Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 18

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 18

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

*KNS: Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin; kĩ năng hợp tác.

II. Chuẩn bi :

 GV : Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17

 Băng dính, bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm trình bày bài tập 2.

 HS : Đọc và trả lời lại các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Ngày soạn: 25/12 /2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC 
ÔN CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.
*KNS: Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin; kĩ năng hợp tác.
II. Chuẩn bi : 
 GV : Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17
 Băng dính, bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm trình bày bài tập 2.
 HS : Đọc và trả lời lại các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17
III. Hoạt động dạy và học:
1-Bài cũ: Ca dao về lao động sản xuất.
- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
H-Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
H: Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân? 
- Nhận xét và ghi điểm cho HS? 
2-Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
MT:Đánh giá cho điểm từng HS, từ đó có biện pháp rèn đọc cho từng học sinh.
- Yêu cầu HS nêu các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 – tuần 17
- GV giới thiệu phiếu ghi tên 5 bài tập đọc từ tuần 11 – tuần 17
- Tổ chức kiểm tra : Khoảng 1/ 4 số HS trong lớp 
 + Gọi từng HS lên rút thăm (phiếu thăm ghi sẵn yêu cầu đọc đoạn (bài) và yêu cầu câu hỏi cần trả lời) 
+ Cho HS đọc và trả lời câu hỏi. GV ghi điểm 
Lưu ý : Những HS chưa đạt yêu cầu GV dặn các em về nhà luyện đọc thêm để hôm sau kiểm tra.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 2 
MT: Giúp HS lập được bảng thống kê các bài tập đọc theo chủ điểm. Biết được tác giả, thể loại.
*KNS: Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin; kĩ năng hợp tác.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Tổ chức cho HS làm bài (GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu khổ to để các em làm bài) ; 1 nhóm làm trên bảng phụ 
- Yêu cầu HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 /17 
MT: Giúp HS nêu nhận xét về bạn nhỏ và tìm được dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
- GV nhắc lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch dưới tên truyện: Người gác rừng tí hon 
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân trong vở bài tập Tiếng việt
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại:
 + Nhận xét về cậu bé gác rừng: là người rất yêu rừng, yêu thiên nhiên. Bạn rất thông minh dũng cảm trong việc bắt bọn chặt gỗ để bảo vệ rừng.
+ Những dẫn chứng minh hoạ:
“Chộp lấy cuộn dây thừng......chặn xe”
“.....dồn hết sức xô ngã”.....
- Yêu cầu lớp bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục 
- Lần lượt HS nêu, lớp bổ sung.
- Tiếp thu, vận dụng. 
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- 1em đọc và nêu yêu cầu bài 
- Lắng nghe và nhóm 6 em thực hiện . Nhóm 4 thực hiện làm trên bảng phụ 
- Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung 
- 1em đọc và nêu yêu cầu bài 
- Lắng nghe và cá nhân thực hiện. 
- Đại diện vài cá nhân trình bày và theo dõi GV chốt
- Phát biểu ý kiến, bình chọn bạn phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục 
3-Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm.
***************************************************************
KHOA HỌC:
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, lỏng và thể khí.
- Hs yêu thích môn học, ham tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: Chuẩn bị muối, cát, dầu ăn, đường, nhôm, cồn.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ: Kiểm tra một số kiến thức mà HS đã ôn tập.
	2 Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức để phân biệt 3 thể của chất .
MT: Giúp HS phân biệt được 3 thể của chất rắn.
-GV chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 em tham gia chơi.
-Yêu cầu HS xếp thành hàng dọc trước bảng, mỗi đội có số tấm phiếu nội dung số lượng như nhau. Trên bảng kẻ sẵn 2 bảng: “Bảng 3 thể chất rắn”. Khi GV hô “Bắt đầu”, người thứ nhất của mỗi đội rút 1 tấm phiếu bất kỳ gắn nhanh vào cột tương ứng, sau đó tiếp tục người thứ 2 .Đội nào gắn xong trước là đội thắng cuộc.
-Tổ chức cho HS chơi.
