt động Dạy - Học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 1’ 12’ 12’ 10’ 3’ I/ Mở đầu: Nêu một số yêu cầu đối với HS trong việc học tập đọc lớp 5. II/ Bài mới 1. Giới thiệu bài: -Giới thiệu chủ điểm: Việt Nam- Tổ quốc em. ờ- Giới thiệu bài : Thư gửi các HS 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: -Chia đoạn: 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến "Vậy các em nghĩ sao?" + Đoạn 2: Phần còn lại. - Theo dõi HS đọc ghi từ khó, sửa lỗi phát âm. Hướng dẫn HS đọc đúng giọng câu nghi vấn: "Vậy các em nghĩ sao? " Hướng dẫn HS đọc ngắt, nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp. - Giúp HS hiểu nghĩa từ khó: (phần chú giải) -GV đọc diễn cảm toàn bài . b. Tìm hiểu bài: - Gv tổ chức cho Hs đọc lại bài và trả lời câu hỏi ở SGK -Chốt ý trả lời đúng các câu hỏi: - GV chốt ý cho HS ghi vào vở. c. Hướng dẫn HTL: - Nêu yêu cầu đọc. - Đính bảng đoạn thư cần học thuộc, lưu ý HS đọc nhấn giọng những từ ngữ: xây dựng lại, theo kịp, trông mong chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, một phần lớn. - Đọc mẫu đoạn 2. 3. Củng cố - Dặn dò: - Giáo dục HS lòng kính trọng và biết ơn Bác Hồ - Nhận xét tiết học; yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc. Chuẩn bị trước bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. - Xem và nói những điều em thấy qua tranh minh hoạ chủ điểm-Sgk/3 - Xem tranh minh hoạ -Sgk/4, nghe giới thiệu bài và ghi tên bài học - 1 HS giỏi đọc cả bài - HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt) - HS luyện đọc từ khó, câu khó, câu dài - Lớp đọc thầm phần chú giải, 1 Hs đọc to - Luyện đọc theo cặp. - 2 cặp thi đọc trước lớp - HS đọc thầm đoạn, bài và TLCH-Sgk. (HS trả lời) - HS khá, giỏi nêu nội dung chính của bức thư. - Lớp ghi vào vở . - Hs theo dõi - HS luyện đọc đoạn theo cặp. - Thi đọc trước lớp - HS nhâm học thuộc đoạn thư ghi trên bảng phụ. - Thi đọc thuộc trước lớp. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..... -------------------- ------------------ Toán Tiết:1 ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ I.Mục tiêu: Giúp học sinh : - Biết đọc, viết phân số ; Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. - Giúp HS làm các bài tập 1,2,3,4. II.Đồ dùng Dạy - Học: - Các tấm bìa biểu diễn phân số 2/3; 3/4; 5/10; 40/100 ( Như Sgk) III.Các hoạt động Dạy - học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 13’ 20’ 5’ I/ Mở đầu: - Giới thiệu chương, bài:, nêu mục tiêu tiết học II/ Bài mới 1. Hướng dẫn ôn tập : a/ Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số : + Cho HS quan sát lần lượt từng tấm bìa, nêu phân số, viết và đọc phân số đó b/ Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số : - Gv yêu cầu Hs đọc chú ý ở SGK và tìm ví dụ - Gv ghi VD lên bảng, cho HS nhận xét và khắc sâu kiến thức. 2. Thực hành : Bài 1: Đọc các phân số - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập -Gọi lần lượt HS đọc .từng phân số, nêu tử số và mẫu số. Bài 2: Viết dưới dạng thương - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập - GV ghi 3 thương lên bảng - Goi HS đọc lại các phân số vừa viết Bài 3: Viết dưới dạng PS có mẫu số là 1 - Cho HS viết vào vở - Gv nhận xét chấm một số bài Bài 4: Viết số vào ô trống - Trò chơi Đoán số nhanh - Gv tổ chức cho HS chơi 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu lại những kiến thức vừa ôn về phân số. - Xem trước bài : On tập tính chất cơ bản của PS - Làm bài ở VBT - Nhân xét tiết học. - HS nghe - HS quan sát lần lượt từng tấm bìa, nêu phân số, viết và đọc phân số - HS trao đổi với bạn cùng bàn, đọc phần Chú ý/ Sgk-3, tự tìm thêm các ví dụ khác. - Hs nghe, ghi nhớ Bài 1: HS nêu miệng ( HS yếu đọc 3 phân số đầu) Bài 2: -HS viết nháp, theo 3 dãy bàn, 3 HS viết trên bảng lớp. - HS đọc lại các phân số đó viết Bài 3:- HS khá giỏi tự