- GV cùng cả lớp kiểm tra xem đã gắn đúng chưa, và nhiều phiếu 
đúng là đội thắng cuộc.-Gv chốt:
Hoạt động 2: Nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí .
MT: Giúp HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí .
-Yêu cầu HS làm việc nhóm 3.
* Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau (SGK)
1.Chất rắn có đặc điểm gì? ( 1-b)
2. Chất lỏng có đặc điểm gì ? (2- c)
3.Khí các – bô – níc, ô - xi, ni - tơ có đặc điểm gì? (3 –a)
- GV nêu câu câu hỏi các nhóm giơ bảng chọn đáp án đúng.
GV chốt ý + Chất rắn có hình dạng nhất định.
+ Chất lỏng không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó.
+ Khí các- bon- níc, ôxi, ni- tơ không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.
Hoạt động 3: Nêu một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày. 
MT:HS nêu một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày. 
-GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK nói về sự chuyển thể của nước?
- Cho HS trình bày nội dung.
Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ nêu trên. Yêu cầu HS tìm các ví dụ khác
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 73 SGK.
GV:Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học.
Hoạt động 4: Trò chơi ai nhanh ai đúng.
MT:Giúp HS kể được các chất ở thể rắn, lỏng, khí. Các chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại.
- GV cho HS chơi trò chơi “ ai nhanh, ai đúng”.
Chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu trắng bằng nhau. Trong cùng một thời gian yêu cầu:
 + Viết nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau.
 +Viết nhiều tên có các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Yêu cầu các nhóm làm việc hết thời gian, các nhóm dán phiếu của mình lên bảng. Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào nêu được nhiều và đúng là đội thắng cuộc.
- GV nhận xét tuyên dương. 
- 10 HS tham gia chơi..
- Xếp thành 2 hàng theo yêu cầu .
- HS tham gia chơi.
- HS đọc lại.
- Học sinh thảo luận nhóm 3 ghi lại vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Học sinh nhận xét
HS đọc lại.
Học sinh quan sát theo yêu cầu.
Học sinh trả lời cá nhân.
Học sinh nhận xét.
Học sinh trả lời tự do.
- Nghe yêu cầu.
- HS tham gia chơi.
- Các nhóm làm xong dán trên bảng.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm thắng. Nhận xét tiết học .
Xem lại bài + học ghi nhớ. Chuẩn bị: “ Hỗn hợp”.
***************************************************************
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống về các kiến thức đã học học kì I.
- Trình bày được một số biểu hiện, việc làm thể hiện trách nhiệm của HS lớp 5; có ý chí trong cuộc sống; nhớ ơn tổ tiên; tình bạn tốt, kính trọng người già tôn trọng phụ nữ, hợp tác với mọi người xung quanh.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với mọi người, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ :- Khi thực hiện công việc chung em cần phải làm gì? 
 - Đọc ghi nhớ? 
 - Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành:
MT:Giúp HS biết được những việc nào HS cần làm, việc nào không được làm – Thực hiện hành vi đạo đức theo từng bài đã học.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6, nội dung: (phiếu học tập)
1-Theo em, học sinh lớp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác trong trường?
2-Em hãy nêu một vài biểu hiện của người sống có trách nhiệm?
3-Vì sao phải có ý chí vươn lên trong cuộc sống?
4-Trách nhiệm của con cháu đối với ông bà tổ tiên là gì? Vì sao?
5-Bạn bè cần cư xử với nhau như thế nào? Vì sao lại phải cư xử như thế?
6-Vì sao phải kính già yêu trẻ?
7-Tại sao phải tôn trọng phụ nữ? 
8-Hợp tác với những người xung quanh có ích lợi gì?
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
GV nhận xét và chốt:
1.Học sinh lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Chính vì vậy, em phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học sinh lớp 5.
2.Một vài biểu hiện của người sống có trách nhiệm: trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận, đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn, không làm theo những việc xấu, 
3.Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp khó khăn, nhưng nếu có niềm tin và cố gắng vượt qua thì vẫn có thể thành công.
4.Mỗi người cần biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm giữ gìn,Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
5.Bạn bè cần phải đoàn kết, thương yêu,giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. Có như vậy tình bạn mới thêm thân thiết gắn bó.
6.Người già và trẻ em là ... hợp gia vị.
*KNS: Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
-GV cho HS làm việc theo nhóm 7 em, nhóm trưởng điều khiển với nội dung sau:
-Tạo ra hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột và ghi theo mẫu sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm
 của hỗn hợp
1. muối tinh-------------------------------------------------
Muối vừng, mặn, bùi, béo.
2. Mì chính(bột ngọt)-------------------------------------
Muối bột ngọt, mặn ngọt
3. hạt tiêu( đã xay nhỏ)----------------------------------
Muối tiêu, mặn cay.
-Yêu cầu thảo luận câu hỏi sau:
H-, Để tạo ra hỗn hợp ra vị cần có những chất nào?
H-Hỗn hợp là gì?
- Gọi các nhóm trình bày.
-GV chốt:-Muốn tạo ra hỗn hợp, ít nhất phải có 2 chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
-Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành 1 hỗn hợp.Trong hỗn hợp mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
Hoạt động 2: Kể tên một số hỗn hợp .
MT: HS tìm được một số ví dụ về hỗn hợp trong đời sống.
-Yêu cầu HS làm việc nhóm 3.
* Trả lời trả lời các câu hỏi sau (SGK)
H-Theo bạn không khí là một chất hay một hỗn hợp?
H-Kể tên một số hỗn hợp hợp ?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung.
GV chốt ý:Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như :gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo,đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan..
Hoạt động 3:Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. 
MT: HS tách được các chất ra khỏi hỗn hợp.
*KNS: Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề.
-GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 75 SGK tìm nhanh các câu trả lời ứng với việc sử dụng phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp:
Hình 1? (Làm lắng) ; Hình 2? (sảy); Hình 3? (lọc)
GV yêu cầu HS đọc lại các phương pháp trên.
Hoạt động 4:Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
MT:Giúp HS thực hành được thí nghiệm đưa ra.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 7, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo các bước như yêu cầu ở SGK trang 75.Thư ký ghi lại các bước làm thực hành theo mẫu như sau:
Bài1:Thực hành tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng:
- Chuẩn bị: ------------------------------------------------
- cách tiến hành:------------------------------------------
- Yêu cầu mỗi nhóm chỉ làm một bài thực hành trong SGK trang 75.
-Gọi từng nhóm báo cáo kết qủa trước lớp.
Đáp án bài 1: Thực hành tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng:
-Chuẩn bị hỗn hợp chứa chất rắn không hoà tan trong nước (cát trắng, nước); phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
-Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không hoà tan trong nước qua phễu lọc.
Kết quả:Các chất rắn không hoà tan được giữ lại, nước thấm qua giấy lọc chảy qua phễu xuống chai.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt. 
 HS để đồ chuẩn bị lên bàn..
Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 HS nhắc lại.
Học sinh thảo luận nhóm 3 ghi lại vào phiếu.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Học sinh nhận xét
Học sinh quan sát theo yêu cầu.
Học sinh trả lời cá nhân.
Học sinh nhận xét.
Học sinh thực hành theo nhóm 7.
Nghe yêu cầu.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Lớp nhận xét, bổ sung thêm
3. Củng cố – dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương. Nhận xét tiết học .
 - Xem lại bài + học ghi nhớ.Chuẩn bị: “ Dung dịch”
***************************************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
KIỂM TRA ĐỌC
(Đề của phòng)
***************************************************************
TOÁN 
KIỂM TRA HỌC KÌ MỘT
(Đề của phòng)
*********************************************************************************
Ngày soạn :29/ 12 / 2011
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
ĐỊA LÝ
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Đề của phòng)
***************************************************************
TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ VIẾT.
(Đề của phòng)
***************************************************************
TOÁN
HÌNH THANG
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang và các hình đã học.
- Nhận biết được hình thang vuông.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: 
-Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán 5, thước kẻ, êke, kéo, keo dán.
-GV chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK
III. Hoạt động dạy và học:
	1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra học kì.
	2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1. Hình thành biểu tượng hình thang và nhận biết đặc điểm của hình thang.
MT: Giúp HS biết được hình thang và các đặc điểm của nó.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để nhận biết biểu tượng về hình thang.
 A B
 D H C
-Yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong SGK và hình thang GV vẽ lên bảng để trả lời các câu hỏi sau:
-Hình thang có mấy cạnh? Có hai cạnh nào song song với nhau?
-Yêu cầu HS trả lời, GV chốt lại:
Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song với nhau. Hai cạnh song song gọi là hai cạnh đáy (DC đáy lớn; AB đáy bé); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD)
-GV vẽ đường cao AH của hình thang ABCD và giới thiệu: AH là chiều cao của hình thang.
-Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ của đường cao AH và 2 cạnh đáy.
-GV kết luận: Đường cao của hình thang là đoạn thẳng vuông góc với hai cạnh đáy hình thang.
-GV gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
Hoạt động 2 :Thực hành.
Bài 1:Yêu cầu HS đọc bài tập 1, quan sát các hình thang ở SGK/bài 1 và nêu ra hình nào là hình thang.
-GV cầu HS nhận xét, GV chốt lại. (có thể yêu cầu HS giải thích vì sao em biết đó là hình thang).
 Hình 1, 2, 4, 5,6 là hình thang 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
MT: Giúp HS áp dụng lý thuyết để làm được bài tập.
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại.
+ Hình 1 có 4 cạnh và 4 góc vuông.
+ Hình 2 có 2 cặp cạnh đối diện song song.
+ Hình 3 có 1 cặp cạnh đối diện song song.
+ Hình 1 có 4 góc vuông.
Bài 3: (HS khá giỏi làm tại lớp, Hs khác không làm kịp thì về nhà làm) 
Yêu cầu HS vẽ thêm đoạn thẳng để tạo hình thang (HS làm vào SGK).
Bài 4: 	 
-GV đưa mô hình lắp ghép hình thang (gồm 4 thanh nhựa đã lắp ghép thành hình thang và GV thao tác trên mô hình:
 * GV chuyển dịch 1 cạnh bên của hình thang đến khi cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy hình thang thì dừng lại và giới thiệu đây là hình thang vuông.
-Yêu cầu HS nhận xét hình thang vuông là hình thang như thế nào?
-GV kết luận: Hình thang vuông là hình thang có 1 cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy.
-Gọi HS đọc bài 4 và làm bài.
-Yêu cầu HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại:
 Hình thang ABCD có góc ở đỉnh A và góc ở đỉnh D là góc vuông. Cạnh bên AD vuông góc với 2 cạnh đáy.
HS quan sát hình vẽ “cái thang” ở SGK để nhận ra hình ảnh của hình thang.
-HS theo nhóm 2 em quan sát hình thang và trả lời câu hỏi của GV.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
-Quan sát GV vẽ và nghe giới thiệu về đường cao của hình thang.
-HS nêu nhận xét, HS khác bổ sung.
-Gọi HS chỉ vào hình thang ABCD nhắc lại đặc điểm của hình thang.
-HS làm bài 1 theo yêu cầu của GV.
-HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Nhận phiếu bài tập và làm cá nhân vào phiếu, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-Nhận xét bài trên bảng, đổi chéo bài chấm điểm.
-HS làm vào SGK, 1 em làm bảng phụ.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
-Quan sát thao tác GV làm và trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-HS nhắc lại.
-Làm cá nhân bài 4.
-HS trình bày, HS khác nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: -Yêu cầu HS nêu .
-GV nhận xét tiết học.	
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
***************************************************************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 18
I. Mục tiêu :
 - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
 - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
 - Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II. Đánh giá nhận xét tuần 18
1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 18:
* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
-Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, có chất lượng, biết kiểm tra, dò bài lẫn nhau thường xuyên.
 * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở 
* Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động của nhà trường đầy đủ.
2. Kế hoạch tuần 19:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Thi các môn học kì một – Sơ kết học kì một.
3. Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 182011giam tai chuan KTKN KNS GDMT.doc