làm, các đối tượng khác làm theo sự hướng dẫn của Gv -1 HS chữa bài ở bảng lớp, HS khác NX - HS tham gia chơi Bài 4: + Số cần viết: : a/ 6 b/ 0 - HS theo dõi Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..... -------------------- ------------------ Thể dục ( Giáo viên chuyên ngành) -------------------- ------------------ Lịch sử Tiết:1 “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH I.Mục tiêu: Sau bài hoc, HS biết: - Biết đuợc thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp + Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859) + Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh niềm Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến. + Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống Pháp - Biết được các đường phố, trường học, ớ địa phương mang tên Trương Định - GDHS yêu đất nước, biết ơn các danh nhân * KNS: Kĩ năng được giáo dục: Tự nhận thức; Đảm nhận trách nhiệm; Xử lý thông tin. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình minh họa SGK phóng to, bản đồ hành chính VN, phiếu học tập của HS - HS: SGK III. Các hoạt động dạy hoc: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 30’ 5’ 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lượcvề cuộc khởi nghĩa của Trương Định - Yêu cầu HS đọc phần đầu bài học *Hoạt động 2: Tìm hiểu những băn khoăn suy nghĩ của Trương Định + Điều gì khiến Trương Định băn khoăn suy nghĩ? *Hoạt động 3: Những đánh giá của nhân dân đối với ông + Em hãy cho biết những tình cảm của nhân dân đối với Trương Định? + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 3. Củng cố dặn dò: + Em biết thêm gì về Trương Định? + Em biết đường phố, trường học nào mang tên ông? - HS đọc bài - Thảo luận nhóm đôi tìm hiểu và trả lời những băn khoăn suy nghĩ của Trương Định khi lệnh vua ban về giải tán lực lượng k/c. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Thảo luận nhóm 4 + Suy tôn Trương Định làm chủ soái + Làm lễ tôn Trương Định làm nguyên soái + TrươngĐịnh đã ở lại cùng nhân dân chống giặc, phất cao cờ “Bình Tây” chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân chống thực dân Pháp - HS nêu - HS phát biểu trước lớp. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..... -------------------- ------------------ -------------------- ------------------ Hướng dẫn học Rút kinh nghiệm tiết dạy ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013 Chính tả( nghe- viết) Tiết:1 VIỆT NAM THÂN YEU I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài - Trình bày đúng hình thức thơ lục bát - Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2, thực hiện đúng BT3 - GDHS: Tính cẩn thận trình bày đẹp * KNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực; Tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị. II.Đồ dùng dạy học: - VBT của HS - Bảng phụ kẻ nội dung BT3 - Bảng phụ nhóm III.Các hoạt động Dạy - học TG Hoạt động của giáo viên: Hoạt động của học sinh: 3’ 30’ 1’ 15’ 14’ 1’ I. Mở đầu: Nêu một số quy định về nề nếp học chính tả, cách trình bày bài viêt chính tả II. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học 2/ Hướng dẫn HS nghe- viết: - Đọc toàn bài trong Sgk/6 - Tổ chức cho HS nêu và viết từ khó. - Nhắc nhở cách trình bày bài thơ lục bát - Đọc cho HS viết bài - Đọc lại 1 lần cho HS soát bài 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2: Tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống - Nhắc nhở cách làm bài theo yêu cầu của bài tập - Hướng dẫn chữa bài,(thứ tự từ cần điền: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ) Bài 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống - Nhận xét, chốt lời giải đúng Âm đầu Trước i, ê, e Trước các âm còn lại Âm "cờ" Viết là k Viết là c Âm "gờ" Viết là gh Viết là g Âm "ngờ" Viết là ngh Viết là ng 4/ Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết đúng chính tả, chữ đẹp,... - HD sửa lỗi bài viết ở nhà - Dặn chuẩn bị bài sau: Nghe- viết Lương Ngọc Quyến - Ghi tên bài - Theo dõi trong Sgk - 2 HS khá đọc lại bài viết. - Đọc thầm lại toàn bài, nêu cách viết những từ dễ viết sai như: mênh mông, dập dờn, nhuộm bùn, vứt bỏ, những từ cần viết hoa trong bài - Gấp Sgk, nghe đọc và viết bài - Soát bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi ( nhóm đôi) Bài 2( VBT) - Nêu yêu cầu của bài tập - Làm vào VBT - 1 HS chữa bài trên bảng nhóm ( Ghi từ ngữ có từ cần điền) - Đọc lại bài văn đã điền hoàn chỉnh Bài 3( VBT) - Nêu yêu cầu của bài tập - Làm vào VBT - 3 HS chữa bài trên bảng kẻ sẵn - Đọc kết quả - Nhẩm học thuộc quy tắc viết ng/ngh; g/ gh; c/k - Theo dõi phần nhận xét dặn dò. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..... -------------------- ------------------ Tin học (Giáo viên chuyên ngành) -------------------- ------------------ Toán Tiết:2 ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số.( Trường hợp đơn giản). - Giúp HS làm các bài tập 1,2. II.Đồ dùng Dạy - học: - Bìa ghi sẵn các phân số ở bài tập 3- Sgk/6. III.Các hoạt động Dạy - học chủ yếu: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 30’ 1’ ... LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. Mục tiêu: 1. Nhận biết được bảng số liệu thống kê , hiểu cách trình bày các số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu trình bày và trình bày bảng (BT1) 2. Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2) 3. GDHS tính trung thực 4.KNS : 4.1/ Thu thập, xử lí thông tin. Hợp tác 4.2/ Thuyết trình kết quả tự tin 4.3/ Xác định giá trị II. Các PP/KTDH: phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, trao đổi trong tổ, trình bày 1 phút III. Đồ dùng dạy - học: - Bút dạ, một số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở bài tập 2 cho HS các nhóm thi làm bài. IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: TG Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 6’ 12’ 18’ 4’ 1. Ổn định : 2. Bài cũ: Hoạt động 1 : TC làm việc CN - Gọi 2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã làm trong tiết tập làm văn trước. - Nhận xét đánh giá ghi điểm 3. Bài mơi: Giới thiệu bài : Hoạt động 2 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1, 4.1 Bài 1/23: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS đọc lại bài Nghìn năm văn hiến. - Gọi HS lần lượt trả lời theo từng nội dung trong SGK. - GV và HS nhận xét, chốt lại ý đúng. Hoạt động 3 : TC HĐ nhóm, CN.GQMT 2, 3, 4.2, 4.3 Bài 2/23: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV phát phiếu cho các nhóm làm việc. - Gọi đại diện nhóm lên bảng dán kết quả và trình bày. - GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 4. Củng cố- Dặn dò - Về nhà trình bày lại bảng thống kê vào vở. Chuẩn bị cho tiết tập làm văn Tuần: 3. - HS lên bảng thực hiện - HS nhắc lại đề. * Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS đọc bài Nghìn năm văn hiến. - HS làm miệng. * Trao đổi trong tổ, trình bày 1 phút - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm việc nhóm 6. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..... -------------------- ------------------ Toán Tiết: 10 HỖN SỐ (Tiếp theo) I. Mục tiêu: 1- Biết chuyển một hỗn số thành một phân số. 2- Vận dụng các phép tính cộng ,trừ,nhân, chia hai phân số để làm các bt 3- Rèn tính cẩn thận trong tính toán II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Các tấm bìa cắt và vẽ như trong Sgk/13 - Bảng phụ - HS: Bộ ĐD học toán III. Các hoạt động dạy - học TG Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 7’ 13’ 17’ 3’ 1. Ổn định : 2. Bài cũ: Hoạt động 1 : TC làm việc CN - Chỉ phần nguyên và phần thập phân trong các phân số sau: 4 ; 3 ; 5 - Nhận xét đánh giá ghi điểm 3. Bài mơi: Giới thiệu bài : Hoạt động 2 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 1 1) Hướng dẫn chuyển hỗn số thành phân số -Gv đưa hình vẽ như bài học SGK lên bảng. - Hãy đọc hỗn số chỉ phần hình vuông được tô màu ? -Đọc phân số chỉ số hình vuông đã được tô màu . -Đã tô màu 2 hình vuông. Vậy ta có: 2 = -Giải thích vì sao 2 = ? -Hãy viết hỗn số 2 thành tổng của phần nguyên và phần thập phân rồi tính tổng này ? - Hướng dẫn : Hỗn số 2 có : +Phần nguyên : 2 +Tử số : 5 +Mẫu số : 8 -Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. - Đọc nhận xét trong SGK. Hoạt động 3 : TC HĐ nhóm, CN . GQMT 2, 3 Bài 1(3 hỗn số đầu) /13: - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV có thể cho HS làm bài trên bảng con. Bài 2 (a,c)/14: - Gọi HS nêu yêu cầu. + Các em có nhận xét gì về bài tập này? - GV hướng dẫn HS mẫu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi 2 HS làm bài trên bảng. - GV và HS sửa bài trên bảng lớp. Bài 3 (a,c)//14: - GV tiến hành tương tự như bài tập 2. 4. Củng cố- Dặn dò : - Muốn đổi một hỗn số thành phân số, ta thực hiện như thế nào? - Dặn HS về học bài.Cb bài sau. - HS nhắc lại đề. -Đã tô màu 2 hình vuông -Tô màu 2 hình vuông tức là đã tô màu 16 phần. Tô màu thêm hình vuông tức là tô màu thêm 5 phần . Đã tô màu 16+5=21 phần . Vậy có hình vuông đựơc tô màu . - HS giải thích -Trả lời theo nhận xét SGK. - 2 HS nhắc lại phần nhận xét. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài trên bảng con. - 1 HS nêu yêu cầu. - Cộng hai hỗn số. - HS theo dõi. - HS làm bài vào vở. - 2 HS làm bài trên bảng. - HS đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài. - 1 HS trả lời. - nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..... -------------------- ------------------ Khoa học Tiết:4 CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? I.Mục tiêu : Sau bài học , HS có khả năng : -Nhận biết cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. - Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi . II. Đồ dùng dạy học : 1 – GV :. Hình trang 10,11 SGK. 2 – HS : SGK.Vở ,... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 3’ 28’ 3’ I – Ổn định lớp : I – Kiểm tra bài cũ : _ Ngoài những đặc điểm chung,giữa nam và nữ có sự khác biệt nào nữa ? _ Nhận xét. III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : GV giới thiệu ,viết bài : ”Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?” 2 – Hoạt động : a) HĐ 1 : - Giảng giải *Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: Thụ tinh ,hợp tử,phôi,bào thai. *Cách tiến hành: Bước 1:GV đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Bước 2: GV giảng : _Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố.Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh. _Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. _Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai,sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ em bé sẽ sinh ra. b) HĐ 2 :.Làm việc với SGK. *Mục tiêu:Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi. * Cách tiến hành: Bước 1:GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. GV yêu cầu HS quan sát hình 1a,1b,1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK ,tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào. - GV gọi một số HS trình bày. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4,5 trang 11 SGK tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần,8 tuần.3 tháng,khoảng 9 tháng. - GV gọi một số HS trình bày. - GV nhận xét: IV Củng cố, dặn dò : - Gọi HS đọc mục “ Bạn cần biết”. - Về nhà xem lại bài . - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau : “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ.” - Hát - Bài “Nam hay nữ” - Ngoài những đặc điểm chung,giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. - HS nghe . HS chọn câu đúng trả lời. HS lắng nghe. - HS nghe , thực hiện .. -Một số HS trình bày. -HS quan sát hình 2,3,4,5 trang 11 SGK,tìm các hình phù hợp với thời gian . -Một số HS trình bày. -2 em đọc. -HS nghe. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..... -------------------- ------------------ Âm nhạc ( Giáo viên chuyên ngành) -------------------- ------------------ Hoạt động tập thể Tiết:2 Bài 2 :THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ I. Mục tiêu 1. Học sinh nhận thấy biết cách ứng xử thân thiện với bạn bè, nhường nhịn với em nhỏ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết cách chia sẻ, nhường nhịn đồ chơi, đồ dùng học tập, với bạn bè, em nhỏ. - Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ đúng lúc, đúng chỗ. - Biết biểu hiện tình cảm quý mến một cách chân thành. 3. Học sinh chủ động ứng xử thân thiện với bạn bè và nhường nhịn em nhỏ. II. Tài liệu và phương tiện dạy học - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. Tiến trình dạy học TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 2’ 2’ 7’ 7’ 7’ 7’ 3’ 1 : Kiểm tra bài cũ - GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử với bạn bè và em nhỏ: Kể về việc làm: - Quan tâm giúp đỡ bạn - Chia sẻ vui buồn cùng bạn - Tình bạn - GV nhận xét và dẫn dắt tới nội dung bài mới. 2.Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Thân thiện với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Quan sát tranh, SHS trang 8, 9. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo từng tranh : - Tranh 1 : Bạn nữ đang xem ca nhạc nhưng vẫn vui vẻ nhường em trai xem phim hoạt hình > Bạn biết nhường nhịn, yêu quý em. - Tranh 2 : Hai bạn nữ thấy em nhỏ bị ngã đã kịp thời nâng em dậy, lời hỏi thăm rất tình cảm > Hai bạn đã biết cách giúp đỡ em nhỏ. - Tranh 3 : Bạn nữ cho bạn nam mượn bút khi bút của bạn nam bị hỏng > Bạn nữ biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè đúng lúc. - Tranh 4 : Các bạn nam tranh chỗ chơi của các em nhỏ, dọa nạt các em > Các bạn không nhường nhịn em nhỏ. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra nội dung lời khuyên, SHS trang 10. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 10. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận từng trường hợp: a.Trung vui vẻ rủ em trai chơi cùng. > Trung biết cách quan tâm, chia sẻ với em nhỏ. b.Tuấn mải xem ti vi, em gái hỏi bài bạn gắt gỏng không giúp. > Tuấn không có ý thức giúp đỡ em nhỏ. c.Các bạn lớp 5A hào hứng biểu diễn chúc mừng ngày Tết thiếu nhi 1-6. > Các bạn chủ động quan tâm tới các em nhỏ. d.Lan chỉ giúp đỡ bạn khi bạn cho mình một thứ gì đó. >Lan chưa có ý thức giúp đỡ bạn bè. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 10. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận từng trường hợp : a.Khi thấy bạn Vũ bị ốm, Hùng đã sang thăm bạn, ân cần hỏi thăm bạn > Hùng biết cách quan tâm tới bạn bè. b.Bạn Hằng không cho em bé hàng xóm mượn con búp bê > Hằng không có ý thức quan tâm tới em nhỏ. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành * Cách tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 10 (GV có thể gợi ý cho HS xây dựng lời thoại thể hiện những lời nói, cử chỉ, thái độ đúng mực vừa được học). Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét và động viên HS theo từng tình huống. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. 3,Củng cố - dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 3 : Thương người như thể thương thân. Nêu miệng cá nhân. Ghi bài. QS tranh Thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm nêu kết quả nội dung từng tranh. Đọc lại lời khuyên SHS. Theo dõi Trao đổi theo bàn, nêu ý kiến của mình. Nêu miệng nối tiếp ý kiến của cá nhân. Liên hệ,nhận xét, bổ sung. Hoạt động theo bàn, đại diện đóng vai thể hiện tình huống 1,2 Hs nhắc lại .
Tài liệu đính kèm: